Trang

8 tháng 3, 2014

Làng cổ tan nát sau cưỡng chế


- Chuyện xảy ra ở xứ thiên đường. Làm sao người dân lương thiện được yên ổn sông? BTTD


Hà Nội: Chấn động vụ cưỡng chế ngay sát Tết, tan nát cả một làng cổ

(Dân trí) - Ngày 24 Tết Giáp Ngọ, mặc dù chưa đến thời hạn cưỡng chế, chính quyền xã Bình Yên - Thạch Thất (Hà Nội) đã huy động đến 780 người cùng 4 máy ủi rầm rập đến làng Vân Lôi đập nát hàng loạt tường, nhà của 52 hộ dân khiến ngôi làng cổ tan nát. 
 

Gần nghìn người "bủa vây" cưỡng chế 52 hộ dân ngay sát Tết
Dù đã hơn một tháng trôi qua nhưng những người dân làng Vân Lôi - Bình Yên - Thạch Thất, (Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng trước cảnh tượng gầnmột nghìn người người kèm theo 4 chiếc máy ủi rầm rập tiến vào cưỡng chế đập nát hàng loạt bức tường, ngôi nhà của 52 hộ dân trong làng. Sự việc xảy ra vào ngày 24 tết Giáp Ngọ vừa qua đẩy hàng trăm người dân, trong đó có nhiều cụ già, trẻ em, thậm chí cả gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng vào cảnh không chốn “nương thân”  ngay trong những ngày Tết đến.
Ngày 5/3, sau khi tiếp nhận đơn kêu cứu khẩn cấp của hàng chục hộ dân làng Vân Lôi, PV Báo điện tử Dân Trí đã có mặt tại đây. Chỉ vừa bước qua cánh cổng làng được làm bằng đá ong cổ kính, đập vào mắt chúng tôi là cảnh tượng tan hoang, đổ nát.
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế.
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế.
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế.

Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế.
Những bức tường mới xây xen lẫn tường đá ong có tuổi thọ vài trăm năm bị đập đổ, chồng chất gạch vụn, bê tông. Từ đầu đến cuối làng, những người dân lố nhố từng tốp đang thu gom đống vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Cây cối tại những ngôi nhà của các hộ dân cũng bị nhổ rễ, đánh bật gốc đổ ngả ngiêng. Cảnh tượng làng cổ bắc bộ Vân Lôi yên bình từng đi vào sử sách xa xưa không còn, thay vào đó là một không gian bị tàn phá như “thời chiến”.
Theo chị Phạm Thị Hoa (35 tuổi), một người dân có nhà bị cưỡng chế cho hay, làng Vân Lôi vốn có từ lâu đời, đất đai do cha ông khai phá truyền từ đời này sang đời khác. Mảnh đất của chị Hoa đang ở đã tới đời thứ 8.
Tuy nhiên, khu diện tích đất của chị Hoa cũng như nhiều người dân ở làng Vân Lôi nằm trong dự án xây dựng khu tái định cư nam đường tỉnh lộ 420 khu công nghệ cao Hòa Lạc nên chính quyền UBND huyện Thạch Thất đã có chỉ đạo UBND xã Bình Yên ra thông báo về việc thu hồi đất để bàn giao mặt bằng thi công.
Do việc đền bù giải tỏa còn gặp nhiều vướng mắc cũng như việc kiểm đếm chưa hoàn tất nên các hộ dân vẫn ‘bám’ đất ông cha đề chờ đợi giải pháp hiệu quả hơn.
Vào ngày 22/1/2014, phía UBND xã Bình Yên (Thạch Thất, Hà Nội) bất ngờ phát ra thông báo đến các hộ dân về việc thi hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng ở làng Vân Lôi.
Người dân làng Vân Lôi bật khóc mỗi khi nhắc tới vụ cưỡng chế kinh hoàng ngay sát Tết.
Người dân làng Vân Lôi bật khóc mỗi khi nhắc tới vụ cưỡng chế kinh hoàng ngay sát Tết.
Người dân làng Vân Lôi bật khóc mỗi khi nhắc tới vụ cưỡng chế kinh hoàng ngay sát Tết.

Người dân làng Vân Lôi bật khóc mỗi khi nhắc tới vụ cưỡng chế kinh hoàng ngay sát Tết.
Trong thông báo đã ghi rõ thời gian gia hạn đến ngày 27/1/2014 (tức 27 tết) nhưng đến ngày 24/1 (tức 24 tết) chính quyền UBND xã Bình Yên đã huy động khoảng 800 người đến tiến hành cưỡng chế.
“Hôm đó khoảng 7h sáng, tôi vừa ngủ dậy thì bất ngờ thấy nhiều người của xã đến đập phá tường bao. Khi tôi yêu cầu dừng lại, một cán bộ địa chính xã Bình Yên đã chạy tới ngăn máy xúc lại nhưng đến khoảng 11h cùng ngày lại tiếp tục đập nát khu tường bao của nhà tôi”, chị Phạm Thị Hoa kể lại.
Đứng trên đống đổ nát của nhà mình, ông Đỗ Văn Hùng (58 tuổi) bế trên tay đứa cháu 2 tuổi vừa khóc tu tu vừa mếu máo nói: “Hôm gần Tết đang ở trong nhà bất ngờ tôi bị yêu cầu phải phá bỏ nhà. Cả cái tết vừa qua, tôi sống trong thấp thỏm lo âu, sắp tới nhà bị phá mất tôi và cháu biết sống ở đâu”.
Làng cổ xã Bình Yên đã không còn bình yên.
Làng cổ xã Bình Yên đã không còn bình yên.

