Trang

21 tháng 12, 2013

Quy hoạch Hà Nội lem nhem vì cơ chế xin cho

(Nhớ Hà Nội mà lòng xót xa. BTTD)

Việc cấp phép tùy tiện cho các dự án khiến Hà Nội có hàng loạt nhà cao tầng mọc lên với mức độ dày đặc. Các chuyên gia cho rằng, cơ chế xin cho đã mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư cũng như lợi ích không nhỏ của người cấp phép.

Dự án đắp chiếu vẫn hét giá trên trời
Hội thảo quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch tổ chức ngày 20/12, ông
Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch tổng hội Xây dựng Việt Nam đánh giá, hiện thủ đô đang phải đối mặt với việc thay đổi quy hoạch tùy tiện, nhất là nhiều dự án đã phê duyệt rồi lại xin điều chỉnh. Ngoài ra, các công trình xây dựng không phép, sai phép rất phổ biến. Ông Hùng dẫn chứng, hàng loạt nhà cao tầng ở Hà Nội được xây dựng với mật độ dày đặc, nhấp nhô nhất là tại các khu đất vàng ở trung tâm thành phố.
"Thành phố cắt nhà cao tầng ở Ngọc Dung thì chỉ trong vòng 100 m lại mọc lên 2 tòa nhà cao lênh khênh gấp 2 lần so với nhà vừa cắt", ông Hùng dẫn chứng.
bat-dong-san-1190-1387537689.jpg
Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định năng lực quản lý hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương. Ảnh: Hoàng Lan
Theo ông Hùng, việc cấp phép tùy tiện cho các dự án ở khu vực nội thành chủ yếu là do cơ chế xin cho. Nhà máy sau khi di dời lại được cắm vào đó công trình nhằm mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư kèm theo đó là lợi ích nhóm của người cấp phép. Những quy hoạch di dời đúng đắn để giảm áp lực dân số thì thực hiện lại không nghiêm.
Bên cạnh đó, hàng loạt nhà xây lấn chiếm vỉa hè lòng đường không được xử lý kịp thời dẫn đến quy hoạch phá vỡ. Tại các phố phường làng cũ như Bạch Mai, Ngọc Hà, Hào Nam xuất hiện hàng loạt khu ổ chuột kiểu mới , nhà mỏng, nhà méo với diện tích cực nhỏ chỉ từ 4-6 m2. "Hàng nghìn nhà dân, nhà ở chung cư mini cao ngất ngưởng đã bị bỏ qua do ‘phạt cho tồn tại’ và lệ ‘ngoài’ cao hơn phạt ‘trong’. Phải chăng có lợi ích nhóm", ông Hùng thẳng thắn.
Đồng tình quan điểm trên, ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng đánh giá, phương thức quản lý đô thị vẫn còn nặng cơ chế xin cho  và chưa chuyển sang cơ chế phục vụ. Tình trạng xây dựng lộn xộn không phép, sử dụng đất bừa bãi không theo quy hoạch và pháp luật hiện chiếm tỷ lệ đáng kể nhưng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
Việt Nam là nước đang có quá trình đô thị hóa nhanh. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 24,2% năm 2000 lên mức 32% năm 2012. Cùng với đó, số lượng dân đô thị cũng tăng tương ứng từ 18,7 triệu người lên mức 30 triệu người vào năm 2012.
Bộ Xây dựng dự báo, đến năm 2015 sẽ có khoảng 870 đô thị với số dân là 35 triệu người, đạt tỷ lệ đô thị hóa 38%. Dự báo xa hơn đến năm 2025 các con số này sẽ lần lượt là 1.000 đô thị, 52 triệu dân và đạt tỷ lệ đô thị hóa tương đương mức 50%. Tại Việt Nam, các đô thị có đóng góp chủ yếu vào GDP quốc gia khi chiếm khoảng 70% tổng GDP nhưng trên thực tế khâu quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch vẫn chưa được quan tâm.
Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhìn nhận, quy hoạch của Việt Nam đang mất dần chức năng kiểm soát đô thị. Đô thị không có đường hiện đại, thiếu cây xanh, quản lý kém dẫn đến giá cả đất đai tăng vọt. Nguyên nhân chủ yếu là cơ chế bao cấp, thiếu tầm nhìn chiến lược, quản lý lỏng lẻo. Ông Liêm dẫn chứng, điển hình mới đây nhất là vụ lùm xùm xung quanh việc một lãnh đạo quận bị kiện vì xây dựng tòa nhà 17 tầng.
"Tòa nhà này lại do chính ông lãnh đạo cấp phó cấp. Vì sao cấp phó quận lại được cấp phép xây dựng, có ai nói cho tôi biết không hay hiểu biết của tôi hạn chế quá", ông Liêm thắc mắc.
Số đông các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, đô thị Việt Nam đang phải đối mặt với chênh lệch giàu nghèo, nhà ở, lao động việc làm, mất cân đối giữa các vùng đô thị hóa và vùng ven đô…  Tốc độ phát triển quá nhanh dẫn đến những bất cập trong việc quản lý, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và lao động của người dân.
Để nâng cao hiệu quả quản lý đô thị, các đại biểu cho rằng, cần học hỏi kinh nghiệm các nước để tìm ra những giải pháp sáng tạo và đổi mới trong quản lý đất đai, quản lý mật độ đô thị. Trong đó, nâng cao năng lực lãnh đạo của bộ máy chính quyền đô thị là yếu tố then chốt.
Ghi nhận ý kiến đóng góp tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh nhận định, năng lực quản lý hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương. Đô thị còn hay ùn tắc, ngập úng, thiếu cây xanh.
Thứ trưởng Linh cho biết, hiện Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước để có thể sớm đưa ra được các giải pháp tổng thể cho quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam trong tương lai.
Hoàng Lan
Vnexpress

Trung Quốc, từ Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình

David M. Lampton 

 Huỳnh Phan dịch

Trung Quốc đã có ba cuộc cách mạng trong thế kỷ XX. Cuộc cách mạng đầu tiên là sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh cùng với hệ thống cai quản truyền thống nước này vào năm 1911. Tiếp sau một thời kỳ xung đột kéo dài là cuộc cách mạng thứ hai, vào năm 1949, khi Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản của ông thắng cuộc Nội chiến Trung Quốc và lập ra nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; việc thực thi quyền hành bạo lực và tuỳ tiện của Mao chỉ kết thúc khi ông ta mất vào năm 1976.

Cuộc cách mạng thứ ba đang diễn ra, và cho đến nay, kết quả của nó là tích cực hơn nhiều. Cuộc cách mạng này bắt đầu vào giữa năm 1977 với sự trỗi lên của Đặng Tiểu Bình, người khởi động một kỷ nguyên cải cách chưa từng có, kéo dài nhiều thập kỷ làm chuyển đổi nền kinh tế gia công manh mún (hived –off) của Trung Quốc thành một nền kinh tế hàng đầu thế giới, đưa hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi đói nghèo và mở ra một đợt di dân lớn tới các thành phố. Cuộc cách mạng này vẫn đang tiếp nối thông qua các nhiệm kỳ của những người kế tục Đặng Tiểu Bình là Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. 
Tất nhiên, cuộc cách mạng bắt đầu với Đặng Tiểu Bình không mang tính cách mạng theo một nghĩa quan trọng: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn duy trì độc quyền về quyền lực chính trị. Tuy nhiên, điều sáo rỗng rằng Trung Quốc trãi nghiệm qua cải cách kinh tế mà không cải cách chính trị trong những năm từ 1977 làm lu mờ một sự thật quan trọng: cải cách chính trị, đã “diễn ra âm thầm và ngoài tầm mắt”, theo như một chính trị gia Trung Quốc kín đáo nói với tôi vào năm 2002. 
Thực tế là hiện nay chính quyền trung ương của Trung Quốc hoạt động trong một môi trường khác biệt về cơ bản so với môi trường có vào đầu nhiệm kỳ của Đặng Tiểu Bình theo ba cách. Thứ nhất, cá nhân các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dần dần trở nên yếu hơn so với chính họ lẫn so với phần còn lại của xã hội. Thứ hai, xã hội Trung Quốc, cũng như nền kinh tế và bộ máy quan liêu, đã bị vỡ vụn, làm tăng số lượng cử tri mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đáp ứng, hoặc ít nhất phải quản lý. Thứ ba, lãnh đạo Trung Quốc hiện phải đối đầu với dân số có nhiều nguồn lực, tiền bạc, tài năng và thông tin hơn bao giờ hết.
Với tất cả những lý do này, cai trị Trung Quốc đã trở nên khó khăn hơn so với thời Đặng Tiểu Bình. Bắc Kinh đã đáp ứng với những thay đổi này bằng cách tích hợp ý kiến công luận vào trong việc hoạch định chính sách của mình, trong khi vẫn giữ các cấu trúc chính trị cơ bản có sẵn. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhầm nếu họ nghĩ rằng họ có thể duy trì ổn định chính trị và xã hội vô thời hạn mà không có cải cách đáng kể hệ thống cai trị đất nước. Một Trung Quốc đặc trưng bởi một nhà nước yếu hơn và một xã hội dân sự mạnh hơn đòi hỏi một cơ cấu chính trị khác biệt hơn nhiều. Nó đòi hỏi một sự toàn tâm toàn ý theo nền pháp trị (rule of law), với các cơ chế đáng tin cậy hơn – chẳng hạn như tòa án và cơ quan lập pháp – để giải quyết xung đột, dung hoà các lợi ích khác nhau, và phân phối các nguồn lực. Nó cũng cần chính phủ có các quy định tốt hơn, minh bạch và có trách nhiệm. Thiếu vắng các điều kiện như vậy, trong tương lai Trung Quốc sẽ gặp bất ổn chính trị nhiều hơn trong hơn bốn thập kỷ vừa qua. Rõ ràng là các cơn dư chấn đó sẽ được các nước láng giềng của Trung Quốc và cả thế giới rộng lớn hơn cảm nhận, trong tình hình TQ ngày càng vươn ra toàn cầu.Cải cách trước đây của Trung Quốc đã tạo ra những điều kiện mới mà các nhà lãnh đạo của nó phải nhanh chóng thích nghi. Cải cách cũng giống như đi xe đạp: hoặc chạy tiếp hoặc bị ngã xuống. 

