31 tháng 1, 2019
30 tháng 1, 2019
Bộ Văn hóa dốt đặc cán mai
Bộ Văn hóa VN cấp bằng “Di tích lịch sử cấp quốc gia” cho "di sản" có từ... 1 (một) ngày trước.
Sáng nay 30.1.2019 ở thành phố Hải Phòng diễn ra lễ khánh thành và đưa vào hoạt động nhà tưởng niệm một nhân vật cách mạng, ông Nguyễn Đức Cảnh. Dự lễ này có cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chính ông Phúc đã cắt băng cho công trình mới toanh.
Tôi không nói gì về ông Cảnh, bậc tiền bối của đảng cầm quyền; cũng không nói gì về ông Phúc. Tôi chỉ nói về cái dốt của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, một thành viên trong bộ máy hành pháp xứ này do ông Phúc đứng đầu.
Nhà tưởng niệm nói trên được xây hoàn toàn mới, kể từ cái nền đất cho tới viên gạch viên ngói. Tính tới hôm nay, ngày ông Phúc cắt băng khánh thành, nó mới được 1 ngày tuổi. Có thể nó sẽ tồn tại qua năm tháng thời gian, chục năm, trăm năm hay nghìn năm, chưa biết được. Nhưng rất buồn cười là đám láo nháo ở Bộ Văn hóa vội vã cấp cho nó cái bằng “Di tích lịch sử cấp quốc gia”, trao ngay trong ngày 1 tuổi.
Có lẽ tôi phải phân tích cho những vị ấy hiểu. “Di tích” là từ Hán Việt. “Di” là để lại. Những thứ mà người xưa, cha ông để lại gọi là di. Tức là phải trải qua thời gian lâu dài, thường là vài chục năm, trăm năm, thậm chí nghìn năm. Di sản là tài sản (sản) để lại. Di huấn là lời dạy (huấn) của ai đó để lại cho con cháu. Di chúc là chúc thư, lời dặn dò (chúc) của người sắp qua đời hoặc đã qua đời để lại. “Tích” có nghĩa là dấu vết, thứ gì đó còn tồn tại. Biệt tích là mất dấu vết. Tung tích là dấu chân (tung). Người ta đi thường để lại dấu chân, muốn truy tìm thì căn cứ vào dấu chân coi xem đã đi những đâu. Cổ tích là dấu vết từ xưa (cổ) còn lại. Chứng tích là dấu vết làm chứng (chứng) về điều gì đó…
Như vậy, di tích phải là những dấu vết, những thứ đã trải qua thời gian, do các thế hệ trước, cha ông, tổ tiên, quá khứ để lại. Nó là một phần của quá khứ, của lịch sử đã trôi qua. Hình ảnh của di tích thường gắn với màu thời gian, rêu xanh, cũ kỹ, phong sương, cổ kính; nếu mới thì ít nhất nó cũng phải được phục dựng lại dựa trên cái cũ.
Một công trình hoàn toàn mới, chưa có lấy một tuần tuổi, thế mà mấy ông bà ở Bộ Văn hóa, cái cơ quan được coi là hiểu biết về văn hóa nhất, tinh những giáo sư tiến sĩ, lại làm một việc rất ngớ ngẩn, vô học, hoàn toàn không hiểu gì về di sản.
Đau nhất là họ có quyền, nên họ bắt thiên hạ phải ngu theo.
Thông cáo
Sáng nay 30.1.2019 ở thành phố Hải Phòng diễn ra lễ khánh thành và đưa vào hoạt động nhà tưởng niệm một nhân vật cách mạng, ông Nguyễn Đức Cảnh. Dự lễ này có cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Chính ông Phúc đã cắt băng cho công trình mới toanh.
Tôi không nói gì về ông Cảnh, bậc tiền bối của đảng cầm quyền; cũng không nói gì về ông Phúc. Tôi chỉ nói về cái dốt của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, một thành viên trong bộ máy hành pháp xứ này do ông Phúc đứng đầu.
Nhà tưởng niệm nói trên được xây hoàn toàn mới, kể từ cái nền đất cho tới viên gạch viên ngói. Tính tới hôm nay, ngày ông Phúc cắt băng khánh thành, nó mới được 1 ngày tuổi. Có thể nó sẽ tồn tại qua năm tháng thời gian, chục năm, trăm năm hay nghìn năm, chưa biết được. Nhưng rất buồn cười là đám láo nháo ở Bộ Văn hóa vội vã cấp cho nó cái bằng “Di tích lịch sử cấp quốc gia”, trao ngay trong ngày 1 tuổi.