Làng cổ xã Bình Yên đã không còn bình yên.
Cay đắng hơn, gia đình anh Ngô Văn Huệ (47 tuổi) có mẹ già 85 tuổi, hôm xảy ra sự việc, lực lượng cưỡng chế đã bê cả giường có mẹ anh Huệ đang nằm đem để ra vườn rồi lấy búa đập vỡ tường bao, tường nhà được cho là đã xây dựng trái phép. Khi anh Huệ ra ngăn lại đã bị lực lượng cưỡng chế còng tay.
Ngay như ngôi nhà của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Khuyết cũng bị đập nát tan hoang trong buổi sáng ngày 24 Tết.
Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Khuyết là một trong số những 

Ngôi nhà của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Khuyết cũng bị đập nát tan hoang trong buổi sáng ngày 24 Tết.
Cụ già 85 tuổi nằm trên giường bị bê đặt ra vườn để lực lượng...cưỡng chế.
Cụ già 85 tuổi nằm trên giường bị lực lượng cưỡng chế bê đặt ra vườn để đập phá tường bao, tường nhà.
Theo các hộ dân, việc phải di dời khỏi phần đất ông cha từ lâu năm là điều không ai mong muốn. Khi biết đất nằm trong dự án xây dựng khu tái định cư, nhiều người đã tiến hành xây tường bao quanh diện tích đất nhà mình vì sợ sẽ bị đền bù thiếu. Ngoài ra, các hộ dân ở làng Vân Lôi cũng chưa di dời vì chưa thống nhất được phương án đền bù khi chính quyền đưa ra mức 700.000/m2.
Cưỡng chế vì bị thúc ép, hàng loạt cán bộ bị...kiểm điểm
Liên quan đến sự việc cưỡng chế ở làng Vân Lôi, phóng viên Dân Trí đã buổi làm việc với ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên (Thạch Thất - Hà Nội) cho biết rằng, sở dĩ chính quyền tiến hành cưỡng chế vào ngày 24 tết là do cấp trên “thúc ép” để bàn giao mặt bằng cho việc thi công dự án tái định cư công nghệ cao Hòa Lạc.
Đồng thời do có tới 52 hộ dân tiến hành xây dựng trái phép nên xã đã lập kế hoạch trình lên huyện Thạch Thất để phối hợp đưa lực lượng tới cưỡng chế. Cụ thể có 780 người tham gia buổi cưỡng chế 4 máy ủi, 2 xe đặc chủng công an để dẫn giải các đối tượng chống đối, gây rối…
Ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên thanh minh cưỡng chế do cấp trên thúc ép.

Ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên "thanh minh" cưỡng chế do cấp trên thúc ép.
Khi được hỏi về trách nhiệm để xảy ra ồ ạt xây dựng trái phép trên địa bàn ông Mão thừa nhận do đã buông lỏng quản lý để dẫn tới sai phạm hàng loạt. Sau đó việc tiến hành cưỡng chế gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, tiêu hao chi phí từ ngân sách nhà nước vào việc cưỡng chế.
Chỉ một ngày sau khi buổi cưỡng chế kết thúc, phía chính quyền UBND huyện Thạch Thất đã có buổi họp kiểm điểm chính quyền UBND xã Bình Yên về việc để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự ồ ạt tại dự án tái định cư công nghệ cao Hòa Lạc ở làng Vân Lôi.
Buổi họp đã kiểm điểm đối với các cá nhân là ông Lê Văn Mão - Chủ tịch xã Bình Yên, cùng với đó kiểm điểm Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch UBND xã, Phó chủ tịch hội đồng nhân dân cùng các thành viên chuyên môn…
Về phương hướng giải quyết sắp tới đối với các hộ dân ở làng Vân Lôi, ông Mão cho biết sẽ không tiến hành cưỡng chế nữa mà sẽ tiến hành họp dân, tuyên tryền, làm công tác kiểm đếm, đền bù và thực hiện công tác tái định cư sau di dời.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế - Hoành Sơn

Và những ý kiến của người dân:

(Dân trí) - “Đúng là chuyện động trời xảy ra ở thế kỷ 21, vì xảy ra tại một ngôi làng cổ tại Thủ đô ngàn năm văn hiến và Hà Nội được thế giới vinh danh là TP Hòa bình...” Nguyễn Văn Nam nam@gmail.com

Ngày 24 Tết Giáp Ngọ, mặc dù chưa đến thời hạn cưỡng chế, chính quyền xã Bình Yên - Thạch Thất (Hà Nội) đã huy động đến 780 người cùng 4 máy ủi rầm rập đến làng Vân Lôi đập nát hàng loạt tường, nhà của 52 hộ dân khiến ngôi làng cổ tan nát, đẩy hàng trăm người dân, trong đó có nhiều cụ già, trẻ em, thậm chí cả gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng vào cảnh không chốn “nương thân”ngay trong những ngày Tết sắp đến, đã dấy lên làn sóng dư luận với nhiều ý kiến gửi về Tòa soạn báo Dân trí.
Đầu tiên là sự ngạc nhiên:
“ Trời ơi, 780 người, 4 máy ủi, 2 xe đặc chủng để đập phá một ngôi làng nhỏ vào những ngày giáp tết.” TranDuyHieu tranduyhieu68@gmail.com
“Cưỡng chế như thế là sai, vi phạm pháp luật vì thông báo đến ngày 27/1/2014 mới hết hạn. Sao lại ngày 24/1/2014 đã cưỡng chế. Hơn nữa, muốn cưỡng chế thì phải để cho dân ăn tết cổ truyền của dân tộc xong rồi mới cưỡng chế chứ? Cưỡng chế trước cũng đâu làm được việc gì quan trọng mà đẩy người dân không có chỗ ở để đón tết.”- Trần Kim Mạnh manh20x1@gmail.com
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế: Lại một chuyện tai tiếng xẩy ra ở Hà Nội.
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế: Lại một chuyện tai tiếng xẩy ra ở Hà Nội.

Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế: Lại một chuyện tai tiếng xẩy ra ở Hà Nội.

Bạn đọc càng ngạc nhiên là chuyện này sao lại có thể xẩy ra ở ngay tại Hà Nội:
“Sao ở giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến mà lại như vậy. Gần tết mọi người còn lo cho mái ấm, một cái tết sum họp, thế mà chính quyền ở xã lại đi phá nhà dân. Không thể hiểu được vì động cơ gì.” Nhân Dân chuongquoc@gmail.com
“Đúng là chuyện động trời xảy ra ở thế kỷ 21, vì xảy ra tại một ngôi làng cổ  tại Thủ đô ngàn năm văn hiến và Hà Nội được thế giới vinh danh là TP Hòa bình...” Nguyễn Văn Nam nam@gmail.com
“Đúng vậy. Hà nội mang tiếng là Thủ đô nhưng những việc làm thì không giống ai.” Nguyen Chien trongchien579@gmail.com
“Chắc chắn phải có động cơ gì đó.. mấy cán bộ náy có suy nghĩ không thế ...mất tình thương con người với con người rồi.” Lê Tuấn tuano7959@gmail.com
“Hà Nội thì cái gì cũng nhất rồi. Ông chủ tịch xã không quyết định thì cán bộ nào dám đi cưỡng chế. Còn cấp huyện nữa, sự việc xảy ra rồi mới về họp kiểm điểm. Cấp huyện không chỉ đạo thì làm sao cấp xã dám làm....’ HongKhoa nguyenhongkhoa.tn@gmail.com
“Các bác nên nhớ là riêng làng Vân Lôi cưỡng chế lần này là lần thứ 2 nhé. Lần 1 là có khoảng 400 người đi cưỡng chế. Lần 2 này là 780 người. Đúng là lần sau phải hoành tráng hơn thì nó mới oai!” Thanh thanh Tnvhn@yahoo.com
Có bạn đọc ủng hộ việc mạnh tay cưỡng chế:
“Trước ở xã tôi, tôi đã biết. Biết là GPMB nên dân trồng thêm cây, xây thêm tường, làm thêm trần, đào thêm giếng ...để cố thủ, lấy cớ đòi thêm tiền. Nếu không cứng rắn như vậy e xã hội không phát triển….”- LeLe loidatviet@gmail.com
Nhưng nhiều bạn đọc có ý kiến ngược lại:
“Khi xây sao không ngăn cản, để đến khi cần giải tỏa thì lại làm không đúng lúc...” Tuấn tuannghia216@gmail.com
“Mỗi người dân là môt công dân. Đảng và chính quyền cũng do công dân bầu ra thì trước tiên muốn làm gì phải hỏi và họp ý kiến dân trước có hợp lòng dân không mới quyết định. Chứ nói như kiểu là cấp trên chỉ thị nên làm gấp, coi dân chẳng ra gì...” - KiKi catch_me_now@yahoo.com
Nhiều bạn đọc thắc mắc về việc thu hồi đất ở làng cổ:
“Lấy đất làm khu tái định cư, lấy chỗ nào không lấy lại lấy của làng cổ, đúng là thiếu cân nhắc...”- Minh minhnuyede@yahoo.com
“Tại sao lại kỳ khôi, đi lấy vị trí làng cổ ra làm đất tái định cư vậy?...ai cấp phép phê duyệt vậy? Lạ.” betta cryon_myshoulder150209@yahoo.com
“Tại sao lại phá làng cổ cho khu tái định cư rồi lại tái định cư làng cổ nơi khác.” LongNguyen tranhdau2@gmail.com
“Làng cổ mất đi....gốc của nước là làng, làng mất rồi thì văn hóa của cả đất nước cũng suy.” Trần Thị Dao Linh lolemyumi@gmail.com
Bạn đọc cũng thắc mắc thu hồi đất phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh và lợi ích công cộng thì do Nhà nước quyết định thu hồi và bồi thường; còn phục vụ mục đích kinh doanh do nhà đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất để thu hồi và bồi thường mà sao giá đền bù cho dân lại quá rẻ:
“Việc thu hồi đất ở của hộ gia đình do cha ông để lại phục vụ an ninh quốc phòng thì được, nhưng nếu thu đất và nhà người ta để bán cho người khác làm nhà là không được dù núp dưới hình thức bố trí khu tái định cư cho khu gì đi nữa. Nếu cần thiết thì mua lại đất của dân mà tái định cư.”- Nguyễn Thị Chín anhchin40@yhoo.co.vn
“Đền bù cho dân thì có 700k/ m2 thế rồi xây xong bán lại và cho thuê thì với giá cao gấp 10 hay 20 lần.”- Duong nguyênkindo@gmail.com
“Giá 700k/m2 thì bây giờ mua dc ở đâu? chắc lên Lai Châu, Hòa Bình vùng núi để mua Chứ ở Hà Nội thì chỉ có vào vùng sâu của Sơn Tây thôi.” - Cung cungnc@gmail.com
“Đập nhà dân đang ở để làm nhà tái định cư, chuyển những người này sang tái định cư ở làng khác. Cứ thế tiếp theo thì tha hồ đi cưỡng chế và tái định cư. Hài thật, ở các xã này hết đất hết cách rồi sao.” Vu Trung Vuductrung0711@yahoo.com
“Vấn đề tái định cư như thế là tái kép (hai lần tái). Sao không chọn chỗ có quỹ đất trống hoặc chỗ không có dân sinh sống để bố trí khu TĐC, mà lại đuổi người phá nhà người đang ở, để bố trí cho người khác ở. Đất ở đó lâu đời do ông cha để lại mà tùy tiện tước đoạt của dân là không được.”- Nguyen Van Chui vanchui1368@yahoo.com.vn
Với đất kinh doanh như thế, bạn đọc lo ngại:
“Tái định cư, nói thực sự người có đất tại khu vực này khi bị giải tỏa chưa chắc có tiền mua lại được nền cất nhà ngay tại đất mình đã quy hoạch. Không có chính sách, khuôn khổ, bài bản gì hết, đền bù thì rẻ mạt, còn bán lại thì giá ngất ngưỡng. Mà tôi cũng lo ngại khi quy hoạch xong nền, lại chia cho các quan hết còn đâu mà đến tay người dân. Mấy ông này bán lại với giá cao thì chỉ ngươi giàu mới có tiền mua, "Tiền lại vô túi quan". Cái nền này là của Anh Xã, nền này của Anh Huyện và nền này của Anh Tỉnh nè.”- Nha Huynh hphongnha@gmail.com
“Cơn ác mộng THU HỒI ĐẤT bao giờ mới kết thúc đây? kể cả đất ông cha ngàn đời để lại, rồi nhà cổ vài trăm năm, rồi mồ mả tổ tiên bỗng nhiên bị ỦI , LẤP vì lý do THU HỒI ĐẤT.”- TamPhong tamphong0107@yahoo.com
Bạn đọc mong muốn:
“Hy vọng người dân được đền bù thỏa đáng và có nhà ở ngay.”- Phi Thiên Vũ vunm@gmail.com
“Cần có tố chất làm lãnh đạo. Phải yên lòng dân - thuận dân. Dù dân có sai nhưng là người lãnh đạo phải thể hiện sự hài hòa thì việc gì mà dân không nghe theo.”- Quang quang2707@gmail.com
“Hãy sống trong lòng dân, lấy dân làm đầu”- Nguyễn Văn Chiến chienld87@gmail.com
Bạn đọc hy vọng:
“Chính quyền cũng vì bảo vệ người dân, mà người dân thì cũng bảo vệ chính quyền, chúng ta hãy ngồi lại thảo luận tìm ra cách giải quyết tốt nhất, được cả cho chính quyền và người dân, việc gì đã xảy ra thì xảy ra rồi, hãy rút kinh nghiệm, mọi việc rồi sẽ ổn hết. Đảng và nhà nước ta là nhà nước phục vụ cho dân và vì dân, và người dân cũng thế.”- TienSinhDan ngxndan@gmail.com
Nguyễn Đoàn (tổng hợp)