KHÔNG PHẢI MỌI LÃNH ĐẠO ĐỀU NHƯ NHAU 
Theo Max Weber, nhà xã hội học người Đức, chính phủ có thể viện dẫn thẩm quyền của mình từ ba nguồn: truyền thống, tài đức và uy tín của cá nhân nhà lãnh đạo, và các chuẩn mực hiến định và pháp định. Ttrong giai đoạn cải cách, Trung Quốc đã dịch chuyển khỏi hai loại tính chính đáng (legitimacy) đầu tiên và hướng tới một cái gì đó giống như tính chính đáng thứ ba. 
Cũng như Mao, Đặng Tiểu Bình đã có được một pha trộn quyền lực truyền thống và uy tín. Nhưng các nhà lãnh đạo tiếp theo có được tính chính đáng theo những cách khác nhau. Giang Trạch Dân (cai trị 1989-2002 ) và Hồ Cẩm Đào (cầm quyền 2002-2012) đều được chính Đặng Tiểu Bình chỉ định làm lãnh đạo theo những mức độ khác nhau và việc đi lên vị trí đứng đầu của Tập Cận Bình vào năm 2012 là sản phẩm của một quá trình chính trị tập thể trong ĐCSTQ. Theo thời gian, một bộ các tiêu chuẩn điều tiết việc lựa chọn lãnh đạo đã hình thành, bao gồm các hạn chế về nhiệm kỳ và tuổi tác, các chỉ số về thành tích, và kết quả thăm dò ý kiến trong nội bộ đảng. Mặc dù quan trọng, các tiêu chuẩn này không nên bị xem nhầm là pháp luật – chúng không đầy đủ, không chính thức, và có thể đảo ngược – nhưng chúng thật sự đánh dấu một sự rời xa rõ rệt khỏi hệ thống tuỳ tiện của Mao. 
Vì các nền tảng cho tính chính đáng đã thay đổi, những lãnh đạo kế tục Đặng Tiểu Bình thấy khả năng một mình họ đề ra chính sách bị giảm đi. Mặc dù Đặng Tiểu Bình đã không hưởng được quyền lực không bị kiềm chế như Mao, nhưng khi cần có các quyết định chiến lược, ông có thể hành động một cách đầy thẩm quyền và dứt khoát một khi đã tham khảo ý kiến những đồng nghiệp có ảnh hưởng lớn. Hơn nữa, quy mô và phạm vi của các quyết định của ông thường rất lớn. Ngoài việc bắt tay vào cải cách kinh tế, Đặng còn thực hiện nhiều lựa chọn cốt lõi khác, chẳng hạn như đưa ra chính sách một con vào năm 1979, đàn áp phong trào phản kháng của nhóm Bức tường Dân chủ cùng năm đó và tuyên bố thiết quân luật và triển khai quân đội tại Bắc Kinh năm 1989. Và khi tới vụ Đài Loan, Đặng Tiểu Bình cảm thấy đủ an toàn để đưa ra một thái độ thoải mái về hòn đảo này, cứ để việc giải quyết quan hệ eo biển này cho thế hệ sau. 
Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, và Tập Cận Bình, ngược lại, bị hạn chế nhiều hơn. Sự khác biệt đó đã thể hiện đầy đủ vào cuối năm 2012 và trong năm 2013 khi Tập Cận Bình lên nắm quyền thay Hồ Cẩm Đào. Trong những năm 1970, để xây dựng mối quan hệ với Nhật Bản, Đặng Tiểu Bình đã có thể gác sang một bên vấn đề chính trị dân tộc dễ bùng nổ quanh câu hỏi về chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp (Nhật gọi là quần đảo Senkaku). Còn Tập Cận Bình, vừa mới leo lên vị trí chóp bu và muốn củng cố quyền lực của mình trước sự việc Nhật quốc hữu hoá quần đảo này tháng 9 năm 2012, cảm thấy bắt buộc phải hành động mạnh bạo để đáp ứng với hành động của Tokyo. 
Nói cách khácTrung Quốc đã đi từ được cai trị bởi những người hùng với uy tín cá nhân cao tới các lãnh đạo bị hạn chế bởi việc quyết định tập thể, các hạn chế về nhiệm kỳ và các tiêu chuẩn khác, công luận, và chính các nhân vật kỹ trị của họ. Theo một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc cho tôi biết vào năm 2002, “Mao và Đặng Tiểu Bình có thể quyết định; còn Giang Trạch Dân và các nhà lãnh đạo hiện nay phải tham khảo ý kiến”. 
Các lãnh đạo Trung Quốc lạc điệu với Mao và Đặng Tiểu Bình trong một khía cạnh quan trọng: họ đi tới chỗ thấy rằng mục đích của họ là ít hơn về mặt tạo ra sự thay đổi to tát và nhiều hơn về mặt duy trì hệ thống và nâng cao hiệu quả của nó. Mục tiêu của Đặng Tiểu Bình là chuyển đổi. Đặng Tiểu Bình đã tìm cách chuyển Trung Quốc lên các bậc thang kinh tế và hệ thống phân cấp quyền lực toàn cầu, và ông đã làm được điều đó. Ông mở cửa Trung Quốc đến với kiến thức nước ngoài, khuyến khích thanh niên Trung Quốc ra nước ngoài (một thái độ bị ảnh hưởng bởi những năm tự rèn luyện của ông ở Pháp và Liên Xô), và cứ để lợi thế so sánh, thương mại, giáo dục làm điều kỳ diệu của chúng. 
Giang Trạch Dân, người kế tục Đặng Tiểu Bình, lên nắm quyền chính xác là do ông đại diện cho một sự thay đổi trong phong cách lãnh đạo: trong bối cảnh cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989, cả lực lượng ủng hộ cải cách và lực lượng cảnh giác với nó đều xem ông có năng lực và không đe dọa. Nhưng cuối cùng ông đã nhảy rào về phía cải cách nhanh chóng. Giang Trạch Dân đưa Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, chuẩn bị cho việc đưa người vào không gian lần đầu, và lần đầu tiên vạch rõ rằng ĐCSTQ cần phải thu hút một số lượng lớn những người sáng tạo và có tay nghề cao vào hàng ngũ của mình. Trong 13 năm ông cầm quyền, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 9,7 %. 
Tuy nhiên, Giang Trạch Dân về cả tính cách lẫn về hoàn cảnh của ông thì còn xa mới là người hùng chuyển đổi như Đặng Tiểu Bình. Vốn được đào tạo là một kỹ sư, Giang Trạch Dân có tính thực tế và chú trọng vào việc làm mọi thứ vận hành được. Ví dụ vào năm 1992, ông nói với một nhóm người Mỹ rằng một thập kỷ trước khi ông là một quan chức cấp thấp, ông đã đến thăm Chicago và quan tâm đặc biệt đến việc thu gom rác của thành phố, vì ông hy vọng sẽ tìm ra một giải pháp cho vấn đề vỏ dưa hấu thải bỏ vương vãi ở TQ. Sau đó ông khoe với những người Mỹ đó rằng khi làm chủ tịch thành phố Thượng Hải, ông đã tiết kiệm được đất đai bằng cách xây dựng cầu xoắn ốc trên các đường dốc làm giảm nhu cầu phải di dời cư dân thành phố. Không phải sự thay đổi xã hội mạnh bạo này mà mối quan tâm của Giang Trạch Dân về vật chất đã cải thiện cuộc sống của người dân Trung Quốc bình thường. 
Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng thời ông là Ôn Gia Bảo, còn cho thấy ít có tính chuyển đổi hơn. Tiến trình đó có thể dự đoán ngay cả hồi năm 2002, vào đêm trước khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền. “Một xu hướng khác sẽ là đi tới tập thể lãnh đạo chứ không phải các lãnh đạo tối cao”, một nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc nói với tôi vào thời điểm đó. “Lãnh đạo trong tương lai sẽ có tính tập thể, dân chủ hơn, họ sẽ tìm kiếm sự đồng thuận chứ không phải đưa ra quyết định tùy ý. Nhưng nhược điểm là họ sẽ được hưởng quyền lực ít hơn. Họ sẽ gặp khó khăn hơn để đưa ra những quyết định táo bạo khi cần có nhữngquyết định táo bạo”. Hồ Cẩm Đào hầu như không ban hành cải cách chính trị hoặc kinh tế nào, thành tích đáng chú ý nhất của ông là tăng cường quan hệ với Đài Loan. Cách giải thích khoan dung cho những năm tại vị mờ nhạt của Hồ Cẩm Đào là ông đã chuyển hóa các thay đổi sâu rộng mà Đặng và Giang đã xướng ra. 
Sau khi lên làm lãnh đạo tối cao của đảng hồi tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực của mình rõ rệt vào năm 2013, cho phép một cuộc tranh luận mạnh mẽ về cải cách diễn ra, ngay cả khi ông đã thắt chặt các hạn chế về tự do bày tỏ. Cốt lõi của các cuộc tranh luận liên quan đến việc làm cách nào để phục hồi năng lực tăng trưởng kinh tế và thay đổi chính trị tới mức nào sẽ tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế thêm lên. 
Sau cuộc họp Ủy ban Trung ương tháng 11 năm 2013 (Hội nghị lần thứ ba), chính quyền Tập Cận Bình nêu ra ý định “đào sâu đổi mới mọi mặt” và đã lập ra một nhóm để làm điều đó. Sự cần thiết cho một cơ quan như vậy cho thấy rằng nhiều tranh chấp chính sách vẫn còn đó và chính quyền trung ương có ý định tiếp tục chú tâm vào việc thay đổi cho đến ít nhất là năm 2020. Nhưng đơn giản là không có con đường tiến tới rõ ràng, bởi vì trong một số lĩnh vực thì Trung Quốc cần thị trường hóa, ở một số lĩnh vực khác thì cần phân cấp và trong một số lĩnh vực khác nữa thì lại cần tập trung. 
Mặc dù vẫn còn nhiều mơ hồ, lực đẩy của chính sách đang nổi lên là phải làm cho thị trường đóng một vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực, với việc Bắc Kinh san bằng sân chơi trong nước cho các doanh nghiệp nhà nước và các công ty ngoài quốc doanh cũng như đơn giản hóa các thủ tục phê duyệt hành chính. Người nước ngoài có thể tìm thấy những điều ưa chuộng trong hứa hẹn của chính phủ “tạo điều kiện tiếp cận đầu tư dễ dàng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu thương mại tự do và mở rộng việc mở cửa nội địa và ven biển”. Những chính sách này cũng sẽ có hậu quả chính trị, và thông cáo của cuộc họp đã đề cập sự cần thiết phải thay đổi ở ngành tư pháp và ở chính quyền địa phương, trong khi lờ mờ cho thấy nông dân cũng được nhiều quyền hơn. Thông cáo nói rằng, trong việc kêu gọi thành lập một ủy ban an ninh quốc gia, hội nghị đã xác định an ninh cả bên trong lẫn bên ngoài là mối quan tâm lớn. Vạn lý trường chinh đang chờ phía trước. 

