Trang

19 tháng 3, 2016

Miền Tây vựa lúa còn đâu?


- Ủy ban sông Mekong VN (VNMC) kết luận: "Tác động của 11 đập thủy điện trên sông MeKong lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể !".
Nay Đồng bằng sông Cửu Long khô hạn, ngập mặn, lúa chết, thiếu nước ngọt...
AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

Tác động của 11 đập thủy điện trên sông MeKong lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể, đó là kết luận trong báo cáo của Ủy ban sông Mekong VN.
BỞI DANVIET.VN

Thảm họa Mekong từ 1 báo cáo nguy hiểm cho đất nước


authorNguyễn Quang Thân Thứ Bảy, ngày 19/03/2016 06:30 AM (GMT+7)

(Dân Việt) "Tác động của 11 đập thủy điện trên sông MeKong lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể!", đó là kết luận trong báo cáo của Ủy ban sông Mekong VN.


   
Một bài báo rất quan trọng của TS Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật nhà nước, nguyên chủ nhiệm Chương trình nhà nước điều tra cơ bản tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long (1983 - 1990), đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, XI, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ ngày 31.10 năm ngoái đã rơi vào "cõi im lặng đáng sợ"!
Tại sao bài báo lại rất quan trọng? Nó quan trọng vì nhà khoa học yêu nước đã đề cập tới một công trình nghiên cứu của chính Ủy ban sông Mekong VN (VNMC) là vô cùng nguy hiểm và bất lợi cho đất nước. Đó là câu kết luận của báo cáo của Ủy ban này: "Tác động của 11 đập thủy điện trên sông MeKong lên đồng bằng sông Cửu Long là không đáng kể!".
Cụ thể cái tác động được gọi là "không đáng kể" này được chứng minh bằng những con số dự báo (hay đoán mò): Tác động dự kiến của 11 đập trên dòng chính lên mực nước ở đồng bằng sông Cửu Long là "tương đối nhỏ" (!?), trung bình thấp hơn 2cm, các thay đổi về độ mặn (g/l) là tương đối nhỏ ở châu thổ, khoảng dưới 1g/l cho năm 2007 với chế độ vận hành hằng ngày của đập; đỉnh lũ do vỡ đập tại châu thổ, dưới 0,4m; 11 đập dự kiến trên dòng chính không tác động một cách có ý nghĩa sự xói lở bờ sông trên phần lãnh thổ Việt Nam…(theo trích dẫn của TS Nguyễn Ngọc Trân).
Báo cáo là sản phẩm một dự án nghiên cứu do Chính phủ Việt Nam giao Bộ TN&MT và VNMC điều hành. Dự án lên tới 3,5 triệu USD (gần 80 tỉ đồng, được quốc tế tài trợ), và công ty tư vấn là DHI của Đan Mạch.
Nó có tầm quan trọng sống còn do đánh giá tác động của các con đập đến môi trường, sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản trên sông, trong đồng, tóm lại là toàn bộ đời sống cũng như sự tồn tại của 18 triệu đồng bào đang sống trong vùng hạ lưu MeKong hàng ngàn năm nay.
Lạ thay, với báo cáo này, hình như tất cả đều "tương đối nhỏ" sau khi xây các con đập. Mức nước bị hạ thấp "tương đối nhỏ"(khoảng 2cm), độ mặn tăng "tương đối nhỏ". Nếu vô phúc người Trung Quốc vô ý làm vỡ đập thì cũng chẳng lo 18 triệu người thành cá cả đâu, mức nước chỉ cao hơn bình thường dưới 0,40 mét thôi mà!
 tham hoa mekong tu 1 bao cao nguy hiem cho dat nuoc hinh anh 1
Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với hạn hán nghiêm trọng. 
Cha mẹ ơi! Mới chỉ có 8 đập trên dòng chính MeKong của Trung Quốc xây dựng xong, trong đó có đập Cảnh Hồng mà mùa khô năm nay nhiều kênh lớn đồng bằng sông Cửu Long đã trơ đáy (trong khi báo cáo dự đoán chỉ thấp hơn 2 cm), độ mặn được đoán mò là "tương đối nhỏ" ấy, thực tế năm nay đã tăng gấp hàng chục lần, kéo sâu vào đất liền gần trăm cây số, phủ khắp các tỉnh miền Tây. Hàng chục ngàn hecta lúa bị chết đứng do cái độ mặn "tương đối nhỏ" của các vị nghiên cứu trong dự án ấy.
Tạo sao TS Trân lại cho rằng câu kết luận của bản báo cáo là vô cùng nguy hiểm? Nó nguy hiểm vì, nếu được công bố như là một văn bản chính thức, đó là văn bản hàm ý tỏ sự đồng tình của nhà nước ta với 11 con đập đã và sẽ xây dựng trên dòng chính  con sông chảy qua 5 quốc gia, những con đập từ lâu gây tranh cãi, trong đó các nhà khoa học nghiêng về xu lướng phản đối vì chúng sẽ giết chết con sông vĩ đại, gây hại nhiều mặt cho những quốc gia phía hạ lưu, nặng nề nhất là đồng bằng sông Cửu Long của ta.
Hãy trở lại bài báo của TS Nguyễn Ngọc Trân. Ông cho biết, sau khi nghiên cứu bản bản báo cáo, thấy phương pháp luận không đúng, số liệu chưa được cập nhật, mô hình chưa được bạch hóa, ông đã đề nghị tạm ngừng, chưa công bố ra quốc tế, đồng thời yêu cầu Bộ TN&MT giải thích, điều chỉnh.
 Nhưng như chúng ta đã thấy, một vấn đề quan trọng như thế, nguy hiểm đến vận mạng đất nước như thế, được một nhà khoa học khả kính quan tâm và phát hiện, đã không được báo chí và giới khoa học, thậm chí cả những  người có trách nhiệm đối với sông MeKong qua tâm đúng mức. Báo chí nhà nước vẫn tràn ngập tin Hari Won hôn Trấn Thành hay Hồ Ngọc Hà đang bị nghi giật chồng người ta, nhưng không thấy có ai bàn tới bài báo của TS Nguyễn Ngọc Trân. Dù nó được đăng tải trên một tờ báo lớn như Tuổi trẻ.
Chỉ đến khi, mấy tháng sau bài báo ra đời, lưỡi hái thiên tai ập xuống Miền Tây, vùng đất thành lũy an ninh lương thực của đất nước với 18 triệu người nông dân sống nhờ vào tấm lòng thơm thảo của sông Mekong. Nhiều tỉnh tuyên bố tình trạng thiên tai khẩn cấp. Chính phủ đang khẩn thiết yêu cầu Trung Quốc xả nước, đúng hơn, trả lại cho dòng MeKong những gì họ đã tham lam giữ lại làm của riêng. Thực tế cuộc sống đã lật tẩy những mỹ từ ru ngủ "không đáng kể" , "tương đối nhỏ" v.v. và những thái độ vô trách nhiệm trong khoa học, nghiên cứu.
Chúng ta biết không thể có phép lạ nào chặn được sự tham lam tài nguyên nước của những quốc gia đang tận dụng mối lợi của sông MeKong cho riêng mình. Chuyện dài sông MeKong đòi hỏi thời gian và sự hoàn thiện của pháp luật quốc tế. Nhưng hãy đặt một vấn đề nhỏ hơn, hẹp hơn và cũng người hơn: nhân một bài báo bị ngó lơ, xin hãy tự hỏi: chúng ta đang quan tâm đến gì? Đến "vợ người ta", đến Cường đô la có bồ mới hay 18 triệu nông dân Miền Tây đang đối mặt với tai họa thế kỷ?

