Trang

24 tháng 6, 2016

Em Làm Gì Có Lễ

Ngày kia là ngày quốc tế thiếu nhi
Chị yêu em , yêu cực kì ...em hỡi
Mầm non ơi ! Sao đáng thương quá đỗi
Ăn chưa no....em nhớ "lễ" nỗi gì?
Cũng là người mà tội nghiệp quá đi
Kiếp lang thang nên thân tàn ma dại
Cha mẹ nghèo , đời thiếu lòng nhân ái
Vất vả nhiều, em nhẫn nại vượt qua...!
Em Yêu à! dù chị ở phương xa
Nhưng trái tim , quê nhà luôn vẫy gọi
Nhìn các em ,lòng chị càng nhức nhối
Nước mắt rơi, chị đau đớn , nghẹn ngào...
Lễ không quà , bánh kẹo chị chưa trao
Chưa có tỉ Đô , luôn ước ao gửi tặng
Nhưng Chị mong ,bớt giãi dầu mưa nắng
Em lớn lên ,tâm trong sáng , chói loà
Vì nghèo mà em giãy dũa, khóc la
Vì đói mà em thiết tha no đủ
Vì khổ mà mầm non vừa mới nhú
Đã dập tàn , bởi bão lũ ,phong ba...!
Nhà nước ơi! Hãy giúp đỡ dân ta( tuy giúp rồi nhưng muốn giúp nhiều hơn nữa)
Là cháu con cùng một nhà " đất Việt"
Hãy cưu mang , cùng sẻ chia tâm huyết
"Lá lành đùm những lá rách nhiều hơn...!"
Chị cũng mong các em bớt tủi hờn
Đừng vì tiền ,mà mang ơn tội lỗi
Đừng vì tiền ,mà sống trong tăm tối
Đừng vì tiền, mà chuốc tội vào thân
Dân Việt mình đói khổ vẫn không cần
"Nghèo cho sạch, rách cho thơm " em nhớ
Những ước mong , chị ngày đêm trăn trở
Ngày mai rồi... Em có đỡ hơn không..?
Bản thân chị ,còn nhức nhối trong lòng
Cá với tôm cũng không còn ăn được
Biển chết rồi , đàn em sau và trước
Nỗi lo này ,có ngăn bước chân em...?
Số phận mong manh ,liệu có êm đềm
Em có tin vào ngày mai xán lạn?
Chị cũng mong không còn lòng thù oán
Để em thơ...giải bài toán khó này...!
Chị đã qua thời thơ ấu, thơ ngây
Như các em lúc này đây ,em hỡi
Chị cũng mong được bay và vươn tới
Chạm vì sao, không nghĩ ngợi chuyện đời...!
Chị đã làm ở mọi lúc mọi nơi
Tuy nhỏ thôi ,nhưng trái tim mời gọi
Chị Sẻ chia cân gạo khi em đói
Cũng ấm lòng niềm mong mỏi, em ơi...!
Tấm lòng vàng ,xin hãy đáp ...gọi mời
Hãy xót xa , nhìn mà rơi nước mắt
Bớt li cà phê, góp vài đồng vụn vặt
Cũng đủ ấm lòng và thắt chặt yêu thương...!
TG : vân anh trần- người con gái sông La
p/S: những người chưa hiểu rõ về tôi xin đừng giở giọng xúc phạm mỉa mai kiểu :" o ơi võ mồm mãi thế, yêu nước thương dân thì làm gì đi chứ...?"
Tôi và mẹ Hương Thanh Nguyễn đã từng xuất bản 1tập thơ chung! Số tiền bán được mua gạo và ủng hộ những mảnh đời bất hạnh, trẻ mồ côi , người già neo đơn ở Đức Lập quê hương tôi
Và hiện nay tôi đang cùng 3 tác giả khác là : Hương Thanh Nguyễn,Trong Vu NguyenTrần Lập Công , in tiếp tập thơ mới để tiếp tục ủng hộ và thực hiện ước mơ của mình
Nói thật gia đình tôi cũng chẳng cao sang gì, con tôi cũng có thể phải nhịn đôi hộp sữa, quà vặt này nọ! Chồng tôi cũng phải nhịn vài bữa nhậu, càphee sáng! Riêng bản thân tôi thì nhịn rất nhiều thứ từ sopping đến ăn uống hằng ngày! Đã lâu lắm rồi chúng tôi cũng không được đi chơi, không được ăn sơn hào hải vị! Ngày ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trần nhà( vì làm việc trong nhà ạ ) để kiếm miếng cơm manh áo! Nhưng nghĩ tới người nghèo tôi xót thương! Nghĩ nhìn lên thì chẳng bằng ai nhưng cúi xuống còn thấy hơn rất nhiều người!
Mong các nhà hảo tâm cùng chung ước nguyện với tôi" lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều"
Mọi sư giúp đỡ mua sách xin liên lạc với Hương Thanh Nguyễn ạ!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
St

