Trang

12 tháng 12, 2014

Giá dầu lao dốc xuống đáy mới chưa đến 58 USD/thùng

Giá dầu lao dốc xuống đáy mới chưa đến 58 USD/thùng

Trong tuần này giá dầu WTI giảm 12% trong khi dầu Brent hạ 10% - tuần giảm thứ 10 liên tiếp.

Giá dầu thế giới tiếp tục giảm sâu trong phiên giao dịch ngày 12/12 do Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cắt giảm dự báo nhu cầu dầu thế giới lần thứ 4 liên tiếp trong vòng 5 tháng trở lại đây.
Trên sàn giao dịch Nymex, giá dầu WTI kỳ hạn tháng 1 đóng cửa phiên hôm qua mất 2,14 USD tương đương 3,6% còn 57,81 USD/thùng – thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Giá dầu Brent cùng kỳ hạn trên sàn ICE trong khi đó giảm 1,83 USD tương đương 2,9% xuống 61,85 USD/thùng.
Trong tuần này giá dầu WTI giảm 12% trong khi dầu Brent hạ 10% - tuần giảm thứ 10 liên tiếp. Kể từ mức đỉnh cao của năm là 107,26 USD/thùng thiết lập ngày 20/6 thì giá dầu đến nay đã giảm 46%.
Hôm qua, IEA công bố báo cáo cho thấy cơ quan này giảm dự báo 230.000 thùng dầu/ngày đối với tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ năm 2015. 
IEA đồng thời tăng dự báo sản lượng của các nước ngoài OPEC thêm khoảng 200.000 thùng/ngày, tức năm 2015 sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày so với năm nay lên 57,8 triệu thùng/ngày. Cơ quan này nhận xét sản lượng dầu của Mỹ - vốn đang ở mức cao của 3 thập kỷ - sẽ tiếp tục tăng trong năm tới.
Theo các chuyên gia, về ngắn hạn thì triển vọng giá dầu rất yếu khi nguồn cung mạnh hơn cầu.
Kể từ ngày 26/11 – trước ngày OPEC quyết định giữ nguyên hạn mức sản lượng ở 30 triệu thùng/ngày – đến nay giá dầu đã giảm khoảng 20%. Việc Saudi Arabia, Iraq và Kuwait – 3 thành viên lớn nhất của OPEC – lần lượt giảm giá bán dầu cho các khách hàng châu Á làm tăng khả năng rằng các nước này đang cố tranh nhau thị phần.

Ngọc Toàn
Theo Infonet/Bloomberg

Sáu năm cha theo con trai liệt tứ chi đến trường

Dù nắng hay mưa, suốt 6 năm qua, ông Huynh đều đặn theo con trai liệt tứ chi bẩm sinh đến trường học tập với ước mơ trở thành người có ích cho xã hội. 
11-12-Anh-2-Sau-nam-cong-con-den-truong.
Suốt sáu năm qua, hàng ngày ông Huynh cõng con trai đến trường học tập hy vọng chắp cánh ước mơ cho cậu học trò nghèo. Ảnh: Trí Tín.
Chiều ngày đông se lạnh, ông Lương Bá Huynh lặng lẽ cõng con trai đến trường THCS Nghĩa Thương (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) học tập. Ở phía sau, cậu bé Lương Bá Hiệp vòng hai cánh tay co quắp ra phía trước ngực cha, hai chân buông thõng, teo tóp.
Ông Huynh nhớ như in năm 2002, con trai lọt lòng bụ bẫm, đôi mắt sáng ngời, hai vợ chồng tràn ngập hạnh phúc. Niềm vui chưa được bao lâu thì bệnh viện kết luận cháu bị liệt bẩm sinh tứ chi. "Chạy chữa khắp nơi, sức cùng lực kiệt, cuối cùng tôi đành chấp nhận số phận con trai mình bại liệt”, ông Huynh nói.
Lúc Hiệp tròn 6 tuổi, ngồi trên xe lăn trước hiên nhà, thấy những đứa trẻ cùng trang lứa đến trường, cậu bé nằng nặc đòi đi học. "Nghe con khóc bảo muốn đi học mà vợ chồng nhìn nhau ái ngại. Hai bàn tay con co quắp không cầm nắm được vật gì huống chi cầm bút, sách vở", bà Cường (mẹ của Hiệp) nhớ lại.
11-12-Anh-1-Sau-nam-cong-con-d-8823-2223
Cậu bé Lương Bá Hiệp ngồi học ở lớp 6D, trường THCS Nghĩa Thương. Ảnh: Trí Tín.
Những ngày dài sau đó, vợ chồng ông Huynh nhìn thấy đứa con tật nguyền cố tập cầm chiếc bút chì vẽ những nét nguệch ngoạc vào tờ giấy nháp bỏ đi của chị gái rồi dán lên trên tường nhà mà đau lòng. Vậy là người cha mạnh dạn đến trường mẫu giáo trong thôn để xin cho con đi học. 
Sau khi được nhận vào lớp mẫu giáo, sau buổi học trở về nhà không ai nhắc nhở nhưng cậu bé say sưa tập viết, vẽ mà không để ý gì đến những chương trình hoạt hình từng yêu thích trước đó trên tivi.
Khi lên bậc Tiểu học, do trường cách nhà hơn 4 km nên ông Huynh không thể cõng con đi bộ được nữa, đành cải tiến chiếc xe đạp cũ kỹ, bọc lót phía sau một chiếc gối mềm để chở con. Ông Huynh kể, có bữa đi giữa đường xe bị hỏng nên trễ giờ học, thằng bé khóc hờn dỗi cả ngày. “Dù nắng hay mưa, thằng út không chịu nghỉ bữa nào. Ngay cả ngày đám cưới chị cả của nó mà tôi cũng phải chở nó đến trường học chứ không thì nó quấy khóc hoài”, ông Huynh cho hay. 
Suốt 6 năm qua, năm nào cậu bé Hiệp cũng xếp loại học sinh khá. Cô giáo Lê Thị Sang, giáo viên trường THCS Nghĩa Thương chia sẻ, dẫu sinh ra trong gia đình nghèo khó, bản thân lại khuyết tật, nhưng em Hiệp đã trở thành tấm gương sáng về lòng ham học, ý chí nghị lực vượt qua số phận đáng để mọi người khâm phục
Tạm gác mọi công việc, hàng ngày ông Huynh dành trọn thời gian đưa con ngày hai lượt đến trường và về nhà. Cậu bé càng lớn, lớp học ở trên tầng lầu, ông Huynh oằn lưng cõng con lên xuống cầu thang. Trong khi đó mẹ cậu bé ngày nào cũng thức dậy từ mờ sáng theo các xe tải rong ruổi khắp nơi bưng bê gạch, ngói thuê cho các công trình xây dựng, thu nhập bấp bênh. 
Ông Huynh bảo rằng, vốn quý nhất của mỗi người là học vấn, tri thức. Cuộc đời luôn có luật bù trừ. Hai vợ chồng khổ cực đến bao nhiêu đi nữa mà cậu con trai khuyết tật học hành nên người đã là hạnh phúc.
Đằng đẵng nhiều năm qua vợ chồng ông Huynh đã không ngừng lao động nuôi ba con học hành, hai con gái đã tốt nghiệp đại học ra trường chờ xin việc làm. Giờ hai vợ chồng ông lại dồn sức chăm lo cho cậu con trai út khuyết tật vững chí đến trường. "Ước mơ của con là học thật giỏi và có đôi chân như các bạn để ba đỡ vất vả phải cõng con đến trường mỗi ngày", cậu bé Hiệp nói. 
Trí Tín