“Cưỡi lên đầu nhân dân còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản…!?”


(Dân trí) - Đó là lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre tại phiên thảo luận về việc sửa đổi Bộ luật hình sự chiều 26-5 được báo Tuổi trẻ bài “Bỏ tử hình tội tham nhũng, dân không chịu đâu” dẫn lời.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Bác Tỷ nói nguyên văn như sau: “Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Có lẽ đây là lời nhận xét thẳng thắn nhất, quyết liệt nhất của một chính khách về việc giàu lên nhanh chóng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất.
Chỉ có mấy chữ biểu đạt về con số, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ đã nói ra một điều tưởng như vô lý, đó là có hẳn một “đội ngũ” làm cán bộ có “mấy năm” mà trong nhà có “vài ba trăm tỉ” đồng, thậm chí cả “ngàn tỉ đồng” thì quả là khủng khiếp.
Họ, những “cán bộ tiền tỉ” đó làm giàu bằng cách nào vậy? Xin thưa, Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ đã chỉ rất rõ: “lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng”. Và cay đắng hơn, vị Thiếu tướng, Đại biểu Quốc hội này còn thẳng thắn bày tỏ, rằng những “công bộc” này “cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Có lẽ do bức xúc với tệ nạn tham nhũng nên tại phiên thảo luận này, nhiều đại biểu đã bày tỏ sự không đồng tình với việc bỏ tử hình đối với tội tham nhũng. 
Trên báo Tiền phong, bài “Không để “hi sinh đời bố, củng cố đời con”, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, tướng Nguyễn Đức Chung bày tỏ: “Người nghèo đi buôn ma túy bị lĩnh án tử hình, không cớ gì người có chức vụ, kiến thức mà tham ô, tham nhũng lại không bị tử hình”.
Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối caoTrần Văn Độ cho rằng cách hành xử “không được bao nhiêu” đối với tham nhũng càng làm mất lòng tin của người dân:
“Tội tham ô, nhận hối lộ chúng ta quy định hình phạt tử hình nhưng thực tế không xử lý được bao nhiêu cả. Dân bảo các ông hô hào thôi chứ có làm được đâu? Nghiêm minh tức là tham ô 4-5 tỷ đồng trở lên phải tử hình, nhưng chúng ta có làm được đâu. Thậm chí có những người tham ô nhưng về mặt Đảng chỉ cảnh cáo thôi. Tức là có độ chênh giữa quy định và thực thi trên thực tiễn …
Chúng ta chỉ xử lý những vụ tham nhũng vặt, dăm ba chục triệu, vài ba trăm triệu. Quy định thật nặng, thật to nhưng không thực hiện được thì càng làm mất lòng tin của người dân”. Ông Độ nói.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cũng cho rằng “Tội tham nhũng nếu bảo bỏ (tử hình - NV) người ta lại bảo không đấu tranh chống tham nhũng nữa. Điều này chưa thuyết phục”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền còn bày tỏ không đồng tình với việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người già từ 70 tuổi trở lên. Theo ông Quyền hiện nay tuổi thọ đã được nâng cao, trong khi đó nhiều đối tượng ở độ tuổi này lại “phạm tội kinh khủng”, với tâm lý “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
Trở lại với những phát biểu của Thiếu tướng, ĐB Nguyễn Xuân Tỷ, chỉ có 51 chữ, bác Tỷ đã chỉ ra một thực trạng tham nhũng “khủng khiếp” lên tới “vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng” nhưng lại bằng cái cách còn… “khủng khiếp” hơn, đó là “cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.
Và có lẽ vì vậy bác Tỷ bày tỏ: “Tôi đề nghị giữ nguyên mức tử hình, nếu bỏ mức án này thì về không biết trả lời với cử tri thế nào”.
Bùi Hoàng Tám
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

18 tháng 3, 2016

Thế nào là NÓI XẤU ?

Nói đúng sự thật (dù sự thật xấu)- không phải là nói xấu. Nói hay, nói tốt, nói đẹp mà sai sự thật (bảo vệ cái xấu)- đó là nói xấu.
Những cô gái điếm ở Đồ Sơn, Quất Lâm không phải là người tốt nhưng họ còn tử tế hơn những người nói họ không phải là gái điếm.

TP - Kết quả báo cáo của các địa phương đều khẳng định không phát hiện có mại dâm tại Đồ Sơn (Hải Phòng) và Quất Lâm (Nam Định).
TIENPHONG.VN
Thích
Bình luận

Người Việt hạnh phúc hay đau khổ?


