Trang

1 tháng 3, 2014

0% học sinh chọn thi môn sử


- Khi người dân không hiểu biết về lịch sử dân tộc mình thì làm gì có  tình yêu đất nước, làm sao họ có thể là công dân tốt? BTTD

 - Tuần cuối của tháng 2 đầy ắp thông tin sôi động của giáo dục, từ vĩ mô như phiên họp  của Chính phủ về giáo dục, hay vi mô như chuyện chữ viết của học sinh tiểu học. Tất cả đều đang trong dòng vận động của "đổi mới giáo dục", dù là ý chí của nhà cầm quyền hay sự hối thúc từ cuộc sống.
Lời nói thật của Bộ trưởng Giáo dục
Ngay ngày đầu tuần, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Bộ GD-ĐT, hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đã có phiên họp bàn về chủ đề nóng sốt của ngành giáo dục là đổi mới.
Các thành viên đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào 3 nội dung lớn là dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT), dự án thành lập Ủy ban quốc gia đổi mới GDĐT và đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Bộ trưởng, nói thật, tiến sĩ, luyện chữ đẹp, tốt nghiệp THPT
Chính phủ dự kiến trong tháng 3 sẽ thành lập ủy ban đổi mới giáo dục.
Tại đây, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói: “Thực tế những người có bằng giả hay bằng thật, nhưng chất lượng giả chỉ có thể “chui” vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân”. Do đó, ông “tha thiết đề nghị” Bộ Nội vụ nhanh chóng hoàn thiện đề án về tuyển dụng công chức như một cách để đổi mới giáo dục.
Phát biểu này của ông Luận được dư luận tán thưởng và đánh giá là "nói thẳng, nói thật".
"Sự chân thành của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là một đóng góp vào tranh luận cho vấn đề "bằng giả" và hệ thống", tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đánh giá.
Nhà báo Mạnh Quân (báo Sài Gòn Tiếp Thị) nhìn nhận: "Người dân vẫn đang chờ đợi, sẽ có nhiều hơn những lời nói thật, nói thẳng của các bộ trưởng và có nhiều việc làm thiết thực hơn để thay đổi, làm biến chuyển những thực tế không mấy tốt đẹp trong từng ngành".
"Chốt" thi tốt nghiệp
Cũng trong ngày đầu tuần Thứ Hai, vào 17h, Bộ GD-ĐT thông báo phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2014: thí sinh sẽ thi 4 môn, trong đó thi bắt buộc 2 môn Ngữ văn và Toán học; còn lại thì được phép tự chọn 2 môn trong số các môn: Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ và Sinh học.
Một nét mới nữa là việc xét tốt nghiệp sẽ tính cả kết quả học của lớp 12, theo tỷ lệ 50: 50 (50% là điểm thi + 50% là kết quả học).
Ngoài ra, Bộ cũng cho biết, lộ trình đổi mới thi cử sẽ điều chỉnh, theo hướng tổng hợp, đưa vào câu hỏi mở để học sinh có thể giải quyết vấn đề. Các câu hỏi sẽ từ đơn giản đến phức tạp, hẹp đến rộng. Đến thời điểm phù hợp từ 4 môn thi sẽ chuyển thành 4 bài thi.
Sau khi có chính sách mới, nhiều nhà giáo đã phân tích rằng dường như những đổi mới của Bộ GD-ĐT nhằm tiệm cận hướng bỏ thi thay vì tiến tới một kỳ thi quốc gia mà kết quả đáng tin cậy. PGS Văn Như Cương còn đoán tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm nay sẽ lên tới 99,9%.
Hồi đáp về điều này, Bộ GD-ĐT nói "hãy để thực tiễn chứng minh". Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết, trong mọi ngành nghề, đặc biệt là giáo dục phải hướng tới tinh thần trách nhiệm, tự trọng và đề cao giám sát của xã hội. "Hiện nay, ta chưa có được thì phải vươn đến nền giáo dục sạch, làm sao giáo dục người học có tính tự giác".
Tranh luận về kiến nghị bỏ luyện viết chữ đẹp
Sau 10 năm nghiên cứu, Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng việc rèn chữ đẹp, tính nhẩm nhanh khiến cô trò ở trường quá vất vả. Bà đề xuất nên bỏ hai nội dung này để thay bằng các phần học bổ ích hơn, bởi hiện nay học sinh Việt Nam đang thiếu trầm trọng kỹ năng sống.
TS Hương nói, kiến nghị của mình được lắng nghe một phần đã là tuyệt vời. Bà cũng mong phụ huynh nhìn nhận vấn đề, giãn sự quan tâm vào chuyện luyện chữ đẹp hay tính toán nhanh để dạy cho con những kĩ năng khác quan trọng hơn.
Bộ trưởng, nói thật, tiến sĩ, luyện chữ đẹp, tốt nghiệp THPT
Bài thi "Vở sạch chữ đẹp" của Đặng Thuỷ Anh, thời còn là học sinh lớp 4E Trường Tiểu học Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Đề xuất của TS Hương dấy lên cuộc tranh luận trong cả giáo viên, các nhà quản lý và phụ huynh. Trong phần hồi đáp, lãnh đạo Vụ Tiểu học (Bộ GD-ĐT) giải thích Bộ không yêu cầu và không khuyến khích nhà trường và các giáo viên đặt nặng việc này. Tuy nhiên, nét chữ có liên quan tới nét người.
Cùng quan điểm "nét chữ, nết người", bà Nguyễn Thị Yến, hiệu trưởng một trường tiểu học nổi tiếng ở Hà Nội cũng phản bác đề xuất của TS Hương, và cho rằng cô Hương không nắm chắc về chương trình tiểu học.
Liên quan tới chuyện học sinh Việt Nam giỏi học, kém thực tiễn, trong tuần này, Bộ GD-ĐT đã công bố một số kết quả khảo sát của các tổ chức quốc tế minh chứng thêm điều này.
Theo khảo sát PASEC 10 (cuộc khảo sát được ví như khảo sát PISA đối với học sinh tiểu học) do tổ chức Pháp ngữ thực hiện, thì học sinh tiểu học Việt Nam cũng quá giỏi.
Điều này một lần nữa được khẳng định qua kết quả "giải mã" PISA (chương trình khảo sát quốc tế dành cho học sinh dưới 15 tuổi).
Theo kết quả này, về môn Toán và Khoa học, học sinh Việt Nam còn xếp hạng cao hơn học sinh các nước Anh, Mỹ.
Đáng lưu ý, về thời gian học thêm kết quả khảo sát đưa số liệu học sinh Việt Nam lọt tốp 5, đứng vị trí thứ 5/68. Về tính kiên trì đứng thứ 7/68. Trong khi đó,  sự cởi mở, linh hoạt trong giải quyết vấn đề của học sinh đứng vị trí 67/68.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, học sinh Việt Nam đã được cả PISA và PASEC đánh giá là có trình độ khá cao nhưng vẫn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn.
Hoa hậu gặp sự cố câu hỏi sử, 0% học sinh chọn thi sử
Một câu chuyện của lĩnh vực giải trí nhưng có liên quan tới giáo dục
Góp mặt trong chương trình truyền hình Giai điệu tự hào số 2 phát sóng tối ngày 22/2 trên VTV1 với vai trò là khách mời bình luận, Hoa hậu thân thiện của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 Dương Thùy Linh bị chê trình độ học vấn thua học sinh lớp 12.
Thùy Linh không trả lời được tại sao lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có 2 màu. Một khán giả trả lời do được học trong chương trình lịch sử lớp 12 nên biết ý nghĩa của màu đỏ của lá cờ tượng trưng cho máu, màu xanh tượng trưng cho hòa bình, còn ngôi sao vàng biểu tượng cho 5 tầng lớp: sĩ, nông, công, thương, binh. Lá cờ là niềm tin mãnh liệt của dân tộc ta về ngày hòa bình, thống nhất đất nước…
Nhạc sĩ Thụy Kha nói: "Rất nghi ngờ Hoa hậu, không biết có học hết lớp 12 chưa?”
Ứng xử trước sự cố, Linh giải thích mình sống ở nước ngoài tương đối nhiều, không học cấp 3 tại Việt Nam. Thùy Linh tốt nghiệp đại học tại Singapore và làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia rồi điều hành công ty với hơn 200 nhân viên, mẹ là hiệu trưởng ĐH, bố là giảng viên ĐH. Nhiều người đánh giá cao cách giải thích "sự cố" của Linh.
Trong khi đó, vào chiều ngày 28/2, PGS Văn Như Cương thông báo trên trang Facebook của mình là học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nơi ông là hiệu trưởng, không có ai chọn môn Lịch sử để thi tốt nghiệp.
Phép thử này lại làm dấy lên lo ngại học sinh càng "hổng" kiến thức về lịch sử, đồng thời cũng đặt ra mong muốn Bộ GD-ĐT nhanh chóng cải tiến chương trình, cách thi cử, cách ra đề thi môn học này.