Nga tuyệt vọng đỡ đòn phạt của phương Tây?

(Tin tức 24h) - Nỗ lực đối phó lạm phát của Nga không làm tình hình sáng sủa thêm, thậm chí đồng Rúp còn tạo kỷ lục mới với mức rớt thê thảm.

Ngân hàng Trung ương Nga ngày 11/12 đã quyết định nâng lãi suất cơ bản lần thứ 5 trong năm nay, từ mức 9,5% lên 10,5%, gấp đôi so với hồi tháng một, nhằm đối phó lạm phát.
Lần gần đây nhất là 6 tuần trước, cơ quan này nâng lãi từ 8% lên 9,5%. Website của Ngân hàng Trung ương Nga cho biết sẽ còn tiếp tục động thái này "nếu nhận thấy rủi ro lạm phát tăng cao".
Ngay sau tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Nga được phát đi, đồng Rúp rớt giá xuống mức thấp chưa từng có trong lịch sử so với đồng USD, với 55,46 Rúp đổi 1 USD.
So với thời điểm đầu năm, đồng Rúp hiện đã mất giá khoảng 40% so với đồng USD.
Giới phân tích đánh giá, việc tăng lãi suất cho thấy sự lựa chọn ngày càng thu hẹp đối với các nhà hoạch định chính sách Nga sau khi đã chi khoảng 80 tỷ USD từ đầu năm để bảo vệ tỷ giá. 
Theo nhận định của CNN, động thái mới của Ngân hàng Trung ương Nga sẽ càng chồng thêm thách thức cho nền kinh tế đang trên đà suy giảm. 
Lạm phát tăng cao khiến chi tiêu của các gia đình Nga tăng vọt
Lạm phát tăng cao khiến chi tiêu của các gia đình Nga tăng vọt
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina nói rằng, dòng vốn bị rút khỏi Nga sẽ tới 120 tỷ USD trong năm tới và cũng ở mức tương tự trong năm nay.
Bà này dự báo, nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng ở mức gần 0% trong năm 2015-2016 và lạm phát sẽ vào khoảng 10% trong 3 tháng đầu năm sau.
Nhiều nhà kinh tế cũng dự đoán kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới, nhất là khi không có dấu hiệu cho thấy các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ sớm được dỡ bỏ. 
Giá dầu toàn cầu lao dốc cũng là đòn giáng mạnh lên Nga, do kinh tế nước này phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực năng lượng. Xuất khẩu dầu khí còn đóng góp gần một nửa ngân sách Nga. Giá dầu hiện vào khoảng 61 USD một thùng, giảm gần 40% so với 100 USD hồi tháng 6.
Ngày 10/12, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết Chính phủ nước này đang đàm phán với các công ty lớn về việc bán ra ngoại tệ của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Mátxcơva cũng hối thúc các nhà xuất khẩu chuyển đổi tiền từ ngoại tệ sang Rúp để hỗ trợ cho tỷ giá đồng nội tệ.
Khó khăn chồng khó khăn nhưng người đứng đầu Chính phủ Nga vẫn tỏ ra khá bình thản. Ông Medvedev cho biết, cho biết dù nội tệ giảm giá là đòn giáng mạnh vào tiêu dùng - động lực chính giúp Nga hồi phục qua khủng hoảng 2008, chẳng có lý do gì để phải "kích động đặc biệt" cả.
"Tất cả chúng ta cần phải kiên nhẫn vượt qua thời kỳ khó khăn này và nhìn về tương lai", ông nói.
Thậm chí, Thủ tướng Nga bày tỏ tin tưởng rằng trong một vài năm tới, Nga sẽ tự túc lương thực thực phẩm và sẽ không cần nhập khẩu sản phẩm nước ngoài.
Ông Medvedev có lạc quan tếu hay không vẫn còn phải chờ thời gian trả lời, nhưng riêng năm nay Nga mất khoảng 140 tỷ USD mỗi năm vì giá dầu giảm và các biện pháp trừng phạt của phương Tây, theo ước tính của Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov.
Khải An (Tổng hợp)