Hãy nhìn thẳng vào thực tế sẽ thấy:
-          Về chính trị: VN có chế độ độc đảng toàn trị với nền Tự do- Dân chủ “khẩu hiệu, nửa vời”.
-          Về kinh tế: VN vẫn là nước nghèo, GDP của VN chỉ bằng 20% GDP trung bình của thế giới (khoảng 2000/10.500 usd).
-          Về Văn hóa- Giáo dục: Một  phần truyền thống phong kiến, một phần mang tính đảng (csvn), một phần du nhập lai căng… nên hỗn loạn, thiếu tổ chức, kém phát triển.
-          Về môi trường (thiên nhiên, thực phẩm…): Ô nhiễm nặng khiến cả Dân tộc đang bị đầu độc giống nòi.
-          Về xã hội: “Quan tham, Dân gian”, tham nhũng đang là quốc nạn, vô cảm đang là quốc bệnh, mất niềm tin, tệ nạn- tội phạm gia tăng.
-          Về an ninh- quốc phòng: Tổ quốc lâm nguy, giặc bành trướng Trung Quốc đã xâm chiếm một phần lãnh thổ, lãnh hải (Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc, Hoàng Sa, Trường Sa…).
 …
Trong điều kiện và tình hình nêu trên mà người Việt vẫn hạnh phúc thì quả là điều lạ.
Phạm Văn Hải

Lối sống Mỹ và VN khác nhau như thế nào?

 Người Mỹ giàu nhưng ít tiền mặt, người Việt nghèo nhưng lắm tiền mặt.
- Người Mỹ yêu chó, người Việt yêu thịt chó.
- Người Mỹ làm chuồng cho chim về ở, người Việt làm bẫy để bắt chim.
- Khi gặp nhau người Mỹ hỏi có khỏe không, người Việt hỏi làm ăn thế nào.
- Người Mỹ vay tiền ngân hàng để mua nhà, người Việt vay tiền bạn bè để xây nhà.
- Người Mỹ thăm nhau tặng hoa, người Việt thăm nhau tặng phong bì.
- Người Mỹ xem hồ sơ của người xin việc để quyết định nhận hay không, còn người Việt thì xem hồ sơ của bố người xin việc hoặc xem phong bì không đựng hồ sơ.
- Người Mỹ xin việc thì đến công sở gặp giám đốc, người Việt xin việc thì đến nhà riêng giám đốc.
- Thư ký của giám đốc người Mỹ thì mang hồ sơ, thư ký của giám đốc người Việt thì mang son phấn.
- Người Mỹ ăn ức gà còn người Việt thích đùi gà.
- Nhà hàng Mỹ giới hạn khách uống rượu, nhà hàng Việt rủ rê khách uống rượu.
- Buổi trưa người Việt ngủ, người Mỹ đọc sách.
- Người Mỹ ăn sáng xong thì đến công sở làm việc, người Việt đến công sở và sau đó đi ăn sáng, cà phê và tán gẫu.
- Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì xin lỗi nhau, người Việt va chạm nhau thì gây gổ nhau.
- Người Mỹ vừa uống cà phê vừa đọc sách, người Việt vừa uống cà phê vừa nhắn tin.
- Người Mỹ thấy đèn đỏ thì tìm cách dừng lại, người Việt thấy đèn đỏ thì tìm cách vượt qua.
- Người Mỹ rủ nhau đi ăn thì chia nhau trả tiền, người Việt ai rủ thì người đó chi.
- Bố mẹ người Việt đến thăm con thì ngủ trên giường, bố mẹ người Mỹ đến thăm con thì ngủ trên ghế (nếu không có đủ giường)
- Người Mỹ dùng điện thoại di động để nói: tôi đang ở chỗ nào, người Việt dùng điện thoại di động để giấu nơi mình đang ở.
- Người Mỹ dùng nhà nghỉ (motel) để nghỉ đêm giữa chuyến đi dài, người Việt dùng nhà nghỉ để nghỉ trưa giữa hai buổi làm việc.
- Ở Mỹ, Sếp đến thăm nhân viên khi nhân viên đau ốm, ở Việt Nam, nhân viên đến thăm Sếp khi Sếp được thăng chức.
- Người Mỹ lên Sếp thì gầy, người Việt lên Sếp thì béo.
- Người Mỹ chặt một cây thì trồng ba cây, người Việt chặt ba cây thì trồng một cây.
- Người Mỹ im lặng để nghe người khác nói, người Việt bắt người khác im lặng để nghe mình nói
- Ở Mỹ, người đi tìm thùng rác, ở Việt Nam, thùng rác đi tìm người
- Người Mỹ ăn rất nhiều ở bữa tối, người Việt lại uống rất nhiều .
- Người Mỹ uống một chai rượu chỉ trong một bữa, người Việt lai rai chai rượu cả ngày.
- Người Việt thích bố mẹ già ở nhà mình, người Mỹ thích bố mẹ già ở nhà dưỡng lão.
- Người Mỹ trồng cỏ trong vườn, người Việt thì nhổ.
- Các ông chồng Mỹ cho vợ vay tiền, các ông chồng Việt Nam nộp tiền cho vợ.
- Người Mỹ thích cụ thể, người Việt thích chung chung.
- Ở Việt Nam dân nịnh lãnh đạo, ở Mỹ lãnh đạo nịnh dân.
- Người Mỹ tìm cách được nghỉ hưu, người Việt đến tuổi hưu tìm cách ở lại.
Sưu tầm