XÃ HỘI BỊ MANH MÚN 
Những thay đổi trong phong cách lãnh đạo cá nhân đã trùng hợp với một sự thay đổi có tính kiến tạo: việc đa dạng hoá xã hội, kinh tế, và bộ máy quan liêu của Trung Quốc. Trong thời đại Mao, các nhà lãnh đạo khẳng định rằng họ chỉ phục vụ cho một lợi ích duy nhất – lợi ích của quần chúng Trung Quốc. Công việc của chính phủ là đàn áp lực lượng ngoan cố và giáo dục người dân về lợi ích thực sự của họ. Cai trị không phải làm về việc dung hòa sự các khác biệt mà là về việc loại bỏ các khác biệt. 
Tuy nhiên từ thời Mao xã hội và bộ máy quan liêu của Trung Quốc đã bị phân mảnh, làm cho cho Bắc Kinh khó khăn hơn trong việc đưa ra các quyết định và thực thi chính sách. Để đối phó với thách thức này, chính phủ Trung Quốc, đặc biệt từ thời Đặng Tiểu Bình, đã phát triển một hệ thống thẩm quyền tuy có tính ứng phó thực hiện việc cân bằng các lợi ích chính về mặt địa lý, chức năng, phe phái, và chính sách thông qua đại diện ở cấp cao nhất của ĐCSTQ. Mặc dù các đường hướng cho việc tự thể hiện về chính trị vẫn còn hạn chế, và việc ra quyết định của nhóm chủ chốt vẫn chưa minh bạch, các nhà cai trị của Trung Quốc bây giờ cố gắng tìm cách giải quyết, chứ không phải đè bẹp mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích cạnh tranh nhau, chỉ trấn áp các mâu thuẫn như vậy khi họ cảm nhận chúng là mối đe dọa đặc biệt lớn. Họ đã cố gắng để cùng lọc lựa ra vai vế và lý lịch của các cử tri khác nhau trong khi đàn áp thẳng tay lãnh tụ của các phong trào chống chính phủ.
Đa số các nhóm lợi ích mới có thế lực của Trung Quốc là thuộc về kinh tế theo bản chất. Người lao động và quản lý xung đột nhau về điều kiện làm việc và tiền lương. Tương tự như vậy, khi các doanh nghiệp Trung Quốc tiến tới giống như các công ty phương Tây, họ chỉ phục tùng phần nào theo chỉ thị của đảng. Ví dụ, như học giả Tabitha Mallory đã chỉ ra, ngành công nghiệp đánh bắt cá ngày càng trở nên tư nhân hoá – trong năm 2012, 70 % công ty đánh cá “biển xa” của Trung Quốc do tư nhân làm chủ – làm cho chính quyền trung ương càng khó khăn hơn để ngăn chặn việc đánh bắt quá mức.
Trong khi đó, ở khu vực nhà nước làm chủ, Tổng công ty quốc gia Dầu khí Ngoài khơi Trung Quốc, hay CNOOC, đang hậu thuẫn các chính sách thiên về quyết đoán hơn ở Biển Đông, nơi mà trữ lượng hydrocarbon đáng kể được cho là nằm ở đó, và công ty này đã tìm thấy điểm chung với hải quân Trung Quốc muốn có một ngân sách lớn hơn và một hạm đội hiện đại hóa. Về các vấn đề cả trong nước lẫn đối ngoại, các nhóm lợi ích đã ngày càng trở thành những người tham gia to giọng trong quy trình làm ra chính sách. 
Bộ máy quan liêu của Trung Quốc đã thích nghi với sự nẩy nở của các lợi ích qua việc ngày càng tự trở nên đa dạng hoá hơn. Các quan chức sử dụng diễn đàn được gọi là “các nhóm lãnh đạo nhỏ” (tiểu tổ lãnh đạo – lingdao xiaozu) để giải quyết các đụng chạm giữa các tổ chức và các địa phương tranh chấp nhau, và các phó thủ tướng và ủy viên hội đồng nhà nước phải dành nhiều thời gian của mình giải quyết những tranh chấp như vậy. Trong khi đó, các tỉnh, thành phố lớn như Thượng Hải, và các hiệp hội công nghiệp và thương mại ngày càng dựa vào các đại diện tại Bắc Kinh để thúc đẩy lợi ích của mình bằng cách vận động hành lang những người có thẩm quyền ra quyết định cấp quốc gia – mô hình này cũng đã được sao chép lại ở cấp tỉnh. 

QUYỀN LỰC NHÂN DÂN 
Mao hầu như không bao giờ cho phép công luận trói buộc các chính sách của ông, ý chí nhân dân là một cái gì đó ông ta tự định nghĩa. Đặng Tiểu Bình, tới phiên mình, đã thừa nhận cải cách, vì ông lo sợ rằng ĐCSTQ đã gần mất đi tính chính đáng, tuy nhiên ông chỉ theo công luận khi nó phù hợp với phân tích của ông. 
Ngược lại, hiện nay gần như tất cả các lãnh đạo Trung Quốc đều công khai nói về tầm quan trọng của công luận, với mục đích là để ngăn chặn trước các vấn đề xảy ra. Chẳng hạn, hồi tháng 8 năm 2013 tờ báo nhà nước Trung Quốc nhật báo nhắc nhở bạn đọc rằng Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia đã ban hành quy định yêu cầu các quan chức địa phương tiến hành đánh giá rủi ro nhằm xác định khả năng xáo trộn của dân chúng trong phản ứng đối với các dự án xây dựng lớn và nêu rằng các công trình như vậy phải tạm ngưng nếu chúng tạo ra sự phản kháng “mức trung” trong công dân. 
Trung Quốc đã xây dựng một bộ máy to lớn nhằm đo lường quan điểm người dân – trong năm 2008, năm gần đây nhất có dữ liệu, khoảng 51.000 doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp với hợp đồng chính phủ, tiến hành việc thăm dò – và Bắc Kinh thậm chí đã bắt đầu sử dụng dữ liệu điều tra giúp cho việc đánh giá, liệu các quan chức ĐCSTQ có xứng đáng được thăng chức hay không. “Sau Đặng Tiểu Bình, không còn người hùng nữa, vì vậy công luận đã trở thành một loại xã hội dân sự”, một nhà thăm dò dư luận đang thực tế nhận ngày càng nhiều công việc từ chính quyền trung ương, đã nói với tôi vào năm 2012. “Tại Hoa Kỳ, thăm dò dư luận được sử dụng cho các cuộc bầu cử, nhưng ở Trung Quốc, công dụng chính là giám sát mức độ hoàn thành công việc của chính phủ”. 
Sự phát triển này cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc bây giờ thừa nhận rằng chính phủ phải đáp ứng nhiều hơn, hoặc ít nhất là có vẻ như thế. Thật vậy, kể từ năm 2000, họ ngày càng viện dẫn công luận trong việc giải thích các chính sách về tỉ giá, thuế, và cơ sở hạ tầng. Công luận thậm chí có thể nằm đằng sau sự gia tăng về quyết đoán khu vực của Bắc Kinh trong năm 2009 và 2010. Ngưu Tân Xuân (Niu Xinchun), một học giả Trung Quốc, đã lập luận rằng Bắc Kinh đã chọn lấy một vị thế khó khăn hơn trong các tranh chấp trên biển và các vấn đề đối ngoại khác trong giai đoạn này như là một đáp ứng trực tiếp đối với sự tức giận của công chúng đối với những chỉ trích của phương Tây về thành tích nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là trong thời gian chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic năm 2008, khi một số nhà lãnh đạo phương Tây gợi ý rằng họ có thể sẽ không tham dự. Đặc biệt là Trung Quốc đã quá chán ngán với hành vi của Pháp đến nổi tờ Trung Quốc nhật báo tường thuật rằng “Người Trung Quốc không muốn Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh”. 
Đáp ứng lớn hơn của Bắc Kinh bắt nguồn phần lớn từ việc thừa nhận rằng khi mà chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, và cá nhân đều trở nên mạnh hơn thì chính quyền trung ương dần dần mất đi thế độc quyền về tiền bạc, tài năng con người và thông tin. Lấy ví dụ về vấn đề vốn. Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, ngày càng có nhiều vốn tích lũy trong các két sắt bên ngoài chính quyền trung ương. Từ năm 1980 đến năm 2010, một phần của tổng doanh thu nhà nước chi tiêu ở cấp địa phương tăng từ 46% đến 82%. Trong khi đó, phần đóng góp của tổng sản lượng công nghiệp do khu vực nhà nước làm ra giảm từ 78% vào năm 1978 xuống 11% trong năm 2009. Tất nhiên, nhà nước vẫn nắm quyền kiểm soát chặt chẽ trên các lĩnh vực chiến lược như các lĩnh vực liên quan đến quốc phòng, năng lượng, tài chính và cơ sở hạ tầng công cộng quy mô lớn, và người dân Trung Quốc bình thường vẫn không được hưởng bất cứ điều gì gần với tự do kinh tế không giới hạn. Sự thay đổi cũng đã làm lợi cho các quan chức địa phương tham nhũng, các nhà lãnh đạo quân sự, các nhóm tội phạm, và các doanh nhân lừa đảo, tất cả họ đều có thể hành động ngược lại lợi ích của công dân. Nhưng khi người dân giành được quyền kiểm soát các nguồn lực kinh tế, họ có nhiều lựa chọn hơn về việc sống chỗ nào, mua sắm của cải gì, giáo dục con cái ra sao, và sẽ theo đuổi những cơ hội nào. Đây chưa phải là dạng tự do không bị trói buộc, nhưng chắc chắn đó là một sự khởi đầu. 
Về nguồn nhân lực, trong năm học 1977-1978, năm đầu tiên sau Cách mạng Văn hóa, khoảng 400.000 học sinh trúng tuyển vào các trường đại học Trung Quốc, đến năm 2010, con số đó đã tăng lên 6,6 triệu. Hơn nữa, hiện nay nhiều sinh viên Trung Quốc đi học ở nước ngoài – trong năm học 2012-13, chỉ riêng ở Hoa Kỳ có hơn 230.000 theo học – và nhiều người đang trở về sau khi tốt nghiệp. Kết quả là Trung Quốc hiện nắm giữ một nguồn lớn các cá nhân tài năng, những người có thể làm mạnh các tổ chức và các doanh nghiệp bên ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Mỗi ngày, các thực thể này lớn lên về số lượng và sức mạnh, và trong một số trường hợp, họ đã bắt đầu thực hiện những nhiệm vụ mà theo truyền thống do nhà nước giải quyết – hoặc hoàn toàn chưa được xử lý. Ví dụ, Học viện Công Vụ và môi trường, một tổ chức phi chính phủ thu thập và công bố dữ liệu về cách xử lý chất thải các nhà máy, đã cố tìm cách để gây áp lực với một số công ty gây ô nhiễm đi vào chỉnh đổi cách thức của họ. 
Người dân Trung Quốc bình thường cũng được tiếp cận chưa từng có với thông tin. Hơn nửa tỉ người Trung Quốc bây giờ sử dụng Internet. Ngoài việc khống chế dòng thông tin với cái gọi là Tường lửa (Great Firewall), chính phủ bây giờ phải đấu tranh với thông tin bằng thông tin. Chẳng hạn, trong việc đáp ứng với tin đồn trên mạng về viên chức ĐCSTQ bị rơi rụng Bạc Hi Lai, chính phủ chỉ công bố một phần hạn chế việc tranh tụng ở tòa án cho mạng truyền thông xã hội Trung Quốc. Chính quyền trung ương đã thực hiện những nỗ lực to lớn cho cả khai thác các lợi ích của Internet lẫn tự cách ly khỏi các hiệu ứng gây mất ổn định nhất của nó.
Đồng thời, ngày càng có nhiều công dân Trung Quốc đổ xô đến thành phố. Đô thị hóa có xu hướng liên kết với trình độ giáo dục và mức thu nhập cao hơn và ước vọng nâng cao của người dân. Như một nhà kinh tế cấp cao Trung Quốc cho biết trong năm 2010: “Ở thành phố, người ta hít thở không khí trong lành của tự do”. 
Sự kết hợp dân cư đô thị đông ken hơn với các khát vọng nâng lên nhanh chóng, với việc phổ cập kiến thức cùng với việc thoải mái hơn trong việc điều phối hoạt động xã hội có nghĩa là các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thấy ngày càng thách thức hơn trong việc cai trị. Họ đã như vậy. Ví dụ, tháng 12 năm 2011, tờ The Guardian cho biết Trịnh Yến Hùng (Zheng Yanxiong), một bí thư cấp địa phương ở tỉnh Quảng Đông đã phải đương đầu với những nông dân tức giận do bị thu giữ đất đai, nói trong sự bực tức: ” Chỉ có một nhóm người thực sự nếm trãi khó nhọc chồng chất năm này sang năm khác. Họ là ai? Các cán bộ, chính họ. Kể luôn tôi”. 