Người Việt chưa giàu nhưng "sang": Chơi ngông vì... sĩ diện hão

(Tin tức thời sự) - "Chúng ta cứ đưa ra các khẩu hiệu như miền núi phải tiến kịp miền xuôi, nông thôn phải tiến kịp thành thị, nhưng làm thì ngày càng chậm"

Đó là nhận định TS Phạm Tiến Bình – Giảng viên, Tiến sĩ Kinh tế - Đại học kinh tế - Đại học QGHN với Đất Việt.
Trưởng giả học làm sang
PV:- Thời gian qua, Việt Nam liên tiếp nhận chứng nhận khu nghỉ dưỡng, nhà hàng sang trọng bậc nhất thế giới. Những thương hiệu đắt tiền bậc nhất về xe hơi, thời trang, trang sức… cũng đang hiện diện ở Việt Nam. Điều này có thể coi nghịch lý khi Việt Nam vẫn thuộc top các nước nghèo, mức lương trung bình chỉ nhỉnh hơn Lào và Campuchia? Ông bình luận như thế nào về điều này?
TS Phạm Tiến Bình:- Thứ nhất, việc này theo tôi thể hiện sự phân chia giàu nghèo hiện nay, ở đất nước ta quá lớn, thứ hai, người Việt ta luôn muốn thể hiện cho người khác biết là mình giàu, mình có của. 
Giả dụ đáng lẽ ra chưa cần đến mức sang như vậy, hoặc trong điều kiện VN cũng chưa nên sử dụng xe sang như vậy, thì cũng đã sử dụng, để chứng minh sự giàu có, đẳng cấp. 
Đặc biệt, với mặt bằng kinh tế, đến 90% người dân làm nông nghiệp. Chưa kể, ở nông thôn người nông dân vẫn phải lao động vất vả, rồi hệ thống trường học, bệnh viện, các công trình công cộng tối thiểu vẫn còn quá thiếu thốn, đặc biệt vùng sâu vùng xa.
Trong khi, cứ nêu cao khẩu hiệu, "miền núi phải tiến kịp miền xuôi, nông thôn phải tiến kịp thành thị", cứ đặt ra như vậy, nhưng làm thì ngày càng chậm, thậm chí khoảng cách lại ngày càng xa hơn.
Để thấy rằng, về mặt kinh tế thì VN thuộc vào TOP cuối cùng, còn ăn chơi thì rơi vào TOP đầu, để thấy nhìn tổng thể thực ra không có gì đáng mừng.
PV:- Đồng ý rằng những khu nghỉ dưỡng, những nhà hàng sang trọng nhằm tới mục tiêu phục vụ khách nước ngoài. Thế nhưng phải hiểu như thế nào về những chiếc xe hơi có một không hai trên thế giới, trào lưu đua nhau xây trụ sở… như cung điện đã được chính các đại biểu Quốc hội phản ánh, những chuyến đi học hỏi kinh nghiệm “kiểu đại gia” của nhiều cán bộ dự án…? Bằng kinh nghiệm của mình, ông có thể phân tích, ai là những người được xài sang ở Việt Nam?
TS Phạm Tiến Bình:- Ở đây, nó cũng giống như câu chuyệnhai người nhận đấu thầu một công trình, nhưng đơn vị nào nhận đấu thầu giá thấp thì không được, giá cao thì mới được.
Lý do tại sao?
Bởi vì làm như thế thì không có hiệu quả, nó sẽ trở thành tâm lý rất nguy hiểm. Thứ nhất, dùng tiền ngân sách thì sẽ thiết kế được cực kỳ to, hoành tráng, cực kỳ an toàn chắc chắn, có thể đội giá lên rất cao. Thứ hai, người có liên quan xây dựng các công trình này sẽ có cơ hội giàu theo, nói đúng với một danh từ hiện nay hay dùng là "tham nhũng".
Tôi khẳng định không có một công trình công cộng nào được xây dựng bằng vốn ngân sách, mà không hoành tráng quá mức cần thiết, giá cả bao giờ cũng đắt hơn nếu như cùng tính giá của một công trình được xây dựng tương tự. Cho nên đây là 1 cái thuộc về vấn nạn của VN.
Tôi cũng biết, bộ phận xài sang hiện nay của VN, là những người có chức, có quyền được cấp duyệt các dự án, các công trình có thể "tham nhũng", thì mới được hưởng lợi.
PV:- Trở lại vấn đề GDP, mức lương trung bình thấp, nhiều chuyên gia đã lý giải đó là do Việt Nam có nền kinh tế gia công, khai thác và bán tài nguyên thô. Vậy phải hiểu sự “sang” này có nguồn gốc từ đâu? Có phải điều đáng mừng khi chúng ta có nhiều người “sang” đến thế, trong khi mức sống của đại đa số người dân vẫn vô cùng chật vật?
TS Phạm Tiến Bình:- Hiện nay, xuất hiện nhiều vấn đề, một là, các cụ ngày xưa đã từng cho rằng, người Việt có suy nghĩ "trưởng giả học làm sang", tức là dù chưa đến mức đó nhưng sỹ diện, muốn ra điều ta rất sang, nên phải cố thể hiện, cách làm này vẫn đúng cho đến hiện tại.
Đây cũng là vấn nạn, là tư duy của lãnh đạo nhiệm kỳ, nếu được vào một vị trí trong nhiệm kỳ này, thì phải làm cái gì hơn người lãnh đạo nhiệm kỳ trước, mặc dù không cần thiết. Nhưng đó lại là nguồn gốc quan trọng, là con đường duy nhất có thể tham nhũng.
Sự phân biệt giàu - nghèo quá rõ ràng
Sự phân biệt giàu - nghèo quá rõ ràng
Chả những vậy, cứ với cách làm của người Việt như hiện nay, thì vẫn mãi chỉ là anh công nhân, mãi là anh bốc vác, làm thuê, ăn lương, không thể khá lên được.