Những thói xấu của người Việt khiến khách Tây sợ hãi


Lừa dối, chèo kéo, chặt chém, ném tiền “bo” vào mặt hay thiếu công bằng trong tính giá cả khiến nhiều du khách nước ngoài không muốn đến Việt Nam.
Tài xế taxi quỵt tiền
Sheri - nữ phượt thủ Canada phải ngán ngẩm vì thói chặt chém của tài xế taxi khi quyết định đặt chân đến Hà Nội sau chuyến tàu từ Huế.
Sheri chia sẻ rằng, tàu dự định đi trong 12 giờ đến Hà Nội nhưng lại trễ 3 tiếng, cô vô cùng mệt mỏi vì cả chuyến tàu dài không được ngả lưng trên toa nằm mà phải ngồi ghế mềm. Ngay khi cô bước xuống tàu, nhiều tài xế taxi tới hỏi han, chào mời. Có một người hộ tống cô ra tận xe mở cửa sẵn, đưa hành lý của cô lên xe.
ấn tượng xấu của Việt nam trong mắt khách tây,
Chiếc ghế mà Sheri - nữ phượt thủ Canada đi trong chuyến hành trình ra Hà Nội
Ngay khi chiếc xe đi qua góc phố, giá tiền đã là 20.000 đồng song cô vẫn không xuống xe. Cô tìm đường trên bản đồ và tự hỏi chiếc xe đang đi đâu vì tài xế có lẽ đang đi sai hướng, lúc đó đồng hồ tính cước đã nhảy lên 120.000 đồng. Cô bắt đầu bực bội.
Đến cuối con phố, tài xế dừng xe và cho biết đã đưa cô tới khách sạn. Cô phải trả 220.000 đồng. Cô biết mình đã bị lừa. Không có tiền lẻ, cô đưa tờ 500.000 đồng cho tài xế, người đàn ông ra khỏi xe và đi mất. Cô nghĩ rằng anh ta đi để đổi tiền song không phải. Anh ta trở lại và đưa cho cô một bao thuốc kèm tờ 20.000 đồng. Cô nổi khùng và bắt đầu to tiếng với người lái taxi. Anh ta ra khỏi xe và ném đồ đạc của cô xuống lề đường.
Sau đó, chiếc taxi đi mất. Sheri chỉ biết xả cơn cáu giận bằng lời nói, cô nhặt túi lên và đi bộ tới khách sạn.
Sau trải nghiệm không mấy dễ chịu đó, Sheri không còn nhiều cảm tình với Hà Nội mặc dù chỉ mất hơn 20 USD. Cô tự nhủ bản thân mình vẫn còn may mắn vì hành lý vẫn còn nguyên vẹn. Ngày hôm sau, cô quyết định đặt vé tới vịnh Hạ Long và Sa Pa.
Chê ít, ném tiền “bo” vào mặt du khách
Sénèchal một du khách nữ người Pháp cũng phải ngán ngẩm vì hành động khiếm nhã của một số người Việt.
Cô cho biết, đây là lần đầu tiên tới Việt Nam cùng với đoàn người Pháp của mình với mục đích khám phá những địa danh nổi tiếng. Nhưng sau những trải nghiệm tại chợ Đông Ba - Huế vừa qua cô dường như mất cảm tình với đất nước Việt Nam xinh đẹp.
ấn tượng xấu của Việt nam trong mắt khách tây,
Nhiều khách du lịch nước ngoài ngán ngẩm vì vì hành động khiếm nhã của một số người Việt.
“Khi tôi vừa bước xuống xe để tham quan, thì bỗng ở đâu có một đoàn người tiến tới ngỏ ý có một cọc tiền xu Euro rất cần được đổi. Tôi liền đồng ý đổi thì họ nói với chúng tôi cần đổi tiền mệnh giá 20 Euro. Sau khi đưa tiền, họ giúi vào tay tôi một nắm tiền xu euro và bỏ đi. Một lúc sau khi kiểm tra lại số tiền ấy thì mới phát hiện ra một điều gian dối là lẫn trong đám tiền xu ấy có cả đồng tiền xu của Thái Lan, gần như giống y chang tiền xu Euro nhưng giá trị thấp hơn rất nhiều”, Sénèchal bức xúc nói.
Song điều mà Sénèchal cảm thấy “sốc” hơn khi đến Việt Nam là hành động khiếm nhã của một số người Việt. Sénèchal cho biết khi cô tới Hà Nội và Huế luôn bị làm phiền bởi một đội quân xích lô, đặc biệt là ở Huế. Sau một chuyến tham quan, Sénèchal muốn được đi xích lô dạo mát. Sau chừng 20 phút ngồi trên xích lô, cô trả tiền và bo 20.000 đồng cho người lái.
Sénèchal hoảng hốt nhớ lại: “Không ngờ anh ta quăng tờ tiền vào mặt tôi và lẩm bẩm gì đó trong miệng khiến tôi sốc vô cùng. Sau này, tôi mới biết được, họ chê tiền bo ít nên mới có hành động như vậy”.
Tính giá không công bằng
Derek Freal - tác giả của blog du lịch Theholidaze Derek Freal từng đến Việt Nam khẳng định Việt Nam có văn hóa, phong cảnh ấn tượng, thức ăn ngon nhưng anh vẫn không muốn quay lại vì thường bị ép giá hoặc trả cao hơn nhiều lần so với dân địa phương.
Anh kể: “ Xe máy của tôi bị hỏng và một nhóm người địa phương cho biết chỗ sửa xe gần nhất cũng cách đây một km. Ban đầu, họ nói với tôi là 50.000 đồng chi phí đẩy xe hộ, khi tôi rút ra 46.000 đồng, họ nói là không đủ. Nhưng khi tôi rút ví và họ nhìn thấy trong đó có 150.000 đồng, cái giá được tăng lên thành 100.000 đồng".
ấn tượng xấu của Việt nam trong mắt khách tây,
Du khách Derek
Tại các quán ăn địa phương, chàng trai cũng có những kỷ niệm không vui.
"Tôi đã ăn ở nhiều nhà hàng - nơi thực chất là nhà của người dân. Tôi thấy họ báo giá rõ ràng trên các tấm biển treo trên tường, nhưng khi tính tiền cho khách nước ngoài luôn là gấp đôi". Derek biết những người bán hàng đang bàn tán chung một chủ đề là về anh, giá tiền và những vị khách khác cũng cười hùa theo họ.
Anh cũng kể về kỷ niệm tại một cửa hàng thịt chó. Một người đàn ông địa phương cùng mua hàng chỉ phải trả giá bằng nửa anh nhưng suất của họ còn nhiều hơn.
"Đây là dấu hiệu rõ ràng của việc ta đang bị tính một mức giá không công bằng", Derek kể.
Tại các quán ăn địa phương, chàng trai cũng có những kỷ niệm không vui.
"Tôi đã ăn ở nhiều nhà hàng - nơi thực chất là nhà của người dân. Tôi thấy họ báo giá rõ ràng trên các tấm biển treo trên tường, nhưng khi tính tiền cho khách nước ngoài luôn là gấp đôi". Derek biết những người bán hàng đang bàn tán chung một chủ đề là về anh, giá tiền và những vị khách khác cũng cười hùa theo họ.
Anh cũng kể về kỷ niệm tại một cửa hàng thịt chó. Một người đàn ông địa phương cùng mua hàng chỉ phải trả giá bằng nửa anh nhưng suất của họ còn nhiều hơn.
"Đây là dấu hiệu rõ ràng của việc ta đang bị tính một mức giá không công bằng", Derek viết..
Người Việt thiếu thân thiện
Alex 26 tuổi là chủ nhân blog du lịch Alex in Wonderland (một trong 20 blogger nữ nổi tiếng nhất thế giới). Cô từng sang Việt Nam và phải ngán ngẩm vì những kỷ niệm chẳng hề muốn nhớ trong chuyến đi.
Đó ác mộng về xe khách: Alex nhớ lại chuyến đi kinh hoàng kéo dài 6 tiếng trên chiếc xe khách từ Đà Lạt đến Mũi Né. Cô cùng nhóm bạn bắt xe ở trạm xe buýt và thanh toán tiền cho cả chuyến đi trước khi lên. Tài xế bắt khách dọc đường đi, cố lèn thật nhiều người lên xe. Cô mắc chứng bệnh sợ không gian hẹp nên gần như bật khóc khi nghĩ đến còn 5 tiếng nữa mới có thể thoát khỏi xe này. Nhóm họ có 4 người và ngồi chỗ của 3 người. Khách lên ngồi la liệt cả lối đi. Trên xe, khốn khổ nhất là hai hành khách phải ngồi trên ghế nghiêng 45 độ bởi hành lý chất đầy đội lên phía dưới. Và đây không phải lần duy nhất cô gặp ác mộng với các phương tiện giao thông ở Việt Nam.
ấn tượng xấu của Việt nam trong mắt khách tây,
Alex 26 tuổi là chủ nhân blog du lịch Alex in Wonderland
Thiếu thân thiện: Khi đến một khu chợ ở Đà Lạt, Alex cảm thấy thích thú với những quầy bán đồ ăn. Cô giơ máy ảnh và ra dấu xin phép bà chủ cửa hàng được chụp hình đồ ăn nhưng nhận lại là sự xua đuổi khó chịu khiến cô lùi lại suýt vấp ngã. Alex chia sẻ cô có phần do dự khi chia sẻ kỷ niệm này bởi có thể khiến nhiều người đánh đồng người Việt Nam kém thân thiện. Nhưng đây là điểm khác biệt rất lớn bởi khi đến Thái Lan.
Cô cho rằng nếu du lịch Việt Nam chưa có hướng khắc phục những nhược điểm trên sẽ nhanh chóng bị Lào và Campuchia bỏ xa. Bởi ở những nước này tuy điều kiện khó khăn hơn nhưng cô cảm nhận được sự mến khách và trái tim nhân hậu của họ.
H.Thúy (Th)