Hàng chục người chết vì đâm dao ở TQ

Nhiều người vẫn chưa tìm được người thân sau vụ tấn công
Vụ tấn công bằng dao tại một nhà ga xe lửa ở Côn Minh phía tây nam Trung Quốc khiến ít nhất 28 người thiệt mạng, Tân Hoa Xã cho hay.
Hiện chưa rõ động cơ của vụ tấn công này và thông tin ban đầu nói có 113 người bị thương.

Năm nghi phạm đã bị bắn chết nhưng nhân tính của họ vẫn chưa được xác nhận, Tân Hoa xã đưa tin.Tuy nhiên, phía chính quyền miêu tả đây là vụ việc "có tổ chức, lên kế hoạch trước, tấn công khủng bố hung bạo".
Theo hãng thông tấn AP, những người này mặc đồng phục khi tràn vào nhà ga.
Một kênh truyền hình địa phương đưa tin nhóm tấn công này đã bị cảnh sát bắn.
Các nhân chứng nói nhóm người đột nhiên tấn công mọi người một cách ngẫu nhiên.

'Bể máu'

'Những người chậm chân thì bị chém' - lời nhân chứng
Một người sống sót tên Dương Hải Phi, bị thương ở ngực và lưng, nói với Tân Hoa xã rằng anh đang mua vé tàu thì những kẻ tấn công, phần lớn mặc đồ đen, xông tới nhà ga.
"Tôi nhìn thấy một người xông thẳng tới chỗ tôi với một con dao dài và tôi cùng mọi người chạy túa đi," anh kể lại.
Anh cũng nói thêm những người chậm chân thì bị chém.
Một số trốn thoát được hoảng hốt đi tìm người thân.
Dương Tử Thanh cũng kể lại với Tân Hoa xã rằng cô và chồng đang đợi tàu đi Thượng Hải thì "một người đàn ông cầm dao lao tới" chỗ họ.
"Tôi không tìm được chồng, và điện thoại của anh ấy cũng không trả lời," cô nói.
Dân mạng xã hội Trung Quốc đã chia sẻ các bức hình vụ tấn công trên internet, nhưng phóng viên nói các hình ảnh đang bị gỡ xuống.
Những hình ảnh do BBC được xem cho thấy đàn ông và phụ nữ nằm trên đất trong bể máu sau khi bị tấn công.
Kênh truyền hình nhà nước CCTV cho biết quan chức an ninh cấp cao Mạnh Kiến Trụ sẽ tới Côn Minh để trực tiếp giám sát điều tra vụ án.
Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã gửi lời chia buồn tới các nạn nhân và gia đình, kênh này nói thêm.
Dùng dao đâm nhiều người là chuyện cũng thường xảy ra ở Trung Quốc nhưng gần đây chưa có vụ nào lớn như vụ này.
Theo bbc

28.000 quân Nga đã vào Ukraine ?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sẵn sàng đưa quân vào Ukraine sau khi giành được sự ủng hộ của quốc hội. Theo thông tin chính thức, Nga hiện đang có 6.000 quân đóng tại Crimea. Tuy nhiên, tờ Bưu điện Kiev của Ukraine cho biết con số thực đã lên đến 28.000 quân.