Và câu chuyện này diễn ra, thì không có gì để vui mà còn đáng buồn. Khi bắt đầu có những khu nghỉ dưỡng đẳng cấp thế giới thì có người nông dân, công nhân nào đến được hay không, hay chỉ có những hội nghị này, hội nghị kia rồi đốt tiền ngân sách vào đó.
Tôi khẳng định, những người có nhận thức đều thấy buồn về điều này, chứ không ai có thể tự hào, có thể vui được.
Người Việt có tư tưởng sĩ diện
PV:- Việt Nam không làm được cái bỏ bao bì Samsung nhưng tỷ lệ số người sử dụng những loại điện thoại đắt tiền như vậy cao hơn nhiều so với những nước có mức thu nhập trung bình cao hơn. Đó có phải là một sự phản chiếu mờ những sự “sang” của đại gia hay của những người đặc tuyển nói trên? Phải lý giải việc một đất nước chưa giàu mà đã tâm lý phổ biến là xài… “sang” như Việt Nam như thế nào?
TS Phạm Tiến Bình:- Phong tục tập quán từ xưa của người VN là rất sĩ diện. Thấy người này có, mình không có, thì cũng phải sĩ với người yêu, với bạn bè, với tầng lớp cấp trên.
Bây giờ ra đường mà dùng điện thoại đen trắng Nokia, hay Samsung, bao giờ cũng bị mắng, bị nói là lạc hậu, cổ hủ, bây giờ thì phải dùng smartphone. Đó chính là bệnh sĩ kinh niên, khó chữa, không bằng lòng cuộc sống hiện tại.
Đáng chê trách hơn cả, đó là, tiền học thêm, nâng cao tri thức thì không có, nhưng phải bằng được có tiền để mua điện thoại sang cho bằng bạn, bằng bè.
Theo tôi, một là, nó cũng do hệ thống giáo dục, hệ lụy văn hóa từ bé, hai là, hãy nhận thức nhìn lên trên, không nhìn xuống dưới, khi có vị trí, có chức quyền, thì chỉ nên nghĩ tới chuyện vơ vào.
PV:- Ông bình luận như thế nào về ý kiến, nền kinh tế tiêu thụ iPhone 6 nhưng không làm được nổi một chiếc ốc vít ô tô cũng như người đi bán máu để mua trang sức, dần dần sẽ suy kiệt và chết yểu? Có thể thay đổi tâm lý “sang” này của người Việt hay không? Vì sao ạ?
TS Phạm Tiến Bình:- Từ xưa các cụ đã có những bài học dạy cho những người "vung tay quá trán", đến nay tôi thấy vẫn nguyên giá trị.
Nếu như quốc gia không có thì phải đi vay để làm, còn đối với cá nhân, nếu như bố mẹ không cho tiền, thì cũng bằng mọi cách lừa bố mẹ để có Iphone, cuối cùng trở thành nếp sống.
Chúng ta đã quên mất bài học, bằng lòng với những gì mình có, cho nên bây giờ sự phô trương, đã trở thành vấn nạn, mà nó ở cấp độ nào thì cũng có hại như nhau, dù cấp độ quốc gia, tỉnh, huyện, xã hay cá nhân cũng vậy. Nó hoàn toàn có hại chứ không có lợi.
Tất cả đều rơi vào tình trạng, không lo trau dồi tay nghề, trau dồi những kiến thức cần thiết để kiếm tiền, từ đó có được những thứ mình muốn, mà chỉ quan tâm đến tiêu xài.
Tôi cho rằng, những người dùng Iphone 6 mà chưa có công ăn việc làm, thì cũng chỉ vì chưa phải bỏ sức lao động ra đi xúc đất, bóc vác, để kiếm được mấy chục nghìn một ngày, nên chưa biết quý, biết trân trọng đồng tiền, mà chỉ biết tiêu xài hoang phí.
Bây giờ, chỉ đơn giản đặt một phương trình "Tài sản = nợ phải trả + vốn tự có", tài sản càng to thì bên kia vốn tự có phải to hơn nợ phải trả thì sẽ cân bằng được. Thế nhưng, trong phương trình hiện nay thì tài sản VN ngày càng to, nhưng vốn tự có càng ngày càng nhỏ, còn nợ phải trả càng ngày càng to.
Và cái nguồn gốc tâm lý xài sang này, trước đây xuất phát từ công tử Bạc Liêu lấy tiền đốt trứng, muốn tỏ ra mình giàu có, tâm lý này giờ đã ảnh hưởng ra tận cả nước, tuy nhiên, cháu mấy đời của công tử bạc Liêu giờ phải đi xe ôm kiếm ăn.
Để giáo dục lại, thì chúng ta phải quay trở lại cả 1 hệ thống từ truyền thông cho đến những bài hát, bài học đưa vào nội dung, để người dân thấy quý sức lao động, tiết kiệm ngay trong những khoản chi tiêu nhỏ nhất, sao cho phù hợp với sức lao động, với thu nhập mà mình có, đừng có mang công mắc nợ để mà làm sang.
Thử hỏi trong một gia đình nghèo nhưng phải dùng Iphone, quốc gia nghèo, sống bằng bán tài nguyên thô, thì phương trình kia có cân bằng được hay không?
Tôi chỉ cần lấy ngay ví dụ, hai người cùng có một chiếc xe, giá tiền như nhau, thế nhưng, một anh nợ bằng 0, vốn tự có bằng tài sản chiếc xe; còn 1 anh thì tiền nợ bằng tiền xe, vốn tự có bằng 0. Vậy ai biết, anh nào nợ, anh nào không, tất cả chỉ là hình thức.
- Xin cảm ơn TS đã chia sẻ với Đất Việt!
  • Thanh Huyền