Có lẽ tôi phải phân tích cho những vị ấy hiểu. “Di tích” là từ Hán Việt. “Di” là để lại. Những thứ mà người xưa, cha ông để lại gọi là di. Tức là phải trải qua thời gian lâu dài, thường là vài chục năm, trăm năm, thậm chí nghìn năm. Di sản là tài sản (sản) để lại. Di huấn là lời dạy (huấn) của ai đó để lại cho con cháu. Di chúc là chúc thư, lời dặn dò (chúc) của người sắp qua đời hoặc đã qua đời để lại. “Tích” có nghĩa là dấu vết, thứ gì đó còn tồn tại. Biệt tích là mất dấu vết. Tung tích là dấu chân (tung). Người ta đi thường để lại dấu chân, muốn truy tìm thì căn cứ vào dấu chân coi xem đã đi những đâu. Cổ tích là dấu vết từ xưa (cổ) còn lại. Chứng tích là dấu vết làm chứng (chứng) về điều gì đó…
Như vậy, di tích phải là những dấu vết, những thứ đã trải qua thời gian, do các thế hệ trước, cha ông, tổ tiên, quá khứ để lại. Nó là một phần của quá khứ, của lịch sử đã trôi qua. Hình ảnh của di tích thường gắn với màu thời gian, rêu xanh, cũ kỹ, phong sương, cổ kính; nếu mới thì ít nhất nó cũng phải được phục dựng lại dựa trên cái cũ.
Một công trình hoàn toàn mới, chưa có lấy một tuần tuổi, thế mà mấy ông bà ở Bộ Văn hóa, cái cơ quan được coi là hiểu biết về văn hóa nhất, tinh những giáo sư tiến sĩ, lại làm một việc rất ngớ ngẩn, vô học, hoàn toàn không hiểu gì về di sản.
Đau nhất là họ có quyền, nên họ bắt thiên hạ phải ngu theo.
Thông cáo
XHCN Venezuela hấp hối
XHCN Venezuela hấp hối:
Kinh tế phá sản, bị Mỹ trừng phạt, bị Nga đòi nợ, sập bẫy nợ Trung Quốc...
Chết chắc!
Tiền có thể mua tất cả nhưng tình người là vô giá!
"Chứ mẹ chết thì phải làm sao hả chú?"
Khoảng 5h sáng ngày 22/8 tại sân bay Tân Sơn Nhất, một người phụ nữ quê gốc Thanh Hóa làm thủ tục ở quầy vé. Nhìn là biết người nghèo vì áo quần cũ kỹ, mặt mày hốc hác, tiều tụy, đã vậy lại còn thấp bé, chỉ độ 1,5m. Với thái độ khẩn cầu, chị xin được đổi giờ bay chuyến 6h, nhưng chuyến bay đã hết vé, chỉ còn hạng thương gia. Muốn đổi vé, chị phải bù thêm 1,5 triệu đồng.
Những người xung quanh nhìn một người phụ nữ tiều tụy, nghèo khổ ấy lục túi lấy tiền, những đồng tiền chẵn lẻ khác nhau chứng tỏ được thu gom theo kiểu bỏ ống, nhưng cũng đủ để bù giá vé. Ai cũng ngạc nhiên khi thấy chị quyết định không chút đắn đo, có người còn cười cợt vì cho rằng nghèo mà “chơi leo”. Hầu như chị không quan tâm đến thái độ, ánh nhìn của những người xung quanh, với chị, được đổi giờ bay sớm hơn là quan trọng nhất.
Nam nhân viên giám sát mặt đất như muốn xác định lại: “Chị mua vé hạng thương gia cơ à?”. Chị đáp lại: “Dạ vâng! Chứ mẹ chết thì phải làm sao hả chú?”.
Những người xung quanh nghe câu nói của chị đều lặng ngắt và thực sự chia sẻ. Có thể chị không hề biết hạng thương gia là gì, và chị cũng không bận tâm khi phải thêm số tiền không nhỏ đối với chị, để chỉ về với mẹ sớm hơn một giờ. Một giờ thôi nhưng quý báu vô cùng.