Tờ Bưu điện Kiev cho biết các binh sĩ Nga ở bán đảo Crimea đã đánh chiếm các địa điểm chiến thuật trong ngày 1.3 và số binh sĩ Nga trên đất Ukraine đã tăng từ 6.000 lên 28.000 quân.
Việc triển khai quân tiến chiếm các điểm chiến thuật quan trọng này ở Crimea diễn ra sau khi thủ tướng thân Nga tại đây, ông Sergei Aksenov đã kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 30.3 tới đây, cho phép người dân bỏ phiếu quyết định xem vùng đất 2,2 triệu dân này sẽ tiếp tục trực thuộc Ukraine, gia nhập Nga hay sẽ trở thành một quốc gia độc lập.
Tuy nhiên, chính quyền hiện tại ở Kiev đã đặt dấu hỏi về tính hợp pháp của việc bổ nhiệm ông Aksenov và gọi cuộc trưng cầu dân ý này là một hành động ly khai bất hợp pháp.
Trong khi đó, các quan chức Nga và cựu tổng thống Viktor Yanukovych, bị phế truất hôm 22.2, lại đặt ra những câu hỏi về tính hợp pháp của tân chính phủ Ukraine.
Trông một động thái khác diễn ra cùng ngày 1.3,  tân thủ tướng Ukraine Arseniy Yatseniek đã gọi điện thoại cho tổng thống Nga Putin và yêu cầu ông này rút quân Nga về nước. Ông gọi các động thái của quân Nga tại Ukraine là “một hành động khiêu khích” và vi phạm các điều khoản về việc Ukraine cho Nga đặt căn cứ hải quân tại Sevastopol, Crimea.
L.H.L
Ảnh: Lực lượng "lạ"  đã được triển khai canh gác tòa nhà quốc hội ở Crimea chiều ngày 1.3.2014 (AFP)

Quảng Ninh cho thuê đất 120 năm?


- Than ôi ! Tổ quốc tôi !

- Than ôi ! Dân tộc tôi ! 
 Người ta mở toang cửa cho kẻ thù truyền kiếp tự do ra vào, tự do hoạt động, tự do ở lại hàng trăm năm...???
 Hu hu hu !!!  BTTD chỉ còn biết khóc thôi !

Ngay sau khi đề nghị với Trung ương để phát triển Móng Cái, Vân Đồn thành đặc khu kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục đề xuất đặc cách cho phép các doanh nghiệm đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ được phép thuê quyền sử dụng đất lên tới 120 năm.
Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Theo Bí thư Thành ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính, các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ có thể thuê quyền sử dụng đất tới 120 năm khi trả tiền một lần. Trong một số dự án kinh doanh đô thị hiện đại, thời gian sử dụng đất có thể lên đến 99 năm, ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê quyền sử dụng đất trong 70 năm được phép thế chấp để vay vốn đầu tư. Một số đối tượng người nước ngoài còn được đề xuất có quyền mua và sở hữu nhà ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Ông Chính cho biết, trước hết tỉnh Quảng Ninh sẽ đề nghị được áp dụng những chính sách này thí điểm ở Vân Đồn. Đi kèm với chính sách ưu đãi về đất đai ở Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh còn đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc biệt về thuế như miễn 15 năm thuế nhập doanh nghiệp với dự án công nghệ cao; 20 năm với dự án dịch vụ; giảm 70% thuế thu nhập cá nhân trong 15 năm cho bất kể ai làm việc ở đây; miễn 100% thuế đối với các khoản thưởng hằng năm với lao động có trình độ cao…
Có thể thấy, so với những chính sách về miễn giảm thuế hiện nay thì những đề xuất của Quảng Ninh thể hiện một sự ưu ái chưa từng có trong lịch sử mời gọi đầu tư của các tỉnh. Ông Bí thư Thành ủy cũng khẳng định rõ ràng, mục tiêu chính là để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, giảm thiểu sự can thiệp của chính quyền vào thị trường. Được biết, các đề xuất của Quảng Ninh đang nhận được sự đông thuận từ các Bộ, ngành.
Những đề xuất về hai đặc khu kinh tế của Quảng Ninh ở Móng Cái và Vân Đồn cộng với hàng loạt các chính sách ưu đãi tối đa về đất đai và thuế được đưa ra song song với chuyến thăm và làm việc tại Quảng Đông, Trung Quốc của bà Phó Bí thư Thường trực Đỗ Thị Hoàng với mục đích giới thiệu môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh cho thấy, Quảng Ninh đang hướng về các nhà đầu tư Trung Quốc. Điều này khiến nhiều người lo ngại, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang thể hiện một thái độ thiếu thiện chí trên Biển Đông nhằm chiếm đoạt các vùng lãnh hải hợp pháp của Việt nam. Không chỉ có vậy, thương lái Trung Quốc luôn để lại tai tiếng qua các hoạt động thương mại mang tính phá hoại đối với hàng nông lâm hải sản ở khắp các tỉnh thành của nước ta. Còn các nhà thầu xây dựng Trung Quốc cũng quá “nổi tiếng” với kiểu làm ăn bát nháo, bỏ của chạy lấy người. Liệu có thể tin tưởng được những nhà đầu tư kiểu như vậy khi vào Móng Cái hoặc Vân Đồn sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế, xã hội của Việt Nam?
Với vị trí giáp ranh với Trung Quốc của Vân Đồn và Móng Cái, đề xuất mở toang cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài – mà cận kề nhất là người Trung Quốc tới làm ăn của Quảng Ninh khiến nhiều người lo lắng.  Với những nơi tiền tiêu trọng yếu này, việc rước người nước ngoài vào “trấn giữ” 120 năm quả thật quá mạo hiểm và chưa từng có trong lịch sử bảo vệ biên giới, lãnh thổ của nước ta.