23 tháng 6, 2016

2 năm: hơn 4.000 tàu cá, hơn 2.300 ngư dân Việt thương vong, mất tích trên biển



Đó là thông tin do ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) - cho biết
HỒNG ÁNH - KỲ NAM - ANH TÚ - TỬ TRỰC - /
Vợ chồng ông Trần Khắc Thạch ở tỉnh Khánh Hòa trắng tay sau vụ tàu lạ tông chìm tàu Ảnh: KỲ NAMVợ chồng ông Trần Khắc Thạch ở tỉnh Khánh Hòa trắng tay sau vụ tàu lạ tông chìm tàu Ảnh: KỲ NAM
Khánh kiệt vì “tàu lạ”
Bà Lê Thị Hằng (ngụ xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) là chủ tàu cá KH-96640-TS bị tàu nước ngoài đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa vào ngày 7-3. Con tàu trị giá khoảng 1,4 tỉ đồng bao gồm cả ngư cụ, phương tiện, máy móc chỉ mới ra khơi thì bị đâm chìm. Gia đình xin được khoanh nợ ngân hàng gần 800 triệu đồng khi mua tàu nhưng không được chấp nhận. Hằng tháng, gia đình bà phải trả lãi hơn 10 triệu đồng. Ngay sau vụ chìm tàu, bà Hằng cũng phải vay nóng để trả ngân hàng hơn 37 triệu đồng.
“Gia đình đã làm đầy đủ giấy tờ, thủ tục bảo hiểm nhưng 2 tháng nay, Bảo hiểm Bảo Việt vẫn chưa chi trả. Người ta cứ hẹn lên hẹn xuống, bổ sung giấy này giấy kia. Chồng tôi dân biển mà 2 tháng nay không dám theo tàu bạn ra khơi vì sợ người ta gọi bổ sung giấy tờ. Vậy nên ổng bứt rứt nhớ nghề, lúc nào cũng cau có, khó chịu. Gia đình cũng mong cơ quan nhà nước sớm hỗ trợ để tiếp tục vươn khơi bám biển” - bà Hằng thở dài.
Tương tự, ông Trần Khắc Thạch (SN 1979; ngụ tổ 6 Hà Ra, phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang; chủ tàu cá KH-95797-TS) từng bị tàu nước ngoài tông khi đang đánh bắt ở quần đảo Trường Sa ngày 9-9-2015. Thiệt hại ước tính gần 1,3 tỉ đồng. Từ làm chủ tàu, ông Thạch phải đi làm thuê cho các tàu bạn nhưng nhiều chuyến biển bị lỗ, gia đình lại phải mượn tiền lo cho 2 con nhỏ. Gần 5 tháng sau vụ tai nạn, bảo hiểm mới chịu thanh toán. Trong 5 tháng đó, gia đình gần như kiệt quệ. Nợ tổn phí gần 180 triệu đồng, nợ ngân hàng 200 triệu đồng… Gia đình làm đơn xin được khoanh nợ nhưng ngân hàng vẫn tính lãi hằng tháng gần 6 triệu đồng. Nhận tiền bảo hiểm gần 400 triệu đồng đem đi trả nợ xong xuôi cả nhà ông Thạch về tay trắng. “Ước muốn của gia đình là tiếp tục đóng tàu vươn khơi bám biển nhưng chưa biết tính sao. Nghĩ mà xa xôi quá!” - ông Thạch xót xa.
Không bám biển, biết sống làm sao!
Chúng tôi trở lại nhà ngư dân La Văn Quen (44 tuổi; ở thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định). Dù là chủ một tàu đánh bắt xa bờ trị giá hàng trăm triệu đồng nhưng ông Quen vẫn ở trong căn nhà cấp 4 xập xệ như một năm trước khi tàu của ông bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công. Bà Trần Thị Mai, vợ ông Quen, kể: “Ngay sau khi sửa xong, anh Quen lại cho tàu ra khơi. Tôi lo lắng nên khuyên nghỉ ngơi thời gian rồi hãy đi nhưng ảnh nói “Biển của mình thì mình đánh bắt chứ sợ gì” rồi cương quyết đi. Từ đó đến giờ, hầu như ít khi ảnh ở nhà, chủ yếu ăn ở trên biển” - bà Mai tâm sự.


