Trang

4 tháng 10, 2014

Mình có một tuổi trẻ - để đánh mất tất cả

TNO. Những người già thật kỳ lạ. Họ lên tiếng như những người thành đạt kẻ cả, vỗ đầu, vuốt lưng và bảo chúng tôi: phải ngoan, đừng làm những trò ngu ngốc, đừng lao ra đường, đừng nghĩ suy gì hết, hãy sống đúng với cái tuổi của mình.


Tuổi trẻ có gì? – Mình ăn no, lớn lên như bong bóng, mình im lặng và … chết đi.
Đó là lý lẽ của những kẻ cần kìm hãm và khiến đứa trẻ thiếu tự tin phải lùi lại. Im lặng và sợ hãi. Sự im lặng như một lời hiệu triệu: Tất cả chúng ta hãy im lặng, rồi tất cả sẽ ngoan.
Cuộc sống – đúng với bản chất khốc liệt của nó – biến người ta thành một chấm đen mỏng dính trong vũ trụ không tên gọi. Tuổi trẻ có gì? – Mình ăn no, lớn lên như bong bóng, mình im lặng và … chết đi.
Nhưng có một thứ quý giá mà tất cả đám người muốn che tai, bịt mắt không nhìn thấy (hoặc lừa đám trẻ con cho chúng khỏi thấy): Đó là tri thức.
Sự hiểu biết nhân lên gấp nhiều lần khi một người trẻ trung nói về mối quan tâm của họ, đọc về điều họ chưa biết, truy tìm kiến thức mà họ bị giấu đi. Sự tò mò không giới hạn biến người trẻ thành “cái gai” sẵn sàng nhô lên như dao nhọn, đâm vào cuộc sống và hút lấy tất cả những điều họ yêu quý, trân trọng.

Người trẻ cần ý thức thật sự về điều họ cần, họ muốn -  Ảnh: Độc Lập

Tôi đã gặp những người trẻ thức 20 giờ/ngày bên dự án riêng của họ, với niềm tin vô hạn nó sẽ thành công. Có những ánh mắt trong veo đã chinh phục từng trường đại học, đi khắp thế giới, chỉ để nói về một thứ duy nhất họ quan tâm: sự an toàn của trẻ em. Có những cô gái 17 tuổi, viết hàng ngàn trang tiểu thuyết, chỉ để tập luyện cho cái thú vui đam mê những nhân vật họ theo đuổi. Có những anh chàng xắn quần, chăn bò,  thức đêm trong trại chăn nuôi, nói như si mê về những kết quả họ nhìn thấy từ tháng ngày khó nhọc  gầy dựng tất cả trên những gì cha mẹ đã dạy họ. Có người đã cầm cây lúa lấm lem bùn lầy, mang theo ước vọng không giới hạn, một ngày nào đó nhìn thấy chú, bác nông dân gần nhà mình sẽ giàu có, no đủ từ giống lúa mình học được đâu đó xa xôi.
Những ước vọng ấy là khởi nguồn đầu tiên của tự do, khi một người trẻ ý thức thật sự về điều họ cần, họ muốn, về những người họ muốn giúp, vì một xã hội mà họ tin rằng sẽ tốt đẹp hơn – qua chính công sức và nỗ lực họ bỏ ra. Niềm tin ấy thơ ngây đến xót lòng, rõ nét và khiến tất cả những ai còn vương vấn điều tốt đẹp, cảm thấy cần phải làm việc cùng với họ.
Người ta mong chờ gì từ đường phố sạch với những gã đàn ông nhổ nước bọt? Ai dám tin xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi cha mẹ lót những cọc tiền vào tay thầy cô để con mình trở thành học sinh giỏi? Người ta mong chờ gì ở tương lai khi thầy cô nhận tiền để dúi vào tay học trò một bài giải thi tốt nghiệp bệ rạc? Ai có thể tin rằng xã hội sẽ bớt ngột ngạt hơn khi người đàn bà giàu có ép thầy cô phải trừng phạt một đứa trẻ con nghèo, vì nó dám đánh nhau với con bà? Ai nghĩ rằng sẽ có thay đổi, khi chẳng ai thèm thay đổi gì?
Có lẽ đã đến lúc, phải tìm một ai đó để mong chờ. Như  đứa trẻ 17 tuổi áo rách, vai gầy, mặt sạm nắng đang thơ ngây học ngoại ngữ. Thằng con trai chăn bò đang dịch tài liệu chống bệnh cho bò ngay trong căn bếp thơm mùi than cỏ - thay đổi thứ kinh nghiệm mà cha anh chưa bao giờ biết đến. Cô gái nhát như cáy nhất định không chịu chụp ảnh vì “em xấu lắm” – một ngày nọ đã đọc luận văn về an toàn cho trẻ ngay trong một huyện nghèo mà cô đi khảo sát cho những “người Tây” xa lạ sẽ đến và giúp đỡ những em bé cô quen. Thế giới thay đổi từ những điều nhỏ nhất, những hành vi đơn giản nhất và những con người dám mở mắt ra, ngắm nhìn thế giới và không im lặng nữa.
Ai có thể buồn nhiều hơn cho những vụ giết người, thực phẩm gây ung thư, hay một cảnh ăn mày dàn dựng có lý? – Thật u tối. Hãy để chúng cho những người già – rảnh – và buồn theo cách đẹp. Tri thức không nằm ở nỗi sợ và lời than trách, nó đang tràn lên trong tim người trẻ trung nhất. Họ bận rộn học, bận rộn yêu, tận hưởng tuổi trẻ và ngày qua ngày thực hiện những gì tri thức đã dạy họ. Họ sống tự do, yêu tự do và đang chiến đấu vì tự do nhiều hơn bất cứ kẻ già nua nào đang lầm bầm chửi rủa thế giới.
Sẽ đến một lúc nào đó, như tôi đi ra đường, ngây dại đứng nhìn một bạn đang đứng trong khu phố của mình với một thùng sách, tặng từng quyển cho đứa trẻ bán kẹo sing-gum đi qua. Em bảo tôi, em muốn chúng có truyện đọc, giống như đống truyện này cha đã mua cho em. Tri thức xứng đáng được lan ra, như virus càng tốt, lan ra như những vòng nước chảy. Hoặc như một buổi chiều nọ, tôi gặp nhà phi hành của NASA, một em học sinh lớp 10 chạy lại hỏi ông: Cháu muốn thi vào ngành vũ trụ, muốn đi bộ trong không gian, cháu sẽ học cái gì?
Khi vũ trụ nằm trong lòng bàn tay và nhen lửa trong trí óc những đứa trẻ, kẻ bịp bợm đừng hòng tước đoạt tự do của họ - tự do trong ý nghĩ – trong suy tư – và trong cách thay đổi thế giới gần bên họ.
Ta làm gì có thứ gì để mất, ngoài cái tuổi trẻ quá đỗi ngắn ngủi này…
Trong khi ấy, những kẻ già chết nhát, vội vàng bảo mình im lặng và ngoan hiền.
Thật nực cười.
Khải Đơn