CÔNG DÂN HAY THẦN DÂN? 
Cuộc cách mạng cải cách của Trung Quốc đã đạt đến một điểm mà Đặng Tiểu Bình và đồng bào của ông không bao giờ có thể dự đoán được. Các nhà lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc đang chật vật để cai trị tập thể, để riêng ra việc cai quản một bộ máy quan liêu ngày càng phức tạp và xã hội lan tỏa. Công việc của họ bị làm cho mọi thứ khó khăn hơn do thiếu vắng các định chế quy định rõ các lợi ích khác nhau, phân xử một cách vô tư những xung đột giữa các lợi ích này, và bảo đảm việc thực hiện có trách nhiệm và công chính các chính sách. Nói cách khác, mặc dù Trung Quốc có thể có một nền kinh tế đầy sức sống và một quân đội hùng mạnh, hệ thống quản trị đã trở nên dễ vỡ. 
Những sức ép này có thể dẫn Trung Quốc xuống một trong nhiều ngã đường có thể có. Một lựa chọn là các nhà lãnh đạo của Trung Quốc sẽ cố gắng dựng lại một hệ thống tập trung và toàn trị hơn, nhưng điều này cuối cùng sẽ không đáp ứng được các nhu cầu của xã hội đang biến đổi nhanh chóng của đất nước này. Khả năng thứ hai là khi đối mặt với rối loạn và phân rã, một nhà lãnh đạo có uy tín, chuộng đổi mới hơn sẽ xuất hiện và thiết lập một trật tự mới – có thể dân chủ hơn nhưng cũng có khả năng độc tài hơn. Một kịch bản thứ ba nguy hiểm hơn nhiều: Trung Quốc tiếp tục đa nguyên hoá nhưng không xây dựng các định chế và các chuẩn mực cần thiết cho việc cai quản có trách nhiệm và công chính trong nước và ứng xử có tính xây dựng ở nước ngoài. Con đường đó có thể dẫn đến sự hỗn loạn. 
Nhưng cũng có một kịch bản thứ tư, trong đó các nhà lãnh đạo của Trung Quốc thúc đẩy đất nước tiến lên, thiết lập nền pháp trị và cơ cấu quản lý phản ánh tốt hơn lợi ích đa dạng của đất nước. Bắc Kinh cũng sẽ phải mở rộng nguồn về tính chính đáng vượt ra khỏi các nguồn về mức độ tăng trưởng, cuộc sống vật chất, và vị thế toàn cầu, bằng cách xây dựng các định chế dựa trên sự ủng hộ thật sự của người dân. Điều này sẽ không nhất thiết có nghĩa là chuyển tới một nền dân chủ đầy đủ, nhưng sẽ có nghĩa là dung nạp các đặc điểm của dân chủ: sự tham gia chính trị cấp địa phương, minh bạch hành chính, các cơ quan tư pháp và chống tham nhũng độc lập hơn, một xã hội dân sự năng động, kiểm soát hiến định đối với quyền hành pháp, và các định chế lập pháp và dân sự chuyển tãi các lợi ích đa dạng của đất nước. Chỉ sau khi thực hiện tất cả các bước này thì chính phủ Trung Quốc mới có thể bắt đầu thử nghiệm với việc cho người dân có tiếng nói trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo tối cao của mình. 
Các câu hỏi chính hiện nay là liệu Tập Cận Bình có nghiêng về một tiến trình như vậy hay không, ngay cả trên lý thuyết, và liệu ông có theo đuổi nhiệm vụ nhìn thấy nó thông qua hay không. Các chỉ số bước đầu cho thấy rằng những người ủng hộ cải cách kinh tế đã thu đạt được sức mạnh dưới quyền cai trị của ông, và các chính sách quan trọng được Hội nghị lần thứ ba thông qua sẽ gia tăng sức ép đối với cải cách chính trị. Nhưng thời đại của Tập Cận Bình mới chỉ bắt đầu, và vẫn còn quá sớm để nói liệu thời gian của ông trong quân đội và kinh nghiệm công tác ở các khu vực hiện đại hóa, có tính quốc tế, và phụ thuộc nhau toàn cầu nhất – Phúc Kiến, Chiết Giang và Thượng Hải – đã phú cho nhà lãnh đạo này thẩm quyền và tầm nhìn cần thiết để thúc đẩy đất nước theo hướng của lịch sử hay không. Tập Cận Bình và sáu uỷ viên khác của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyết định quyền lực nhất của Trung Quốc, xuất thân từ một phạm vi học vấn rộng hơn các uỷ viên của Uỷ ban Thường vụ trước đó. Sự đa dạng này có thể báo trước một thời kỳ sáng tạo, nhưng nó cũng có thể gây ra tê liệt. 
Ngoài ra còn có các mối nguy hiểm mà những người leo lên tột đỉnh của một hệ thống chính trị không thể nhìn thấy gì ngoài nó. Nhưng lịch sử cho ra hy vọng: ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã nhìn vượt khỏi Mao và hệ thống mà ông đã rập khuôn, và ở Đài Loan, trong những năm 1980 Tưởng Kinh Quốc đã mở đầu các cải tổ tự do hóa mà cha ông, Tưởng Giới Thạch, đã ngăn chặn. 
Các nguy hiểm của việc đứng yên tại chỗ vượt quá những nguy hiểm của việc tiến tới, và Trung Quốc chỉ có thể hy vọng rằng các nhà lãnh đạo của mình nhận ra sự thật này và tiến về phía trước, ngay cả khi chưa biết chính xác họ đang hướng tới đâu. Nếu Tập Cận Bình và bộ sậu không làm như vậy, hậu quả sẽ nghiêm trọng: chính phủ sẽ thấy tăng trưởng kinh tế bị bỏ qua, tiềm năng con người bị lãng phí, và thậm chí có thể sự ổn định xã hội bị suy yếu. Tuy nhiên, nếu các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc cố xoay xở để vạch ra một đường dẫn đến một hệ thống nhân đạo, có tính tham gia, và cai quản dựa trên luật lệ hơn – trong khi duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự ổn định – thì họ sẽ hồi sinh quốc gia này, mục tiêu của những người yêu nước và những nhà cải cách trong hơn một thế kỷ rưỡi qua.

* DAVID M. Lampton Giáo sư về nghiên cứu Trung Quốc và Giám đốc SAIS – Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins.
Bài viết này được chuyển thể từ cuốn sách của ông: Theo bước nhà Lãnh đạo: cai trị Trung Quốc, Từ Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình (Following the Leader: Ruling China, From Deng Xiaoping to Xi Jinping), do University of California Press xuất bản. © 2014 bởi The Regents University of California.

St

Sự thật biểu tình ở Ukraine

Kể từ cuối tháng 11, hàng nghìn người Ukraine đã đổ ra đường phố Kiev để phản đối chính phủ. Đến nay, vẫn chưa có bên nào tỏ dấu hiệu nhượng bộ. 

Lý do biểu tình
Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine xuất phát từ việc chính phủ nước này quyết định không ký một thỏa thuận quan hệ đối tác với Liên minh châu Âu (EU) bất chấp nhiều năm đàm phán nhằm đưa nước này hội nhập với khối 28 thành viên châu Âu. Quyết định đó được thông báo ngày 21/11.

Ukraine, biểu tình, phản đối, Tymoshenko, Yanukovych
Hàng nghìn người Ukraine ủng hộ EU đã đổ ra đường phố, kêu gọi Tổng thống Viktor Yanukovych hủy bỏ quyết định mới và tiến tới thỏa thuận với EU. Nhà lãnh đạo này từ chối và biểu tình tiếp diễn, với ước tính 100.000 đã tuần hành vào ngày 24/11, kêu gọi Tổng thống và chính phủ từ chức.
Vào cuối tuần tiếp sau đó, ngày 30/11, ngay từ sáng sớm, cảnh sát chống bạo loạn đã được huy động để trấn áp một cuộc biểu tình của sinh viên, khiến hàng chục người bị thương. Tâm trạng tức giận của nhiều người khi chứng kiến những hình ảnh được phát trên truyền hình càng làm cho bầu không khí chống đối Tổng thống Yanukovych thêm căng thẳng. Hàng trăm nghìn người đã hưởng ứng cuộc biểu tình tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô ngày 1/12.
Không có dấu hiệu nào về sự nhượng bộ, một cuộc biểu tình khác ở quy mô tương tự lại nổ ra giữa thời tiết giá lạnh và tuyết rơi dày đặc ngày 8/12.
Những ai biểu tình?
Người biểu tình chủ yếu là ở khu vực Kiev và miền tây Ukraine, nơi có một mối quan hệ gần gũi hơn với EU, hơn là khu vực miền đông nói tiếng Nga.

Ukraine, biểu tình, phản đối, Tymoshenko, Yanukovych
Trong khi nhiều người bày tỏ mong muốn Ukraine đi theo con đường châu Âu, không ít người khác bị chọc giận bởi các hành động của chính phủ và những gì họ xem là tệ nạn tham nhũng của các chính trị gia.
Ba phong trào đối lập của Quốc hội đều tham gia vào biểu tình. Vitali Klitschko, một nhà vô địch quyền Anh hạng nặng và lãnh đạo của phong trào Udar (Cú thọi), là một người biểu tình nổi trội. Ông này rất thân EU và dự định sẽ tranh cử Tổng thống năm 2015.
Một trong những người biểu tình quan trọng nhất là Arseniy Yatsenyuk, lãnh đạo đảng Fatherland lớn thứ 2 ở Ukraine. Ông là một đồng minh của cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko, người hiện đang ở trong tù và là đối thủ của Tổng thống.
Một diễn biến mới kể từ khi Ukraine trải qua cuộc Cách mạng Cam năm 2004 là sự góp mặt của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nhóm cực hữu có tên gọi Svoboda (Tự do) cũng đứng lên phản đối, dẫn đầu bởi Oleh Tyahnybok (trong ảnh, thứ 2 từ trái sang).
Một nhóm cánh hữu cấp tiến khác, bị cáo buộc tìm cách kích động cảnh sát, là Bratstvo (Tình Huynh đệ), không phải là một đảng trong Quốc hội.
Tại sao Yulia Tymoshenko quan trọng?

Ở tầm quốc tế, bà Tymoshenko đã trở thành một biểu tượng đối lập với ông Yanukovych và là một nhân vật chính nghĩa ở EU.

Ukraine, biểu tình, phản đối, Tymoshenko, Yanukovych
Bà bị phạt tù năm 2011 vì lạm dụng quyền lực liên quan đến một thỏa thuận khí đốt với Nga năm 2009, và hiện đang thụ mức án 7 năm. Nhiều chính trị gia EU công nhận cáo buộc mà Tymoshenko đưa ra rằng phiên tòa nhằm vào bà mang động cơ chính trị.
EU muốn Tymoshenko được trả tự do như một điều kiện ký một thỏa thuận liên kết với Ukraine - nhưng Tổng thống Yanukovych không chấp nhận trả tự do cho nữ chính trị gia này. Tymoshenko cho biết bà bị đau lưng nghiêm trọng và muốn được chữa trị tại Đức.
Tymoshenko cũng đã lên tiếng thúc giục Ukraine ký kết thỏa thuận với EU.
Trong cuộc biểu tình hiện nay, có nhiều dấu hiệu lặp lại từ Cách mạng Cam năm 2004. Tymoshenko là một nhân vật chủ chốt của làn sóng ủng hộ phương Tây khi đó mà rốt cuộc đã khiến ông Yanukovych phải rời bỏ quyền lực, sau khi cuộc bầu cử mà ông chiến thắng bị tòa phán là không trung thực. Nga ủng hộ Yanukovych lúc đó và bây giờ vẫn vậy.

Ảnh hưởng của Nga?
Đối với nhiều quan sát viên, dường như Nga có ảnh hưởng quá lớn bởi quyết định đột ngột quay lưng lại với EU của Tổng thống Yanukovych được đưa ra sau khi Nga gây sức ép kinh tế lớn lên Ukraine, và ông đã được mời tới một cuộc gặp vào phút chót ở Moscow với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ukraine, biểu tình, phản đối, Tymoshenko, Yanukovych
Trước khi đưa ra quyết định với EU, Nga đã có nhiều biện pháp kinh tế khác nhau, trong đó có việc kiểm tra biên giới và áp đặt một lệnh cấm đối với mứt kẹo Ukraine, đồng thời cảnh báo sẽ có thêm các biện pháp khác.
Giới quan sát cho rằng, đó là một tín hiệu rõ ràng đối với Yanukovych rằng nếu ông ký thỏa thuận với EU thì ông sẽ hủy hoại nhiều mối quan hệ thương mại lớn giữa Ukraine với Nga.
Ukraine hiện vẫn ở trong một cuộc tranh cãi từ lâu với Moscow về giá khí đốt Nga, nguồn nhiên liệu mà nước này phụ thuộc rất nặng nề. Nhiều hãng của Ukraine, đặc biệt ở miền đông nói tiếng Nga, cũng phụ thuộc vào các hợp đồng với Nga.
Tổng thống Yanukovych, trúng cử năm 2010, vẫn có một căn cứ ủng hộ mạnh mẽ ở đông Ukraine, và đến nay đã có nhiều cuộc biểu tình của những người ủng hộ ông.
Trong nhiều thế kỷ, Ukraine chịu sự kiểm soát của Moscow và nhiều người Nga coi Ukraine là sống còn với các lợi ích của đất nước họ.

(Theo BBC)

Mất cả tình và tiền vì bỏ chồng theo trai trẻ

Tôi sốc khi chồng sắp cưới chat với bồ: "Ráng đợi anh nhé, bà ta giờ vừa già vừa xấu làm sao trẻ đẹp và nóng bỏng bằng em được”. “Ngủ với bà ta nhưng lúc nào cũng chỉ có hình bóng em trong đầu và trong tim anh”.

Tôi 43 tuổi, ly hôn được 2 năm. Trước thời gian ly hôn tình cờ quen người đàn ông trẻ hơn, có vợ. Chúng tôi yêu nhau nhưng hai bên đều có gia đình, bất đắc dĩ cả hai trở thành người thứ ba trong chuyện này. Tôi không muốn mất gia đình vì vẫn còn thương chồng và các con. Anh tâm sự lấy vợ nhưng sống không hạnh phúc. Chuyện gì đến cũng đến, cuộc tình vụng trộm kéo dài được nửa năm vợ anh phát hiện và báo cho chồng tôi biết.
Hai bên gia đình nổi sóng. Sau nhiều lần cãi nhau, anh quyết định ly hôn vợ, đòi hỏi tôi bỏ chồng để đến với nhau. Tôi phân vân và xin thời gian, không muốn bỏ gia đình vì bản thân là người có lỗi hoàn toàn, chồng là người rất tốt, luôn yêu thương tôi và là người cha tốt của các con.
Về phía gia đình tôi đã có những lúc cãi cọ tới đỉnh điểm, cuối cùng cũng thống nhất ly hôn. Tài sản vợ chồng khá lớn, chia làm ba phần: tôi được một phần, chồng lấy hai phần vì muốn giữ để nuôi con. Tôi đồng ý vì nghĩ như thế là công bằng, các con sau này được một chút vốn liếng cho tương lai. Hai gia đình chia tay xong, tôi và người tình công khai sống chung, dự định sẽ kết hôn trong năm tới. Anh nghèo không có gì nhưng tôi tin anh đến với tôi thật lòng, yêu con người tôi dù tôi lớn tuổi hơn anh.
Mặt khác tôi là người phụ nữ có ngoại hình đẹp như nhiều người từng khen, tự tin ở khả năng có thể lèo lái được người đàn ông theo ý mình. Giờ tôi đã nhầm to khi tình cờ khám phá ra anh đã lừa dối tôi với một người phụ nữ khác. Cách đây khoảng hai tuần tôi vô tình đọc được đoạn chat anh và cô gái kia tình tứ.

