Trang

12 tháng 4, 2014

V.Ninh Bình bán độ làm rung chuyển thế giới

BTTD: Xin lỗi, dù không muốn nhưng vẫn phải nói: Người Việt càng ngày càng xấu xí.

Vụ cầu thủ V.Ninh Bình tham gia cá độ và dàn xếp tỷ số trận đấu với đội Kelantan (Malaysia) trong khuôn khổ giải AFC Cup không chỉ tạo nên cú sốc cho người hâm mộ Việt Nam mà dư luận thế giới cũng không khỏi chấn động.
Trong vài giờ qua, một loạt những tờ báo lớn trên thế giới đều đưa tin về vụ việc gây sốc này.
Reuters: “Cầu thủ Việt Nam thừa nhận tham gia dàn xếp tỷ số”
Theo thông tin từ Việt Nam, 11 cầu thủ của CLB Vissai Ninh Bình đã thú nhận nhận tiền cá độ một trận đấu thuộc AFC Cup tháng trước. Khi được cảnh sát triệu tập tới để điều tra, các cầu thủ đã khai nhận 00 triệu đồng để làm độ trận đấu với đội Kelantan của Malaysia diễn ra vào ngày 18/3.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về trật tự xã hội (C45 - Bộ Công an) chia sẻ với báo Lao động rằng Cục đã điều động lực lượng xuống phối hợp với công an tỉnh Ninh Bình điều tra vụ việc.
Trong trận đấu diễn ra tại Malaysia, đội bóng của Việt Nam bị dẫn trước 2-1 trong hiệp 1 nhưng đã ghi được 2 bàn thắng trong hiệp 2 để lội ngược dòng giành chiến thắng chung cuộc 3-2. Theo truyền thông trong nước, ông chủ của Vissai Ninh Bình đã tuyên bố sẽ giải tán đội bóng. Chủ tịch CLB, ông Phạm Văn Lệ chia sẻ trước báo giới rằng rất có thể các cầu thủ của Vissai Ninh Bình đã gian lận ở cả V-League, giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam.

Theworldgame (Australia): “Cảnh sát triệu tập cầu thủ trong bê bối dàn xếp tỷ số của 1 đội bóng ở V-League”
Bóng đá châu Á một lần nữa chìm trong bê bối bởi một vụ dàn xếp tỷ số mới, lần này liên quan tới đội bóng hàng đầu ở Việt Nam, Vissai Ninh Bình. Được biết, cơ quan điều tra đã làm việc với các cầu thủ liên quan tới cáo buộc dàn xếp tỷ số.
Vissai Ninh Bình, đội vô địch Cúp Quốc gia Việt Nam năm ngoái, hiện đang đứng ở vị trí thứ 3 từ dưới lên tại V-League. Nhưng điều kỳ lạ là tại AFC Cup 2014, đội bóng này lại đang dẫn đầu bảng G với thành tích bất bại để giành quyền vào vòng 16 đội.
Vissai Ninh Bình chỉ mới được thành lập từ năm 2007. Ông chủ của CLB đã tỏ ra rất thất vọng trước vụ việc và ngay lập tức rút đội bóng khỏi V-League và thông báo với các ngoại binh cùng các cầu thủ không liên quan đến vụ dàn xếp tỷ số rằng họ có thể phải ra đi. '
Hiện chưa rõ bê bối này sẽ ảnh hưởng thế nào tới quá trình tham gia AFC Cup của Vissai Ninh Bình.

Zeenews (Ấn Độ): “Cầu thủ Việt Nam thừa nhận dàn xếp tỷ số”
Khoảng 11 cầu thủ của CLB Xi măng Vissai Ninh Bình đã thú nhận nhận tiền cá độ một trận đấu thuộc AFC Cup tháng trước. Theo tờ báo An ninh Thủ đô, khi được cảnh sát triệu tập tới để điều tra, các cầu thủ khai đã nhận khoảng 800 triệu đồng để dàn xếp tỷ số trận đấu với đội Kelantan của Malaysia diễn ra vào ngày 18/3.
Cảnh sát từ Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về trật tự xã hội (C45 - Bộ Công an) và cảnh sát Ninh Bình, địa phương đặt trụ sở của CLB, hiện chưa bình luận về vụ việc.