Biển 'Không biết đường, đừng hỏi’ ở Hà Nội

BTTD: Khi lòng tốt đã cạn kiệt

Tấm biển “Không biết đường, đừng hỏi” nằm ngay sát vỉa hè đường Đại Cồ Việt, Hà Nội khiến nhiều người đi đường chú ý.
40-7403-1412329944.jpg
Tấm biển được dựng ngay ở vỉa hè đường Đại Cồ Việt.
Tấm biển rộng khoảng 40 cm, dài hơn 70 cm  được sơn trắng, chữ viết màu đen có dòng chữ: “Không biết đường, đừng hỏi” được dựa trên vỉa hè đường Đại Cồ Việt, Hà Nội ngay trước cửa một quán nước.
Bức ảnh này ngay sau khi được đăng trên Facebook đã thu hút được rất nhiều ý kiến bình luận.
Vnexpress

Bữa cơm chan nước mì tôm của học sinh bán trú É Tòng

Vnexpress.
Nhiều năm dạy ở trường, cô Lò Thị Liên chưa một lần thấy học sinh được ăn thịt. Món xa xỉ nhất của các em là cá khô nướng. Thường ngày, những đứa trẻ mới 6 tuổi tự nấu ăn, 5-6 đứa pha chung một gói mì rồi chan cơm, xì xụp húp. 
hoc-sinh-vung-cao-E-Tong2-5312-141239570
Khu nhà bán trú đơn sơ của học sinh trường tiểu học É Tòng (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) gồm 4 gian nhà được dựng bằng tre, nứa. Mỗi gian có 30-40 em sống cùng. Ảnh: Diệp Hương.
Từ thị trấn Thuận Châu (Thuận Châu, Sơn La) lên É Tòng, xã vùng cao khó khăn của huyện, phải đi hơn 3 giờ xe máy. Đường vắng vẻ, heo hút giữa một bên là rừng, một bên là vực sâu. Ở É Tòng có hai dân tộc chính là Thái và Mông. Điều kiện thiếu thốn, đến cái ăn còn phải chật vật từng ngày nên sự học của trẻ nơi đây càng gặp nhiều khó khăn.
Thầy giáo Bạc Cầm Lĩnh, Hiệu trưởng trường tiểu học É Tòng cho biết, học sinh ở các bản xa phải đi 12-14 km để đến trường. Vì vậy trước đây tình trạng nghỉ học khá phổ biến. Để duy trì sỹ số học sinh và thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, từ năm 2012 phụ huynh, giáo viên bàn nhau dựng nhà ở bán trú cho các em đỡ vất vả.
Khu bán trú là 4 phòng ở tạm dựng bằng tre, nứa, vách liếp, mái ngói xi măng. Giường ngủ được kê bởi những cọc tre đơn sơ. Mỗi học sinh mang đến trường một hòm quần áo, sách vở, gom góp với nhau mấy chiếc nồi nấu cơm. Phụ huynh người góp gạo, người mang củi... đến cùng các em "nuôi" con chữ.
hoc-sinh-vung-cao-E-Tong-7323-1412395707
Mới 6 tuổi, học sinh trường tiểu học É Tòng đã tự mình nấu ăn, lo sinh hoạt cá nhân. Ảnh: Diệp Hương.
Có hơn 140 học sinh cùng sống trong khu lán lụp xụp, sơ xài ấy. Những ngày thu, trời Tây Bắc se lạnh, mù sương, cả lớp học và khu bán trú tối om. Những ngày mưa chuyển mùa hắt nước qua tường vách tre mỏng tanh làm ướt chăn, đệm. Mùa đông, những tấm liếp không ngăn nổi những đợt gió mùa đông bắc, học sinh ở trong lán xích lại gần nhau để chống lại cái rét cắt da cắt thịt.
Do chưa có người lo đời sống cho các em nên thầy cô giáo vừa đứng lớp dạy con chữ, vừa hướng dẫn học trò nấu ăn. "Sau buổi lên lớp, chúng em vào bếp. Bạn lớn chỉ cho bạn bé cách làm. Các nhóm lần lượt thay nhau nấu, có khi phải sang giờ chiều mới xong nồi cơm của mình", Mùa A Tà, học sinh lớp 5B nói.
Bữa ăn của học sinh trường tiểu học É Tòng là nồi cơm chan thật nhiều nước mì tôm. 5-6 đứa trẻ chung nhau một gói mì xì xụp húp. Cô Lò Thị Tiên, giáo viên nhà trường cho biết: "Nhiều năm dạy ở trường, tôi chưa thấy các cháu có thịt ăn. Món xa xỉ nhất của học sinh là cá khô nướng nhưng cũng ít khi có để ăn. Cứ cuối tuần các em lại đi bộ về nhà, khi trở lại lưng em nào cũng trĩu nặng bao gạo, rau, đồ ăn gia đình chuẩn bị cho".
hoc-sinh-vung-cao-7378-1412159804.jpg
Bữa ăn của học sinh tiểu học É Tòng là cơm chan nước mì tôm. Ảnh: Diệp Hương.
Khó khăn là vậy nhưng trẻ con nơi đây rất ham học. Lò Thị Vân (lớp 4A) ước: "Sau em này thích làm cô giáo để dạy con chữ cho nhiều học sinh vùng cao". Lò Thị Loan (lớp 5A) mong làm bác sĩ để chữa bệnh cho ông, bà.
Là trường vùng cao, đặc biệt khó khăn nhưng thầy Hiệu trưởng Bạc Cầm Lĩnh luôn tự hào vì học sinh của tiểu học É Tòng được Phòng Giáo dục đánh giá là chất lượng đào tạo tốt. Năm nào trường cũng có học sinh đi thi học sinh giỏi cấp huyện. Năm học 2013-2014, trường có học sinh đạt giải ba.
Diệp Hương