“Học giả bằng thật” từ tham nhũng

(Dân trí) - GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, nạn “bằng thật học giả” hiện nay khó chữa do bắt nguồn từ tham nhũng. Nếu thay đổi được vấn đề này phải thay đổi từ nhận thức, tu dưỡng đạo đức.
 

GS.TS Phạm Tất Dong.
GS.TS Phạm Tất Dong.
Sân chơi tinh vi!
Thưa GS, vừa qua, sau câu nói của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận về bằng giả, bằng thật học giả chỉ có thể “chui” vào cơ quan nhà nước, nhiều ý kiến đã bình luận về vấn đề này và cho rằng khó giải quyết được. Theo GS Hoàng Tụy, có 3 chướng ngại vật khi triệt bằng giả là “hậu duệ, quan hệ và tiền tệ”. Ý kiến ông thế nào?
GS Hoàng Tụy là bậc thầy của tôi, thầy nói đúng. Hiện nay, người ta không chơi bằng giả vì dễ phát hiện mà chơi bằng thật mới an toàn nhưng làm sao để có bằng thật đó mới là chuyện. Đây là một sân chơi tinh vi và nó tai hại hơn bằng giả rất nhiều. Sân chơi này có cơ chế của nó, người đứng ngoài biết nhưng đành chịu.
Tại sao cơ quan nhà nước tuyển cả người dù có bằng cấp thật nhưng học giả, năng lực kém, đúng như thầy Hoàng Tụy nói vì đó là con ông cháu cha, con quan chức. Nhưng theo tôi hiểu không phải đơn giản như vậy, người có con cháu gửi vào cơ quan đó, họ sẽ nhận nhưng như vậy chưa đủ mà còn đi kèm đó là cơ chế “phong bì”, tất nhiên tiền không nhiều so với người không phải con ông cháu cha. Sân chơi này dành cho người học không thật.
Thậm chí, thi công chức hiện nay không công bằng. Tôi không tin hình thức thi này vì hiện nay thi công chức là dành cho các mối quan hệ và người thi còn có cả một cơ chế giúp đỡ. Cuộc thi cũng có hội đồng chấm, dọc phách nhưng đó chỉ là để che mắt thôi. Theo tôi quan hệ tiền tệ chi phối tất cả, cả hậu duệ và quan hệ.
Như vậy vấn đề này có thể nói trở thành "quốc nạn". Tội vạ này do đâu thưa ông?
Tội vạ ở đâu là ở quan lý. Bộ máy quản lý hiện nay quá nhũng nhiễu. Tôi cực kỳ lo lắng. Thực ra đi đến đâu cũng gặp những cán bộ ấm ớ nhiều lắm. Hiện nay, trong cơ quan nhà nước nổi lên một hiện tượng nhiều cán bộ trẻ rất hách dịch, coi thường người khác.
Nguyên nhân bắt nguồn từ tham nhũng, người ta dùng bằng thật để bán, dưới mọi hình thức. Động đến cái gì cũng phải có tiền.
Khó giải quyết vì người ta tham tiền
Như ông nói, nạn “bằng thật học giả” bắt nguồn từ tham nhũng. Theo ông làm cách nào để giải quyết tình trạng này?
Khó giải quyết vì người ta tham tiền. Bằng đó được đóng dấu chính thức còn bằng cách nào đến người tiêu dùng thì đó là một vấn đề.
Do vậy, cần nghiên cứu lại xem các doanh nghiệp, tư nhân tuyển dụng theo cơ chế gì, nhà nước còn có quyền lực hơn tại sao không tuyển được. Cái này phải có bài học.
Còn bảo chữa bằng cách nào thì khó thật. Khó lắm!. Bản thân những người biết được việc này muốn tố cáo nhưng bản thân họ bị guồng máy “nghiến” luôn. Ai muốn con cháu mình muốn thi vào đâu, làm ở đâu, nếu không có lời nhờ, khó đỗ.
Vậy cũng phải có một cơ chế, hành lang pháp lý để giải quyết việc này?
Tất cả là con người, không có cơ chế nào thay đổi con người được. Nên bây giờ chỉ có quy trách nhiệm. Trả lương cao cho người lãnh đạo, để họ không dám buông trách nhiệm ra.Trả lương gánh với trách nhiệm, nếu lãnh đạo không làm hết trách nhiệm của mình thì có thể sa thải. Bởi, người đứng đầu cơ quan biết chắc nhân viên của mình có làm được việc hay không, tại sao không tiến bộ được, không thăng tiến được. Sử dụng người phải công tâm và vì sự phát triển của cơ quan mình. Chứ nương nhẹ thì chết.
Nói tóm lại vấn đề này quy về đạo đức. Phải xây dựng lại vấn đề đạo đức.
Tu dưỡng đạo đức
Nếu quy về đạo đức thì lại quy về trách nhiệm nhà trường, thưa ông?
Không chỉ nhà trường mà từ trong Đảng mà ra. Nói về triết lý trên đời này chỉ có thiện và ác. Chỉ có tốt và không tốt. Cái này tùy thuộc vào sự hiểu biết về con người. Ở đây không chỉ giáo dục nhà trường mà cả xã hội và từ gia đình mà ra.
Trong xã hội mà chuẩn mực đạo đức không được người dân coi trọng sẽ nhiễu nhương ngay, sẽ xảy ra trộm cắp, đánh nhau… Nếu một xã hội nghiêm minh, nghiêm minh từ trên xuống dưới sẽ không có tiêu cực xảy ra. Hiện nay, sờ đến cấp nào cũng có phạm lỗi, nói không ai nghe nữa, người ta trông vào gương đó để thực hiện. Thủ trưởng mà nghiêm túc, nhân viên không dám làm bậy nhưng thủ trưởng không nghiêm túc, nhân viên sẽ coi thường và làm bậy ngay.
Vậy nên tất cả quan hệ xã hội, lấy đạo đức làm trục cơ bản mà thiếu trục cơ bản là hỏng.
Do vậy, phải tu dưỡng đạo đức mà có tu dưỡng thì đừng có tu dưỡng theo kiểu tuyên huấn. Tu dưỡng là làm sao từng năm một cán bộ phải làm tốt công việc của mình, căn cứ vào việc làm thực. Không ai nói đạo đức bằng miệng được mà nói đạo đức phải thể hiện bằng công việc cụ thể. Không thể cả năm không làm gì, mà không làm gì không thể nói là tốt mà đó là cái tội, ăn hại.
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Hồng Hạnh (thực hiện)

Crime giữa Nga và Ukraina

Để trừng phạt Crimea (Crưm), Ukraine có thể xem xét tăng thuế nhà ở và các dịch vụ công cộng đối với người dân vùng này. Tuy nhiên, Báo Độc lập (Nga) ngày 7/3 cho biết trong một động thái tương quan, Moskva tuyên bố sẽ trích chi hàng tỷ USD để hỗ trợ nước cộng hòa tự trị này.