Cơ hội thoát Trung

Khi cả thế giới lao vào "cứu" kinh tế Trung Quốc, Việt Nam nên tương kế tựu kế

(GDVN) - Khai thác những cơ hội được tạo ra bởi kinh tế Trung Quốc vừa làm lợi cho người dân, cho doanh nghiệp Việt Nam, vừa làm giảm tối thiểu ảnh hưởng tiêu cực.
Ngày 18/2 BBC đưa tin, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần có những hành động khẩn cấp cần thiết để ngăn đà suy giảm tăng trưởng toàn cầu.
Theo OECD, sự tăng trưởng của kinh tế thế giới đang chậm lại. Năm 2015 giới chuyên gia dự báo năm 2016 kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,3%, nhưng bây giờ hạ mức dự báo xuống còn 3%.
Hình minh họa, nguồn: CNN.
OECD cho rằng, yếu tố chính gây nên sự suy thoái toàn cầu là do tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã giảm từ mức trên 7% xuống dưới 7% như hiện nay.
Tổ chức này tin là đã hết hy vọng tránh được sự đau đớn đó, thậm chí nó còn nặng nề hơn khi kinh tế Trung Quốc được dự báo chỉ có mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Trước đó Oxford Economics thuộc Đại học Oxford Vương quốc Anh đã phân tích, việc các hoạt động phân phối hàng hóa thương mại của Trung Quốc chậm lại ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Sự tụt dốc của nền kinh tế Trung Quốc đã đặt gánh nặng lên vai các đối tác thương mại. Thậm chí, khi Bắc Kinh “hắt hơi thì cả thế giới có thể sẽ bị cảm lạnh”.
Với phân tích trên của Oxford Economics có thể thấy, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc sau một khoảng thời gian dài phát triển phi mã của nó.
Các đối tác thương mại của Trung Quốc, các quốc gia xuất khẩu hàng hóa và cả các nền kinh tế phát triển cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự co lại của kinh tế Trung Quốc.
Kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại là hàng hóa Nhật Bản có thể lại ùn ứ. Ảnh: CNN.
Còn theo nhận định của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại có ảnh hưởng bởi sự phục hồi chậm chạp của các đối tác thương mại của Trung Quốc trên thế giới.
Như vậy, sự tác động qua lại giữa kinh tế Trung Quốc và phần còn lại của kinh tế thế giới là một sự cộng hưởng. Do đó sự cộng sinh giữa các nền kinh tế với kinh tế Trung Quốc là một yêu cầu tất yếu.