“Làm kinh doanh mới thấy nhiều vướng mắc vô lý”

Thủ tướng chỉ đạo ngành công thương phải nỗ lực hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp...

Thủ tướng: “Làm kinh doanh mới thấy nhiều vướng mắc vô lý”
Thủ tướng: “Thủ tục gì không cần thiết, gây khó khăn, cản trở, phiền hà cho người dân, cho doanh nghiệp phải rà soát để sửa đổi và loại bỏ”.
BẢO QUYÊN
“Các đồng chí thử đi làm doanh nghiệp, đi làm kinh doanh như người dân thì các đồng chí sẽ thấy rất nhiều vướng mắc rất vô lý…”
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại buổi làm việc với Bộ Công Thương, chiều 2/10.

Tại hội nghị, bên cạnh ghi nhận những kết quả mà ngành công thương đạt được, Thủ tướng đề nghị tiếp tục nỗ lực, phát huy kết quả đạt được, khắc phục mọi hạn chế, yếu kém, phấn đấu đạt cao nhất và vượt các chỉ tiêu kế hoạch mà ngành đã đề ra”.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt ra 5 yêu cầu mà ngành công thương phải tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong thời gian tới, bao gồm rà soát, xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách theo hướng kinh tế thị trường, cạnh tranh, công khai, minh bạch, không bao cấp để đảm bảo phân bổ nguồn lực tốt hơn; sản xuất, kinh doanh, đầu tư cũng như cạnh tranh, hội nhập hiệu quả hơn.

“Các đồng chí thử đi làm doanh nghiệp, đi làm kinh doanh như người dân thì các đồng chí sẽ thấy rất nhiều vướng mắc rất vô lý. Những vướng mắc hoàn toàn có thể sửa được mà không mất tiền bạc. Chúng ta phải sửa đổi vì cuộc sống đòi hỏi, phải sửa vì thực tiễn cuộc sống đã phát triển và vượt qua tất cả các quy định cũ của chúng ta”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu ngành công thương tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xuất khẩu; đồng thời đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế gồm cân đối điện, than và xăng dầu. 

Cùng với đó các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ phải kiên quyết, mạnh mẽ, khẩn trương thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa. Thủ tướng cho rằng chủ trương, nghị quyết, luật pháp, cơ chế, chính sách cũng như mô hình về cổ phần hóa đã có hết rồi, vấn đề là có thực hiện hay không thực hiện. 

“Vấn đề không phải là bán cổ phần để nhà nước thu bao nhiêu tiền về, mà quan trọng hơn là chúng ta có những doanh nghiệp hiệu quả hơn và từ đó mới có nền kinh tế cạnh tranh hơn, hiệu quả hơn”.

Cuối cùng, Thủ tướng  yêu cầu ngành công thương quan tâm đến công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Thủ tướng hoan nghênh Bộ Công Thương ngay trong tuần tới sẽ ký ban hành Thông tư quy định về thủ tục tiếp cận điện năng và Thông tư này và giúp thời gian làm thủ tục tiếp cận điện của doanh nghiệp giảm từ 132 ngày hiện nay xuống còn 36 ngày. 

“Thủ tục gì không cần thiết, gây khó khăn, cản trở, phiền hà cho người dân, cho doanh nghiệp phải rà soát để sửa đổi và loại bỏ”, Thủ tướng yêu cầu.

'Kẻ thù' vô cùng đáng sợ của Ukraina

Ngoài các nguy cơ về lãnh thổ, để bình ổn, Ukraina cần phải khống chế một kẻ thù dai dẳng từ bên trong: tham nhũng. 