Tôi thật sự sốc nặng, đứng không nổi khi thấy anh viết: "Em ráng đợi anh thêm một thời gian nữa nhé. Bà ta giờ vừa già vừa xấu làm sao trẻ đẹp và nóng bỏng bằng em được”. “Ngủ với bà ta nhưng lúc nào cũng chỉ có hình bóng em trong đầu và trong tim anh”. “Anh phải lấy lại những gì đã mất mát vì bà già này”. Tôi không ngờ người mình yêu thương đến nỗi phải bỏ cả gia đình lại có thể như thế. Không thể nào một con người hiền lành, dễ thương có thể một sớm một chiều phản bội và trở mặt như vậy.
Nhiều lúc trong cơn tuyệt vọng tôi còn tự bào chữa có lẽ anh ta chỉ chat vui đùa vậy thôi chứ không có thật. Nếu giờ tôi đem chuyện này ra chất vấn anh cũng nói thế thì làm sao biết được thật hư ra sao, cũng chưa làm gì được anh ta. Tuy nhiên linh tính tôi cho biết khá chắc anh lén lút có người tình trẻ đẹp khác. Tôi thua rồi vì đã đưa phần lớn tài sản cho anh đứng tên kinh doanh, chỉ còn lại ôtô là tên tôi, nhưng đó là con số nhỏ nhoi nhất. Tôi phải làm gì để lấy lại những thứ của mình trước khi vạch mặt người đàn ông đểu giả này.
Thảo (Vnexpress)

20 tháng 12, 2013

90% giáo viên THPT chưa đạt chuẩn

12/12/2013 08:56 (GMT + 7)

TT - Thông tin này được công bố tại hội nghị giao ban công tác triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 giai đoạn 2011-2013 do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Đà Nẵng ngày 11-12.


Chia sẻ về sức ép của đề án đối với giáo viên, PGS.TS Phan Văn Hòa nói:
 “Có người tìm đến tôi khóc lóc đòi tự tử nếu bị sa thải” Ảnh: Đoàn Cường


Theo ban quản lý đề án ngoại ngữ quốc gia 2020, đây là một đề án lớn, kéo dài nhiều năm, liên quan đến nhiều địa phương, bộ ngành và tác động đến 80.000 giáo viên, 20 triệu học sinh, sinh viên trong 10 năm.
Phó trưởng ban thường trực đề án Vũ Thị Tú Anh cho rằng chế độ đãi ngộ với giáo viên thấp do tiếng Anh chưa phải môn học bắt buộc ở tiểu học trong khi biên chế giáo viên bậc này rất ít.
Số tiết chuẩn 18 tiết/tuần nhưng thực tế có trường giáo viên dạy 30-40 tiết/tuần. Không chỉ vậy, qua báo cáo của 42 tỉnh thành, tỉ lệ giáo viên tiếng Anh phổ thông chưa đạt chuẩn theo quy định rất cao, gần 75% giáo viên tiểu học và 90% THPT chưa đạt chuẩn.
Về sức ép đối với giáo viên, PGS.TS Phan Văn Hòa - hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng - chia sẻ: “Những giáo viên lớn tuổi, hoàn cảnh khó khăn phải chịu sức ép lớn từ địa phương. Có sở dọa nếu giáo viên không đạt trình độ B1 sẽ đuổi, từ đó gây áp lực, tạo tâm lý nặng nề cho giáo viên, nhất là những giáo viên lớn tuổi công tác 20-30 năm”.
Đại diện các sở GD-ĐT cũng chưa yên lòng với nhiều vấn đề mà đề án đang triển khai. Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Nam Nguyễn Văn Khoát kể câu chuyện khi ông về thăm các học sinh ở nông thôn, miền núi: “Tôi hỏi các cháu học tiếng Anh tiểu học về nhà có gì để học thì các cháu nói có bút chì, sách, có đĩa CD do trường cấp, nhưng hỏi có đầu đĩa, máy cassette để dùng đĩa không thì không có. Tuần các em có 4 tiết học, nhưng bước chân ra ngoài môi trường thì hết, học thêm thì không được”.
Từ đó, ông Khoát đánh giá sau ba năm với 420 tiết mà đạt được trình độ A1 thì rất khó khăn, nặng nề.
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho rằng việc bồi dưỡng giáo viên là biên chế của trường nên khi triệu tập sẽ ảnh hưởng đến công tác. Giáo viên lớn tuổi mà yêu cầu phải đi bồi dưỡng cả tuần, cả tháng thì không ổn.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chỉ đạo đề án cần “nghiêm túc, trung thực, lấy chất lượng làm đầu. Thời gian không phải là mục tiêu mà là mục đích ta đi tới đâu. Giải ngân cũng không phải mục tiêu, chuyện tiêu không hết thì Bộ Tài chính thu lại là đương nhiên”.
Ông Luận cũng nói thêm phải gắn việc giải ngân với kết quả thực hiện đề án, mua thiết bị về đắp chiếu để hỏng hóc thì phải chịu trách nhiệm.
ĐOÀN CƯỜNG
4 hình thức dạy tiếng Anh ở trường tiểu học
Ở TP.HCM, các trường tiểu học hiện đang dạy tiếng Anh (TA) cho học sinh theo 4 hình thức sau: TA tăng cường: 8 tiết/tuần, TA đề án (theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” của Chính phủ và đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp giai đoạn 2011-2020” của UBND TP.HCM): 4 tiết/tuần, TA tự chọn: 2-4 tiết/tuần tùy mỗi trường; TA theo chương trình tiểu học quốc tế Cambridge.
Việc chọn lựa cho con em mình hình thức học TA như thế nào tùy thuộc túi tiền của phụ huynh. Trong đó, chương trình của ĐH Cambridge hiện có mức học phí cao nhất: hơn 3 triệu đồng/tháng/học sinh (ngoài học TA, học sinh còn được học môn toán và khoa học). Kế đó là chương trình TA tăng cường: 70.000 - 250.000 đồng/tháng/học sinh; chương trình TA tự chọn: 40.000-150.000 đồng/tháng/học sinh. Duy nhất có chương trình TA đề án hiện không thu học phí nhưng nếu có mời giáo viên bản ngữ đến dạy, có sử dụng các phần mềm hỗ trợ thì học sinh vẫn phải đóng phí.
H.HG.
Chúng tôi muốn dạy tiếng Anh tăng cường
Là một giáo viên từng tham gia kỳ thi tuyển giáo viên dạy chương trình tiếng Anh tăng cường (TATC) do Sở GD-ĐT tổ chức và bản thân được phân công giảng dạy TATC (học sinh học 8 tiết/tuần, có thu học phí) và cũng từng dạy chương trình tự chọn (2 tiết/tuần, có thu phí), nay cũng đang dạy chương trình đề án, tôi thấy chương trình TATC đáp ứng được phần lớn nhu cầu học ngoại ngữ của học sinh tiểu học, và phụ huynh cũng mong muốn con mình được học chương trình này. Riêng đối với giáo viên, tôi và các đồng nghiệp của mình đều thích được nhận dạy các lớp TATC.
Chương trình được học với giáo trình do nước ngoài biên soạn (Let’s go hoặc Family and Friends hoặc Gogo loves English), đảm bảo phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, hình ảnh đẹp dễ hiểu, giúp học sinh tìm hiểu về văn hóa thông qua ngôn ngữ đang học. Mỗi năm học mới giáo viên được tham gia tập huấn và giới thiệu giáo án tham khảo (do chuyên viên tiếng Anh ở Sở GD-ĐT biên soạn, rất hay và hữu dụng). Giáo viên có thể thực hiện bài dạy theo giáo án tham khảo hoặc sửa đổi, bổ sung, sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm trường, lớp và học sinh của mình. Học sinh được giáo viên hướng dẫn nhiều hoạt động vui tươi, bổ ích như học theo trạm, học theo dự án, câu lạc bộ đọc truyện, học thông qua khảo sát...
Tất cả những hoạt động trên được thiết kế cụ thể và rõ ràng, giáo viên có thể ứng dụng vào bài dạy của mình và khai thác tối đa hiệu quả việc học của học sinh. Qua những giờ học như vậy, học sinh phát huy được tính độc lập, sáng tạo, tinh thần đoàn kết, tinh thần hoạt động đội nhóm, ý thức tập thể, khả năng nói trước đám đông, khả năng được làm nhà lãnh đạo trong tương lai, khả năng phát triển ngôn ngữ.
Đây là những kết quả mà bản thân một giáo viên như tôi đã thấy được rất rõ thông qua từng tiết dạy và sự tiến bộ của từng học sinh qua từng ngày, từng tháng và từng năm học. Chương trình tăng cường rõ ràng là một chương trình nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh. Và điều đáng mừng là học sinh thích thú tham gia học tập và thể hiện khả năng của mình.
Trong khi chương trình đề án học 4 tiết/tuần, học sinh không có nhiều thời gian tiếp cận với ngôn ngữ và giáo viên không thể phát huy năng lực ngôn ngữ của chính mình. Nếu nói rằng lợi ích của chương trình đề án là không thu tiền, thì việc phụ huynh học sinh phải đóng tiền mua bảng tương tác còn tốn kém gấp nhiều lần so với đóng học phí để học chương trình TATC.
Và như bài báo “Không thích tiếng Anh đề án” trên Tuổi Trẻ ngày 11-12, tôi cũng xin nói rằng “tôi thích TATC” và tôi cảm nhận được nhiều giáo viên ở TP.HCM đều có chung niềm yêu mến đối với TATC sau nhiều năm giảng dạy bởi những kết quả mà chương trình này đem đến cho học trò của chúng tôi.
THANH THÚY

Đủ loại chất độc trong quần áo trẻ em Trung Quốc

Theo Thanh Niên

Tổ chức Hòa bình xanh vừa công bố báo cáo cho thấy quần áo cho trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc chứa nhiều chất độc hại có thể gây rối loạn hoóc môn, ung thư đồng thời ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, sinh sản và nội tiết.