Ngày 7/3, đoàn đại biểu CH tự trị Crimea, do Chủ tịch Hội đồng tối cao Vladimir Konstantinov dẫn đầu, đã tới Moskva để thảo luận về cuộc trưng cầu dân ý dự kiến tổ chức tại bán đảo này vào ngày 16/3 tới. Được biết, tại cuộc gặp này, các nghị sĩ Nga lắng nghe tình hình bán đảo Crimea, tình hình Ukraine, cũng như công tác chuẩn bị cho cuộc trưng cầu nói trên. Chủ tịch Duma Quốc gia (hạ viện) Nga Sergei Naryshkin nhấn mạnh lập trường của Nga rằng: "Chúng tôi sẽ tôn trọng sự lựa chọn lịch sử của người dân Crimea".
Các cuộc tuần hành ủng hộ người gốc Nga ở Crimea, ủng hộ tình hữu nghị Nga - Crimea... vẫn tiếp diễn tại Moskva, mà trước hết là ngay trước tòa nhà trụ sở cơ quan hạ viện Nga. Theo kế hoạch, chiều tối 7/3, chính quyền thành phố Moskva sẽ cấm ô tô chạy vào một số tuyến đường ở trung tâm, liên quan các hoạt động ủng hộ người dân Crimea. 
Trong khi đó, tại thành phố Sevastopol (Crimea), gần trụ sở Lực lượng Hải quân Ukraine, tình hình tương đối căng thẳng. Theo các nguồn tin từ đây, số lượng các thành viên của cái gọi là "Lực lượng tự vệ Crimea", người Côdắc gốc Nga và những người đàn ông vũ trang không rõ thuộc lực lượng nào, đã gia tăng đáng kể.
Tờ báo địa phương "Tiếng vọng Crưm" nhấn mạnh rằng việc Quốc hội Crimea hôm 6/3 đã bỏ phiếu nhất trí "sáp nhập Liên bang Nga và hưởng các quyền lợi như một chủ thể thuộc Liên bang Nga" chứng tỏ Crimea đã có kế hoạch rõ ràng, hiểu rõ cái đích tiến về phía trước của mình và làm thế nào để đạt được mục đích đó. Tờ báo này cũng ghi nhận "lãnh đạo mọi đảng phái trong Duma Quốc gia Nga đều ủng hộ quyết định của Quốc hội nước Cộng hòa tự trị Crimea". Điều đó ẩn chứa hàm ý rằng, Quốc hội
Nga sẽ thông qua cuộc bỏ phiếu ủng hộ mong muốn sáp nhập Liên bang Nga của Crimea. Hiện Nga đã trích chi từ ngân sách liên bang số tiền 1 tỷ USD, để hỗ trợ Crimea thanh toán tiền lương, lương hưu, học bổng cũng như nhiều khoản trợ cấp xã hội khác. Trong khi đó, Mỹ cũng đã quyết định chi 1 tỷ USD. Tuy nhiên, số tiền này không chỉ dành riêng cho Crimea, mà là cho cả Ukraine và sẽ được trao sau... 2 năm nữa.
Trở lại "đòn trừng phạt " của "đất mẹ Ukraine" đối với Crimea, đó là "ngắt kết nối từ Ukraine" vì bán đảo này nhận được hầu hết các nguồn lực từ đất liền. Rất có thể Ukraine sẽ tăng thuế đối với các mặt hàng nhu yếu phẩm như khí đốt, nước, điện và viễn thông... Cụ thể Ukraine bảo đảm cho Crimea 65% nhu cầu khí đốt, 80% nguồn điện, 100% đường truyền internet... Để đối phó với tình huống nói trên là hoàn toàn không đơn giản, bởi đương nhiên Crimea phụ thuộc quá nhiều vào Ukraine. Giờ đây để có thể duy trì nhịp sống bình thường của Crimea, cần hàng chục tỷ USD và rõ ràng số tiền này là quá nhiều đối với Nga. 
Tuy nhiên, dù thế nào, tỷ lệ người Nga ủng hộ Crimea rất cao. Tờ "Người bảo vệ" (Anh) cho biết uy tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin tăng khá cao khi dư luận người dân ủng hộ cách hành xử của ông trong các vấn đề Crimea, cũng như sau khi Nga tổ chức thành công Olympic Mùa Đông Sochi. Theo khảo sát, 71% người Nga tin rằng Moskva nên tích cực hơn bảo vệ lợi ích của Nga ở Crimea trong khi chỉ có 17% ​​cho rằng không nên gây mâu thuẫn với nhà chức trách Ukraine.
Quế Anh

7 tháng 3, 2014

Lời chúc 8/3

 - Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 với những lời chúc yêu thương


Lời chúc 8/3 hay và ý nghĩa thể hiện tấm lòng của người gửi đến những người phụ nữ nhân ngày tôn vinh phái đẹp. Dưới đây là những lời chúc 8/3 ý nghĩa tinmoi.vn sưu tầm gửi đến độc giả.

Chúc độc giả nữ có một ngày Quốc tế phụ nữ tràn ngập yêu thương!

Những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa dành cho bạn gái
Lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa dành cho Ngày Quốc tế Phụ nữ anh 1

Hãy gửi đến những người phụ nữ mà bạn yêu thương nhất những lời chúc hay và ý nghĩa nhất vào ngày 8/3


Nhân ngày 8/3,chúc một nửa thế giới này ngày càng xinh đẹp hơn ,năng động và mạnh mẽ,thành đạt trong cuộc sống

Chúc bạn luôn cuời tuơi, cuời duyên, cuời e thẹn, cuời trẻ trung và...cuời hoài hoài trong ngày hôm nay.
Chúc bạn từ hôm nay sẽ xinh đẹp hơn bao ngày truớc đây và cứ đẹp hoài không nghỉ ngơi.
Nhân ngày 8/3, chúc các bạn nữ ngày một xinh đẹp để ngày càng có nhiều chàng trai đeo bám nhằng nhằng như lửa bám xăng, như răng bám lợi, như trời bám mây, như cây bám đất, như bít tất bám … bàn chân.