“Lá bài” 2 mặt của TQ trong tranh chấp trên biển

Đăng Bởi  - 

tranh chap tren bien
Yêu sách 9 đoạn sai trái của Trung Quốc
Là cường quốc mới nổi và là nền kinh tế lớn nhất lớn nhất cũng như nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất châu Á, Trung Quốc thể hiện sức mạnh của mình bằng một loạt tuyên bố chủ quyền sai trái mà không sợ các nước trong khu vực phản ứng. Trong các tranh chấp trên biển, Trung Quốc thể hiện chính sách hai mặt. Bài viết trên tờ Bưu điện Huffington, Một Thế Giới xin trích dịch:
Điều đó đã thay đổi trong vài năm gần đây khi Nhật Bản công khai phản ứng lại tuyên bố chủ quyền sai trái của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku và Philippines kiện Trung Quốc vì chiếm đóng trái phép bãi Scarborough ra tòa án quốc tế. Trung Quốc đã phớt lờ việc Philippines kiện họ vì chuyện đó với Trung Quốc không là vấn đề gì cả.
Philippines nỗ lực để lôi Trung Quốc ra tòa quốc tế từ năm 2006. Kể cả khi có một phán quyết có lợi ở tòa vào giữa tháng 12 này mà không có mặt của đại diện Trung Quốc thì cũng chẳng có chế tài nào bắt buộc Trung Quốc phải nghe theo các phán quyết bất lợi trong tranh chấp trên biển với họ. 
Nếu có một cuộc xung đột quân sự xảy ra mọi chuyện cũng sẽ tương tự như vậy khi Trung Quốc nhiễm nhiên dùng quyền lực tuyệt đối mà mình có ở Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là quyền phủ quyết mọi nghị quyết lên án họ. Kể cả khi có một nghị quyết lên án được thông qua Đại hội đồng LHQ thì cũng không có tí giá trị pháp lý nào để bắt Trung Quốc thi hành phán quyết.
Trong khi lờ đi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS ) với Philippines, Trung Quốc lại dùng UNCLOS trong tuyên bố chống lại Nhật Bản khi tranh chấp quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý. 
Năm 2009, Trung Quốc đệ trình một yêu cầu bắt Nhật Bản từ bỏ quần đảo Senkaku và quay lại sử dụng quy tắc của UNCLOS trong việc xác định và phân định thềm lục địa của Trung Quốc vượt ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
 Một số chuyên gia luật quốc tế cho rằng hành vi của quốc gia trong một vấn đề có thể coi như là sự thừa nhận chính thức với những vấn đề tương tự, Trung Quốc không áp dụng UNCLOS trong tranh chấp với Philippines thì cũng không được áp dụng trong tranh chấp với Nhật Bản hoặc ngược lại.
Việc Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa được họ cho rằng dựa trên cái gọi là "vùng biển lịch sử" - một khái niệm không có giá trị pháp lý trong tranh chấp. Trung Quốc luôn chọn cách tiếp cận có lợi cho họ trong các vụ tranh chấp khác nhau bất chấp các tuyên bố của họ trong một sự việc có thể trái ngược hoàn toàn với quan điểm trong sự việc khác. 
Đó là hành vi không thích hợp của một nước lớn. Điều này dấy lên đòi hỏi của các nước về trách nhiệm của Trung Quốc có xứng đáng với vị thế của họ trong việc bảo vệ an ninh toàn cầu? Trung Quốc không thể lấy một tấm bản đồ cũ hoàn toàn không có một giá trị thực tế hay pháp lý nào làm cơ sở cho cá yêu sách chủ quyền của mình.
Dù có hay không việc tòa án trọng tài tuyên bố một phán quyết có lợi cho Philippines, thì trong mắt công luận quốc tế Trung Quốc hoàn toàn sai trái trong vụ việc này. 
Chuyện tranh chấp ở Biển Đông sẽ là phép thử cho Trung Quốc trong việc thể hiện là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, sẵn sàng làm gương cho các nước khác trong vấn đề ngoại giao quốc tế, phù hợp với tầm quan trọng của tầm vóc quan trọng của Trung Quốc. Đó là thử thách cho Trung Quốc.
Thiên Hà (theo Huffington Post)