Trung Quốc khiến cả thế giới lao vào "ứng cứu", dù đang rất mạnh
Theo thông tin trên useconomy.about.com ngày 15/3/2016 cho thấy, nếu dựa trên sức mua của đồng tiền thì kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng giá trị sản phẩm quốc gia là 19,5 nghìn tỷ USD trong năm 2015.
Liên minh châu Âu đứng thứ hai với 19,1 nghìn tỷ USD và Hoa Kỳ rơi xuống vị trí thứ ba với 17,9 nghìn tỷ USD.
Theo đó, Trung Quốc là định chế kinh tế tài chính nước ngoài sở hữu lớn nhất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ. Tính đến tháng 12/2015, Trung Quốc sở hữu 1,246 nhìn tỷ USD trái phiếu kho bạc của Mỹ.
Trung Quốc mua nợ của Mỹ để hỗ trợ giá trị của đồng đô la. Vai trò của Trung Quốc được xem như là ngân hàng lớn nhất của Mỹ, cung cấp cho nó đòn bẩy để kích thích phát triển.
Cũng nên lưu ý rằng, kinh tế Trung Quốc chiếm 11% GDP toàn cầu và 10% các giao dịch thương mại thế giới. Kinh tế Trung Quốc tiêu thụ 12% tổng lượng sử dụng dầu khí toàn thế giới và khoảng từ 40 đến 70%  đối với các mặt hàng thiết yếu khác.
Trung Quốc có hệ thống tài chính khổng lồ cùng lượng cung tiền tệ chiếm tới 20% của cả thế giới, vượt qua cả Mỹ.
Trung Quốc là nước nhập khẩu lớn thứ ba trên thế giới. Trong năm 2015, Trung Quốc nhập khẩu 1,6 nghìn tỷ $. Mỹ nhập khẩu 2,4 nghìn tỷ $. Trong niên hạn 2014/2015, Trung Quốc tiêu thụ:
Nhôm 54%, Nickel 50%, Đồng 48%, Kẽm 46%, Thiếc 46%, Thép 45%, Chì 40%, Cotton 31%, Gạo 30%, Vàng 23%, Ngô 22% và Lúa mì 17%, theo useconomy.about.com.
Qua biểu đồ này cho thấy có quá nhiều quốc gia, nhiều nền kinh tế trên thế giới bị ảnh hưởng bởi hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc. Nguồn: Oxford Economics.
Như vậy, ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc đến hoạt động xuất khẩu của các quốc gia trên thế giới là rất lớn. Ngoài ra, các đối tác thương mại với Trung Quốc còn bị ảnh hưởng gián tiếp bởi sự phụ thuộc của nền kinh tế toàn cầu vào kinh tế Trung Quốc.
Khi kinh tế Trung Quốc giảm đà tăng trưởng thì không những xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc bị thiệt hại trực tiếp vì kim ngạch giảm, mà xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng sụt giảm vì kinh tế Nhật Bản điêu đứng vì ảnh hưởng bởi khó khăn của kinh tế Trung Quốc.
Với một thị trường rộng lớn và một nền kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy, các quốc gia trên thế giới sẽ bị thiệt hại rất lớn nếu kinh tế Trung Quốc suy thoái.
Hàng loạt những thực thể kinh tế trên thế giới, những định chế tài chính trên thế giới sẽ chao đảo nều kinh tế Trung Quốc rơi vào khủng hoảng. Đặc biệt hàng trăm triệu người lao động trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng đến cuộc sống nếu kinh tế Trung Quốc không đảo chiều.
Do vậy, ngoài chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ Trung Quốc nhằm giải quyết khó khăn của nền kinh tế nước này thời hậu tái cơ cấu, thì việc tạo ra những công cụ tài chính  - kinh tế nhằm giúp cho kinh tế Trung Quốc ổn định và tăng trưởng cũng sẽ là những điểm ưu tiên quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại của Chính phủ các quốc gia có quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Như thế là, những công cụ kinh tế vĩ mô của Bắc Kinh vô hình chung có sự cộng hưởng từ chính sách kinh tế của nhiều nền kinh tế trên toàn cầu. Điều ấy sẽ tạo ra hiệu ứng kép và giúp cho người Trung Quốc được hưởng lợi rất nhiều.

Việt Nam có thể học được gì từ chính sách nông nghiệp của Thái Lan?

Với một vị thế đặc biệt như vậy, Chính phủ Trung Quốc chắc chắn sẽ khai thác tối đa những lợi thế có được nhờ vị thế đó, để nâng cao vai trò của Bắc Kinh ngày một lớn hơn đối với sự vận hành của kinh tế thế giới, từ đó thực hiện ngày càng rốt ráo hơn ý đồ toàn cục của họ vì một “giấc mơ Trung Hoa” bá chủ toàn cầu.
Tóm lại, nếu như trườc đây Trung Quốc cố gắng để trở thành “trung tâm” của kinh tế thế giới mà vẫn chưa đạt được thì nay Trung Quốc lại được cả thế giới chung tay tạo cho họ có được cái vị thế ấy.
Kinh tế Trung Quốc yếu đi thì cả thế giới sẽ phải tập trung giúp cho nó mạnh lên vì điều đó sẽ đảm bảo sức mạnh cho nền kinh tế toàn cầu.

Gia công chế biến vừa giúp kích cầu nội địa vừa tiếp tục tái cơ cấu và giữ vững xuất khẩu
Người viết cho rằng, dù mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ Trung Quốc là giảm phát triển quá nóng, hướng vào phát triển chiều sâu, tuy nhiên mục đích của nó thực chất là thay đổi vị thế của kinh tế Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu. 
Trước đây khi cơ cấu kinh tế của Trung Quốc hướng mạnh vào đầu tư, nên Chính phủ Trung Quốc phải có nhiều chính sách cởi mở, ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài. Không ít thì nhiều, Trung Quốc phải chấp nhận chịu thiệt thòi để có được nguồn lực từ nước ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, khi nhận diện sự nguy hại của phát triển nóng, cùng với đó là ảnh hưởng ngày càng manh tính quyết định của kinh tế Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu, chắc chắn Bắc Kinh đã nghĩ tới việc làm sao để kinh tế thế giới phải hướng vào Trung Quốc một cách tất yếu, chứ không cần phải kêu gọi hay ưu đãi để giảm thiệt hại cho kinh tế Trung Quốc.
Và kích thích tiêu dùng nội địa – một trong những ưu tiên trong chính sách tái cơ cấu nền kinh tế - là một trong những công cụ tạo ra sức hút ấy từ Trung Quốc.
Nhưng “Trung Quốc vẫn là một nước tương đối nghèo về mức sống. GDP tính theo sức mua của đồng tiền chỉ là 14.300 USD/người, so với GDP tính theo sức mua của đồng tiền bình quân đầu người của Hoa Kỳ 56.300 USD”, theo useconomy.about.com.
Tái cơ cấu kinh tế lại tạo ra mâu thuẫn khi kích cầu nội địa nhưng lại giảm ưu tiên sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng, qua đó đó khiến cho thu nhập lao động xã hội giảm đi.
Vậy là bài toán tài chính cho chính sách kích cầu của Chính phủ Trung Quốc được đặt ra, mục tiêu nâng cao mức sống, chất lượng sống cho người dân Trung Quốc là một dấu hỏi.