Putin đưa quân vào Ukraine


Viễn cảnh VN cũng sẽ như Ukraina? Nết một mai TQ lại xua quân xâm chiếm VN như năm 1979, 1988, ai sẽ bảo vệ VN ? BTTD

Thượng viện Nga đồng ý cho Putin đưa quân vào Ukraine
22 giờ 30 tối 1.3, Thượng viện Nga vừa bỏ phiếu thông qua quyết định đồng ý cho chính quyền của ông Putin đưa quân đội Nga vào Ukraine. 
Trước đó, ông Putin đã yêu cầu Thượng viện Nga đồng ý cho ông này sử dụng quân đội ở khu vực Crimea của Ukraine với lý do "bình thường hóa tình hình chính trị tại nơi này", đại diện của điện Kremlin tuyên bố. 
Hành động của ông Putin được dẫn giải bởi lý do "bảo vệ thường dân và các căn cứ quân sự của Nga" tại khu vực này. Cuộc bỏ phiếu hôm nay, cùng ngày với lời kêu gọi của người lãnh đạo mới tại Crimea, Sergey Aksyonov, yêu cầu ông Putin giúp "duy trì hòa bình ở khu vực Biển Đen". Hải quân Nga hiện đã bố trí những tàu chiến của mình trong một căn cứ quân sự ở Sevatopol. 
Cộng đồng quốc tế đang tỏ ra vô cùng lo ngại trước động thái này, vì Nga dường như đã quyết tâm can thiệp vào khủng hoảng bất chấp cảnh báo từ Mỹ và các nước phương Tây.
Nhiều khả năng Nga có thể sẽ triển khai quân đội trên những tỉnh nói tiếng Nga khác ở phía Đông và Nam Ukraine vốn phản đối chính quyền mới ở Kiev.
Trước đó, một nhóm người vũ trang, được cho là quân đội Nga, đã kiểm soát sân bay chính và trung tâm thông tin liên lạc tại Crimea vào ngày 28.2. Ngay lập tức, chính quyền mới tại Kiev đã lên tiếng cáo buộc Moscow đang âm mưu “xâm lược và chiếm đóng quân sự” khu vực Crimea, nơi có Hạm đội Biển Đen của Nga đang trú đóng.
Tại Kiev, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk mở một cuộc họp nội các nhằm kêu gọi Nga không nên gây thêm bất ổn tại khu vực Crimea.
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ và nhà chức trách Nga rút các lực lượng của mình tại Crimea và đưa họ trở lại các khu vực đồn trú trước đây” Yatsenyuk nói, “Những người bạn Nga, hãy ngừng kích động sự chống đối quân sự và dân sự tại Ukraine”.
“Hoa Kì sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế trong việc bảo đảm sẽ có sự trả giá cho bất kì can thiệp quân sự nào vào Ukraine”, Tổng thống Obama tuyên bố.
Bán đảo Crimea chỉ trở thành một phần của Ukraine vào năm 1954, khi lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev chuyển quyền tài phán của Nga tại Crimea cho Ukraine. Một động thái được xem chỉ mang tính hình thức vào thời điểm đó, khi Ukraine đã là một phần của Liên bang Xô Viết.
Theo Reuters, Thượng viện Nga đã đề nghị Putin triệu hồi đại sứ Nga tại Mỹ để tham vấn về việc triển khai quân sự tại Ukraine sắp tới.
 Theo Một Thế Giới, sẽ tiếp tục cập nhật. 

VN phản đối báo cáo nhân quyền của Mỹ

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần phản đối phúc trình nhân quyền của Hoa Kỳ
Việt Nam vừa lên tiếng phản đối phúc trình nhân quyền thường niên được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 27/2, trong đó đánh giá tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn còn "tồi tệ".

"Trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng, Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại với các nước còn có những quan điểm khác biệt với Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người, trong đó có Mỹ."

BấmTrang web Bộ Ngoại giao Việt Nam đăng phản hồi của Người Phát ngôn bộ này, ông Lê Hải Bình, nói: "Một số nhận định về Việt Nam nêu trong Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2013 đã dựa trên những thông tin thiếu chính xác, không phản ánh thực tế khách quan về tình hình quyền con người ở Việt Nam.
Ông Bình nói thông qua đối thoại, Hà Nội hy vọng Hoa Kỳ sẽ "tăng cường hiểu biết, thu hẹp sự khác biệt, qua đó nâng cao tính xác thực và khách quan trong những đánh giá về tình hình quyền con người ở Việt Nam”.
Ông được dẫn lời khẳng định nhân quyền "là trọng tâm trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam" và cho biết "những nỗ lực của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận" tại phiên Kiểm điểm Nhân quyền Phổ quát Định kỳ (UPR) hồi đầu tháng Hai vừa qua.
Trong phiên UPR vào ngày 5/2 tại Geneva, đa số đại biểu từ các nước tham dự đã bày tỏ quan ngại trước việc Hà Nội tiếp tục đàn áp các quyền phổ quát như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp cũng như việc các nhà hoạt động trong nước bị ngăn tới dự phiên điều trần.
'Đàn áp nhân quyền'
Vấn đề về nhân quyền lớn nhất tại nước này [Việt Nam] vẫn là việc chính quyền tiếp tục hạn chế quyền tham gia vào các hoạt động chính trị của người dân, đặc biệt là quyền được thay đổi chính phủ"Phúc trình Nhân quyền Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Trong phần phát biểu mở đầu buổi công bố bản phúc trình nhân quyền hôm 27/2 tại Washington, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói “các nhà hoạt động cho xã hội dân sự mà tôi đã gặp ở nhiều nước, trong đó có những người từ Hà Nội, đã thực sự truyền cho tôi cảm hứng."
"Họ là những người đã đứng lên bảo vệ các quyền cơ bản, quyền được nói lên tiếng nói của mình và được tự do hội họp”.
Phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói Việt Nam vẫn là một quốc gia "toàn trị", "độc đảng", và cho rằng cuộc bầu cử Quốc hội gần đây nhất vào năm 2011 "không phải là một cuộc bầu cử tự do hay công bằng".
"Vấn đề về nhân quyền lớn nhất tại nước này vẫn là việc chính quyền tiếp tục hạn chế quyền tham gia vào các hoạt động chính trị của người dân, đặc biệt là quyền được thay đổi chính phủ," bản báo cáo viết.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói Việt Nam đã "tăng cường các biện pháp nhằm giới hạn quyền tự do dân sự của người dân" và nạn tham nhũng bao trùm lên cả hệ thống tư pháp cũng như bộ máy công an
"Những trường hợp đàn áp nhân quyền cụ thể bao gồm sự bạo hành của lực lượng công an đối với nghi phạm trong lúc bắt giữ cũng như tạm giam, những vụ bắt giữ bừa bãi vì tội tham gia các hoạt động chính trị cũng như sự bác bỏ quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng," báo cáo có đoạn viết.
"Ảnh hưởng chính trị, nạn tham nhũng và tính thiếu hiệu quả tiếp tục làm méo mó hệ thống tư pháp."
"Chính quyền hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và đàn áp những tiếng nói bất đồng, ngoài ra còn ngày càng tăng cường hạn chế quyền tự do internet."
"Những công dân muốn thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tiếp tục bị quấy rối ... và được sự bảo vệ không đồng đều từ pháp luật, nhất là ở cấp tỉnh và làng xã".
"Chính phủ vẫn tiếp tục duy trì chính sách cấm cửa các tổ chức nhân quyền độc lập. Tình trạng bạo hành và phân biệt đối xử với phụ nữ cũng như nạn buôn người bao gồm đàn ông, phụ nữ, trẻ em, vẫn tiếp tục."
"Chính phủ tiếp tục hạn chế quyền của người lao động được gia nhập những công đoàn độc lập và không áp đặt một cách hữu hiệu những quy định về an toàn lao động."
Báo cáo cũng nhận định Việt Nam thực hiện việc "truy tố và trừng phạt những quan chức mắc sai phạm một cách thiếu đồng đều" và nhiều trường hợp những sai phạm của lực lượng công an không bị trừng phạt.
Theo bbc 