Video Mỹ công bố vũ khí laser bắn nhiều mục tiêu


12/12/2014 12:05 GMT+7
TTO - Văn phòng nghiên cứu hải quân Mỹ thông báo ngày 11-12 rằng họ đã đạt được đột phá về vũ khí laser mới LaWS với chi phí thấp trong cuộc thử nghiệm trên tàu đổ bộ USS Ponce ở vịnh Ả Rập.
Vũ khí laser có thể được sử dụng nhắm vào những mục tiêu đa dạng từ máy bay không người lái, trực thăng cho tới các tàu tuần tra nhỏ - Ảnh: BBC
Video hệ thống LaWS được thử nghiệm trên tàu Ponce - Nguồn: YouTube
“Các vũ khí laser rất mạnh, chi phí phải chăng và sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong các chiến dịch chiến đấu của hải quân trong tương lai”, CNN dẫn lời chuẩn đô đốc Matthew L. Klunder, giám đốc Văn phòng nghiên cứu hải quân, nói trong một tuyên bố.
“Chúng tôi đã cho thử nghiệm loại vũ khí này trong những điều kiện thực chiến và có thể phá hủy các mục tiêu với khả năng hủy diệt gần như ngay lập tức”.
Klunder nói cuộc thử nghiệm đã thành công tới mức ngay sau đó tàu Ponce đã được Bộ chỉ huy hải quân cho phép sử dụng LaWS trong thực chiến.
“Thuyền trưởng (tàu Ponce) có toàn quyền sử dụng vũ khí này nếu có đe dọa đối với con tàu để bảo vệ các thủy thủ và binh sĩ”, Klunder nói trong một báo cáo về việc thử nghiệm hệ thống vũ khí mới.
Vũ khí laser có thể được sử dụng nhắm vào những mục tiêu đa dạng từ máy bay không người lái, trực thăng cho tới các tàu tuần tra nhỏ, theo lời Klunder.
Hải quân Mỹ đã công bố một đoạn video ngày 11-12 cho thấy LaWS bắn hạ đúng các mục tiêu đó. Đoạn băng không giống như trong các phim khoa học viễn tưởng mà chúng ta vẫn xem. Không thấy tia sáng xanh phát ra từ vũ khí mà các mục tiêu cứ đột nhiên bốc cháy.
Hải quân nói vũ khí laser an toàn cho người dùng hơn so với các vũ khí thông thường sử dụng hệ thống phòng và ngòi đạn nổ. Vũ khí này cũng tiết kiệm hơn.
“Một phát bắn không tới 1 USD, không có gì để nghi ngờ về giá trị của LaWS - Klunder nói - Chính sách tiết kiệm đang là một vấn đề lớn với ngân sách quốc phòng nên vũ khí này sẽ giúp chúng ta sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn”.
Vũ khí laser cũng có thể vận hành với ít người hơn vũ khí thông thường, với một thủy thủ sử dụng thiết bị bắn nhìn giống một cần điều khiển chơi trò chơi điện tử.
CHIÊU VĂN

11 tháng 12, 2014

'Mỹ sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh cho VN'

Đây là tuyên bố của tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius tại lễ tuyên thệ nhậm chức sáng sớm 11/12 (theo giờ Việt Nam).

Lễ tuyên thệ của tân Đại sứ Ted Osius diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington DC với sự có mặt của Ngoại trưởng John Kerry, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cùng nhiều quan chức cấp cao của Chính phủ và Quốc hội Mỹ.
Đại sứ, Mỹ, Ted Osius, nhân quyền, vũ khí sát thương
Đại sứ Ted Osius tuyên thệ
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Ted Osius bày tỏ: “Hôm nay là ngày giấc mơ của tôi và gia đình tôi trở thành hiện thực… Một đất nước Việt Nam giàu mạnh, độc lập, tôn trọng pháp quyền và nhân quyền, sẽ là đối tác vô cùng quan trọng của Mỹ trong nỗ lực đối phó với các thách thức chung trong khu vực và trên thế giới”.
Ông Osius nhấn mạnh hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ góp phần tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng cho cả 2 nước. Việt Nam và Mỹ cần tiếp tục tăng cường quan hệ an ninh với sự chú trọng đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải, đồng thời thúc đẩy hợp tác về giáo dục, khoa học và y tế.  
Đại sứ, Mỹ, Ted Osius, nhân quyền, vũ khí sát thương
Đại sứ Ted Osius phát biểu
“Với truyền thống con rồng cháu tiên, Việt Nam đã tạo được cho mình một đôi cánh vững chắc để bay lên. Chính phủ và nhân dân Mỹ sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh để Việt Nam bay cao, bay xa hơn nữa”, ông Osius nói.       
Về phần mình, Ngoại trưởng John Kerry bày tỏ tin tưởng rằng Đại sứ Osius sẽ góp phần giúp Mỹ xây dựng hiệp định đối tác thương mại với Việt Nam, cùng Việt Nam giải quyết căng thẳng tại Biển Đông, tăng cường quan hệ giữa nhân dân 2 nước thông qua trao đổi du học sinh, hợp tác chống biến đổi khí hậu.
Đại sứ, Mỹ, Ted Osius, nhân quyền, vũ khí sát thương
Ngoại trưởng  Mỹ John Kerry phát biểu
“Ted sẽ lên đường sang Việt Nam, một đất nước đã đổi khác rất nhiều so với thời chúng ta còn trẻ và là một trong những câu chuyện thành công về kinh tế lớn nhất tại châu Á. Quá trình đổi thay của Việt Nam rất đáng ghi nhận và vẫn đang tiếp diễn… Ted Osius là một trong những người Mỹ đầu tiên chứng kiến và đóng góp vào sự đổi thay này và do vậy chính là người phù hợp nhất cho vị trí Đại sứ Mỹ tại Việt Nam”, Ngoại trưởng John Kerry chia sẻ.
Ngoại trưởng John Kerry nói thêm, nếu có mặt tại TP.HCM vào thời điểm hiện tại, chứng kiến sự phát triển khó tin về giao thông, cơ sở hạ tầng, nhà cửa và thương mại, nhiều người sẽ không thể mường tượng nổi mọi việc như thế nào cách đây 40 năm trong bom đạn của chiến tranh.
Đại sứ, Mỹ, Ted Osius, nhân quyền, vũ khí sát thương
Đại sứ Ted Osius và gia đình tại lễ tuyên thệ
Đại sứ Ted Osius là một nhà ngoại giao kỳ cựu và từng làm việc tại đại sứ quán Mỹ ở Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Ấn Độ. Năm 1996, ông là một trong các nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên làm việc tại Việt Nam sau năm 1975.
Ông Osius cũng là một trong những người kêu gọi Mỹ xem xét gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Trước khi được bổ nhiệm làm Đại sứ tại Việt Nam, ông là giáo sư giảng dạy tại Đại học Chiến tranh quốc gia (National War College) và chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ, một trong những tổ chức nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu thế giới.
Theo VOV