Cuộc mưu sinh và cái nghèo không cho chị có cơ hội bên mẹ những ngày đau yếu, chỉ khi tử biệt sinh ly mới tất tả chạy về. “Chứ mẹ chết thì phải làm sao hả chú?”, một câu nói chưa đựng nỗi đau và cũng là sự uất hận của người con không gặp mặt mẹ trước khi mẹ mất.
Câu chuyện lên đến cao trào cảm xúc ở đoạn sau. Nam nhân viên sau khi nghe chị nói đã chạy đi một lát rồi quay trở lại. Anh nói: “Em đổi vé xong rồi, chị đi đi nhé. Không phải bù thêm tiền bạc gì đâu”. Ngay sau đó, một nữ nhân viên khác gửi lại cho chị 1,5 triệu đồng.
Không ai biết nam nhân viên ấy đã làm cách gì để giúp chị. Có thể anh đã trình bày hoàn cảnh của chị với người có trách nhiệm cao hơn, và mọi người đã nhanh chóng xử lý, chuyển chị lên hạng thương gia nhưng không thu tiền. Dù cách gì thì cũng đã có một kết thúc rất đẹp. Rất cảm ơn những tấm lòng nhân hậu, đã làm cho cuộc sống đáng yêu hơn.
Khoảng 5h sáng ngày 22/8 tại sân bay Tân Sơn Nhất, một người phụ nữ quê gốc Thanh Hóa làm thủ tục ở quầy vé. Nhìn là biết người nghèo vì áo quần cũ kỹ, mặt mày hốc hác, tiều tụy, đã vậy lại còn thấp bé, chỉ độ 1,5m. Với thái độ khẩn cầu, chị xin được đổi giờ bay chuyến 6h, nhưng chuyến bay đã hết vé, chỉ còn hạng thương gia. Muốn đổi vé, chị phải bù thêm 1,5 triệu đồng.
Những người xung quanh nhìn một người phụ nữ tiều tụy, nghèo khổ ấy lục túi lấy tiền, những đồng tiền chẵn lẻ khác nhau chứng tỏ được thu gom theo kiểu bỏ ống, nhưng cũng đủ để bù giá vé. Ai cũng ngạc nhiên khi thấy chị quyết định không chút đắn đo, có người còn cười cợt vì cho rằng nghèo mà “chơi leo”. Hầu như chị không quan tâm đến thái độ, ánh nhìn của những người xung quanh, với chị, được đổi giờ bay sớm hơn là quan trọng nhất.
Nam nhân viên giám sát mặt đất như muốn xác định lại: “Chị mua vé hạng thương gia cơ à?”. Chị đáp lại: “Dạ vâng! Chứ mẹ chết thì phải làm sao hả chú?”.
Những người xung quanh nghe câu nói của chị đều lặng ngắt và thực sự chia sẻ. Có thể chị không hề biết hạng thương gia là gì, và chị cũng không bận tâm khi phải thêm số tiền không nhỏ đối với chị, để chỉ về với mẹ sớm hơn một giờ. Một giờ thôi nhưng quý báu vô cùng.
Cuộc mưu sinh và cái nghèo không cho chị có cơ hội bên mẹ những ngày đau yếu, chỉ khi tử biệt sinh ly mới tất tả chạy về. “Chứ mẹ chết thì phải làm sao hả chú?”, một câu nói chưa đựng nỗi đau và cũng là sự uất hận của người con không gặp mặt mẹ trước khi mẹ mất.
Câu chuyện lên đến cao trào cảm xúc ở đoạn sau. Nam nhân viên sau khi nghe chị nói đã chạy đi một lát rồi quay trở lại. Anh nói: “Em đổi vé xong rồi, chị đi đi nhé. Không phải bù thêm tiền bạc gì đâu”. Ngay sau đó, một nữ nhân viên khác gửi lại cho chị 1,5 triệu đồng.
Không ai biết nam nhân viên ấy đã làm cách gì để giúp chị. Có thể anh đã trình bày hoàn cảnh của chị với người có trách nhiệm cao hơn, và mọi người đã nhanh chóng xử lý, chuyển chị lên hạng thương gia nhưng không thu tiền. Dù cách gì thì cũng đã có một kết thúc rất đẹp. Rất cảm ơn những tấm lòng nhân hậu, đã làm cho cuộc sống đáng yêu hơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)