TQ âm mưu gì ở Hà Tĩnh, Quảng Trị?

Nguyễn Hữu Quý


1. Đâu chỉ là tài nguyên, khoáng sản
Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các báo của Nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có người Trung Quốc đứng sau lưng.
Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước A thực ahiện đối với nước B, thì hôm nay, cần được nghĩ khác. Theo tư duy này, ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang xâm lược Việt Nam một cách toàn diện. Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn xâm lược rất thành công về kinh tế, chính trị, và đặc biệt là về ngoại giao… Việc Việt Nam không chính thức kỷ niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/01/1974-19/01/2014), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014) cho thấy, cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang hết sức thành công, không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu một cách, ngoạn mục, mỹ mãn…

Câu hỏi được đặt ra ở bài này là: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?

a. Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị
Ngày 14/02/2014, đài VOA, trong bài viết có tựa đề “Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị”, tác giả là Blogger Lê Anh Hùng, cho biết:
“Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km”(1).
Cũng trong bài viết này, về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, tác giả dẫn lời nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về thời kỳ chống Mỹ như sau: “… cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam”.

b. Đối với cảng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh
Tháng 4/2006, Khu Kinh tế Vũng Áng được thành lập, theo Wikipedia có diện tích tự nhiên 227,81 km2 (22.781 ha). Các hoạt động kinh tế được ưu tiên phát triển tại khu kinh tế Vũng Áng bao gồm: dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,...).
Đáng chú ý là, Khu Kinh tế Vũng Áng đang được đầu tư Dự án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (2) là một trong những dự án trọng điểm và lớn nhất của Tập đoàn Formosa (tiền thân là của Đài Loan, nhưng đã nhượng lại 100% cổ phần cho Trung Quốc?!) với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD (gồm hai giai đoạn), nằm trên diện tích trên 3.300ha, trong đó diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích mặt nước trên 1.200 ha.
Với quy mô lớn như vậy, thì người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này khoảng 25 đến 30 năm, vừa để đầu tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế hệ người Tàu lấy vợ, lập thành phố người Tàu tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền.
Tháng 10/2013, đài RFA, đăng bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”, báo động tình trạng cát cứ của người Trung Quốc tại Vũng Áng, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này qua ý kiến của một người dân được bài báo trích đăng là:
“… Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc”.
Và đây là nhận định tổng quát của bài báo, khi tác giả nghe từ một phụ nữ:
“Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”.
Nhưng đáng chú ý nhất, báo động đỏ cho tình hình tại Vũng Áng, phải là một comment (của một người địa phương nơi đây) trong bài: “Nhà văn Phạm Xuân Nguyên: Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung là một sự thật lịch sử không thể xóa bỏ”, đăng trên Blog Dân Quyền (Diễn đàn XHDS) hôm 14/02/2014, toàn văn như sau:
“Cảm ơn nhà văn Phạm Xuân Nguyên đã nói lên những suy nghĩ của tôi và bạn bè tôi – những người đã chiến đấu có người đã anh dũng hy sinh, có người bị thương…. trong cuộc chiến chống Tàu cướp nước 2/1979, tại Bắc luân (Quảng ninh), ở Trung đoàn 288-Quân khu 3.
Tôi cũng rất đau lòng khi vùng đất quê Kỳ Anh (Hà Tĩnh) của anh Nguyên và chúng tôi đã được cầm quyền ĐCSVN bán cho Trung Quốc hơn 80 km2 thành khu căn cứ riêng mà chỉ có chức sắc Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Đảng TƯ mới có thể được Tàu cho vào, còn chủ tịch tỉnh lấy chức danh đó cũng không được vào [? – NHQ]. Trung Quốc xây tường và nhà cao tầng dọc đường quốc lộ 1 từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên hơn 20 km, chiếm hoàn toàn biển phía Đông đường Quốc lộ 1, để làm gì cũng không ai được biết.
Dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mất đất, không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm, đất ở, đất ruộng, cả mồ mả cha ông… nay ĐCSVN BÁN CHO TÀU rồi . Trai Tàu lấy vợ Kỳ Anh, là mơ ước của gái Kỳ Anh ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn. Người Trung Quốc ở Kỳ Anh không cần theo luật CHXHCNVN là đi xe máy họ không cần đội mũ, mà công an còn cười chào thân thiện. Người Kỳ Anh mà đi xe máy không đội mũ thì chỉ có đi theo ông Trịnh Xuân Tùng - Hà Nội” (4).
Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp, có sự tiếp tay của quan chức Việt Nam ở cấp cao, thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng.
Vũng Áng quả là một vị trí lý tưởng không chỉ để khống chế Việt Nam về mặt đường bộ, mà toàn bộ đường biển đi vào Vịnh Bắc Bộ. Một nguy cơ không thể không được báo động!

2. Tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng - Cửa Việt

clip_image002
Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể thông qua tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng - Cửa Việt, Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền.

Căn cứ hải quân Du Lâm(5) của Trung Quốc, được Bách khoa toàn thư Wikipedia giới thiệu: là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Theo bản đồ (kèm theo), từ Du Lâm đến Vũng Áng và Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo QL1A là 190 km. Ba đỉnh này tạo thành một tam giác, và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển.
Phải chăng việc cấm người Việt Nam ra, vào Vũng Áng và Cửa Việt, bộc lộ ý đồ Trung Quốc muốn xây dựng hai vị trí này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Đây chính là đáp án trả lời cho câu hỏi: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị.
(Nên nhớ, Quảng Bình, nơi nằm giữa Vũng Áng và Cửa Việt, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào).

3. Vũng Áng - Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò”

clip_image003
“Đường lưỡi bò” (màu đỏ) và luồng vận chuyển hàng hải quốc tế (màu trắng)

Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (đường màu trắng mờ).
Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ với điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông (còn) khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979).
Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với bọn Bá quyền Đại Hán Bắc Kinh, thì mọi việc đều có thể.

4. Vài lời kết

1. Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn vào hai vị trí Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người Tàu. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp (sau 15-25 năm), Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông.

2. Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại hai địa điểm nói trên thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Nhân dịp 35 năm ngày xảy ra chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014), việc để Trung Quốc bất ngờ phát động và xâm lược trên toàn cõi biên giới phía Bắc đêm 16 rạng sáng ngày 17/02/1979, mà phía Việt Nam không hề hay biết, là bài học cảnh giác, nếu như còn muốn Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập, mà không muốn bị chia cắt một lần nữa hoặc tự biến thành một tỉnh của Trung Quốc.
Ngày 15 và 16/02/2014

N.H.Q.
Theo Bauxite VN

Crimea nhờ Putin giữ hòa bình

Nhà lãnh đạo mới thân Moscow của vùng tự trị Crimea đã yêu cầu Tổng tống Nga Vladimir Putin giúp gìn giữ hòa bình.
Một nguồn của Kremlin nói Moscow sẽ "không làm ngơ" yêu cầu của ông Sergiy Aksyonov.

Ông cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước tin về việc Nga điều động quân đội trên bán đảo Crimea.Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trước đó lên tiếng cảnh báo Moscow rằng bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào tại Ukraine cũng đều phải "trả giá".
Thủ tướng tạm quyền của Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã gọi việc Nga triển khai quân đội tại Crimea là hành động khiêu khích để dẫn đến một cuộc "xung đột vũ trang".
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc nói bất kỳ sự di chuyển nào của quân đội nước này tại Crimea cũng đều nằm trong khuôn khổ thỏa thuận được ký kết với Ukraine.
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama tán dương chính phủ tạm quyền của Ukraine vì đã "kiềm chế".
"Bất kỳ sự xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nào cũng sẽ gây ra bất ổn sâu sắc, và điều này không phục vụ lợi ích của Ukraine, Nga hay châu Âu," ông nói.
"Điều này thể hiện một sự can thiệp nghiêm trọng vào những vấn đề mà lẽ ra phải được người dân Ukraine quyết định. Đây cũng sẽ là một sự vi phạm rõ ràng của Nga đối với nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như với luật pháp quốc tế".
Ông nói thêm: "Chỉ vài ngày sau khi thế giới đến với Nga để tham dự Thế Vận hội, nước này lại khiến các quốc gia trên toàn cầu phải lên án mình."
"Hoa Kỳ sẽ đứng về phía cộng đồng quốc tế trong việc khẳng định rằng bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào Ukraine cũng đều phải trả giá."
Ông Obama không nói rõ Hoa Kỳ sẽ đáp trả như thế nào, tuy nhiên, phóng viên BBC tại Washington, Beth McLeod, nói Hoa Kỳ đang xem xét gây áp lực kinh tế bằng cách hoãn nâng cấp quan hệ thương mại với Moscow.
Washington cũng đang xem xét việc tẩy chay hội nghị thượng đỉnh G8 mà Nga sắp chủ trì vào tháng Sáu.

Xe thiết giáp của Nga được nhìn thấy gần thị trấn Bakhchisarai, Crimea

'Sáp nhập lãnh thổ'

Trong bài phát biểu trên truyền hình tối 28/2, Tổng thống tạm quyền của Ukraine, ông Oleksander Turchynov, nói Moscow đang muốn kích động chính phủ mới của Ukraine để thừa cơ sáp nhập Crimea.
Ông cũng đã kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin "chấm dứt những hành động gây hấn và bắt đầu đàm phán".
Ông nói Nga đang có những biểu hiện giống như trước lúc gửi quân vào Georgia năm 2008, sau khi vùng Abkhazia và Nam Ossetia, nơi người gốc Nga chiếm đa số, đòi ly khai.
Nhiều tay súng trong đồng phục quân đội không rõ danh tính đã xuất hiện tại trụ sở Quốc hội Crimea, đài truyền hình chính phủ và các trạm viễn thông. Lực lượng này cũng đang tuần hành tại các sân bay ở Simferopol và Sevastopol, nơi đặt căn cứ của Hạm đội Hắc Hải.
Truyền thông Ukraine dẫn lời chính quyền địa phương nói 13 máy bay Nga mang theo số binh sỹ ước tính khoảng 2.000 người đã hạ cánh tại một sân bay quân sự gần Simferopol. Nguồn tin này vẫn chưa được kiểm chứng.
Vào ngày 28/2, các xe bọc thép và trực thăng của Nga cũng đã được nhìn thấy ở gần Simferopol và Sevastopol.
Các chuyến bay đến và đi từ Simferopol đều bị hủy. Các hãng hàng không nói không phận của khu vực này đã bị đóng.

