- Ông Phan Bội Trân, người chế tạo thành công chiếc tàu ngầm mini Yết Kiêu gửi lời khen ngợi và chúc mừng trước thành công của tàu ngầm Trường Sa.
Chặng đường còn dài
Tại Việt Nam, không phải doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình) là người đầu tiên bắt tay vào việc chế tạo tàu ngầm mà trước đó, từ năm 2010, ông Phan Bội Trân (TP Hồ Chí Minh) đã chế tạo thành công chiếc tàu ngầm mini đầu tiên.
Chỉ có điều, tàu ngầm mini của ông Trân sử dụng động cơ ắc quy điện, còn với ông Hòa là động cơ diesel với tham vọng sở hữu cả công nghệ không khí tuần hoàn AIP tiên tiến.
Vừa qua, trong liên tiếp hai ngày 7 và 8/3/2014, trước sự chứng kiến của nhiều đoàn công tác, gồm có Sở Khoa học Công nghệ Thái Bình, Viện kỹ thuật Hải quân Hải Phòng, Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đài truyền hình nhà nước… doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa đã thử nghiệm thành công con tàu Trường Sa.
Tại lần thử nghiệm này, tàu Trường Sa lặn nổi nhịp nhàng trong bể thử nghiệm, và sau đó lặn nhiều giờ đồng hồ và vận hành hệ thống AIP. Kết quả hoàn hảo khiến những người chứng kiến phải thán phục.
Tàu ngầm Trường Sa lặn trong bể thử nghiệm |
Trao đổi với ông Phan Bội Trân (hậu duệ của nhà cách mạng Phan Bội Châu) ngày 8/3/2014, ông Trân cho biết: “Tôi đã nhiều lần trao đổi với ông Hòa qua điện thoại và cả gặp mặt trực tiếp về những vấn đề chế tạo, cũng như nguyên tắc hoạt động của tàu ngầm. Và cả hai đều có chung đam mê, nhiệt huyết”.
“Thông tin ông Hòa thử nghiệm thành công những yếu tố cơ bản của một chiếc tàu ngầm với tôi là không bất ngờ, bởi tôi biết ông Hòa chắc chắn sẽ thành công điều này. Nhưng tôi biết chặng đường mà ông Hòa còn phải đi để biến tàu ngầm Trường Sa trở nên ưu việt như dự định của ông còn dài và nhiều gian nan, nhưng tại thời điểm này, thành công bước đầu của Trường Sa là một tin vui và vô cùng đáng ngợi khen, khích lệ” – Ông Phan Bội Trân chia sẻ.
Ông Phan Bội Trân bày tỏ: “Tôi hi vọng, với thành công này, Trường Sa sẽ được sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía những nhà chuyên môn, cũng như trang thiết bị, công nghệ nghiên cứu, thậm chí cả kinh phí, trong trường hợp ông Hòa cảm thấy cần thiết. Bởi chế tạo được AIP sẽ là một bước tiến đang kinh ngạc cho nền công nghệ Việt Nam.”
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội về thăm tàu Trường Sa ngày 8/3/2014. |
Ước mơ khí tài đặc công
Trước đó, đã nhiều lần doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa chia sẻ về những ứng dụng của tàu ngầm nếu Trường Sa thành công. Trước hết, về dân dụng, tàu sẽ có thể phục vụ mục đích nghiên cứu đáy sông, biển, thềm lục địa, phục vụ du lịch dịch vụ…
Nhưng tiến xa hơn, nếu được sự quan tâm đúng mực và hỗ trợ của quân đội, ông Hòa hi vọng những tàu Trường Sa tiếp theo sẽ có thể mang mục đích quân sự. Bởi đã từng là một người lính, ông Hòa hiểu cách đánh du kích của quân đội Việt Nam, hiểu sức mạnh của đặc công nước, hi vọng tàu Trường Sa có thể trở thành một khí tài.
Nhận định về điều này, ông Phan Bội Trân chia sẻ: “Hệ thống AIP đã được một số quốc gia có nền quốc phòng hiện đại ứng dụng từ lâu, nhất là với những lực lượng đặc biệt, tiêu biểu như Pháp, Nhật Bản, Anh… Ví dụ như người nhái Pháp, Nhật được trang bị những bình dưỡng khí có hệ thống AIP. Chẳng hạn với 10kg dưỡng khí, ta có thể lặn được 2 tiếng, nhưng họ có thể lặn được 6 tiếng, 8 tiếng.
Vì thế, nếu AIP của ông Hòa thành công thì việc được nghiên cứu ứng dụng vào trong các sản phẩm quốc phòng là điều dễ dàng.”
“Đây là một tin vui, và chúng ta có quyền hi vọng” – Ông Phan Bội Trân nhận định.
Tàu ngầm phiên bản một người lái tại thời điểm vừa thử nghiệm thành công (Ảnh internet) |
Hậu duệ của nhà cách mạng Phan Bội Châu
Ông Phan Bội Trân là Việt kiều nhưng đã trở về sống ở Việt Nam. Theo ông Trân, cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn. Cụ được triều đình cử vào cai quản một vùng đất phương Nam mà bây giờ là vùng Dĩ An- Bình Dương. Theo chân cụ, con cháu họ Phan cũng theo vào lập thành dòng họ Phan khá lớn ở khu vực này. Sau khi cụ tổ mất, dân trong vùng đã lập đền thờ.
Cha ông Trân từng tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam. Sau những đòn tra tấn dã man không khuất phục được ông, chúng đành thả ông ở tình trạng tàn phế. Năm 1975, đất nước thống nhất khi ông An đang du học tại Pháp.
Là sinh viên ngành hóa, ông được học chuyên sâu về vật liệu composit, đặc biệt là những loại composit chuyên được ứng dụng cho các thiết bị trong tàu ngầm, máy bay trực thăng. Sau khi học xong, ông Trân làm việc tại một hãng chuyên chế tạo tàu ngầm và có cơ hội nghiên cứu kỹ thuật chế tạo tàu ngầm. Năm 1996, ông trở về Việt Nam và mở phân xưởng nghiên cứu về composit.
|
Nam Phong ( Đất Việt )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét