Trang

10 tháng 1, 2015

TQ, thù hay bạn?

Tàu ngư chính Trung Quốc đập phá tàu ngư dân Việt Nam

(Tin tức thời sự) - Ngày 7/1/2015, tàu cá của Quảng Ngãi đã bị tàu ngư chính của Trung Quốc uy hiếp, đe dọa, cướp toàn bộ ngư cụ, đập phá tàu.

Trước sự việc đó, ngày 9/1, Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối việc làm của phía Trung Quốc gây thiệt hại đến tài sản, đe dọa tính mạng của ngư dân và đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam.
Đồng thời, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt những hành động sai trái nêu trên, tránh ảnh hưởng đến việc làm ăn bình thường, an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam. Cụ thể nội dung Tuyên bố của Nghiệp đoàn như sau:
Dây hơi trên tàu cá QNg 96372 bị chặt nát (Ảnh TTO)
Dây hơi trên tàu cá QNg 96372 bị chặt nát (Ảnh TTO)
Tuyên bố của Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam phản đối Trung Quốc cướp phá tài sản của tàu cá Việt Nam
Theo thông tin báo cáo nhanh của Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, lúc 11h ngày 7/01/2015 tàu cá mang số hiệu QNg 96372TS do ông Lê Tân làm thuyền trưởng cùng 15 thuyền viên đang khai thác thủy hải sản tại tọa độ 16 0 58 ’ Vĩ Bắc, 112 0 12 ’ Kinh Đông trên khu vực biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã bị tàu ngư chính của Trung Quốc mang số hiệu 306 cùng một tàu lớn (không rõ số hiệu) uy hiếp, đe dọa cướp, phá toàn bộ ngư lưới cụ, trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu QNg 96372TS. Tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng trên 300 triệu đồng.
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cực lực phản đối việc làm của phía Trung Quốc gây thiệt hại đến tài sản, đe dọa tính mạng của ngư dân và đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam.
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt những hành động sai trái nêu trên, tránh ảnh hưởng đến việc làm ăn bình thường, an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân và đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam.
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kêu gọi ngư dân và đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam tiếp tục ra khơi bám biển, khai thác thủy hải sản trên vùng biển của Việt Nam; đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động trên biển; kiên trì đấu tranh, tránh xung đột để không làm gia tăng căng thẳng trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam
Bản tuyên bố phản đối phía Trung Quốc của Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam
Bản tuyên bố phản đối phía Trung Quốc của Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam
Sự việc xảy ra lúc 11h ngày 7/1/2015, tàu cá QNg 96372 do ông Lê Tân làm thuyền trưởng cùng 15 thuyền viên đang khai thác thủy hải sản trên khu vực biển thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) đã bị tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 306 cùng một tàu (không rõ số hiệu) uy hiếp, đe dọa, cướp phá toàn bộ ngư cụ, trang thiết bị thông tin liên lạc. Tổng giá trị thiệt hại ước khoảng 350 triệu đồng.
Theo tường trình của ông Tân tại đồn biên phòng Lý Sơn sáng 9/1: tàu của ông xuất bến ra ngư trường Hoàng Sa vào ngày 5/1, đến chiều 6/1, khi tàu đang neo đậu để khai thác hải sản gần đảo Tây thì tàu kiểm ngư Trung Quốc 306 màu trắng bất ngờ xuất hiện. Lập tức, tàu cá nhổ neo để vòng tránh và nhằm hướng đất liền chạy về.
Sau hơn hai giờ rượt đuổi, tàu ngư chính Trung Quốc thả xuồng cao tốc cùng lực lượng có trang bị vũ khí áp sát được tàu cá, nhảy lên và uy hiếp thuyền trưởng, dồn thuyền viên ra mũi tàu rồi đập phá, chặt nát dây hơi, đâm thủng phuy dầu, lấy một số thiết bị nghề cá và hải sản vừa khai thác được.
Xác nhận vụ việc trên, chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Trần Ngọc Nguyên cho biết cũng đã nghe lực lượng biên phòng báo cáo.
Theo ông Nguyên, trong ngày 7/1 không chỉ tàu cá của ông Tân, còn một tàu cá nữa của Lý Sơn cũng gặp tình trạng tương tự.
Đỗ Phong (Tổng hợp TTO, LĐ)

Phi công Vietnam Airlines nghỉ việc hàng loạt

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa có chỉ thị yêu cầu tạm thời chưa chấp thuận việc chuyển đổi nhà khai thác đối với lao động kỹ thuật cao của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA).

Người đứng đầu Bộ GTVT phải ban hành chỉ thị sau khi nhiều nhân viên hàng không kỹ thuật cao của VNA xin nghỉ việc để sang làm việc tại hãng hàng không khác. Các nhân viên này bao gồm cả phi công, điều hành khai thác bay và bộ phận bảo dưỡng tàu bay.
phi-công, lương, bỏ-việc, Đinh-la-thăng, bộ-trưởng, VNA, Vietnam Arlines, hàng không
Ăn lương gần 100 triệu, các phi công vẫn bỏ việc.
Hiện tượng này được cho là đã làm xáo trộn, làm suy giảm nguồn nhân lực chất lượng cao của VNA cũng như uy hiếp an toàn khai thác tàu bay.
Ông Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ GTVT đã yêu cầu VNA rà soát, thực hiện chế độ tiền lương để tăng thu nhập cho lực lượng lao động kỹ thuật cao, cùng các chế độ đãi ngộ khác. Việc này phải hoàn thành trong quý I năm 2015.
Đồng thời, yêu cầu Cục Hàng không tạm thời chưa xem xét chấp thuận việc chuyển đổi nhà khai thác đối với lao động kỹ thuật cao của VNA.
Theo Dân Việt

Tìm ra siêu kháng sinh chữa hầu hết bệnh

Loại siêu kháng sinh Teixobactin có thể “quét sạch” hầu hết các loại bệnh - từ tụ cầu vàng cho đến vi khuẩn lao - vừa được các nhà khoa học tìm thấy.  
Loại thuốc kháng sinh mới có thể chữa được các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và chống lại các mầm bệnh khó tiêu diệt, vốn không đáp ứng với thuốc kháng sinh mạnh. Đặc biệt, đây được xem là vũ khí hiệu quả trong cuộc chiến chống lại hiện tượng kháng thuốc kháng sinh.
Trong bối cảnh không có loại kháng sinh mới tung ra thị trường gần 30 năm qua và vi khuẩn đang ngày càng trở nên khó đối phó, loại siêu kháng sinh này mở ra nhiều hy vọng. Giáo sư Dame Sally Davies, một lãnh đạo trong Bộ Y tế Anh đã mô tả một "kịch bản tận thế" khi các kỹ thuật điều trị phổ biến như thay khớp phải đối mặt với khả năng tử vong lớn vì không thể dập tắt nguy cơ nhiễm trùng.
Ảnh: BBC.
Loại siêu kháng sinh Teixobactin có thể chữa hầu hết các loại bệnh. Ảnh: BBC.
Loại thuốc có tên Teixobactin được phát hiện khi các nhà khoa học nghiên cứu vi khuẩn tại một đồng cỏ tại  Mỹ. Trong các thử nghiệm, những siêu kháng sinh giết chết một loạt các vi khuẩn, bao gồm cả MRSA - loại tụ cầu vàng kháng Methicillin, không đáp ứng điều trị với kháng sinh thông thường, thường gây ra những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và đe dọa sự sống như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phổi...
Teixobactin đặc biệt linh hoạt trong việc chống lại các vi khuẩn dạ dày nguy hiểm và các vi trùng gây hại cho tim. Bệnh lao cũng sẽ trở nên dễ dàng kiểm soát hơn, có thể được điều trị bằng một loại thuốc duy nhất chứ không phải sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc như hiện nay.
Quan trọng hơn, loại thuốc này không gây tác dụng phụ. Các công ty dược đã bắt tay vào điều chỉnh công thức và hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm thuốc trên người trong vòng hai năm. Thông thường, các loại vi khuẩn luôn tìm cách biến đổi để kháng lại thuốc kháng sinh. Với Teixobactin, các nhà khoa học tin rằng vi khuẩn sẽ không thể kháng lại trong ít nhất 30 năm tới.
Laura Piddock, giáo sư vi sinh học tại Đại học Birmingham cho biết đột phá  này có thể "thay đổi cuộc chơi” và góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng kháng sinh hiện nay. Nếu mọi việc suôn sẻ, Teixobactin được sử dụng dưới dạng thuốc tiêm sẽ xuất hiện trên thị trường vào năm 2019.
Lê Phương (Theo BBC)

9 tháng 1, 2015

Trung Quốc chuẩn bị cho xung đột Biển Đông

Trung Quốc cải tiến chiến đấu cơ ném bom để chuẩn bị cho xung đột Biển Đông

Đăng Bởi  - 
Bien Dong, Trung Quoc, nem bom
Chiến đấu cơ ném bom JH-7 đang được cải tiến hệ thống điện, động cơ và thân làm bằng composite

Do không gắn được tên lửa made in China vào chiến đấu cơ ném bom Su-30MK2, Trung Quốc đang ráo riết cải tiến chiến đấu cơ JH-7 - được coi là thế hệ chiến đấu cơ ném bom thứ tư kể từ cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Quân đội Trung Quốc (PLA) đang ráo riết cải tiến loại chiến đấu cơ ném bom 2 chỗ ngồi JH-7, theo tờ báo nhận định, là “để chuẩn bị cho cuộc xung đột tiềm tàng với Việt Nam tại Biển Đông”
Trong tựa đề “Chiến đấu cơ ném bom JH-7 của PLA được cải tiến cho cuộc xung đột Biển Đông”, tờ báo Đài Loan dẫn nguồn từ mạng Sina Military từ Bắc Kinh loan tải những tấm ảnh được đăng công khai cho thấy một phiên bản mới của chiến đấu cơ JH-7 đang được phát triển tại Nhà máy Công nghiệp Hàng không Xian với chất liệu vỏ được làm từ vật liệu composite.
Tờ báo nhận định không chỉ có vật liệu vỏ, hệ thống điện và động cơ của chiếc JH-7 này cũng đã được nâng cấp từ phiên bản JH-7B với động cơ phản lực LM6.
Want China Times nhận định ý tưởng phát triển một chiến đấu cơ ném bom hiện đại của Trung Quốc xuất phát từ cuộc chiến Hoàng Sa bất chính do Bắc Kinh phát động với Việt Nam vào năm 1974. Trong cuộc chiến này, các máy bay tấn công Q-5 và các chiến đấu cơ J-6 của hải quân PLA bị hạn chế tầm bay đã không thể hỗ trợ các chiến hạm tham chiến trong khu vực.
Chính vì thế, Trung Quốc đã không dám điều máy bay ném bom H-5 tấn công các chiến hạm của quân đội miền nam VN vì sợ bị các chiến đấu cơ F-5E của không quân Nam VN bắn hạ. Tuy vậy, Trung Quốc cũng đã cưỡng chiếm được quần đảo Hoàng Sa mà không có không quân yểm trợ.
Với radar và động cơ nhập khẩu từ Mỹ, JH-7A đã đi vào hoạt động từ năm 1988, đóng vai tân chiến đấu cơ ném bom thay thế chiếc Q-5 lỗi thời. Chiếc này được triển khai tại 3 trung đoàn không quân và 3 trung đoàn hải quân. Mỗi trung đoàn này, theo tờ báo Đài Loan, ước tính có từ 18-20 chiếc JH-7A. Đây cũng là loại máy bay đầu tiên của Trung Quốc có thể tiếp liệu trên không.
Tờ Want China Times nhận định sở dĩ TQ nâng cấp JH-7A vì thế hệ chiến đấu cơ ném bom Su-30MMK2 TQ đặt mua của Nga không thể phóng được tên lửa “made in China”. Loại Su này không chỉ có khoang không đủ lớn để  nạp tên lửa mà còn quá đắt so với chiếc JH-7 được cải tiến này.
L.H.L
Tags : Nga,máy bay,tấn công,Mỹ,quân đội,tên lửa,Trung Quốc,máy bay chiến đấu, PLA, Hoàng Sa, Biển Đông, chiến đấu cơ, ném bom

Tổng kết: thành tích do ta, hạn chế tại Tây

-Khi những ngày cuối năm ùa về, các cuộc họp tổng kết hoạt động của năm cũ, xây dựng kế hoạch, định hướng cho năm mới lại được khắp nơi tổ chức.

Tùy vào phẩm hàm, chức phận mà quy mô của mỗi cuộc tổng kết khác nhau. Tuy nhiên, ở không ít cơ quan, hoạt động này ngày càng phô trương về hình thức mà chất lượng không ngừng giảm đi, đến độ người ta phải tự hỏi có cần phải tổ chức quá nhiều, quá rình rang, tốn kém đến thế không?
Ở không ít cuộc tổng kết cấp bộ ngành, người tham dự đều được “chiêu đãi” một bảng tổng kết dài lê thê nhiều hạng mục đã biết trước.
Mô típ quen thuộc là, thành tích luôn nổi bật, năm nay bao giờ cũng phải tốt hơn năm trước. Hạn chế thì luôn bị chi phối bởi yếu tố “khách quan”: thiên tai, thiếu hụt nguồn lực, tình hình thế giới phức tạp...
Nhiều xã miền núi, nơi gần như chính phủ phải bao cấp 100% kinh phí cho bộ máy chính quyền cơ sở, hoạt động buôn bán không đáng kể cũng vẫn “bị ảnh hưởng” bởi toàn cầu hóa, khu vực hóa, xung đột đâu đó ở trời Tây khiến “việc chỉ đạo, hỗ trợ người dân sản xuất trên địa bàn” không hiệu quả.
Dường như ở nhiều mục, người ta chỉ việc thay đổi số năm, còn thì giữ lại từng con chữ, dấu phẩy. Cũng không hiếm ngoại lệ khi có báo cáo được chuẩn bị ẩu đến mức số năm chưa được sửa hết, số liệu của năm trước vẫn dùng cho cả năm sau, mặc cho 365 ngày đã trôi qua với bao biến chuyển.
tổng kết, cuối năm
Tổng kết luôn kết thúc bằng những cuộc nhậu.
Với những cuộc tổng kết ấy, cấp trên trực tiếp bao giờ cũng cử người đại diện xuống dự. Còn người họp thì sao, ban đầu có vẻ chăm chú lắng nghe, rồi thì bắt đầu rầm rì trao đổi nhỏ to, tin nhắn, điện thoại, lướt mạng. Cuối năm bộn bề, có nhiều thứ quan trọng, đáng để quan tâm hơn cái báo cáo tổng kết thành thích mà những người chuyên đi họp ngày nào chẳng nghe.
Sau màn đọc báo cáo, luôn có một vài người trong cơ quan được mời nhận xét về nội dung đã báo cáo. Thường thì đây là những nhân vật thân quen, đạt tầm chuyên gia bởi cuộc họp nào cũng chỉ quẩn quanh họ được chỉ định cho ý kiến. Vị nào cũng bắt đầu bài phát biểu của mình bằng việc khẳng định quán triệt, ủng hộ, hài lòng với bản báo cáo hết sức chi tiết, rõ ràng... Rồi thì phần kết thúc sẽ luôn hướng về lãnh đạo cấp trên để đề xuất, kiến nghị. Đa phần là kiến nghị tăng kinh phí, tăng biên chế cho hoạt động “đặc thù” của cơ quan mình.
Cuối cùng cũng đến phiên đại biểu dự hội nghị tổng kết được mời phát biểu. Hiển nhiên là vị nào cũng khẳng định rất phấn khởi trước thành tích của đơn vị, rồi thì động viên, hứa hẹn, khẳng định, cam kết, chỉ đạo và hy vọng. Thông điệp có thể sử dụng ở bất cứ hội nghị hay tổng kết nào.
Có vị chu đáo mang theo hẳn một bài phát biểu được đánh máy rõ ràng. Khi được mời, họ trang nghiêm, dõng dạc đọc từng câu, từng chữ đã được chau chuốt, nhất quyết không bỏ sót một dòng nào. Không ít lần, có vị vì được mời đi họp nhiều chỗ quá, đọc nhầm văn bản vốn được viết cho đơn vị khác bởi vô tình thò tay lấy nhầm túi.
Đương nhiên, buổi tổng kết nào cũng sẽ kết thúc bằng những tiếng vỗ tay, từng đợt như điệp khúc trong một bản giao hưởng. Âm lượng của những tràng vỗ tay ấy dường như tỷ lệ thuận với phẩm hàm của người phát biểu.
Rồi thì hoa, rồi thì phông màn, hoa quả, bánh kẹo tràn ngập. Chả cơ quan nào tiếc triệu bạc để in lấy một pa-nô cho buổi tổng kết, thế mới sang, mới hoành tráng, dù cho chỉ vài tiếng sau, những tấm bảng ấy trở thành phế phẩm.
Thực tình thì tôi tự hỏi, phòng họp nào cũng có máy chiếu, nếu muốn sang, sao không gõ mấy dòng trên máy tính, chiếu lên trong buổi lễ, thích hoa nào, màu nào, nhạc gì chỉ thao tác vài cú nhấp chuột, lãng phí thế kia để làm gì?
Nhưng đó vẫn là chuyện nhỏ, kèm theo các báo cáo gửi đại biểu luôn là những tấm phong bì xinh xắn mà chủ dành cho khách như một cách cảm ơn cho thời gian vàng ngọc mà họ bỏ ra. Độ nặng nhẹ của những chiếc phong bì này là một ẩn số mà không phải nhân viên nào trong cơ quan cũng có quyền được biết.
Ở nhiều địa phương, một buổi tổng kết thành công bao giờ cũng gồm phần “lễ” và “hội”. Phần lễ thì chỉ mất chừng 1-2 giờ trong khi phần “hội” thì luôn mở đến lúc cả chủ và khách không thể nâng cốc thêm nữa. Sau ẩm thực thì cần phải có giải trí, có thư giãn…
Thư giãn xong lại tổng kết, tổng kết rồi lại thư giãn. Chỉ điệp khúc đó, mà rồi chẳng mấy lại đến cuối năm sau.
Nguyễn Công Thảo

Sao không có ảnh ông Thanh?

Ông Bá Thanh hoàn toàn tỉnh táo khi về Đà Nẵng

Hơn 21h30 tối 9/1, Trưởng ban Nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh đã được đưa vào Khoa Ung bướu Bệnh viện Đà Nẵng. Đại diện ngành y tế cho biết ông rất tỉnh táo, việc di chuyển diễn ra an toàn. 
  • 17h00icon
    Trưởng ban Sức khỏe trung ương Nguyễn Quốc Triệu cùng giáo sư Phạm Gia Khải đã đặt chân xuống Đà Nẵng và ngay lập tức làm việc với lãnh đạo thành phố về phương án hội chẩn, điều trị.
    Ông Thanh sẽ được xét nghiệm, kiểm tra tổng thể. Từ đó cùng với hồ sơ bệnh án, các giáo sư đầu ngành sẽ hội chẩn để đưa ra phương án điều trị tốt nhất , trong đó chủ yếu là sử dụng thuốc. Phác đồ điều trị vẫn được áp dụng như bên Mỹ, các giáo sư Mỹ cũng sẽ tiếp tục hợp tác trong việc điều trị.
    oKhai-1396-1420804008.jpg
    Giáo sư Phạm Gia Khải có mặt ở Đà Nẵng. Ảnh: Đắc Đức.
    Ông Nguyễn Bá Thanh được chẩn đoán bị rối loạn sinh tủy từ tháng 5/2014 và được điều trị tại Bệnh viện 108. Ông được đưa sang Singapore điều trị vào các tháng 6,7; mỗi tháng 1 tuần. Từ tháng 8, ông được đưa sang Mỹ điều trị. Tại đây ông Thanh đã trải qua 3 đợt điều trị hóa chất để chuẩn bị cho việc ghép tế bào tủy. Tuy nhiên, vì điều kiện sức khỏe không cho phép, ông Thanh được đưa về Việt Nam để điều trị nâng cao thể trạng.
    Ông Nguyễn Bá Thanh năm nay 62 tuổi, quê gốc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Trước khi được phân công giữ chức Trưởng ban Nội chính trung ương hồi tháng 12/2012, ông từng làm Chủ tịch UBND thành phố, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội.
    Ông đưa ra nhiều chính sách giúp Đà Nẵng "lột xác" như xóa xóm nhà tạm trên sông Hàn, đưa các hộ dân vào những ngôi nhà khang trang; chủ trương "5 không, 3 có" với việc đưa người lang thang, xin ăn vào các trung tâm bảo trợ xã hội, không có người nghiện ma túy ngoài cộng đồng, bố trí nhà ở cho phụ nữ nghèo đơn thân; đối thoại với cán bộ, những thanh niên.
  • 17h30icon
    Xe cứu thương chuyên dụng mang theo nhiều y bác sĩ đã rời cổng Bệnh viện Đà Nẵng đi về hướng Sân bay Quốc tế Đà Nẵng. Hoạt động này khiến nhiều người tò mò nhìn theo. Khoa Ung bướu - được cho là nơi ông Thanh sẽ dưỡng bệnh luôn có nhiều bảo vệ túc trực. Người nhà bệnh nhân được hướng dẫn không đi vào cửa Khoa Ung bướu mà đi đường vòng để lên khoa Y học hạt nhân, mọi người đều vui vẻ chấp hành, không phàn nàn.
    IMG-20150109-00484-5396-1420804148.jpg
    Chiếc xe cứu thương chuyên dụng sẵn sàng xuất phát cùng nhiều y bác sĩ.
  • 18h20icon
    Trao đổi với VnExpress, thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng, cho biết, tin từ Thành ủy dự kiến chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh sẽ đáp xuống sân bay Đà Nẵng lúc 20h cùng ngày.
    Theo tướng Sơn, công an đã có phương án bảo vệ đoàn xe đón ông Thanh trên tuyến đường từ sân bay quốc tế Đà Nẵng về Bệnh viện Đa khoa. Trường hợp nhiều người dân đứng đón, lưu thông khó khăn, công an sẽ huy động thêm lực lượng. “Tại bệnh viện, nếu người dân kéo đến ảnh hưởng đến khu vực điều trị bệnh thì khi bệnh viện có yêu cầu, công an sẽ có mặt để phối hợp”, tướng Sơn nói thêm.
  • 18h45icon
    Cổng chính bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng (đường Hải Phòng) có hơn 10 bảo vệ đứng gác. Từ hướng cổng chính tới quanh khu vực Khoa Ung bướu có nhiều công an mặc thường phục, bảo vệ đi lại liên tục. Nhiều người dân không khỏi ngơ ngác đứng theo dõi, họ nói với nhau: "Hôm nay bác Thanh về thật rồi". Lãnh đạo thành phố và bệnh viện có những cuộc trao đổi ngắn ở Khoa Ung bướu.
    Lúc này, hoạt động ở sân bay diễn ra bình thường, chưa có dấu hiệu thắt chặt an ninh.
    phongbenh-4207-1420805266.jpg
    Phòng bệnh, nơi ông Thanh nằm điều trị. Ảnh: Nguyễn Đông.
  • 19h15icon
    Tại sân bay Đà Nẵng lực lượng an ninh bắt đầu triển khai các biện pháp bảo vệ. Tại cửa số 2 dành cho chuyên cơ đáp, lực lượng an ninh phong tỏa, một số khu vực đã bắt đầu hạn chế đi lại. Khoảng 100 người dân đã tập trung tại sân bay để đón nguyên Bí thư Thành ủy của họ. Ai cũng hướng ánh mắt về nơi chuyên cơ sẽ đáp xuống.
  • 19h30icon
    Rất nhiều người dân Đà Nẵng sau bữa cơm tối đã khẩn trương di chuyển về sân bay và Bệnh viện Đà Nẵng, nơi ông Thanh sẽ điều trị. Tại Bệnh viện Đà Nẵng, hàng trăm người nhà bệnh nhân, y bác sĩ tập trung tại lối đi từ tiền sảnh dẫn vào Khoa Ung bướu để chờ đón ông. Lực lượng bảo vệ với đèn pin, còi, loa liên tục kêu gọi mọi người ra khỏi khu vực từ cổng chính đến Khoa Ung bướu.
    Đi lại khó khăn, song ông Nguyễn Văn Quang, 41 tuổi, vẫn chống nạng ra tiền sảnh đón ông Nguyễn Bá Thanh. Quê ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam, bị tai nạn cách đây 2 năm, giờ nằm điều trị ở Bệnh viện Đà Nẵng, cả tuần nay nghe người bệnh bàn tán về ông Thanh, nhất là thành công của ông trong việc đưa Đà Nẵng từ chỗ nghèo nàn trở nên phát triển như bây giờ, ông Quang cũng muốn tới hy vọng được nhìn thấy nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng mà mình ngưỡng mộ. 
    Đà Nẵng tối nay trời quang mây, không mưa, nhiệt độ ngoài trời 22 độ C. 
    anh3-3-5637-1420821417.jpg
    Người dân nóng lòng muốn gặp lại cựu Bí thư Thành ủy Đà Nẵng sau thời gian ông điều trị rối loạn sinh tủy ở Mỹ. Ảnh: Đắc Đức.
  • 19h40icon
    Lượng người đổ về sân bay ngày một đông, rất nhiều gia đình cùng chở nhau đi xe máy tới sân bay. Số lượng ước đã lên hơn 300 người. 4 cảnh sát cơ động trực tại cổng an ninh dành cho chuyên cơ và một xe biển xanh chờ sẵn. Lực lượng an ninh được huy động tối đa với hơn 20 người, dàn thành hàng ngang để bảo vệ khu vực cổng này, nhắc nhở người dân đứng trật tự. Một số lãnh đạo của Đà Nẵng đã tới. 
    Thời gian này sân bay Đà Nẵng không có chuyến bay thương mại nào đáp xuống. 
    a1-2-6024-1420819844.jpg
    Khu vực cổng dành cho chuyên cơ, an ninh được siết chặt. Ảnh: Nguyễn Đông.
  • 19h50icon
    Một đoàn xe công vụ khoảng 10 chiếc đã đi vào khu vực cửa dành cho chuyên cơ của sân bay. Trong đó có xe chở ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy và ông Huỳnh Đức Thơ, Phó chủ tịch UBND thành phố. Phía ngoài, lực lượng an ninh chuyển từ hàng ngang chắn lối cổng sang thành hai hàng dọc, tạo lối đi cho xe từ trong sân bay ra, đồng thời ngăn người dân tiếp cận quá gần. 
    dn7-4128-1420820091.jpg
    Trong đoàn người ra đón ông Thanh, có rất nhiều em nhỏ được bố mẹ dẫn đi cùng. Ảnh: Đắc Đức.
  • 20h00icon
    Một xe cứu thương đã chạy qua cửa an ninh dành cho chuyên cơ để vào sâu bên trong sân bay Đà Nẵng. Phía bên ngoài, cảnh sát liên tục hú còi yêu cầu người dân đứng trật tự, tạo lối đi để xe cấp cứu di chuyển.
    dn3-1-9805-1420821741.jpg
    Ảnh: Nguyễn Đông.
  • 20h15icon
    Tại Bệnh viện Đà Nẵng, cảnh sát cơ động được tăng cường, lập hàng rào chắn không cho người dân tiếp xúc gần lối đi từ tiền sảnh đến Khoa Ung bướu. Trước đó lãnh đạo Bệnh viện này đã thể hiện mong muốn người dân không tập trung quá đông, vì có thể ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển bệnh nhân. 
  • 20h20icon
    Máy bay chở Trưởng ban Nội chính trung ương đã đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Xe cấp cứu của Bệnh viện Đà Nẵng đã tiếp cận để chuyển ông về nơi điều trị.
    maybay1-3444-1420811594.jpg
    Chuyên cơ và xe chở ông Thanh. Ảnh: M.K
  • 20h50icon
    Theo một nguồn tin có thẩm quyền, vì sức khỏe không cho phép, xe cấp cứu đã chở ông Thanh từ chuyên cơ ra khỏi sân bay theo lối khác về Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. Tại cổng số 2 dành cho chuyên cơ, do chưa thấy xe cấp cứu ra nên người dân vẫn ngóng chờ.  
  • 21h10icon
    Xe cứu thương chở ông Thanh đã áp sát Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đà Nẵng trên đường Hải Phòng. Lực lượng chức năng nhanh chóng chuyển ông vào phòng điều trị. An ninh bệnh viện được siết chặt nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất để các bác sĩ chăm sóc cho ông Thanh sau chuyến bay dài.
    Người dân thành phố hầu như không có cơ hội được nhìn thấy nguyên Bí thư Thành ủy của họ. Tuy nhiên, ít phút trước đó khi xe cứu thương chở ông Thanh và đoàn người đi cùng di chuyển trên đường Hải Phòng, chứng kiến cảnh hàng trăm người đứng hai bên đường theo dõi, người thân trong gia đình ông Thanh đi trên ôtô đã giơ tay bày tỏ sự cảm ơn trước tấm lòng của bà con. 
    anh5-1993-1420821264.jpg
    Xe cứu thương chở ông Nguyễn Bá Thanh qua cổng bệnh viện. Ảnh: Nguyễn Dương
  • 21h30icon
    Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Hùng Chiến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, người trực tiếp đón ông Nguyễn Bá Thanh tại bệnh viện cho biết, dù trải qua hơn 10 tiếng bay từ Mỹ về Việt Nam, nhưng ông Thanh vẫn tỉnh táo. "Với người khỏe sau chuyến bay dài đã mệt, anh ấy bệnh nặng vậy mà vẫn còn tỉnh và nhớ tên những người gặp mặt", ông Chiến nói.
    Ban bảo vệ sức khỏe cán bộ trung ương đang thăm khám cho ông Thanh. Ngày mai, các bác sĩ đầu ngành của Việt Nam sẽ hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị. 
    ongthanh-7866-1420821027.jpg
    Sau khi đưa ông Thanh về Đà Nẵng an toàn, nhóm chuyên gia Mỹ đã trở về nước. Ảnh: M.K
  • 21h45icon
    Bà Nguyễn Thị Vân Lan, Phó chủ tịch Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Đà Nẵng, nơi ông Nguyễn Bá Thanh làm Chủ tịch Hội, cho biết khi xe cứu thương chuyên dụng áp sát cửa Khoa Ung bướu, ông Thanh nằm trên xe đẩy và được đưa vào thang máy lên ngay tầng 2 của khoa này, nơi đã được chuẩn bị sẵn một giường bệnh và các thiết bị y tế hiện đại.
    “Dù có gầy hơn trước sau thời gian điều trị nhưng anh Thanh vẫn tỉnh táo, gật đầu chào lại mọi người. Hiện anh Thanh vẫn thở bình thường chứ không phải thở máy. Khi đoàn vào thăm gồm Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trung ương, lãnh đạo Đà Nẵng, và người nhà, anh Thanh nói 'người đông quá' và nhắc mọi người ra bớt bên ngoài để đảm bảo việc cách ly”, bà Lan kể.
    Vẫn theo bà Lan, những người đang ở cạnh ông Thanh bây giờ là một hội đồng điều trị túc trực 24/24h tại bệnh viện, cùng người nhà. “Ở bên Mỹ không ai được vào ra, để đảm bảo vô trùng tuyệt đối, vì những người bị bệnh về máu rất dễ bị nhiễm trùng”, bà Lan nói.
  • 23h00icon
    Ông Nguyễn Bá Bình, em trai ông Nguyễn Bá Thanh, nhắn gửi qua VnExpress rằng: "Thay mặt gia đình, xin được cảm ơn tấm lòng của người dân đã dành cho anh hai tôi. Cầu mong những điều tốt đẹp dành cho anh Thanh". 
    Trước đó, bà Nguyễn Thị Vân Lan cũng chia sẻ bà thực sự xúc động khi thấy người dân đứng kín từ sân bay đến khu vực bệnh viện để thể hiện tình cảm của mình với vị nguyên Bí thư Thành ủy. "Với tư cách Phó chủ tịch Hội nơi anh Thanh làm Chủ tịch, tôi xin được thay mặt gửi lời cảm ơn đến những người dân Đà Nẵng cũng như cả nước đã dành tình cảm đặc biệt cho anh Bá Thanh”, bà Lan nói.
    dn8-5340-1420820875.jpg
    Người dân Đà Nẵng đến sân bay chờ đón ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Đắc Đức.

4 tháng 1, 2015

Không nên thanh toán, sử dụng NDT ở VN

Thận trọng với đề xuất cho thanh toán sử dụng NDT ở Việt Nam

Hiệp hội doanh nghiệp Trung quốc tại Việt Nam, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thanh toán đồng Nhân dân tệ (NDT) trực tiếp ở Việt Nam.

Theo kiến nghị này, nhu cầu giao địch thanh toán bằng NDT tại Việt Nam là khá lớn và tăng lên rõ rệt theo đà phát triển không ngừng của thương mại Việt - Trung. Tại thị trường biên mậu Việt - Trung, cuối năm 2013, ước tính kim ngạch thanh toán bằng NDT đã đạt khoảng 15 tỷ USD. Tuy nhiên, kiến nghị cho biết, hiện phương thức lưu thông NDT chưa được pháp luật Việt Nam quy định. Đa số giao dịch thanh toán biên mậu bằng NDT nói trên được thực hiện ở Việt Nam thông qua con đường không chính ngạch. Vì vậy, nếu thị trường thanh toán NDT từ biên giới được mở rộng đưa vào nội địa Việt Nam và được các ngân hàng thực hiện theo con đường chính ngạch, thì NHNN có thể quản lý giám sát nguồn vốn này một cách có hiệu quả. Đồng thời có thể tăng cường đóng góp trong việc thu thuế cũng như công tác phòng, chống rửa tiền.
Cũng theo kiến nghị này, hiện tại đã có ngân hàng của Việt Nam thực hiện nghiệp vụ đổi NDT-VND nhưng chưa có ngân hàng Trung Quốc được thực hiện nghiệp vụ này. Bởi vậy, nếu đồng tiền thanh toán thương mại từ USD... được thay bằng NDT, đây chỉ là sự thay thế về đồng tiền thanh toán mà không ảnh hưởng gì đến tình hình xuất siêu hay nhập siêu. Do đó,những tổ chức trên kiến nghị rằng NHNN mở rộng phạm vi sử dụng NDT tại Việt Nam hơn ở mức độ hợp lý, đồng ý cho ICBC thực hiện hợp tác về nghiệp vụ NDT với các ngân hàng thương mại Việt Nam (như BIDV) hiện đang thực hiện nghiệp vụ NDT.
Về các nội dung kiến nghị nói trên, ta có thể thấy như sau.
Thứ nhất, về mặt pháp lý, NHNN đã có Quyết định số 11/VBHN-NHNN ngày 21/5/2014 về việc ban hành quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, kiến nghị trên là không chính xác khi nói “phương thức lưu thông NDT chưa được pháp luật Việt Nam quy định”. Với quy định này thì không phải là “pháp luật Việt Nam chưa có quy định” (về phương thức lưu thông NDT), mà chính xác ra thì pháp luật Việt Nam đã có quy định cụ thể chỉ cho phép lưu thông NDT một cách hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam.
Do đó, chuyện đa phần trong số 15 tỷ USD kim ngạch thanh toán biên mậu bằng NDT nêu trên được thực hiện thông qua con đường không chính ngạch là do (một số) lý do khác nào đó chứ không phải là do pháp luật Việt Nam chưa có quy định về lưu thông NDT. Nói cách khác, sẽ là không xác đáng khi các tổ chức trên vin vào lý do nếu cho phép NDT (tự do) lưu thông trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (ngoài khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc) thì NHNN sẽ hạn việc thanh toán biên mậu không chính ngạch nói riêng, và/hoặc quản lý giám sát được một cách hiệu quả việc thanh toán biên mậu nói chung.
Thứ hai, việc không cho phép ngân hàng thương mại Trung Quốc được hợp tác về nghiệp vụ NDT với các ngân hàng thương mại Việt Nam, hoặc, ở mức độ lớn hơn, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về NDT tương tự như các ngân hàng Việt Nam có nghiệp vụ này sẽ chỉ “có hại” trên giác độ là các ngân hàng thương mại Việt Nam được độc quyền trong, và không phải phải chia sẻ miếng bánh lợi nhuận thu được từ các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến NDT cho các ngân hàng Trung Quốc. Ngoài “tác hại” này, việc không cho phép như thế sẽ không làm phương hại gì đến quan hệ biên mậu cũng như việc thanh toán biên mậu như kiến nghị trên ngụ ý đến.
Về phía Việt Nam, có thể có lý do công khai hoặc ngầm định nào đó (cũng có thể có cả lý do chính trị) cho việc không cho phép ngân hàng nước ngoài nói chung (chứ không phải nêu đích danh ngân hàng của Trung Quốc, như trong Quyết định 11 nói trên) thực hiện các nghiệp vụ NDT. Bởi vậy, có thể xét chuyện này thuộc vấn đề chủ quyền và quyền lợi quốc gia, nên... miễn tranh luận. Còn nếu thực sự phía Trung Quốc phản đối chuyện đối xử không công bằng, muốn thúc đẩy quan hệ biên mậu nói riêng và thương mại nói chung giữa 2 nước thì pháp luật hiện hành của Việt Nam vẫn cho phép họ thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến các ngoại tệ tự do chuyển đổi như USD hay Yen mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang được phép thực hiện.
Thứ ba, lập luận rằng “nếu đồng tiền thanh toán thương mại từ USD... được thay bằng NDT, đây chỉ là sự thay thế về đồng tiền thanh toán mà không ảnh hưởng gì đến tình hình xuất siêu hay nhập siêu” cũng không hoàn toàn đúng, nếu xét một cách chi li. Việc sử dụng một đồng tiền không có tính tự do chuyển đổi nào đó như NDT (hiện tại vẫn là đồng tiền không được hoàn toàn tự do chuyển đổi) nhằm mục đích chính là tạo thuận lợi hơn và thúc đẩy thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Nhưng nếu xét đến tương quan lợi ích của thương gia Trung Quốc và Việt Nam thì có thể nói rằng việc dùng NDT làm phương tiện thanh toán chủ yếu sẽ là có lợi cho thương gia Trung Quốc hơn là Việt Nam. 
Với thương gia Trung Quốc, dùng NDT, họ không chịu rủi ro biến động tỉ giá cũng như các loại phí liên quan đến chuyển đổi tiền tệ như trong trường hợp dùng USD hoặc một đồng tiền tự do chuyển đổi nào khác. Ngược lại, thương gia Việt Nam vẫn phải chịu rủi ro biến động tỉ giá, cụ thể là VND/NDT, cũng như các loại chi phí tiền tệ liên quan, chưa kể đến việc nếu phải lựa chọn giữa nguồn thu bằng USD với nguồn thu bằng NDT thì chắc chắn nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ chọn USD vì đồng tiền này đem lại cho họ nhiều lựa chọn, nhiều lợi ích hơn, xuất phát từ khả năng tự do chuyển đổi của nó. Xét trên bình diện cả quốc gia cũng vậy, việc phải nhận và/hoặc nắm giữ một khối lượng quá lớn NDT không có tính tự do chuyển đổi, thay vì một ngoại tệ mạnh nào đó như USD, sẽ là bất lợi và rủi ro lớn cho Việt Nam khi những trường hợp xấu xảy ra (ví dụ khi quan hệ 2 nước xấu đi).
Ngoài ra, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam thường xuyên có kết quả là nhập siêu quá lớn, gây bất lợi cho Việt Nam, nhất là nhìn từ khía cạnh chính trị và lợi ích quốc gia. Bởi vậy, trên giác độ nào đó, việc hạn chế việc thanh toán thương mại song phương dùng NDT có tác dụng như một rào cản thương mại phi thuế quan nhằm hạn chế nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc (nếu phía Trung Quốc ưa thích dùng NDT hơn).

>>> Kiến nghị cho thanh toán đồng Nhân dân tệ trực tiếp ở Việt Nam


TS Phan Minh Ngọc
Theo Infonet