'Dân quân địa phương' dựng chốt kiểm tra trên những tuyến đường kết nối Crimea với Ukraine

Làm đúng khuôn khổ

Tuy nhiên, đại sứ của Nga tại Liên Hiệp Quốc, ông Vitaly Churkin, nói bất kỳ sự di chuyển nào của quân đội Nga tại Crimea cũng chỉ nằm trong giới hạn được quy định trong thỏa thuận với Ukraine về việc triển khai khí tài quân sự trên bán đảo này.
"Chúng tôi chỉ đang hành động trong khuôn khổ của thỏa thuận đó," ông nói.
Ông Churkin không nhắc đến bất cứ sự triển khai quân đội nào từ phía Nga.
Kremlin cho biết Tổng thống Putin đã đề cập đến "tầm quan trọng của việc đảm bảo không để cho bạo lực leo thang" trong cuộc nói chuyện qua điện thoại với các lãnh đạo phương Tây.
Tối thứ Sáu, cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng kể từ khi bị truất quyền một tuần trước đó.
Trả lời họp báo bằng tiếng Nga, ông đã xin lỗi vì "không đủ sức giữ vững sự ổn định" tại Ukraine và gọi những người lật đổ mình là "lũ côn đồ".
Ông Yanukovych cũng nói ông sẽ "tiếp tục đấu tranh cho tương lai của Ukraine", nhưng sẽ chỉ trở về khi sự an toàn của bản thân được đảm bảo.
Ukraine đã yêu cầu Nga dẫn độ ông Yanukovych.
Ông Yanukovych bị truy nã với cáo buộc thảm sát hàng loạt, liên quan đến những vụ đụng độ bạo lực giữa cảnh sát và người biểu tình khiến 80 người thiệt mạng.
Khủng hoảng chính trị tại Ukraine bắt đầu bùng nổ hồi tháng 11, sau khi ông Yanukovych từ chối ký kết thỏa thuận liên hiệp và tự do thương mại với EU để giữ quan hệ với Nga.
Quyết định này đã khiến hàng nghìn người ủng hộ phương Tây xuống đường biểu tình, yêu cầu tổng thống phải từ chức và việc thắt chặt quan hệ với EU.

Kể từ khi ông Yanukovych bị truất quyền, căng thẳng tại Ukraine bắt đầu chuyển hướng sang bán đảo Crimea, nơi người gốc Nga chiếm đa số.
Theo bbc

28 tháng 2, 2014

Cựu chiến binh bị khai trừ vì tố tiêu cực


- Xã hội VN bây giờ có nhiều chuyện cười ra nước mắt: Kẻ xấu được tôn vinh, người tốt bị trù dập. BTTD