TIN BÀI KHÁC:

Tạp chí Phố Wall dẫn bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Ukraina vào vị trí 144 trong tổng số 177 quốc gia chịu nạn tham nhũng.
Báo này cho biết, tham nhũng vốn là điểm khơi dậy sự bất bình của người dân đối với chính quyền Viktor Yanukovych và tệ nạn này lan tràn đã chứng tỏ vì sao nền kinh tế Ukraina lại đình trệ trong năm 2012 và 2013. Kiev phải giải quyết vấn đề này một cách cấp thiết, ngay cả khi đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khác về lãnh thổ.
Nếu các cáo buộc được chứng minh là đúng, thì mức độ tham nhũng dưới thời Yanukovych rất lớn. Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk nói rằng, trong 4 năm cầm quyền, chính phủ Yanukovych đã "chôm" 37 tỷ USD của nhà nước - tương đương 1/5 GDP của Ukraina trong năm 2013.
Ukraina, kẻ thù, tham nhũng
Ukraina đã trải qua biến động lớn về chính trị trong thời gian vừa qua.
Tham nhũng diễn ra dưới nhiều hình thức. Chính quyền Yanukovych bị cáo buộc đã mua khí đốt tự nhiên với giá rẻ do nhà nước kiểm soát, sau đó bán lại với giá thị trường cao hơn nhiều lần. Đương kim Phó Thủ tướng Volodymyr Groysman ước tính lượng khí đốt trị giá 2,5 tỷ USD đã được bán theo cách này. 
Sự nghi ngờ còn dồn vào các dự án cơ sở hạ tầng. Vào tháng 8/2014, thành phố Lviv đã tổ chức đấu thầu xây một sân bóng đá để tổ chức giải vô địch châu Âu 2012. Hãng Australia Alpine chào mức giá 191 triệu USD, nhưng bị từ chối vì yêu cầu kế hoạch chỉ ở mức 116 triệu USD. Cuối cùng, dự án được trao cho hãng Altkom có trụ sở ở Donestk. Theo các số liệu của chính phủ, tổng chi phí "chốt hạ" lên tới 370 triệu USD.
Ngân hàng Đầu tư châu Âu - dự định tham gia góp vốn xây sân vận động - đã rút lui để phản đối. 
Chính phủ mới ở Ukraina đã cáo buộc một số tội danh cho cựu Tổng thống Yanukovych, trong đó có việc ông làm giàu bất hợp pháp, rửa tiền và lạm dụng quyền lực, theo hãng tin RIA Novosti. Nhà lãnh đạo bị lật đổ khẳng định, ông không làm gì sai trái. 
Nhiều người cho rằng, việc ông Yanukovych bị lật đổ vào tháng 3 tạo cơ hội cho Ukraina diệt trừ tham nhũng. Tuy nhiên, vấn đề của đất nước này lớn hơn nhiều chứ không chỉ dừng lại ở một chính trị gia hay chính quyền đơn lẻ nào.
Quốc hội mới hiện nay của Ukraina vẫn gồm nhiều triệu phú, trong khi GDP bình quân đầu người ở nước này chưa đến 4.000 USD.
Oleh Rybachuk, Chánh văn phòng của cựu Tổng thống Viktor Yushchenko, đang điều hành một tổ chức phi chính phủ (NGO), chuyên theo dõi các khoản phí tổn minh bạch và thu nhập công khai hợp pháp của 450 thành viên Quốc hội Ukraina từ năm 2007 đến 2012. Tổ chức này phát hiện rất ít các thành viên quốc hội tuyên bố sống bằng thu nhập chính thức của họ. 
Và còn nhiều bằng chứng khác cho thấy, dịch vụ công của Ukraina cũng bị tham nhũng hoành hành.
Rõ ràng, diệt trừ tham nhũng ở Ukraina sẽ đòi hỏi các biện pháp ràng buộc, trong đó có cắt giảm chi tiêu của chính phủ, đơn giản hóa hệ thống thuế và thực thi luật bỏ thầu công khai.
Khi đã ký vào Hiệp ước Liên kết với Liên minh châu Âu (EU), Ukraina đã cam kết chấp nhận hàng trăm luật cải tổ, trong khi EU đồng ý cung cấp hỗ trợ kỹ huật để giúp soạn ra luật mới và tái sắp xếp các cơ quan nhà nước. Đấu tranh chống tham nhũng cần được ưu tiên, cũng như xây dựng một hệ thống tư pháp độc lập và vững mạnh.   
Thanh Hảo

'Việt-Mỹ có thể thay đổi tương lai'

 - Chúng ta không thể thay đổi lịch sử nhưng có thể thay đổi tương lai bằng cách làm việc cùng nhau - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

TIN LIÊN QUAN:
ASEAN, Mỹ, TPP, đối tác toàn diện, Phó Thủ tướng, Phạm Bình Minh
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS)
Bên lề chuyến thăm chính thức Mỹ, ngày 1/10 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến dự và phát biểu tại lễ công bố Báo cáo “Một kỷ nguyên mới trong quan hệ VN - Mỹ: thúc đẩy hơn nữa quan hệ sau hai thập niên bình thường hóa” ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Washington.

Ông ca ngợi những bước tiến đã đạt được trong quan hệ song phương 20 năm qua và nhìn nhận còn nhiều tiềm năng tiếp tục phát triển mối quan hệ vì hòa bình và ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

“Có rất nhiều triển vọng cho hai nước để làm việc cùng nhau vì lợi ích của người dân hai nước, vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đó là lý do vì sao hơn một năm trước, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tuyên bố quan hệ hai nước là đối tác toàn diện để cung cấp một khuôn khổ rộng cho hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực để nắm bắt được những tiềm năng đó".