Những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa dành cho mẹ 
Lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa dành cho Ngày Quốc tế Phụ nữ  anh 2

Hãy gửi những lời chúc ý nghĩa dành cho người phụ nữ vĩ đại nhất của cuộc đời mình 

Nhân ngày 8-3 con chúc mẹ nhiều sức khỏe và nụ cười luôn nở trên môi mẹ. Con ở xa mẹ quá, nên không thể chăm sóc cho mẹ được. Mẹ nhớ giữ gìn sức khỏe! Mong cho mọi điều tốt lành sẽ đến với mẹ! Con yêu mẹ!
Kính chúc mẹ! Không chỉ là trong ngày 8-3 mà tất cả 365 ngày đều vui vẻ, hạnh phúc! Để cho con luôn được nhìn thấy nụ cười, ánh mắt, cho con được cảm nhận tình yêu thương của mẹ suốt cuộc đời... Và nhiều hơn thế nữa.
Mẹ yêu ơi! Con chúc mẹ yêu luôn khỏe, trẻ đẹp mãi trong mắt của cha, bao la tình thương khi con lầm lỗi, mỗi khi mẹ cười là đời con không còn lạc lối. Bên mẹ cha sum vầy là hạnh phúc nhất của đời con. Con hôn mẹ!

Những lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa dành tặng vợ
Lời chúc 8/3 hay, ý nghĩa dành cho Ngày Quốc tế Phụ nữ anh 4
Lời chúc 8/3 hay và ý nghĩa thể hiện tấm lòng của người gửi sẽ khiến phái đẹp cảm động
Em cứ ngồi ngắm hoa. Em cứ ca cứ hát. Anh sẽ lo rửa bát. Anh sẽ lo quét nhà. Anh sẽ lo giặt là. Em uống gì anh pha. Chợ gần hay chợ xa. Anh lần ra được hết. Món em ưa anh biết. Em cứ chờ mà xem. Em đánh phấn xoa kem. Anh nhặt rau vo gạo. Em ung dung đọc báo. Anh tay nấu tay xào. Anh tự làm không sao. Đừng lo gì em nhé. Tà áo em tuột chỉ. Đưa anh khâu lại giùm. Nho anh mua cả chùm. Buồn mồm em cứ nếm. Bạn gái em mà đến. Cứ vô tư chuyện trò. Anh tắm cho thằng cu. Rồi anh ru nó ngủ. Màn hình bao cầu thủ. Nghe em hét "vào rồi". Hết một ngày em ơi. 24h thôi nhé (8/3). Happy Womens Day.

Ngày 8/3 luôn là ngày thật đặc biệt với em và đặc biệt với cả anh nữa.Vì đó lại thêm ngày anh được yêu thương chăm sóc em. Anh chúc em tràn đầy hạnh phúc ngọt ngào hãy gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu của chúng mình em nhé. Anh mong rằng ngày 8/3 gần đây nhất anh được nói với em rằng chúc bà xã của anh mọi sự tốt lành.

Nhân dịp 8/3, anh chúc em những lời tốt đẹp nhất và cả tình yêu lớn nhất trong cuộc đời này, anh sẽ dành tặng cho em! Anh cảm ơn em rất nhiều vì những gì em đã đem đến trong cuộc sống của anh… Yêu em thật nhiều và thật nhiều. 

Nhân dịp ngày 8/3, Anh muốn gửi tới em và các con tình cảm yêu thương nhất từ sâu thẳm trong trái tim Anh. Với Anh, em và các con là tất cả, tài sản vô giá của cuộc đời Anh. Anh luôn cầu nguyện và hằng mong cho em và các con có sức khoẻ để được bên Anh trên cuộc đời này. Anh luôn chúc Em thành công trong sự nghiệp, nhưng với Anh sức khoẻ của em là quan trọng nhất để Anh luôn có em bên cạnh. Anh yêu Em nhiều và nhất, chỉ một mình Em thôi! Happy Women's Day.

Chúc Vợ yêu ngày 8 tháng 3 đầy hạnh phúc bên chồng và Em mãi mãi xinh đẹp, mãi tươi trẻ, đáng yêu, đằm thắm như thủa ban đầu và mãi là như thế … Anh đã rất hạnh phúc lắm lắm Em biết không? anh cám ơn Em về tất cả những gì Em đã mang lại cho anh…anh vẫn luôn lấy đó là niềm tự hào hãnh diện vì có Em, một người vợ xinh đẹp, ngoan ngoãn và chu đáo, hết mực yêu thương chồng.
Những lời chúc 8/3 hay, yêu thương trong ngày Quốc tế Phụ nữ
Hoàng Anh (Tổng hợp)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Thế giới 24h