Boxscorenews: “AFC điều tra vụ dàn xếp tỷ số của CLB Việt Nam”
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã bày tỏ sự quan ngại về vụ dàn xếp tỷ số vừa bị phơi bày ra ánh sáng ở Việt Nam. AFC cho biết họ sẽ áp dụng chính sách không khoan nhượng với bất cứ hành vi dàn xếp tỷ số nào và cơ quan này sẵn sàng hỗ trợ tối đa Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) trong cuộc điều tra. AFC cho biết, họ sẽ chờ bản báo cáo cụ thể từ VFF trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Điều 29c thuộc bộ quy định do AFC ban hành đã nêu rõ các giải pháp sẽ tiến hành nếu The Vissai Ninh Bình bỏ không tham dự AFC Cup.

Goal.com (Singapore): “Bê bối dàn xếp tỷ số gây chấn động bóng đá Việt Nam và AFC Cup”
CLB đang chơi ở V-League là Vissai Ninh Bình đang bị ảnh hưởng bởi vụ bê bối dàn xếp tỷ số với 11 cầu thủ của đội đang bị cảnh sát điều tra, trong đó có cả những thành viên của đội tuyển quốc gia. Ông bầu Vũ Mạnh Trường của Vissai Ninh Bình đã đình chỉ tất cả  các hoạt động của CLB trong thời gian quá trình điều tra được tiến hành. Ninh Bình cũng xin rút khỏi giải V-League đang diễn ra. Tại giải đấu này, CLB đang xếp vị trí thứ 3 từ dưới lên của bảng xếp hạng. Những kết quả ở V-League của Ninh Bình cũng bị nghi ngờ bởi 5 trong tổng số 8 trận đấu họ đánh rơi điểm số dù đã dẫn trước ở hiệp 1.
Đây là lần đầu tiên đội bóng vô địch Cúp quốc gia Việt Nam năm 2013 tham dự AFC Cup và gây ấn tượng mạnh khi bất bại sau 5 trận bất bại để sớm giành quyền vào vòng 16 đội. Tuy nhiên, kết quả các trận đấu của Ninh Bình ở giải đấu này đang bị điều tra mà cụ thể là trận đấu với đội Kelantan (Malaysia). Ninh Bình bị dẫn trước 2-1 ở hiệp 1 nhưng sang hiệp 2 đã lội ngược dòng giành chiến thắng 3-2. Trận đấu này cũng có 2 cầu thủ của Kelantan bị truất quyền thi đấu. Theo tìm hiểu của Goal, các cầu thủ Ninh Bình đã thừa nhận cá độ, dàn xếp tỷ số và nhận số tiền 800 triệu đồng.
Trước những gì xảy ra, bầu Trường cho biết những cầu thủ có tội sẽ bị trừng trị. “Tôi sẵn sàng hy sinh cả đội bóng này”, ông Trường nói.
Vụ việc này bị phanh phui chỉ vài ngày sau khi các quan chức của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) ký kết một hiệp ước cùng phát triển với đối tác khu vực Đông Á, tập trung vào cuộc chiến chống tiêu cực trên sân cỏ.
Theo Thể thao văn hóa

Đầu tư công: Quyết sai thì ai chịu?


- BTTD: Quá dễ, quyết sai đã có dân chịu.

Quy định xử lý trách nhiệm liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư công tiếp tục gây tranh cãi...

Đầu tư công: Quyết sai thì ai chịu?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, quyết chủ trương đầu tư là cơ quan dân cử, quyết dự án là thủ trưởng cơ quan hành pháp.
In
Từng được bàn thảo nhiều chiều tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ phiên họp tháng 2/2014, quy định xử lý trách nhiệm liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư công tại dự án Luật Đầu tư công lại tiếp tục gây tranh cãi tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, sáng 11/4.
Theo dự thảo luật mới nhất, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án sai, kém hiệu quả, không cân đối được vốn để thực hiện gây thất thoát, lãng phí do lỗi mình gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Dự thảo luật cũng quy định, tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định dẫn đến quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả do lỗi mình gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Đặt câu hỏi, Quốc hội phê chuẩn dự án sai liệu có kỷ luật được Chủ tịch Quốc hội không, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng nếu quyết định chủ trương đầu tư là tập thể, thì không thể kỷ luật được.