Trong bài phát biểu, ông nhắc lại lời Ngoại trưởng John Kerry rằng, không quốc gia nào nỗ lực mãnh mẽ hơn, làm nhiều hơn, làm tốt hơn để vượt qua sự khác biệt, để làm việc cùng nhau, thay đổi lịch sử và thay đổi tương lai như Mỹ và VN.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao điểm lại tóm tắt những thành tựu mà hai nước đã đạt được trong suốt 20 năm qua kể từ khi bình thường hóa quan hệ. Theo ông, sau 20 năm, thương mại hai chiều đã tăng hơn 130 lần so với thời gian đầu đạt 30 tỷ USD vào năm 2013.
Hai nước cũng đang tích cực đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Về quan hệ nhân dân hai nước, VN hiện đã trở thành nước đứng đầu khối ASEAN trong việc gửi sinh viên sang du học tại Mỹ.

Hai nước cũng tiến hành một loạt các đối thoại cấp cao trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, lao động và nhân quyền. Quan hệ hợp tác song phương được mở rộng sang nhiều lĩnh vực như môi trường, thay đổi khí hậu, nhân đạo, cứu trợ thảm họa...

Ông cho rằng, bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, hai bên cần nỗ lực làm việc về những vấn đề còn tồn tại, đặc biệt liên quan đến cuộc chiến VN như chất độc da cam và tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh.

Để thắt chặt hơn nữa quan hệ Việt - Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao những khuyến nghị được đưa ra trong báo cáo của CSIS nhưng cũng đưa ra những đề nghị chung trong quan hệ hai nước.

“Cả hai nước cần tăng gấp đôi nỗ lực để làm sâu hơn quan hệ hai nước và làm việc trong khuôn khổ của ASEAN và các đối tác khác để đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và hơn thế. Hai nước nên làm việc tích cực hơn nữa với các nước khác để hoàn tất TPP. Với việc ASEAN xây dựng cộng đồng chung đến năm 2015, Việt Nam sẽ gia tăng nỗ lực để thắt chặt hơn quan hệ đối tác giữa ASEAN và Mỹ. Hòa bình, thịnh vượng và an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đòi hỏi một VN mạnh hơn trong một ASEAN đoàn kết và sự tham gia của các nước có liên quan trên toàn thế giới, đặc biệt là Mỹ".

Ông khẳng định: "Chúng ta không thể thay đổi lịch sử nhưng có thể thay đổi tương lai bằng cách làm việc cùng nhau”.

Tiếp: 'Quan hệ Việt - Mỹ có tác động thế nào tới TQ và vấn đề Biển Đông'- ? Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhận câu hỏi từ phóng viên đến từ TQ trong phần hỏi - đáp sau bài phát biểu

Thái An

Người TQ không biết những gì đang xảy ra ở Hồng Kông?


Đăng Bởi  - 
Đa số người TQ không biết những gì đang xảy ra ở Hồng Kông
Chỉ có những du khách Trung Quốc đại lục vô tình có mặt tại Hồng Kông ở thời điểm này mới chứng kiến được sự việc. Nhưng Bắc Kinh cũng vừa ra lệnh ngừng cấp phép du lịch từ Trung Quốc đại lục tới Hồng Kông.
Hãng tin  AP cho biết Chính phủ Trung Quốc đang cắt đứt hoàn toàn tin tức về cuộc biểu tình ở Hồng Kông với đại lục. Không có hình ảnh nào của các cuộc biểu tình xuất hiện trên phương tiện truyền thông nước này.
Ngược lại, các phương tiện truyền thông trong bán đảo Hồng Kông được phát sóng không ngừng về đám đông biểu tình, cho thấy sinh viên tay không chống đỡ lại hơi cay của cảnh sát và sự phản ứng kịch liệt của những người chống đối biểu tình.
Sự tương phản đó càng làm nổi bật sự khác biệt trong "một quốc gia, hai chế độ" như cam kết mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đồng ý, khi đàm phán để trở lại bán đảo này năm 1997. 
Bắc Kinh muốn thông qua các cơ quan truyền thông để có thể kiểm soát bất cứ sự bùng phát bất ổn nào ở đại lục.
Truyền hình chỉ đọc báo cáo tóm tắt, không có video và văn bản báo cáo không có hình ảnh. Các báo cáo chủ yếu đề cập tụ tập bất hợp pháp ở Hồng Kông và những nỗ lực của chính quyền để giải tán họ.
Tính đến ngày 1.10, toàn lãnh thổ Trung Quốc đại lục chỉ có 9 bài viết trên báo chí về các cuộc biểu tình, 6 bài trong số đó xuất phát từ một bản tin của Tân Hoa Xã nói cuộc biểu tình làm tổn hại đến kinh tế Hồng Kông. Ba bài khác thì xuất hiện trên báo chí dân tộc Global Times, gọi đó là tụ tập bất hợp pháp, gây rối trật tự xã hội và có hại cho nền kinh tế.
Dịch vụ chia sẻ hình ảnh Instagram của Facebook đã bị chặn ở Trung Quốc đại lục hôm 28.9. Người dùng tìm cách truy cập website chính của Yahoo! từ Trung Quốc đại lục đã gặp tình trạng gián đoạn trong ngày 30.9. Các cuộc thảo luận trực tuyến nếu có cụ từ như "hơi cay" đều bị tắt tiếng từ cuối tuần qua.
Nhưng một số hình ảnh từ Hồng Kông những ngày này đã "tuồn" được vào đại lục, thông qua dịch vụ tin nhắn trên điện thoại di động. 
Nhiều người dùng đã chuyển đổi từ hình ảnh vào văn bản để tránh bị tìm kiếm, kiểm duyệt. Tuy nhiên, vẫn có người dùng phàn nàn về các văn bản của mình bị xóa, kể cả trong cuộc trò chuyện riêng với bạn bè.
Hôm thứ Hai, một người đăng lại tin tức về các cuộc biểu tình trên dịch vụ nhắn tin nhanh WeChat đã bị bắt giữ và cảnh sát nói họ tình nghi người này gây rối.
Sự kiểm soát chặt chẽ thông qua việc điều khiển hoạt động truyền thông của Bắc Kinh đang có hiệu quả. 
"Đa số người dân Trung Quốc không biết những gì đang xảy ra ở Hồng Kông. Chỉ có một số ít biết", giáo sư Zhan Jiang chuyên ngành báo chí tại Bắc Kinh cho AP biết.
Theo hãng tin Bloomberg, cuộc biểu tình của người Hồng Kông vừa khiến người đại lục ngạc nhiên, thán phục và cả khó chịu.
“Nhìn vào thế hệ trẻ của một nơi là biết tương lai của nơi đó. Hồng Kông nên tự hào về thế hệ trẻ của họ”, Ding - một giáo viên dạy cấp 2 từ Thâm Quyến, Trung Quốc - nhận xét khi đi một vòng qua khu vực biểu tình ở quận Admiralty của Hồng Kông ngày 1.10.
Theo tờ The Sun, ông Hu Yang, một giáo sư về thiết kế đến từ Hàng Châu, bày tỏ sự nể phục đối với giới sinh viên Hồng Kông. “Tôi dành sự tôn trọng lớn cho các sinh viên trẻ tuổi của Hồng Kông”.
Ngược lại, Zhu Ming, một công chức về hưu đến từ tỉnh Hà Nam, nói: “Mọi người ở đây quá ngây thơ”, khi ông quan sát khu vực biểu tình ở quận Admiralty - Hồng Kông.
“Tôi không ngờ là biểu tình lại lớn đến thế này. Khi tôi ở nhà, truyền hình không hề đưa tin. Tôi chỉ thấy lo cho bọn trẻ ở dây. Chúng nên về nhà và đi học”, ông Zhu nói.
Du khách Zheng Tian, 40 tuổi, từ Ninh Ba, thì càu nhàu: “Tôi chẳng hiểu cái quái gì đang diễn ra ở Hồng Kông nữa. Tôi thấy rất bất tiện khi phải kéo hai va-li to tới khách sạn vì tài xế taxi không chịu đưa tôi tới nơi. Cửa hiệu thì đóng, nhà hàng thì hết đồ ăn. Liệu tôi làm được gì ở đây?”.
Theo Giám đốc điều hành Hội đồng Công nghiệp du lịch Hồng Kông, nhà chức trách Trung Quốc đã dừng cấp phép các tour du lịch sang Hồng Kông.
Song Anh tổng hợp