Ngoại giao kinh tế khoai lang

Theo thông tin từ useconomy.about.com, đã có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện việc sản xuất sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có cả các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, ở những công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất.
Nguyên liệu dạng bán thành phẩm được vận chuyển đến Trung Quốc, công nhân những nhà máy của Trung Quốc hoàn tất công đoạn cuối cùng và xuất khẩu.
Khi hàng hóa được xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì được xem là xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Nhưng thực tế bản chất chúng lại là hàng hóa của các nhiều quốc gia khác, trong đó có cả hàng hóa của các doanh nghiệp của Mỹ xuất khẩu trở lại thị trường Mỹ.
Nghĩa là giá trị gia tăng của sản phẩm mới là “giá trị Trung Quốc” trong cấu thành giá trị sản phẩm. 
Thực ra đây là bài học thành công của Singapore.
"Singapore được xem là trung tâm xuất nhập khẩu hoạt động theo phương thức mua sản phẩm thô, tinh luyện và xuất khẩu trở lại.
Có thể nói Singapore dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua các hàng hóa chưa gia công và chế biến chúng thành thành phẩm để xuất khẩu”, theo CIA.gov.
Theo người viết, chắc chắn Trung Quốc sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu kiểu này vì đây là một trong những hoạt động nửa sản xuất – nửa thương mại nhưng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao.
Bên cạnh đó nó còn là kênh giải quyết việc làm tôt nhất cho lực lượng lao động dôi dư do tái cơ cấu kinh tế nhưng không đủ điều kiện ra nước ngoài làm việc. Như vậy là bài toán tài chính cho kích cầu đã có lời giải.

Bài học Singapore - giàu lên nhờ thúc đẩy hoạt động thương mại thuần túy

Nguyên tắc "tăm xỉa răng"

Có thể thấy rằng, sức hút từ kinh tế Trung Quốc là sự cộng hưởng bởi chính sách kinh tế vĩ mô của Bắc Kinh và những chính sách kinh tế của nhiều thực thể kinh tế khác trên toàn cầu, nó khiến cho kinh tế Trung Quốc như được đóng dấu bảo đảm của phần còn lại của kinh tế thế giới.
Trung Quốc dù bị ghét ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng không quốc gia nào muốn cắt đứt quan hệ làm ăn với Bắc Kinh.
Hiện nay, Trung Quốc đã là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới kể từ năm 2013. Năm 2015, tổng giá trị kim ngạch của Trung Quốc là khẩu 2,7 nghìn tỷ USD, EU xuất khẩu 2,25 nghìn tỷ USD, còn xuất khẩu của Hoa Kỳ chỉ đạt 1,6 nghìn tỷ USD.
Đặc biệt, 16,9% tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc là sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2014, còn năm 2015, thặng dư thơng mại của Trung Quốc với Mỹ lên tới 365 tỷ USD. 
Trung Quốc gia tăng thương mại với Hồng Kông (15,5%), Nhật Bản (6,4%) và Hàn Quốc (4,3%).
Trung Quốc khuyến khích tăng cường hoạt động thương mại với các quốc gia châu Phi, đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở châu Phi để đổi lấy những lợi ích kinh tế khác. Trung Quốc gia tăng các hiệp định thương mại với các quốc gia Đông Nam Á và với nhiều nước châu Mỹ Latin, theo useconomy.about.com.
Như vậy, hoạt động xuất nhập khẩu đã tạo ra vị thế đặc biệt cho Trung Quốc và mang lại nhiều nguồn lợi cho nền kinh tế quốc gia này. Tuy nhiên, khi tái cơ cấu thì giá trị sản xuất công nghiệp sẽ sụt giảm, giá trị kinh tế trong hoạt động gia công – chế biến không bù đắp được sự sụt giảm ấy.
Đặc biệt sự sụt giảm giá trị sản xuất công nghiệp có thể sẽ khiến cho Trung Quốc mật đi vị thế của nó trong hoạt động xuất khẩu mà bao năm phát triển nóng mới có được.
Singapore – quốc gia khai thác tốt nhất lợi ích trong quan hệ với Trung Quốc. Ảnh: Study.link.org.
Đây là mâu thuẫn thứ hai của chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế của Chính phủ Trung Quốc. Và đương nhiên sẽ phải tìm giải pháp để giải quyết mâu thuẫn ấy để vừa phát triển chiều sâu nhưng vừa giữ được vị thế và vai trò của nó là một nền kinh tế có quy mô lớn nhất nhì thế giới.
Bởi lẽ, nếu để mất vị thế ấy cũng đồng nghĩa Trung Quốc sẽ mất đi lợi thế so sánh đã tạo nên sức hút của kinh tế Trung Quốc với kinh tế toàn cầu mà qua đó mang lại nhiều lợi ích cho kinh tế Trung Quốc.
Để giải quyết điều này, Trung Quốc nhìn thấy bài học từ sự thần kỳ của kinh tế Singapore được tạo nên bởi hoạt động thương mại thuần túy – mua đi bán lại.
Trung Quốc chắn chắn sẽ vận dụng mô hình ấy bởi một trong những điểm trọng tâm trong chính sách tái cơ cấu đã xác định giá trị kinh tế thương mại, kinh tế dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu GDP.
Theo tài liệu của CIA.gov, trong cơ cấu kinh tế của Singapore năm 2014, giá trị của kinh tế dịch vụ là khoảng 222,1 tỷ USD, chiếm tới 75%, giá trị kinh tế công nghiệp là khoảng 74 tỷ USD, chiếm chì 25%, nông nghiệp là 0%.