SkipAd
Ad finishes in 20 seconds

Ngư dân tàu QNa-95959TS được đưa vào bờ an toàn sau khi bị tàu nước ngoài đâm chìm ở Hoàng Sa
Cuối tháng 4-2016, vừa trở về sau chuyến biển ở Hoàng Sa, ngư dân Nguyễn Chí Thạnh (ngụ xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) không khỏi ưu tư bởi công sức gần 1 tháng đánh bắt nhưng không thu được gì. Anh Thạnh kể để chuẩn bị cho mỗi chuyến biển kéo dài cả tháng, mỗi tàu cá phải vay mượn ít nhất 150 triệu đồng mua sắm nhu yếu phẩm, nhiên liệu đánh bắt. Thế nhưng, khi ra biển thì đụng tàu Trung Quốc liên tục quấy rối, xua đuổi. Sau hơn 20 ngày đánh bắt không hiệu quả, anh em đành quay về. Cả chuyến biển chỉ bán được gần 100 triệu đồng tiền hải sản đánh bắt được. Các thuyền viên coi như lỗ nặng.
Ngư dân Đặng Dũng (ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) lâm vào cảnh kiệt quệ khi 20 lần liên tục bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá ngư lưới cụ ở Hoàng Sa.
Bao năm đi biển, dư dả đâu không thấy, bây giờ chỉ biết nhà ông nợ hơn 400 triệu đồng. "Có lúc tính bỏ nghề biển, chuyển qua nghề khác kiếm sống nhưng ở biển mà không đi biển thì biết làm gì sống” - ông Dũng tâm sự.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong năm 2015, tỉnh này có gần 100 trường hợp tàu cá và khoảng 900 ngư dân bị tàu lạ tấn công, xua đuổi khi đang đánh bắt ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam; trong đó chủ yếu bị tàu Trung Quốc tấn công. Dù rơi vào cảnh nợ nần nhưng họ vẫn cố vay mượn, sắm sửa lại tàu tiếp tục ra khơi.
Lập đường dây nóng khu vực
Ông Võ Khắc Én, Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, cho biết trong năm 2015, Khánh Hòa có 24 trường hợp bị tai nạn trên biển, trong đó có 3 tàu bị chìm hẳn. Chính sách hỗ trợ ngư dân bị nạn khi bị tàu lạ xua đuổi, tấn công, đâm chìm không cao; chủ yếu chi cục làm hồ sơ cho các trường hợp này để xin hỗ trợ từ các đoàn thể, Quỹ Tấm lòng vàng, quỹ Hội Nghề cá…
Tuy vậy, nếu ngư dân bị chìm tàu muốn đóng lại tàu thì tỉnh Khánh Hòa có chính sách hỗ trợ 50% số tiền còn thiếu. Về các thủ tục bảo hiểm, ngân hàng, chi cục đã nhận rất nhiều phản ánh của ngư dân. Ông Én thừa nhận làm thủ tục rất nhiêu khê. “Trong các cuộc họp, chi cục đã đề nghị những đơn vị này hỗ trợ ngư dân nhưng họ nói họ làm theo quy định, làm nhanh… Mỗi người nói mỗi kiểu, họ là đơn vị kinh doanh nên cũng khó nói” - ông Én thở dài.
Dù tàu Trung Quốc liên tục gây hấn trên biển Đông nhưng ngư dân Bình Định vẫn quyết ra khơi, đơn cử như đội tàu đánh bắt hải sản của ông Bùi Thanh Ninh, ngụ xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn. Hiện nay, đội tàu này có 16 chiếc cùng gần 200 lao động đang đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam. Để đối phó với Trung Quốc, các nhóm tàu của ông Ninh luôn sát cánh bên nhau trong quá trình hoạt động. Khi đủ cá, đội tàu cử một tàu chở vào đất liền tiêu thụ rồi quay ra. Hiện ngư dân các xã ven biển trong tỉnh đã thành lập 451 tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản trên biển với 1.829 tàu cá tham gia.
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, cho biết giữa trùng khơi, chỉ có ngư dân mới bảo vệ tốt cho ngư dân. Quan trọng là ngư dân ra khơi bám biển theo tổ đội tàu thuyền an toàn. Hiện Phú Yên có trên 100 tổ đội tàu thuyền an toàn với mỗi tổ đội từ 5-10 tàu thuyền khai thác xa khơi.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng để bảo vệ tốt cho ngư dân, cần thiết phải thiết lập đường dây nóng giữa các quốc gia trong khu vực. Hiện tại đường dây nóng giữa Việt Nam và Philippines chính thức được khai thông và hoạt động có hiệu quả. Việt Nam tiếp tục đàm phán với Thái Lan, Campuchia, Brunei, Malaysia, Indonesia để trao đổi thông tin và giải quyết khó khăn cho ngư dân.
Cảnh báo cướp biển
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản gửi các cảng vụ hàng hải, yêu cầu khẩn trương phổ biến tới tất cả chủ tàu, công ty quản lý và khai thác tàu biển về tình hình cướp biển xảy ra đối với các tàu lai dắt trong vùng biển Đông Sabah và Nam Philippines. Ông Võ Duy Thắng - Trưởng Phòng An toàn An ninh Hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam - cho biết các tàu biển cần tăng cường trực ca khi tàu đang neo đậu; giữ chiếu sáng xung quanh tàu và bật các đèn pha cao áp; nâng cao cảnh giác, bấm còi báo động khi có tàu người lạ đến gần; chuyển hướng hoặc tránh vào khu vực này nếu có thể...
V.Duẩn
Truy tìm “tàu lạ” để bồi thường cho ngư dân
Ngày 7-5, ông Ngô Tấn, Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Nam, khẳng định đã gửi báo cáo đến các cơ quan chức năng về việc tàu cá QNa-95959TS do ông Phạm Phú Thành (ngụ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) bị tàu nước ngoài đâm chìm ở Hoàng Sa.
Sau khi nhận được văn bản trên, Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao báo cáo sự việc. Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng cần truy tìm tàu nước ngoài đâm chìm tàu cá QNa-95959TS, yêu cầu bồi thường thiệt hại cho ngư dân, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho ngư dân Việt Nam. Cơ quan chức năng cần kiên quyết, kịp thời phối hợp ngăn chặn và xử lý những hành động tương tự để ngư dân yên tâm bám biển.
Tr.Thường
Theo NLĐ
* Tiêu đề do VietTimes đặt lại