Nhận xét lĩnh vực đầu tư công vốn nhiều tai tiếng, thất thoát, tham nhũng làm xói mòn niềm tin của nhân dân, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng quyết định chủ trương đầu tư sai là gốc của lãng phí tham nhũng. Vì thế, đề xuất đầu tư sai thì phải xử lý.

Ông Minh phân tích, đã quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án sai, kém hiệu quả, là có dấu hiệu phạm tội. Nên nếu chỉ nói phải bồi thường thiệt hại và kỷ luật là không đúng mà phải xử lý theo quy định của pháp luật, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đại biểu Minh cũng đặt vấn đề, quy định tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định dẫn đến quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả do lỗi mình gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý vi phạmlà cách chơi chữ, hay có vùng cấm gì chỗ này? Quy định như vậy theo ông Minh còn rất mập mờ, cần chỉnh sửa cho chặt chẽ hơn nữa.

Trở lại quan điểm đã phát biểu ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quyết chủ trương đầu tư và quyết dự án là hai chuyện khác nhau, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, quyết chủ trương đầu tư là cơ quan dân cử, quyết dự án là thủ trưởng cơ quan hành pháp.

Tuy nhiên, không phải tất cả công trình đều đưa ra Quốc hội và hội đồng nhân dân quyết, mà Quốc hội chỉ quyết chủ trương các công trình đặc biệt quan trọng tác động đến toàn bộ nền kinh tế, vì thế tiêu chí của dự án đưa ra Quốc hội quyết chủ trương đầu tư là phải rõ trong luật, Chủ tịch lưu ý.

Theo Chủ tịch, Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch.

Ông cũng cho rằng Quốc hội không nên quyết các vấn đề quá cụ thể của các dự án đầu tư công, mà phải để Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch ủy ban quyết.

Với nhận xét quy định về trách nhiệm tại dự thảo luật vẫn như dòng sông êm đềm không vướng víu, đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị cần phải phân định rõ trách nhiệm của người quyết định chủ trương đầu tư và quyết dự án cụ thể.

Bởi có dự án được trình Quốc hội quyết chủ trương nhưng trên thực tế đại biểu không nắm được đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định chính xác. Đồng thời hàng năm, địa phương phải báo cáo công trình nào đầu tư sai không hiệu quả để khắc phục, đi liền với xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.

Nếu chỉ nói xử lý theo quy định của pháp luật thì nghe êm đềm lắm, đại biểu Bùi Văn Phương đồng tình với đại biểu Đương.

Cho rằng còn một số vấn đề lớn sẽ mắc khi sửa Luật Ngân sách, đại biểu Đinh Văn Nhã đặt vấn đề nên lùi việc thông qua Luật Đầu tư công đến kỳ họp Quốc hội thứ 8 thay vì thông qua tại kỳ họp thứ 7 tới.

Chân lý đơn giản





Thắp ngọn nến nhỏ thôi
Cho đêm đỡ tăm tối
Xíu hơi ấm cho đời
Có hơn không bạn ơi !

Phạm Hải

11 tháng 4, 2014

Hà Tĩnh: Khởi tố vụ dân bắt giữ công an,

CQĐT công an huyện Thạch Hà đã ra quyết định khởi tố vụ án bắt giữ người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày 10.4, tại thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

  • >> Tạm giữ 2 nghi can tham gia trói, hành hung 4 công an


  • BTTD:  Thực thi pháp luật là cần thiết.

  •  Tuy nhiên phải tìm hiểu nguyên nhân chính của sự việc là gì?
  •  Nếu chính quyền được lòng dân thì dân sẽ ủng hộ. 