Sự ngu ngơ tinh quái

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Singapore là khoảng 332,64 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu là khoảng 297.29 tỷ USD. 
Như vậy, cả kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Singapore đều vượt quy mô giá trị GDP của đảo quốc này. Và ngày nay ai cũng biết Singapore đã hóa rồng mà kết quả trong hoạt động kinh tế thương mại và dịch vụ đóng vai trò quyết định.
Có lẽ sau bao năm mệt mỏi vì phát triển nóng, Bắc Kinh đã nhận thấy việc khai thác vị thế của Trung Quốc trong xuất khẩu nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại thuần túy – mua đi bán lại là hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững.   
Năm 2014 tổng giá trị GDP của Trung Quốc là khoảng 10.360 tỷ USD mà xuất khẩu chỉ khoảng 2.700 tỷ USD và tỷ trọng kinh tế dịch vụ trong cơ cấu GDP của Trung Quốc chỉ chiếm 48,2%, theo CIA.gov.
Vì vậy theo người viết, chắc chắn trong thời gian tới Trung Quốc sẽ tăng cường hoạt động thương mại và dịch vụ bởi tỷ suất lợi nhuận cao nhờ vòng vốn quay nhanh và giảm được vốn đầu tư cho sản xuất.

Việt Nam khai thác được gì từ chính sách tái cơ cấu lại nền kinh tế của Trung Quốc?
Trung Quốc đã từng có những hành động thái quá trong việc gây tác động lên kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tạo hàng rào mậu dịch và những cơ chế vận hành đặc thù.
Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc cũng đã mang lại lợi ích sống còn cho nhiều nền kinh tế, nhiều quốc gia trên thế giới.
Vấn đề lợi hay hại, lợi nhiều hay lợi ít, thiệt nhiều hay thiệt ít là do khả năng khai thác của các từng định chế kinh tế đối với kinh tế Trung Quốc mà thôi. Đều đó có thể được xem là lực đẩy bật ra từ sức hút của kinh tế Trung Quốc.
Hàng hóa Việt Nam có thể vào thị trường Nhật Bản qua doanh nghiệp Trung Quốc để hưởng lợi thế so sánh của Trung Quốc. Ảnh: isempai.jp.
Theo người viết, kinh tế Việt Nam nói riêng – và phần còn lại của nền kinh tế thế giới nói chung – sẽ khai thác được những tích cực của kinh tế Trung Quốc qua hai vấn đề.
Thứ nhất là chắt lọc và vận dụng những nguyên tắc, cơ chế tạo hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất và hợp tác đấu tư. Thứ hai là khai thác lợi thế của Trung Quốc có được nhờ vị thế của nó trong nền kinh tế thế giới.
Trung Quốc thực hiện việc đảo ngược quy trình kinh tế trong quan hệ hợp tác – kinh doanh gây thiệt hại cho nhiều thực thể kinh tế, Trung Quốc thực hiện nguyên tắc tạo hiệu quả kép (mà người viết tạm gọi là nguyên tắc "tăm xỉa răng”) trong đầu tư – sản xuất trong nước đã kiếm lợi rất nhiều từ các thực thể kinh tế khác.
Điều đó làm cho gia tăng cảm xúc ghét Trung Quốc trong dư luận ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, nhạy bén trong định vị thương hiệu và phân khúc thị trường thông qua việc chiếm lĩnh hàng giá rẻ toàn cầu là một trong những thành công không thể phụ nhận của người Trung Quốc trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Ngay cả việc đảo ngược quy trình kinh tế và nguyên tắc tạo hiệu quả kép trong đầu tư cũng là những sáng tạo mang lại hiệu quả rất lớn cho người Trung Quốc. 
Những bài học ấy rất có giá trị cho Việt Nam và không phải người Việt Nam không thể vận dụng để mang lại hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh và hợp tác - kinh doanh, mà trước hết là với các đối tác Trung Quốc, kiềm chế tối đa kiểu “khống chế đối phương, hạ gục đối tác của họ”.
Trung Quốc đã khai thác lợi thế của nhiều nước – trong đó đặc biệt là Việt Nam – để làm lợi cho mình thông qua việc mượn xuất xứ như hành động “ném đá giấu tay” trong hoạt động thương mại.
Khi tái cơ cấu kinh tế, nhịp độ sản xuất của Trung Quốc sẽ giảm, nhưng hoạt động xuất khẩu của nó sẽ không giảm, bởi lợi thế của nó cũng là cách kiếm tiền của người Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách kích cầu.
Vì vậy, khai thác lợi thế trong hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc để hướng tới một thị trường khác là một trong những cách khai thác lực đẩy bật ra từ sức hút của kinh tế Trung Quốc để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam.

Vui mừng và cay đắng

Điều đó cũng là một cách ngăn chặn làn sóng người lao động Trung Quốc ra nước ngoài tìm việc và chiếm mất việc của người lao động tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam.
Thành công của công ty TH.T tại Nhà Trang, Khánh Hòa trong việc cung cấp mặt hàng ghế lười (ghế dây, ghế bố) bằng gỗ trắc là một ví dụ cụ thể trong việc khai thác lợi thế của Trung Quốc. TH.T xuất các chi tiết bằng gỗ (nan, tay vịn, thanh tựa) sang Trung Quốc.
Doanh nghiệp Trung Quốc bổ sung các chi tiết khác (dây dù, vít, bao bì) và xuất sang nước khác, trong đó có Nhật Bản. Thế là hàng ghế lười Việt Nam có mặt trên thị trường Nhật mà doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều khả năng trực tiếp đưa vào thị trường khó tính này.
Người viết cho rằng, với một nền kinh tế còn nhiều khiếm khuyết, Việt Nam chưa thể khai thác ngay lợi ích từ TPP khi nó vận hành, vì vậy việc “nắm thắt lưng” Trung Quốc, khai thác lợi thế của nó để làm lợi cho người dân, cho doanh nghiệp Việt Nam không phải là việc không thể.
Điều đó cũng góp phần làm giảm thiệt hai cho kinh tế Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc.
Việc chỉ ra những thủ đoạn gian dối trong làm ăn của doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc là hết sức cần thiết để tránh thiệt hại cho người dân, cho doanh nghiệp và cho đất nước.
Song khai thác tối đa những lợi thế của Trung Quốc, chắt lọc và vận dụng giá trị tích cực trong những sáng tạo của người Trung Quốc cũng cần thiết và quan trọng không kém. 
Mặt khác, khai thác những cơ hội được tạo ra bởi kinh tế Trung Quốc vừa làm lợi cho người dân, cho doanh nghiệp Việt Nam, vừa làm giảm tối thiểu ảnh hưởng tiêu cực bởi ý đồ toàn cục của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Ngọc Việ