Indonesia tuyên bố kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế


(Tin tức 24h) - Indonesia quyết kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế sau rất nhiều nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Biển Đông.

Phát biểu tại Jakarta hôm 21/3, Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia, bà Susi Pudjiastuti khẳng định những nỗ lực của nước này trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông đang bị phá hoại, đồng thời tuyên bố có thể đưa vụ đụng độ với nhất với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
“Trong nhiều năm qua, Indonesia đã theo đuổi và thúc đẩy hòa bình ở biển Đông. Tuy nhiên, với sự việc diễn ra ngày hôm qua (hôm 20/3), chúng tôi cảm thấy nỗ lực của mình bị phá hoại”, bà Pudjiastuti nói.
Indonesia tuyen bo kien Trung Quoc ra toa quoc te
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết Jakarta đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với hành động trái phép của tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc trong cuộc gặp nói trên.
Cụ thể, bà Marsudi cho biết ngày 19/3 các tàu tuần duyên của Indonesia đã tiến hành truy đuổi sau khi phát hiện ra một tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia.
Trong quá trình cẩu chiếc tàu cá này lên tàu của Indonesia, một chiếc tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiếp cận và tìm cách đâm va vào tàu của Indonesia. Sau đó, một chiếc tàu hải cảnh khác của Trung Quốc có kích thước lớn hơn xuất hiện và phía Indonesia quyết định thả chiếc tàu cá của Trung Quốc đi, nhưng toàn bộ thủy thủ đoàn 8 người của tàu cá bị bắt giữ.
Phía Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu phía Indonesia phải “thả ngay những ngư dân Trung Quốc bị Indonesia bắt và đảm bảo an toàn cho họ”.
Indonesia tuyen bo kien Trung Quoc ra toa quoc te
Trung Quốc sử dụng tàu Cảnh sát biển khuyến khích và hỗ trợ trực tiếp ngư dân đánh bắt cá trái phép.
Việc Indonesia kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế đi sau loạt phản ứng Nhật Bản cũng có dự tính theo chân Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc.
 Đảng cầm quyền Nhật Bản hôm 16/3 kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế về hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trái phép ở biển Hoa Đông.
“Nếu Trung Quốc thờ ơ trước yêu cầu đó, chính quyền cần phải có hành động. Mọi người đều đồng ý rằng chúng ta không nên né tránh động thái đưa vấn đề này lên tòa án trọng tài quốc tế, cần bắt đầu xem xét khả năng đó”, Nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Yoshiaki Harada, người đứng đầu ủy ban phát triển nguồn tài nguyên ở biển Hoa Đông nói.
Trước đó, Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại The Hague, Hà Lan, liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh phản ứng một cách giận dữ và tuyên bố không tham gia.
Kim Hoa (Tổng hợp)