Putin, Obama lại tranh cãi

Tổng thống Nga khẳng định nước này hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế trong vấn đề Ukraina; Quốc hội Nga ủng hộ việc Crưm sáp nhập vào Nga... là các tin nóng.
Nổi bật
Hôm 7/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ, bàn về tình hình cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Cuộc điện đàm đã cho thấy sự bất đồng giữa hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ trong cách tiếp cận và đánh giá nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng ở Ukraina cũng như về tình hình hiện nay.
Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói với người đồng cấp Nga Vladimir rằng sự hiện diện của quân Nga ở bán đảo Crưm, là một sự vi phạm chủ quyền của Ukraina.
Ukraina, khủng hoảng, chính trị, Crưm, Putin, Nga, Mỹ 
Hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ. (Ảnh: CS Monitor)
Người đứng đầu Nhà Trắng đã đề nghị Nga tạo điều kiện để các quan sát viên quân sự quốc tế vào nước Cộng hòa tự trị Crưm của Ukraina nhằm đảm bảo nhân quyền được tôn trọng. 
Ông Obama cũng yêu cầu các lực lượng Nga trở về căn cứ của họ, đồng thời kêu gọi tiến hành các cuộc đối thoại trực tiếp giữa Kiev và Moscow, với cộng đồng quốc tế làm trung gian.
Đáp lại, lãnh đạo Nga nói tầm quan trọng của quan hệ Nga - Mỹ là nhằm đảm bảo ổn định và an ninh trên thế giới, mối quan hệ này không thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề quốc tế khác. 
Tuy nhiên, ông Putin nói chính quyền mới ở Kiev, lên nắm quyền nhờ đảo chính vi hiến, đã ''áp đặt các quyết định hoàn toàn phi pháp, với vùng phía đông, đông nam và khu tự trị Crưm".
Lãnh đạo điện Kremlin nhấn mạnh, ''Nga không thể làm ngơ trước những kêu gọi giúp đỡ trong vấn đề này và do đó, cách hành xử của Moscow là hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế".
Trong một diễn biến khác, quân khu miền Tây của Nga đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận phòng không quy mô lớn ở Kapustin Yar, cách biên giới Ukraina khoảng 450km về phía đông.
Cuộc diễn tập bắn đạn thật này của quân khu miền Tây có sự tham gia của khoảng 3.500 binh sỹ, cùng với hơn 1.000 trang thiết bị quân sự hiện đại và kéo dài trong thời gian một tháng.

Theo phát ngôn viên quân khu miền Tây Oleg Kochetkov, đây là lần đầu tất cả đơn vị phòng không của quân khu này cùng tham gia tập trận và là cuộc diễn tập lớn nhất từ trước tới nay.
Tin vắn
- Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo có thể cấm cửa Facebook và YouTube vì những trang này đang trở thành công cụ bôi nhọ cho những đối thủ chính trị.
- Chủ tịch hội đồng tối cao Crưm Vladimir Konstantinov cho hay sẽ mời các quan sát viên quốc tế, chủ yếu từ Nga, tới giám sát cuộc trưng cầu ý dân, dự kiến ​​tổ chức vào 16/3.
- Chủ tịch Quốc hội Ukraina Alexandr Turchynov đã ký sắc lệnh bác bỏ quyết định tiến hành trưng cầu dân ý của nghị viện Crưm về sáp nhập vào Nga dự kiến diễn ra vào 16/3.
- Lực lượng biên phòng của Ukraina ngày 7/3 lên tiếng tố cáo rằng, hiện Nga đã có 30.000 binh sĩ ở khu vực Crưm, gần gấp đôi con số thống kê trước đó của chính quyền Kiev.
- Chủ tịch ban thường trực Ủy ban kinh tế Á – Âu Victor Khristenko cho biết, trong năm 2014, Armenia có thể sẽ tham gia vào Liên minh hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan.
- Pakistan sẵn sàng mở chiến dịch quân sự quy ​​mô lớn trong các khu vực tập trung của Taliban vào tháng 3, nếu những chiến binh không chấm dứt tấn công khủng bố trong nước.
- Thủ tướng Ukraina tuyên bố Kiev sẵn sàng đàm phán với Moscow song Nga phải rút quân trước, tuân thủ thỏa thuận quốc tế, ngừng hậu thuẫn các phần tử "ly khai, khủng bố".
- Sáng 7/3, hai người Thái Lan đã bị thương bởi những viên đạn được bắn ra từ một công viên nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok do lực lượng biểu tình chống chính phủ chiếm giữ.
- Chính phủ Cuba chấp nhận đề xuất cho khởi động cuộc thảo luận song phương về "thỏa thuận hợp tác và đàm phán chính trị", mà Liên minh châu Âu đã đưa ra hồi tháng trước.
- Ngày 7/3, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố rằng nếu như vòng trừng phạt đầu tiên nhằm vào Nga không hữu hiệu, thì vòng trừng phạt thứ hai có thể sẽ được áp đặt.
- Trong ngày 7/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng khẳng định rằng những biện pháp trừng phạt không phải là cách tốt nhất để có thể giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
- Cả Thượng viện, Hạ viện của Nga hôm 7/3 đều tuyên bố sẽ ủng hộ quyết định của Crưm, nếu như vùng này thống nhất thông qua trưng cầu dân ý là sẽ gia nhập Liên bang Nga.
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif ngày 7/3 đã kịch liệt bác bỏ những cáo buộc của Israel nói rằng, Tehran đang tìm cách vận chuyển tên lửa cho dải Gaza.
Tin ảnh
Ukraina, khủng hoảng, chính trị, Crưm, Putin, Nga, Mỹ
Hội đồng thành phố Sevastopol thuộc Crưm nhất trí sáp nhập vào Nga. (Ảnh: News)
Phát ngôn
Hôm 6/3, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cuba đã bất ngờ lên án một số quốc gia âm mưu gây bất ổn định, và tìm cách lật đổ chính quyền hợp pháp của Venezuela với Ukraina.
''Chúng tôi không thể chấp nhận việc lật đổ bằng bạo lực một chính phủ hợp hiến, khiến hàng chục người thiệt mạng và bị thương", Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez nói.
Sự kiện
8/3 hàng năm là Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Thanh Vân(tổng hợp theo Vietnamnet)