Đốt cờ, phản đối VN tại Phnom Penh

Cuộc biểu tình kéo dài năm ngày với mục đích phản đối Việt Nam do cộng đồng Khmer Krom và một số hội đoàn tổ chức vừa bắt đầu hôm nay tại Phnom Penh.

Thành phần tham gia gồm nhiều giới khác nhau như sư sãi, thanh niên sinh viên, các nhà hoạt động.
Ngày 4/10, họ có mặt bên ngoài Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh để phản đối Việt Nam về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đất đai, ảnh hưởng chính trị và tình hình người Việt nhập cư bất hợp pháp ở Campuchia.
Người Khmer Krom xuất xứ từ vùng Nam Bộ nay thuộc về Việt Nam.
Họ đòi Việt Nam phải thừa nhận điều mà họ gọi là sự thật lịch sử rằng đất đai nơi đó là của người Khmer Krom.
Cuộc biểu tình ngày hôm nay diễn ra không có sự chuẩn thuận của chính quyền thành phố, nhưng thứ Ba ngày 7/10, người biểu tình được phép tổ chức tuần hành tại công viên Tự do ở trung tâm thành phố.
Dưới áp lực của phe đối lập, chính phủ Phnom Penh đang cân nhắc lại luật nhập cư và rà soát người nhập cư bất hợp pháp từ Việt Nam.
Tuần rồi hàng trăm người Việt bị phát hiện là không có giấy tờ hợp pháp đã bị hồi hương.
Hồng Nga tường thuật từ Phnom Penh.
Theo bbc

Hai miền Triều Tiên nối lại đối thoại cấp cao


TTO - Ngày 4-10, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đã đồng ý nối lại các cuộc đối thoại cấp cao bị tê liệt trong suốt bảy tháng qua.
Ông Hwang Pyong-So (trái), một quan chức cấp cao của CHDCND Triều Tiên, gặp gỡ quan chức Hàn Quốc nhân dịp bế mạc Asiad - Ảnh: AP
Ông Hwang Pyong-So (trái), một quan chức cấp cao của CHDCND Triều Tiên, gặp gỡ quan chức Hàn Quốc nhân dịp bế mạc Asiad - Ảnh: AP
Theo AFP, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết phía CHDCND Triều Tiên muốn tổ chức lại các cuộc đối thoại cấp cao vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11. Thỏa thuận này xuất hiện sau khi ba quan chức cấp cao CHDCND Triều Tiên bất ngờ thăm Hàn Quốc nhân dịp Á vận hội (Asiad).
Trước đó, Seoul nhiều lần kêu gọi Bình Nhưỡng nối lại đối thoại cấp cao. Tuy nhiên, phía CHDCND Triều Tiên luôn nói không, để phản đối việc Hàn Quốc liên tục tổ chức tập trận quy mô lớn với Mỹ.
Cuộc đối thoại cấp cao cuối cùng giữa hai miền Triều Tiên diễn ra vào tại Seoul hồi tháng 2. Khi đó, BÌnh Nhưỡng đã đồng ý tổ chức các cuộc đoàn tụ cho nhiều gia đình hai nước bị li tán trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng tiết lộ Tổng thống Park Geun-Hye muốn đến gặp ba quan chức CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên lịch trình quá kín và chuyến công du diễn ra bất ngờ khiến ba quan chức này chưa thể gặp mặt Tổng thống Park.
NGUYỆT PHƯƠNG