(Dân trí) - Lấy lý do ông Lập chưa thành thật trong bản tự kiểm điểm, phát biểu thiếu ý thức xây dựng làm ảnh hưởng đến bản chất truyền thống anh bộ đội cụ Hồ; viết đơn thư vượt cấp, sai sự thật; 24/36 hội viên đã bỏ phiếu khai trừ ông Lập hỏi Hội CCB xã.
Ông Nguyễn Quang Lập bức xúc vì bị khai trừ ra khỏi Hội cựu chiến binh xã Võ Liệt
Ông Nguyễn Quang Lập bức xúc vì bị khai trừ ra khỏi Hội cựu chiến binh xã Võ Liệt
Bị khai trừ vì viết đơn tố cáo sai phạm
Trong đơn gửi các cơ quan báo chí, ông Nguyễn Quang Lập (thôn Hòa Hợp, xã Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ An) trình bày: ngày 4/11/2013, có 3 cán bộ thôn tới nhà ông kiểm tra, rà soát các tiêu chí bình xét hộ nghèo. Lúc này chỉ có bà Phan Thị Huyền - vợ ông Lập và cô con gái ở nhà. 3 cán bộ này đã ghi thêm một số vật dụng mà gia đình ông không có như: máy vi tính, máy phát điện… 2 người con của ông Lập đang học đại học, thuộc diện phải chu cấp hoàn toàn cũng được số cán bộ thôn chấm 20 điểm.
Với cách “rà soát” và chấm điểm kiểu này, gia đình ông Lập được 74 điểm. Trong khi đó, từ 43 điểm trở xuống mới được công nhận là hộ nghèo. Thấy việc rà soát, chấm điểm của cán bộ thôn vô lý nên bà Huyền không ký vào biên bản. “Sau khi nghe bà nhà tôi kể lại sự việc, tôi có đến nhà trưởng thôn để hỏi cho rõ nhưng họ trả lời là làm theo chủ trương”, ông Lập cho biết.
Sự việc không được giải thích thỏa đáng, ngày 6/11/2013 ông Lập viết đơn tố cáo gửi lên chính quyền địa phương, đồng thời ví hành động của 3 cán bộ thôn như việc “khám nhà”. Bên cạnh đó, thấy việc xét duyệt hộ nghèo có dấu hiệu sai trái khi một số hộ là con em của cán bộ thôn được đưa vào diện hộ nghèo, cận nghèo nên ông Lập đã viết đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND xã Võ Liệt đề nghị làm rõ.
Ông Nguyễn Quang Lập bức xúc vì bị khai trừ ra khỏi Hội cựu chiến binh xã Võ Liệt
Quyết định thi hành kỷ luật hình thức khai trừ ra khỏi Hội CCB xã Võ Liệt đối với ông Nguyễn Quang Lập.
Trong khi ông Nguyễn Quang Lập là người đứng đơn thì ngày 16/11/2013, UBND xã Võ Liệt lại có giấy mời bà Huyền - vợ ông, lên trụ sở làm việc để giải quyết đơn thư tố cáo. Chính vì không được xã mời lên làm việc để giải quyết khiếu nại nên ngày 12/11/2013 ông Lập tiếp tục viết đơn khiếu nại gửi lên Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương đề nghị làm rõ việc những người không thuộc diện hộ nghèo của địa phương.
Ngày 25/11/2013, UBND xã Võ Liệt đã xác minh và loại hộ gia đình anh Trần Quốc Cường (con trai ông Trần Văn Hùng - Bí thư chi bộ thôn Hòa Hợp) và hộ gia đình anh Trần Văn Hải (con ông Trần Văn Hiến - đảng viên chi bộ thôn Hòa Hợp) ra khỏi diện hộ nghèo xuống mức cận nghèo. Dù đơn thư khiếu nại của ông Lập là có cơ sở nhưng ông vẫn bị “khép” vào tội viết đơn thư vượt cấp. Cùng với đó, việc ông ví hành động rà soát hộ nghèo của 3 cán bộ thôn như việc “khám nhà” ông Lập bị quy kết là tố cáo sai sự thật.
Ngày 20/12/2013 Hội CCB xã Võ Liệt đã tiến hành kiểm tra bất thường đối với 3 cá nhân thuộc chi hội thôn Hòa Hợp, trong đó có ông Lập. Ngày 2/1/2014, ông Nguyễn Quang Lập bị khai trừ ra khỏi hội sau khi 24/36 hội viên (Chi hội CCB thôn Hòa Hợp có 48 hội viên, tại thời điểm bỏ phiếu có 11 hội viên vắng mặt) bỏ phiếu kín, đồng ý đề nghị khai trừ.
Cùng với đợt xét hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Quang Lập, Hội CCB xã Võ Liệt cũng họp xét hình thức kỷ luật đối với ông Phạm Xuân Mân (trú thôn Hòa Hợp). Ông Phạm Xuân Mân là đối tượng bị ông Lập tố cáo đã làm giả hồ sơ thương binh và đã bị tước chế độ thương binh. “Thật bất công là thương binh giả, ăn chặn tiền Nhà nước thì chỉ bị cảnh cáo. Trong khi đó, tôi tố cáo tiêu cực lại bị khai trừ khỏi Hội”, ông Lập bức xúc.
Việc khai trừ ông Lập là đúng?
Làm việc với PV, ông Nguyễn Văn Lợi - Chủ tịch Hội CCB xã Võ Liệt một mực khẳng định việc khai trừ ông Lập là đúng. Và việc khai trừ ông Lập căn cứ vào Điều lệ Hội CCB. Theo ông Chủ tịch Hội CCB xã thì ông Lập vi phạm kỷ luật vì chưa thành thật viết bản tự kiểm điểm trình trước ban kiểm tra của hội và chi hội; Có biểu hiện chưa chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới; Phát biểu thiếu ý thức xây dựng làm ảnh hưởng đến bản chất truyền thống anh bộ đội cụ Hồ; Viết đơn thư vượt cấp; Viết đơn thư sai sự thật.
Ông Lợi cũng cho biết thêm, các biên bản họp kết luận việc vi phạm kỷ luật ông Nguyễn Quang Lập đang ở dưới chi hội, ông không giữ. Còn với việc ông Phạm Xuân Mân làm giả hồ sơ hưởng chế độ thương binh nhưng chỉ bị cảnh cáo, ông Nguyễn Văn Lợi cho biết: “Với mức độ như vậy chỉ bị cảnh cáo chứ không bị khai trừ, bên Đảng không khai trừ thì hội cũng không khai trừ”.
Ông Nguyễn Văn Lợi - Chủ tịch Hội CCB xã Võ Liệt khẳng định việc khai trừ ông Lập là đúng.

Ông Nguyễn Văn Lợi - Chủ tịch Hội CCB xã Võ Liệt khẳng định việc khai trừ ông Lập là đúng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Đình Trung - Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Thanh Chương - cho biết: Sau khi nhận được kiến nghị của ông Lập, Hội CCB huyện đã có cuộc kiểm tra tại xã Võ Liệt nhằm xem xét nội dung cũng như quy trình kỷ luật ông Lập liệu đã đúng chưa. Sau khi kiểm tra, Hội CCB huyện đã có kết luận rằng việc kỷ luật khai trừ đối với ông Lập là đúng. Ông Trung cho rằng huyện hội cũng chỉ kiểm tra quy trình xét kỷ luật, còn mức đề nghị hình thức đều do chi hội gửi lên. Riêng đối với trường hợp ông Phạm Xuân Mân, ông Trung cho rằng, cũng căn cứ vào việc bỏ phiếu nên chỉ cảnh cáo chứ không khai trừ.
Tuy nhiên, qua trao đổi với ông Nguyễn Quốc Huy – Phó Ban kiểm tra, Hội CCB tỉnh Nghệ An - được biết, chỉ dựa vào kết quả bỏ phiếu của chi hội mà đưa ra quyết định khai trừ đối với ông Nguyễn Quang Lập là sai. Theo điều 22, Điều lệ Hội CCB Việt Nam thì khai trừ ra khỏi hội đối với hội viên phải được Chi hội biểu quyết với sự đồng ý của 2/3 tổng số hội viên. Trong cuộc họp bỏ phiếu kín đề nghị hình thức kỷ luật đối với ông Nguyễn Quang Lập, chỉ có 36 hội viên/tổng số 48 hội viên tham gia. Số phiếu đồng ý mới chỉ đạt 2/3 số hội viên tham gia họp chứ không phải 48 hội viên của Chi hội. Hội CCB tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo Hội CCB huyện Thanh Chương và Hội CCB xã Võ Liệt xem xét lại việc đã khai trừ sai ông Nguyễn Quang Lập ra khỏi Hội CCB xã Võ Liệt
Ông Nguyễn Quốc Huy cho biết thêm, liên quan đến những lý do ông Lập bị cho là vi phạm để rồi bị khai trừ, cũng như trường hợp ông Mân làm giả hồ sơ thương binh nhưng chỉ bị cảnh cáo, Tỉnh hội cần phải xem xét lại tùy vào mức độ, tính chất vi phạm của mỗi cá nhân.
Hoàng Lam