 Quần áo trẻ em 1
Quần áo trẻ em 2
Áo quần trẻ em xuất xứ Trung Quốc nhãn mác toàn chữ nước ngoài bày bán ở TP.HCM - Ảnh: Hoàng Việt
Theo báo cáo đăng trên website Greenpeace.org, Hòa bình xanh đã mua 85 mẫu quần áo từ thị trấn Trị Lý (tỉnh Chiết Giang) và thành phố Thạch Sư (tỉnh Phúc Kiến) rồi giao cho các phòng thí nghiệm độc lập ở châu Âu và Hồng Kông kiểm nghiệm. Toàn bộ quá trình được thực hiện từ tháng 6 - 10.2013.
 
Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng chất NPE vì có ảnh hưởng tới hệ hoóc môn, hệ thần kinh con người. Đã cấm sử dụng nhưng nhà sản xuất biết mà vẫn dùng là phạm luật
TS Trần Hồng Côn, bộ môn công nghệ hóa học, Khoa Hóa học (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Rối loạn hoóc môn, ung thư...
Kết quả phân tích cho thấy một nửa số mẫu chứa NPE - hợp chất gây rối loạn hoóc môn, 90% số mẫu dương tính với antimon - chất được dùng trong công nghệ sản xuất đạn dược có độc tính gần giống thạch tín và có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, chất phthalate gây giảm lượng tinh trùng, vô sinh ở nữ giới và dị dạng cơ quan sinh sản hiện diện với nồng độ cao trong 2 mẫu. Chưa hết, một mẫu được phát hiện chứa PFC, một nhóm hợp chất được cho là gây tổn hại hệ nội tiết. Các chất trên chủ yếu được dùng trong các công đoạn nhuộm, in hình trang trí và tẩy.
Theo Hòa bình xanh, Trị Lý và Thạch Sư là hai trung tâm cung cấp quần áo trẻ em lớn nhất Trung Quốc với sản phẩm được tiêu thụ trên toàn quốc và xuất sang các thị trường Đông Nam Á, Trung Đông, châu Phi, châu Âu và Bắc Mỹ. Theo tờ USA Today, giới chức Trung Quốc từ chối bình luận về thông tin trên nhưng hồi tháng 5 chính Cơ quan Giám sát chất lượng nước này từng cảnh báo cha mẹ không nên mua quần áo có màu sắc, trang trí và in ấn sặc sỡ cho con cái.
Chất cấm từ thập niên 1990
TS Trần Hồng Côn, bộ môn công nghệ hóa học, Khoa Hóa học (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết chất NPE phát hiện thấy trong quần áo Trung Quốc thực chất có tên gọi khoa học Nonyl Phenol Ethoxylate gồm các chất hoạt động bề mặt nonion có rất nhiều ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm tẩy rửa, sơn, giấy dệt, các polymer hệ nhũ tương và nhiều ứng dụng khác. Các chất hoạt động bề mặt này có tác dụng làm tăng hoạt động bề mặt, tạo khả năng tẩy rửa, thấm ướt tốt và khả năng hòa tan cũng như khả năng tạo nhũ tương tốt. TS Côn nói: “Từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng chất NPE vì có ảnh hưởng tới hệ hoóc môn, hệ thần kinh con người. Đã cấm sử dụng nhưng nhà sản xuất biết mà vẫn dùng là phạm luật”.
Theo TS Trần Hồng Côn, tại VN mới chỉ có nghiên cứu về sự độc hại, một số lĩnh vực có đưa ra giới hạn hàm lượng sử dụng. Chất này trong quần áo trẻ em có ngấm vào da thịt, thôi nhiễm hay không thì VN chưa có nghiên cứu nên không thể đánh giá hết tác hại. TS Côn nhận xét một mặt cần khuyến cáo các nhà sản xuất không nên sử dụng chất này trong ngành dệt may, đặc biệt là sản xuất quần áo cho trẻ em. Mặt khác, cần khuyến cáo các phụ huynh lưu ý tránh để trẻ em ngậm, mút quần áo tránh gây độc hại.
 Quần áo trẻ em 3
Một bà mẹ thử áo cho con tại Bắc Kinh - Ảnh: Greenpeace
Đã có bệnh nhân dị ứng
Bác sĩ Nguyễn Minh Quang, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, thông tin rằng trong chất liệu may mặc có hóa chất nhuộm màu, nếu không phải là các hóa chất đảm bảo chất lượng thì nó có thể là yếu tố gây kích ứng, dị ứng lên bề mặt da với biểu hiện như sẩn ngứa, mẩn đỏ. Vì vậy, các sản phẩm tuy là bên ngoài nhưng nếu không rõ nguồn gốc, sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì cũng ảnh hưởng đến sức khỏe ở các mức độ khác nhau phụ thuộc vào loại hóa chất, nồng độ tồn dư, mức độ tiếp xúc và yếu tố cơ địa.
Th.S-BS Bùi Văn Khánh, Trung tâm dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai, lưu ý chất liệu vải, chất nhuộm vải có thể là yếu tố gây dị ứng dù việc xác định, khẳng định chính xác loại vải đó, chất nào trong đó gây dị ứng là rất khó. Gần đây, trung tâm có tiếp nhận bệnh nhân nam, sống tại Hà Nội bị dị ứng được chẩn đoán là có liên quan đến chất liệu áo mà bệnh nhân thường mặc. Theo bác sĩ Khánh, cũng như các hóa chất khác, chất nhuộm màu có thể gây phản ứng nặng nhẹ khác nhau mà phổ biến nhất là gây sẩn ngứa (cơ địa, viêm da tiếp xúc). Dị ứng hóa chất nhuộm trong vải may trang phục có thể biểu hiện: khó thở, có thể nổi ban toàn thân.
Không kiểm soát được
Trên thị trường VN, rất nhiều quần áo bày bán tại các chợ có xuất xứ Trung Quốc. Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công thương, cách đây vài năm, một số chi cục QLTT các địa phương cũng đã có nhiều đợt kiểm tra độc tố như chất formadehyde trong quần áo, vải vóc nhập từ Trung Quốc. Chi cục QLTT Hà Nội cũng đã phát hiện thấy chất formadehyde gây hại cho da trong quần áo Trung Quốc bày bán tại thị trường Hà Nội. Phó cục trưởng QLTT Trịnh Văn Ngọc cho hay quần áo Trung Quốc nhập vào VN theo hai con đường chính ngạch và tiểu ngạch, tuy nhiên, đường chính ngạch chỉ chiếm số lượng nhỏ so với đường tiểu ngạch.

“Biên giới của chúng ta rất dài, đặc biệt biên giới phía bắc với nhiều đường ngang ngõ tắt, việc kiểm soát hàng nhập lậu trong đó có quần áo dù được tăng cường nhưng cũng rất khó khăn. Với hàng chính ngạch, các mặt hàng phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng mới được thông quan, nhưng với hàng nhập lậu qua đường tiểu ngạch không kiểm tra được chất lượng cũng như độc tố trong quần áo”, ông Ngọc nói. Ngoài các mặt hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại sẽ được tăng cường ngăn chặn, kiểm soát trong dịp tết (theo công điện của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 19.12), Cục QLTT sắp tới có thể sẽ có chỉ đạo riêng với mặt hàng quần áo Trung Quốc. Theo đó, Chi cục QLTT các địa phương sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát với mặt hàng quần áo nhập lậu từ Trung Quốc.
Tại TP.HCM, quần áo Trung Quốc bày bán tràn lan, từ lề đường, chợ cóc, chợ truyền thống cho đến cửa hàng thời trang lớn. Dọc lề đường Cách Mạng Tháng Tám, Hoàng Văn Thụ, Hai Bà Trưng... có rất nhiều điểm bán xôn quần áo, trong đó có quần áo trẻ em với giá rẻ. Khu vực trước chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh)..., áo quần đổ đống trên miếng bạt trải tạm mặt đường, đủ kiểu với mức giá từ vài chục ngàn đến khoảng 200.000 đồng/cái. Đa phần áo quần được bán ở đây đều không rõ xuất xứ hoặc nhãn mác sơ sài, nhiều sản phẩm chỉ ghi “Made in China”, có sản phẩm chỉ ghi toàn tiếng Hoa. Không chỉ lề đường, sạp chợ, áo quần Trung Quốc còn có mặt ở các cửa hàng thời trang lớn.
Đại diện Chi cục QLTT TP.HCM cho biết chưa nắm được thông tin áo quần trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc chứa chất gây rối loạn hoóc môn, gây ngớ ngẩn. QLTT sẽ rà soát, kiểm chứng thông tin này và có biện pháp xử lý.
T.Hằng - Hoàng Việt







Hà Trinh - L.Châu - M.Hà

Ghi chú nhỏ về chống tham nhũng

( Xã hội xấu, con người xấu phần nhiều cũng do tuyên truyền, giáo dục sai.BTTD)


ĐỂ CHỐNG THAM NHŨNG VÀ THAM Ô, PHẢI CHĂNG NÊN BẮT ĐẦU TỪ VĂN HÓA? MỘT ĐỨA BÉ XEM VIỆC ĂN TRỘM TRỨNG GÀ LÀ XẤU XA, ĐÊ TIỆN; THÌ KHI LỚN LÊN CÓ KHẢ NĂNG RẤT CAO LÀ NÓ SẼ TRÁNH XA VIỆC ĂN CẮP CẢ CON GÀ, HOẶC NGUYÊN ĐÀN GÀ.

tham nhũng;Dương Chí Dũng;Vinalines
Nếu chống tham nhũng không bắt đầu từ văn hóa và giáo dục cơ sở, thì dù có tử hình kẻ tham nhũng này, xã hội sẽ lại xuất hiện kẻ tham những khác - Ảnh: TTXVN
Trước tiên xin bạn đọc thưởng thức ba câu chuyện độc lập:

1. Gối đẹp: Cách đây không lâu tôi được quá giang một chiếc siêu xe của bạn một người bạn. Chiếc xe đến từ trời Âu hoàn hảo từng li từng tí, gây chú ý nhất là mấy chiếc gối nhỏ nền nã để kê lưng hoặc gác tay. Tôi hỏi chủ xe gối này mua ở đâu hay là đồ theo xe. Anh ta cười rất tươi và không giấu vẻ tự hào bảo rằng mấy cái gối này anh ta “chôm” trên máy bay của một hãng hàng không quốc tế nổi tiếng về khoản sang trọng. Việc “chôm chĩa” khá công phu, phải bay đủ mấy chuyến mới có được trọn bộ!