3 tháng 10, 2014

Kinh tế thế giới tăng trưởng đáng thất vọng


Tổng giám đốc IMF: Kinh tế thế giới tăng trưởng đáng thất vọng

IMF cho rằng những chính sách không thống nhất và thiếu minh bạch thông tin sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền cho các nước trên thế giới, vốn đang hưởng lợi ích từ các chính sách tiền tệ nói trên.

Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 2/10 kêu gọi chính phủ các nước thực thi các biện pháp cứng rắn hơn và tăng cường nỗ lực đa phương tiếp sức cho kinh tế thế giới sau khi cho biết nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng yếu hơn so với mức dự báo.

Phát biểu tại một sự kiện trước thềm hội nghị thường niên IMF-Ngân hàng thế giới (WB), bà Lagarde bày tỏ thất vọng trước triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện nay. Bà Lagarde chỉ rõ sáu năm sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, bức tranh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều mảng tối. Theo bà, có nhiều điểm "mập mờ" xung quanh chính sách tiền tệ của các nước phát triển, trong đó có việc Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (Fed) từng bước thu hẹp gói cứu trợ thứ ba (QE-3).

IMF cho rằng những chính sách không thống nhất và thiếu minh bạch thông tin sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền cho các nước trên thế giới, vốn đang hưởng lợi ích từ các chính sách tiền tệ nói trên.

Bên cạnh đó, những căng thẳng tại khu vực Trung Đông và Ukraine, diễn tiến khó kiểm soát của dịch bệnh Ebola cũng là những yếu tố kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, gây ra những biến động cho thị trường tài chính, thương mại và giá hàng hóa. Tổng Giám đốc Lagarde cảnh báo thế giới và các nước Tây Phi nằm trong vùng dịch Ebola sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn nếu như không ngăn chặn kịp thời dịch bệnh gây chết người này.

Cũng trong bài phát biểu, bà Lagarde dự báo kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2015 với sự phát triển không đồng đều giữa các nước. Trong số những nền kinh tế phát triển, Mỹ và Anh được kỳ vọng có sức bật mạnh nhất, đặc biệt sau khi Mỹ ghi nhận nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực trên thị trường lao động và nhà đất.

Trong khi đó, Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn, còn các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng trưởng yếu nhất. 

Đối với các nước đang phát triển và mới nổi, bà Lagarde chỉ rõ Trung Quốc và một số nước châu Á sẽ tiếp tục đi đầu trong các hoạt động kinh tế toàn cầu, song tốc độ có phần suy giảm so với trước đó.

Trước tình hình không mấy khả quan trên, Tổng Giám đốc IMF kêu gọi chính phủ các nước cần có những cải cách thiết yếu nhằm nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và thúc đẩy thị trường lao động. 

Dự kiến, IMF sẽ công bố báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" vào tuần tới, trong đó nhiều khả năng thể chế tài chính này sẽ điều chỉnh giảm mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2014./.
Theo Vietnam+

2 tháng 10, 2014

Giọng hát Việt nhí: Phương Mỹ Chi, Quang Anh, Ngọc Duy giờ ra sao?

(TNO) Là 3 gương mặt xuất sắc lọt vào chung kết Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên, Phương Mỹ Chi, Quang Anh và Ngọc Duy giờ có những thay đổi gì?


Bộ ba Phương Mỹ Chi, Quang Anh và Ngọc Duy - Ảnh: T.L
Phương Mỹ Chi: Vừa học vừa chạy show
Sở hữu giọng ca “ngọt như mía lùi”, Phương Mỹ Chi có thể xem là một “phát hiện” thành công của chương trình Giọng hát Việtmùa đầu tiên. Dù không giành giải quán quân nhưng sau cuộc thi này, “chị Bảy” vẫn sở hữu một lượng fan hùng hậu trên khắp cả nước.
Không chỉ xuất hiện trong các chương trình ca nhạc lớn, nhỏ bên cạnh các đàn anh, đàn chị, “chị Bảy” còn liên tiếp gặt hái nhiều giải thưởng trong lĩnh vực âm nhạc, và đang giữ kỷ lục về số lượng giải thưởng trong chương trình Bài hát yêu thích.
Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất của cô bé dân ca có lẽ là việc chuyển từ ngôi nhà cũ có đến 18 nhân khẩu sang ngôi nhà mới khang trang hơn. Đây cũng là mong ước bấy lâu nay của Phương Mỹ Chi. Trong căn nhà mới này, cô bé và chị gái được bố mẹ dành hẳn cho một căn phòng để học tập và sinh hoạt.
 