VN bác bỏ yêu sách của TQ về đường 9 đoạn

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay một lần nữa bác bỏ yêu sách của Trung Quốc liên quan đến "đường đứt đoạn", và đề nghị Tòa án trọng tài quốc tế quan tâm thích đáng đến lợi ích của Việt Nam khi xử vụ kiện của Philippines.
"Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách 'các quyền lịch sử' của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong 'đường đứt đoạn' do Trung Quốc đơn phương đưa ra", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết hôm nay.
Đề cập tới Văn kiện lập trường của Trung Quốc hôm 7/12 về vụ kiện Trọng tài Biển Đông, ông Bình nhấn mạnh Việt Nam một lần nữa tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với các quyền và lợi ích pháp lý khác của Việt Nam ở Biển Đông.
Trung Quốc hôm 7/12 tái khẳng định sẽ không tham gia vụ kiện tranh chấp chủ quyền Biển Đông tại tòa án trọng tài quốc tế The Hague do Philippines đương đơn. Tuyên bố này được đưa ra chỉ ít ngày trước 15/12, thời hạn mà tòa án trọng tài yêu cầu Bắc Kinh đưa ra phản biện đối với vụ kiện.
Đề cập vụ kiện, ông Lê Hải Bình cho biết: "Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”.
bando-8027-1418097458-5672-1418295044.jp
Mỹ khẳng định một số phần trong đường 9 đoạn của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và các nước liên quan. Ảnh: Rappler
Trung Quốc hồi 2009 công bố yêu sách đường 9 đoạn chiếm gần 80% diện tích Biển Đông, xâm phạm nhiều khu vực thuộc chủ quyền của các quốc gia ven biển ở khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Gần đây Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo và xây dựng ở quần đảo Trường Sa để biến các đá thành các đảo nhân tạo, nhằm củng cố yêu sách đường 9 đoạn.
Yêu sách này không được bất cứ quốc gia nào công nhận. Trong nghiên cứu công bố hôm 6/12, Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông là mơ hồ, phần lớn các phần diễn giải yêu sách không tuân theo luật quốc tế.
Việt Anh

9 tháng 12, 2014

'Lời đồn' Mỹ trực tiếp can thiệp Biển Đông?

Năm 2010, một điểm có lẽ sẽ thu hút được nhiều chú ý nhất là quan điểm cho rằng Mỹ có thể tham gia trực tiếp vào tranh chấp ở Biển Đông.