2. Thiên đường: Một thủy thủ Việt Nam bỏ trốn để làm việc chui tại Nhật kể với tôi rằng nước Nhật đã xây dựng xong Chủ nghĩa Cộng sản. Bằng chứng là nơi đó hàng hóa ê hề, tràn ra cả vỉa hè. Chẳng có cửa hàng nào cất hàng và khóa cửa khi đêm về. Cho nên anh ta sướng lắm. Tối nào thèm uống bia, anh lại nhảy lên chiếc xe hơi bãi rác mang biển số giả của mình ra phố. Anh ta chỉ tốn năm mười giây dừng lại để kéo một hai thùng bia “chùa” vào xe và thưởng thức một đêm “ngất ngây con gà tây”!

3. Trí khôn Việt thua tinh thần cảnh giác Nhật: Trên báo Tuổi Trẻ Cười số 86 tháng 3/1991, dưới bút danh Hoàng Minh, giáo sư Cao Xuân Hạo viết:

“Nhiều người kể lại rằng trong một chuyến đi tham quan một thửa ruộng thí nghiệm ở Nhật Bản, GS. Lương Định Của “lỡ chân” bước hụt xuống bùn. Vết bùn này có thể cho biết những bí quyết mới về phân bón. Lập tức có một cô nhân viên Nhật Bản chạy đến xin lỗi rối rít vị khách quý, đưa một đôi giày sạch cho ngài thay và chỉ năm phút sau đem trả cho ngài đôi giày bị lấm bùn đã giặt sạch và đã sấy khô, không còn lấy một phân tử bùn nào. Cho hay đến như một người đã học được cái nghề gián điệp công nghệ ngay ở Nhật mà cũng không thoát được cặp mắt phản gián tinh tường của họ.”
***
Thật lạ lùng, chúng ta không hề thấy trong ba câu chuyện ở trên một chút ngượng ngùng hay xấu hổ, khi hành vi ăn cắp được thực hiện thành công trót lọt nhiều lần, hoặc bị chặn đứng vì sự cảnh giác của nạn nhân. Trái lại, ăn cắp thậm chí được xem như một chiến công “hiển hách”.

Phải chăng đạo đức xã hội đã bị khuyết thủng đâu đó? Hoặc ít nhất cũng có thể kết luận văn hóa Việt Nam có cái nhìn không khắt khe lắm với tật xấu này. Khi một nền văn hóa không dự trữ kháng thể mạnh để chống virus ăn cắp hoành hành, tất yếu xã hội ấy sẽ xuất hiện tham nhũng, tham ô. Bởi vì bản chất tham nhũng và tham ô cũng là ăn cắp.

Như vậy để chống tham nhũng và tham ô, phải chăng nên bắt đầu từ văn hóa? Một đứa bé xem việc ăn trộm trứng gà là xấu xa, đê tiện; thì khi lớn lên có khả năng rất cao là nó sẽ tránh xa việc ăn cắp cả con gà, hoặc nguyên đàn gà.

Nếu chống tham nhũng không bắt đầu từ văn hóa và giáo dục cơ sở, thì dù có tử hình kẻ tham nhũng này, xã hội sẽ lại xuất hiện kẻ tham những khác, mà cấp độ càng ngày càng tăng, chứ không thể giảm đi.

Trong báo cáo của nhà ngoại giao và Hán học Phillarstre gửi Thống đốc Nam Kỳ năm 1878, có đoạn rất đáng chú ý: "Đất nước này hết sức nghèo nàn, chính phủ bị ràng buộc trong tất cả mọi hoài bão có thể có và trong tất cả mọi ý muốn cải cách, bởi những sợi dây không thể cắt đứt mà không làm đổ vỡ hết đồng loạt. Triều đình còn bị kìm hãm bởi những điều mê tín của một xã hội đã được cấu tạo rất chặt chẽ; đối với kẻ cầm đầu, mê tín đó là những cái cớ viện dẫn để bảo vệ những quyền lợi đã có, đối với tất cả mọi người thì đó là khí giới phòng thủ chống lại mọi thay đổi. Mỗi người đều biết mình có lợi gì khi thay đổi, nhưng lại chú ý nhiều nhất tới những gì sẽ mất và đều không muốn bắt đầu từ đấy".

Chúng ta thấy rằng nhận xét cách đây 135 năm của Phillarstre vẫn còn rất đúng với đề tài chống tham nhũng của bài viết này. Tất cả mọi người đều hưởng lợi nếu toàn xã hội không còn ăn cắp và tham nhũng, nhưng mọi thứ dường như cứ mãi quanh quẩn ở điểm xuất phát, nếu không kể nút thắt là những phiên tòa có án tử, thỉnh thoảng lại diễn ra.

Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng nêu rõ: “Tham nhũng không còn là vấn đề của địa phương mà là một hiện tượng có tính xuyên quốc gia ảnh hưởng tới tất cả các xã hội và các nền kinh tế, do vậy hợp tác quốc tế nhằm ngăn chặn và kiểm soát tham nhũng là điều vô cùng cần thiết”. Với trường hợp Việt Nam, nên xem xét bao quát cả yếu tố lịch sử và văn hóa trong nạn tham nhũng và hối lộ.
Người Việt Nam, hết đời này đến đời kia, vẫn lặp đi lặp lại câu ca dao nghẹn đắng: “Con ơi nhớ lấy câu này. Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Song nếu ông quan ấy ở trong dòng tộc mình, thì lập tức nó chuyển tông thành niềm kiêu hãnh: “Một người làm quan, cả họ được nhờ”.

Án tử của Dương Chí Dũng vừa qua là chế tài cao nhất của nền pháp trị với tham nhũng. Điều đó là cần thiết, nhưng thật sự chưa đủ. Một cơ thể xã hội khỏe mạnh phải hài hòa giữa dương (pháp trị) và âm (văn trị).

Hãy tưởng tượng một câu chuyện mà tôi tin sẽ xảy ra ở tương lai: Đứa trẻ tiểu học về hỏi cha nó là quan tham: “Cha ơi bài học trong trường nói tham nhũng là xấu xa, là ăn cắp, sẽ tàn phá tan tành đất nước, phải không cha?”. Không ít thì nhiều, câu hỏi đó sẽ điều chỉnh hành vi của người cha tích cực hơn.
 Trương Thái Du  (Thanh Niên)

Lầu Năm Góc chỉ trích Trung Quốc về biển Đông

BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG MỸ CÁO BUỘC HẢI QUÂN TRUNG QUỐC CÓ HÀNH ĐỘNG VÔ TRÁCH NHIỆM TRONG SỰ CỐ MỚI NHẤT TẠI BIỂN ĐÔNG.

Tàu chiến mang tên lửa USS Cowpens của Mỹ - Ảnh: Reuters
Tàu chiến mang tên lửa USS Cowpens của Mỹ - Ảnh: Reuters 
Trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chỉ trích hành vi mà ông gọi là “vô trách nhiệm” và “vô ích” của hải quân Trung Quốc sau vụ tàu chiến hai nước suýt va chạm trên biển Đông. “Việc Trung Quốc cho tàu chiến cắt ngang đường di chuyển của tàu USS Cowpens ở khoảng cách chỉ hơn 90 m không phải là hành động có trách nhiệm”, Reuters hôm qua dẫn lời ông Hagel cho biết. Đây là phản ứng chính thức được đưa ra từ cấp cao nhất của Lầu Năm Góc kể từ khi Washington và Bắc Kinh lần lượt xác nhận về vụ việc xảy ra hôm 5.12.
Theo giới chức Mỹ, tàu chiến mang tên lửa USS Cowpens vừa hoàn thành sứ mệnh hỗ trợ Philippines sau bão Haiyan, đang ở vùng biển quốc tế thuộc biển Đông để quan sát các hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh thì phải đổi hướng khi tàu chiến Trung Quốc bất ngờ xuất hiện và tiếp cận bất chấp cảnh báo. Trung Quốc thì khẳng định tàu của họ làm đúng trình tự và xử lý một cách thích hợp còn tờ Hoàn Cầu thời báo cáo buộc tàu Mỹ “đe dọa an ninh” Trung Quốc. Bộ trưởng Hagel nhấn mạnh Mỹ không muốn xảy ra bất cứ tình huống tính toán sai lầm nào và cảnh báo rằng vụ việc tương tự có thể châm ngòi xung đột. Cũng trong cuộc họp báo trên, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey khẳng định Mỹ sẽ không thay đổi trong quy tắc hành xử về lưu thông hàng hải trong vùng biển quốc tế tại biển Đông và đang theo dõi sát sao bất cứ động thái nào có dấu hiệu khiêu khích. “Chúng tôi duy trì tinh thần cảnh giác trước mọi thay đổi trong khu vực”, Reuters dẫn lời tướng Dempsey nói. Những tuyên bố mạnh mẽ nói trên có phần gây bất ngờ bởi trong vài ngày qua, cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều tỏ ra không thổi phồng mức độ hay nghiêm trọng hóa vụ việc và đều tuyên bố vụ việc không gây căng thẳng trong quan hệ quân sự song phương.
Ngoài ra, giới lãnh đạo Lầu Năm Góc còn tỏ ra lo ngại về chiến lược tập trung vào bom tầm xa và tên lửa của Trung Quốc, được cho là nhằm ngăn cản lực lượng Mỹ tiếp cận những vùng biển xung quanh nước này. Cả Bộ trưởng Hagel và tướng Dempsey đều kêu gọi tiếp tục các cuộc đối thoại với Trung Quốc nhằm giảm căng thẳng. Mục tiêu trước mắt là “đạt được thỏa thuận chung về các quy tắc ứng xử trong 3 mặt trận: trên không, trên biển và mạng ảo”, theo ông Dempsey.
Thụy Miên (Thanh Niên)