22 tháng 6, 2016

Một chút hương quê


Ra vườn hái chút rau xanh
Rau non hoang dại trong lành hương quê
Ăn vào bỗng thấy… phê phê
Mê cô thôn nữ… có về được chăng.
(Tại Nhơn Trạch)

19 tháng 6, 2016

TRUNG QUỐC ĐƯA QUÂN VÀO VỊNH BẮC BỘ...


- "Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu". (Tố Hữu)
Tin từ PLA: “Trung Quốc đưa lực lượng quy mô lớn đến vịnh Bắc Bộ hỗ trợ Việt Nam“
VietTimes -- Trang tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 18/6 cho biết nhận lời đề nghị của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ngày 17/6 Hải quân Trung Quốc điều 4 tàu chiến đến “vùng biển vịnh Bắc Bộ”...
Lê Việt Dũng - /Chủ Nhật, ngày 19/6/2016 - 11:26
Máy bay tuần thám CASA 212 số hiệu 8983 bị mất liên lạc ở khu vực gần đảo Bạch Long Vĩ.
Máy bay tuần thám CASA 212 số hiệu 8983 bị mất liên lạc ở khu vực gần đảo Bạch Long Vĩ.
Trang tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc (PLA) ngày 18/6 cho biết nhận lời đề nghị của Bộ Quốc phòng Việt Nam, ngày 17/6 Hải quân Trung Quốc điều 4 tàu chiến đến “vùng biển vịnh Bắc Bộ”, hỗ trợ tìm kiếm 1 máy bay không quân và 1 máy bay cảnh sát biển Việt Nam gặp tai nạn cùng với tổ lái máy bay. Hiện công tác tìm kiếm đang được tiến hành.
ChinaNews ngày 17/6 cũng cho biết để tìm kiếm 2 chiếc máy bay gặp nạn, ngày 16/6, quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam đã thông báo tình hình với phía Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, đề nghị Trung Quốc hỗ trợ triển khai công tác tìm kiếm, đồng thời "tạo thuận lợi" để máy bay và tàu thuyền Việt Nam tham gia tìm kiếm cứu nạn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cùng ngày cho biết "Trung Quốc rất coi trọng đối với vấn đề này, theo “yêu cầu” của Việt Nam và xuất phát từ “tinh thần nhân đạo”, đã điều các lực lượng ra sức triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn".
Theo bà Hoa Xuân Oánh, đến chiều ngày 17/6, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn trên biển Trung Quốc và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc đã cử 5 tàu, Hải quân Trung Quốc cũng đã cử 4 tàu chiến đến vịnh Bắc Bộ, cùng lực lượng Việt Nam triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn. Hy vọng có thể nhanh chóng tìm được máy bay và nhân viên mất tích.
Một bài viết khác của ChinaNews vào tối ngày 18/6 cho biết, cùng ngày, Quân đội Trung Quốc tiếp tục tổ chức cho 4 tàu chiến, 3 tàu cảnh sát biển và 1 tàu cứu hộ, điều thêm 1 máy bay cánh cố định, 1 máy bay trực thăng và 1 máy bay cánh cố định không quân đến “vùng biển vịnh Bắc Bộ”, ra sức hỗ trợ tìm kiếm máy bay và nhân viên tổ lái gặp tai nạn của Việt Nam.
Cụ thể hơn, Tân Hoa xã ngày 17/6 cho hay, tối ngày 16/6, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn trên biển Trung Quốc cử tàu cứu hộ Nam Hải Cứu 101 đến vùng biển vịnh Bắc Bộ, hỗ trợ tìm kiếm máy bay mất tích và tổ lái của phía Việt Nam.
Ngày 17/6, Cục Cảnh sát biển Trung Quốc cử 3 tàu cảnh sát biển với các số hiệu là 45102, 46021 và 46012; Hải quân Trung Quốc cử 4 tàu chiến đến vùng biển liên quan triển khai tìm kiếm cứu nạn.
ChinaNews tối ngày 18/6 cũng cho hay, chiều ngày 17/6, 1 tàu ngầm, 1 tàu hộ vệ tên lửa và 2 tàu quét mìn (4 tàu chiến) của Hải quân Trung Quốc vốn đang tiến hành nhiệm vụ "huấn luyện trên biển" ở vùng biển lân cận đảo Hải Nam, đã đến “vùng biển vịnh Bắc Bộ”, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam.