LTS: Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu Phần 2, Nghiên cứu Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp tại biển Đông từ 1995* của M. Taylor Fravel. Tác giả là PGS Khoa học chính trị và là thành viên của Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts.
Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, chính sách của Mỹ đối với các tranh chấp ở Biển Đông chủ yếu mang tính đối phó. Mỹ chỉ thay đổi nội dung chính sách khi xảy ra những sự kiện đe dọa các mối quan tâm của Mỹ tại khu vực này. Có thể xem xét chính sách mà Mỹ đã tuyên bố theo các bước ngoặt nổi bật.
1995: TQ chiếm bãi đá Vành Khăn
Lần đầu tiên Mỹ công khai đưa ra quan điểm về các tranh chấp trên Biển Đông là sau sự kiện TQ chiếm bãi đá Vành Khăn cuối năm 1994. Đáp lại mối lo ngại gia tăng về tình hình ổn định trong khu vực, tháng 5/1995, qua Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chính sách. Theo tuyên bố này, chính sách của Mỹ có 5 điểm như sau:
(1)   Giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp: "Mỹ cực lực phản đối việc sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các tuyên bố chồng lấn và hối thúc các bên ra tuyên bố kiềm chế và tránh những hành động gây mất ổn định."
(2)   Hòa bình và ổn định: "Mỹ luôn muốn duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông."
(3)   Tự do hàng hải: "Duy trì tự do hàng hải là mối quan tâm cơ bản của Mỹ. Quyền tự do đi lại của tất cả các tàu thuyền và máy bay trong khu vực Biển Đông là điều kiện cần để đảm bảo hòa bình và sự thịnh vượng của toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Mỹ".
(4)   Trung lập trong vấn đề chủ quyền: "Mỹ không đứng về bên nào về mặt pháp lý trong các tuyên bố chủ quyền chồng lấn đối với các đảo, dải đá ngầm, san hô, và bãi đá ở Biển Đông".
(5)   Tôn trọng các quy định hàng hải, đặc biệt là UNCLOS: "Tuy nhiên, Mỹ sẽ nghiêm túc xem xét bất kỳ tuyên bố hàng hải hoặc hạn chế hoạt động hàng hải nào ở Biển Đông mà không phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982".
Sau khi TQ chiếm Vành Khăn, dù không biến mất hoàn toàn, song căng thẳng trong tranh chấp trên Biển Đông bắt đầu lắng dịu. Cuối thập niên 1990, TQ và ASEAN bắt đầu tiến trình đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử đối với các tranh chấp trên Biển Đông. Năm 2002, hai bên đi đến thống nhất về việc đưa ra tuyên bố về một bộ quy tắc ứng xử, trong đó các bên cam kết tới một thời điểm nào đó sẽ cùng ký vào bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc này.
Biển Đông, Mỹ, giàn khoan 981, Trung Quốc, tự do hàng hải, Unclos, EEZ, thềm lục địa. DOC, COC, ASEAN
Đá Vành Khăn. Ảnh: Victor Robert Lee/ Thewangpost
2010: Phản ứng trước các căng thẳng ngày càng tăng từ tất cả các bên tranh chấp
Năm 2010, Mỹ quyết định mở rộng và làm rõ chính sách của mình đối với Biển Đông nhằm đáp lại sự leo thang căng thẳng giữa các bên tuyên bố kể từ sau năm 2007. Trong suốt thời gian từ năm 2007 đến giữa năm 2010, tất cả các bên tuyên bố, đặc biệt là TQ đều chủ động hơn trong việc khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình, và có lúc còn có hành động củng cố hoặc bảo vệ các yêu sách này, khiến tình hình càng thêm căng thẳng.
Cụ thể, TQ đã đe dọa các công ty dầu khí nước ngoài (trong đó có một số công ty Mỹ) đang đầu tư vào các khu khai thác ngoài khơi Việt Nam trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2008, ra tuyên bố và phản đối tuyên bố về quyền khai thác thềm lục địa mở rộng tới một cơ quan của Liên hợp quốc, cố ý bắt giữ hàng trăm ngư dân Việt Nam hoạt động ở vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa trong năm 2008 và 2009, cố tình cản trở hoạt động của tàu khu trục USNS Impeccable khi tàu này ở vị trí cách đảo Hải Nam khoảng 75 hải lý hồi tháng 3/2009, đính kèm một bản đồ có "đường chín đoạn" vào một công hàm gửi Liên hợp quốc hồi tháng 5/2009, áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa ở khu vực phía bắc Biển Đông, gia tăng số lượng tàu tuần tra của các cơ quan chấp pháp ở các vùng nước tranh chấp, tăng tần suất và quy mô tập trận ở Biển Đông.
Đến năm 2009, Mỹ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến Biển Đông. Có hai nguyên nhân mật thiết. Thứ nhất, lần đầu tiên TQ trực tiếp thách thức lợi ích thương mại của Mỹ, cụ thể là các công ty dầu khí của Mỹ đang hoạt động ngoài khơi Việt Nam năm 2008.
Thứ hai, việc TQ cản trở hoạt động của tàu khu trục USNS Impeccable và các tàu khảo sát khác của lực lượng hải quân Mỹ lại làm dấy lên câu hỏi về cách tiếp cận của TQ đối với vấn đề tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế.
Đến năm 2010, chính quyền của Tổng thống Obama quyết định cần đưa ra một tuyên bố mới về chính sách của Mỹ ở Biển Đông. Thời điểm được chọn là hội nghị hàng năm của Diễn đàn Khu vực ASEAN diễn ra vào tháng 7/2010. Trong suốt phiên họp kín, Mỹ và 12 nước khác đã bày tỏ mối lo ngại về tình trạng căng thẳng trên Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra tuyên bố công khai về lập trường của Mỹ, tính thời điểm đó đây là tuyên bố công khai ở cấp cao nhất của chính quyền Mỹ.
Trong tuyên bố của mình, bà Clinton khẳng định các điểm cốt lõi trong chính sách năm 1995, đồng thời cũng đưa thêm vào những điểm mới, cụ thể là:
(1)   Không giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp cưỡng ép
(2)   Ủng hộ "các bên theo đuổi một tiến trình ngoại giao hợp tác," Mỹ sẵn lòng "hỗ trợ các sáng kiến và các biện pháp xây dựng lòng tin, phù hợp với [Tuyên bố về Bộ Quy tắc Ứng xử năm 2002]
(3)   Ủng hộ soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử đầy đủ
(4)   Giữ lập trường "các tuyên bố chủ quyền hợp pháp đối với không gian trên biển ở Biển Đông chỉ nên xuất phát từ tuyên bố chủ quyền hợp pháp đối với các thực thể".
Bản tuyên bố không nêu đích danh TQ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố trong bài phát biểu của Ngoại trưởng Clinton nhắm trực tiếp vào TQ hơn bất kỳ bên tuyên bố nào khác.
Trước hết, cách nói "các tuyên bố chủ quyền hợp pháp" cho thấy Mỹ phản đối bất kỳ tuyên bố quyền trên biển nào của TQ dựa trên bản đồ đường chín đoạn. Thứ hai, việc nhấn mạnh vào "tiến trình hợp tác" ngụ ý tới các cuộc nói chuyện đa phương, trái ngược hẳn với mong muốn đàm phán song phương với từng bên tranh chấp của TQ.
Trong thời gian này, một điểm có lẽ sẽ thu hút được nhiều chú ý nhất là quan điểm cho rằng Mỹ có thể tham gia trực tiếp vào tranh chấp ở Biển Đông. Quan điểm này dựa trên một số lý lẽ.
Đó là, tại cuộc họp diễn ra vào tháng 7/2010 trong khuôn khổ Diễn đàn Khu vực ASEAN, Mỹ đã phối hợp với các nước khác (bao gồm cả các bên có tuyên bố trong tranh chấp và các bên không), cùng nhau, 12 quốc gia bày tỏ quan ngại về tình trạng căng thẳng ngày càng leo thang tại biển Đông, mà TQ góp phần gây ra.
Thứ 2, Mặc dù bà Clinton không tuyên bố rằng Mỹ sẽ trở thành một bên trong tranh chấp, song tuyên bố chính sách mới này rõ ràng ngụ ý rằng việc này có thể xảy ra, và cảm nhận này được giữ nguyên mà không có đính chính.
Bằng tuyên bố chính sách mới năm 2010, Mỹ cho thấy mình đã lên kế hoạch để vừa duy trì được sự trung lập trong vấn đề tranh chấp (chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán trên biển), vừa có thể tham gia vào cuộc tranh chấp theo một cách nào đó.
Cho đến mùa hè năm 2012, chính sách của Mỹ đối với các tranh chấp Biển Đông vẫn không có nhiều thay đổi đáng kể, ngoại trừ một ngoại lệ. Thảo luận về việc "tạo điều kiện" cho các cuộc đối thoại hoặc trao đổi đã không còn xuất hiện trong luận điểm mà quan chức Mỹ đưa ra. Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục nhấn mạnh mối quan tâm của mình đến vấn đề tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp và không sử dụng các biện pháp cưỡng ép. Mỹ cũng tiếp tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc các bên tranh chấp cùng tham gia đối thoại, và tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ tiến trình đưa ra một bộ quy tắc ứng xử chung trên Biển Đông.
(Còn tiếp)
Hà Trang (lược dịch theo RSIS)