Căn phòng của Phương Mỹ Chi - Ảnh: Độc Lập
Dẫu vậy, sự nổi tiếng quá sớm cũng vô tình khiến Phương Mỹ Chi vấp phải nhiều điều tiếng từ dư luận với hàng loạt scandal từ tin đồn mê chạy show, bỏ học cho đến scandal “mốt không quần” hay những lùm xùm của fan Phương Mỹ Chi trong các cuộc bình chọn…
Thực tế, cô bé vẫn đang theo học lớp 6 tại Trường tiểu học và THCS Tây Úc (TP.HCM). Dù tích cực “chạy show” nhưng thành tích học tập của Phương Mỹ Chi vẫn làm hài lòng khán giả với bảng điểm toàn 9, 10.
Chia sẻ với Thanh Niên Online, mẹ của Phương Mỹ Chi cho biết gia đình chỉ chủ trương cho em nhận show vào cuối tuần hoặc những ngày nghỉ để tránh ảnh hưởng đến việc học. Từ sau khi “chị Bảy” trở thành giọng ca nhí được khán giả yêu mến, mẹ của em đã ngưng việc bán chè để dành toàn bộ thời gian chăm lo cho con gái.
Phương Mỹ Chi cũng chia sẻ hiện tại mong muốn lớn nhất của em là học thật giỏi và hát thật hay để đáp lại sự yêu mến của khán giả dành cho mình.
Ngọc Duy: Cuộc sống mới tại TP.HCM
Là thí sinh của đội Thanh Bùi trong top 3 Giọng hát Việt nhí 2013Ngọc Duy được khán giả yêu mến bởi giọng hát trong trẻo lẫn tính cách hồn nhiên, tinh nghịch đúng lứa tuổi của mình.
Tuy nhiên, sau khi bước ra khỏi chương trình này, Ngọc Duy hầu như không tham gia bất kỳ chương trình ca nhạc lớn nhỏ nào. Liên hệ với gia đình của Ngọc Duy thì được biết cậu bé cũng đã chuyển hẳn vào TP.HCM sống cùng mẹ và chị gái.

Mẹ của Ngọc Duy cho biết: "Cả gia đình đều thống nhất việc học vẫn là trên hết nên quyết định đưa Duy vào Sài Gòn để bé có cơ hội phát triển thêm. Trước mắt sẽ cho bé vừa học văn hóa ở trường và học nhạc với thầy Thanh Bùi. Còn tương lai sau này thì phải tùy thuộc vào mong muốn của Duy nữa".

Ngọc Duy và HLV Thanh Bùi - Ảnh: Độc Lập

Ngọc Duy xuất hiện trong chương trình Chung sức kids - Ảnh: BTC
Hiện tại, Ngọc Duy đang học tại Trường THCS Lê Quý Đôn, TP.HCM. Hằng ngày, mẹ và chị gái của Ngọc Duy thay phiên nhau đưa đón em đi học.

Hỏi Ngọc Duy có muốn trở thành ca sĩ không, cậu bé đáp: "Em biết mình còn phải học thêm nhiều thứ mới có thể trở thành ca sĩ được. Em không muốn trở thành một người hát mà muốn là một nghệ sĩ đa năng như thầy Thanh Bùi".

Quang Anh: Trúng tuyển Học viện âm nhạc Quốc gia
Trở thành quán quân chương trình Giọng hát Việt nhí 2013 nhưng Quang Anh lại khá im hơi lặng tiếng sau cuộc thi bởi lẽ cậu bé được gia đình và hai vị huấn luyện viên Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang hướng vào việc học nhiều hơn.
Vào tháng 9 vừa qua, cậu bé đã trúng tuyển hệ trung cấp của ngành Trống - Jazz của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam dù chỉ có hơn 20 ngày để tập luyện trước khi thi.

Quang Anh tập luyện đánh trống - Ảnh: FBNV

Quang Anh và mẹ - Ảnh: FBNV
Mẹ của Quang Anh cho biết chính huấn luyện viên Hồ Hoài Anh đã định hướng cho Quang Anh theo học tại Học viện, đồng thời chính anh là người mời thầy về dạy “cấp tốc” cho Quang Anh để thi vào ngành Trống - Jazz vì cậu bé chưa đủ tuổi để học thanh nhạc.
Hiện tại, mẹ của Quang Anh đã thuê một phòng trọ gần Học viện để tiện việc chăm sóc con. Số tiền để lo cho việc học hành, ăn ở của Quang Anh cũng chính là tiền thưởng mà cậu bé có được từ giải quán quân Giọng hát Việt nhí 2013

Thỉnh thoảng, cậu bé cũng tham gia một số chương trình ca nhạc từ thiện, mang tính cộng đồng…
Phương Mỹ Chi dự đoán Thiện Nhân đăng quang Giọng hát Việt nhí 2014
Chia sẻ cùng Thanh Niên Online, cô bé dân ca Phương Mỹ Chi cho biết thời gian qua dù bận học nhưng em vẫn thường xuyên theo dõi chương trình Giọng hát Việt nhí 2014và rất thích các thí sinh trong chương trình, đặc biệt là hai thí sinh đội Cẩm Ly là Thiện Nhân và Mai Chí Công.
 
Cô bé nhà nông Thiện Nhân - Ảnh: Độc Lập
Ngoài ra, trước hoàn cảnh khó khăn của cô bé Thu Hiền trong đội Hồ Hoài Anh - Lưu Hương Giang, gia đình và fanclub của “chị Bảy” cũng đã đến tận nhà để thăm hỏi, động viên, trao tiền và quà hỗ trợ cho cô bé có giọng hát ngọt ngào này.
Dự đoán người thắng cuộc năm nay, Phương Mỹ Chi cho biết: “Con thấy các bạn, các anh chị mùa này ai cũng hát hay, cũng xứng đáng là quán quân hết, nhưng riêng con thì con rất thích Thiện Nhân và mong là Thiện Nhân sẽ là quán quân mùa giải năm nay”.
Thiên Hương