Tin từ PLA: “Trung Quốc đưa lực lượng quy mô lớn đến vịnh Bắc Bộ hỗ trợ Việt Nam“ - ảnh 1
Thi thể phi công Su-30MK2 Trần Quang Khải đã được đưa về quê nhà. Nguồn ảnh: Báo Thanh niên Trung Quốc (lấy lại của báo chí Việt Nam).
Ngày 18/6, Không quân Trung Quốc điều 2 máy bay tham gia tìm kiếm cứu nạn. Sư đoàn không quân thực hiện nhiệm vụ lần này có “kinh nghiệm” trong thực hiện các hành động quân sự ở nước ngoài.
Sáng ngày 18/6, sau khi sư đoàn này nhận được lệnh, nhanh chóng khởi động phương án ứng phó khẩn cấp, nhanh chóng tổ chức đội bay, tiến hành nghiên cứu kỹ thuật bay trên biển và tìm kiếm cứu nạn, hoàn thiện các phương án.
Hai máy bay làm nhiệm vụ đã mang theo “thiết bị quan sát và chụp ảnh, ghi hình”, bay từ Hồ Bắc đến một sân bay ở Quảng Đông. Hiện nay, đã có một máy bay đến “vùng biển vịnh Bắc Bộ”.
Theo thông tin từ Cục Thông tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Quân khu các tỉnh Quang Tây và Hải Nam tổ chức cho “tàu cá dân quân” hoạt động ở vùng biển lân cận tham gia tìm kiếm cứu nạn, phát đi thông tin cho ngư dân các hoạt động ở vùng biển liên quan và người dân ở khu vực duyên hải, tăng cường quan sát trên biển và bờ biển, phát hiện tình hình và kịp thời cứu giúp, báo cáo.
ChinaNews đêm ngày 18/6 cho rằng, tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn thể hiện “hình tượng không quân nước lớn có trách nhiệm”. Sau khi máy bay MH370 Malaysia mất tích ngày 8/3/2014, Không quân Trung Quốc đã điều động 5 máy bay đến vịnh Thái Lan, biển Andaman và Nam Ấn Độ Dương tìm kiếm, tổng cộng bay 42 lượt 346 giờ, diện tích tìm kiếm là 273.578 km2.
Trên thực tế, được biết, Việt Nam thực sự đã đề nghị Trung Quốc hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn, thể hiện qua phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Trung tướng Phan Văn Giang.
Tin từ PLA: “Trung Quốc đưa lực lượng quy mô lớn đến vịnh Bắc Bộ hỗ trợ Việt Nam“ - ảnh 2
Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng về công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
Vào lúc 9 giờ 30 phút tối ngày 16/6/2016, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định vịnh Bắc Bộ; đồng thời đề nghị lập tức cung cấp thông tin nếu phát hiện ra vật thể nghi là của máy bay hoặc của các phi công, thành viên phi hành đoàn bị trôi dạt sang phía Đông đường phân định.
Ngày 18/6, tại buổi làm việc với thành phố Hải phòng về công tác tìm kiếm cứu nạn 9 cán bộ chiến sĩ trên máy bay tuần thám CASA 212, Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho biết, liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển, hiện Bộ Quốc phòng đã đề nghị phía Trung Quốc phối hợp, tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ.
Trước đó, báo chí trong nước cũng đưa tin cho biết Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc tạo điều kiện cho lực lượng Việt Nam triển khai tìm kiếm cứu nạn “ở phía Đông đường phân định vịnh Bắc Bộ” và đề nghị cung cấp thông tin nếu phát hiện có vật thể trôi dạt ở “phía Đông đường phân định” này.
(Hải phạm muốn chia sẻ nguyên văn bài viết từ Vietimes nhưng không được nên phải copy lại. Ảnh tư liệu).
BuồnHiển thị thêm cảm xúc