  • Mất lòng dân, cường quyền tất sinh bạo loạn !
  •  

Ngày 12.4, thiếu tá Nguyễn Hoài Việt-Trưởng Công an huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cho biết: CQĐT công an huyện Thạch Hà đã ra quyết định khởi tố vụ án bắt giữ người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày 10.4, tại thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

Một số đối tượng quá khích ở xã Bắc Sơn tụ tập, bắt giữ Công an làm nhiệm vụ vào chiều 10.4. 
Trước đó như Dân Việt đã đưa tin, vào chiều 10.4, 6 chiến sĩ Công an huyện Thạch Hà được cử đến nhà đối tượng Trương Văn Trường (30 tuổi, trú thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà) thực hiện lệnh bắt đối tượng Trường về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Trong lúc bắt đối tượng Trường thì bất ngờ mộ số thành phần quá khích ở xã Bắc Sơn đã kéo đến la hét, thóa mạ, cản trở lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ. Dù được giải thích vận động, nhưng một số đối tượng này vẫn bắt trói, khống chế và đánh bị thương 4 công an. Công an tỉnh Hà Tĩnh phải huy động 100 chiến sĩ đến giải cứu, vận động thả người. Tuy nhiên, một số người quá khích còn tiếp tục ném đá gây thương tích thêm cho một số chiến sĩ công an làm nhiệm vụ.
Cũng theo thiếu tá Việt: Trong đêm 10.4, một số đối tượng tại xã Bắc Sơn quá khích tiếp tục đến trụ sở UBND xã Bắc Sơn đốt xe máy của các cán bộ xã, đập phá cửa kính và nhiều tài sản có giá trị khác tại trụ sở xã Bắc Sơn.
Sau đó , một số đối tượng quá khích lại tiếp tục tập trung ném đá vào nhà Bí thư Đảng ủy, Trưởng Công an, Bí thư Ðoàn xã Bắc Sơn làm hư hỏng nhiều tài sản có giá trị.
Theo Dân Trí 

Nhập khẩu từ nhân công đến ốc vít

TT - Hàng loạt dự án tỉ USD rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, chưa rõ chất lượng đến đâu thế nhưng tỉ lệ nội địa hóa gần như bằng 0% vì “họ đem cả bulông, ốc vít vào”- nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đã kêu lên như vậy trước Thủ tướng và coi đây là một trong những lý do ngành cơ khí VN khó phát triển...

BTTD: Nếu không có Việt gian thì VN không có nền kinh tế trong quá trình HÁN HÓA.




Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh (Hà Nội) hiện đang thi công cũng do doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu - Ảnh: Nguyễn Khánh
Tại hội nghị tổng kết mười năm thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí VN do Bộ Công thương tổ chức ngày 11-4, Bộ Công thương cho biết đến năm 2012 VN mới đáp ứng được 32,5% nhu cầu về cơ khí trong nước. Hệ quả, nếu như năm 2006 VN mới phải nhập khẩu 8,7 tỉ USD cơ khí thì năm 2013 nhập khẩu thiết bị cơ khí đã lên khoảng 24,8 tỉ USD.
Trung Quốc trúng thầu nhiều quá...
Máy nông nghiệp cũng gặp khó vì hàng Trung Quốc
Ông Trần Ngọc Hà, chủ tịch HĐQT Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp VN (VEAM), cũng nêu một khó khăn cho ngành cơ khí đến từ Trung Quốc. Theo ông Hà, các loại máy nông nghiệp sản xuất tại VN chỉ chiếm 15-20% thị phần, trong khi máy Trung Quốc chiếm tới 60%. Loại máy diesel Trung Quốc giá rẻ, chất lượng trung bình do các nhà máy đã hết khấu hao nên theo ông Hà, nếu doanh nghiệp VN giờ muốn đầu tư theo đúng chiến lược phát triển ngành cơ khí sẽ rất khó và sẽ không thành công.
Phát biểu ngay sau báo cáo đề dẫn của Bộ Công thương, TS Nguyễn Chỉ Sáng, viện trưởng Viện Nghiên cứu cơ khí, đã đưa ra bảng thống kê về thực trạng các nhà thầu ngoại trúng thầu tại VN. Cụ thể từ năm 2003-2013, VN có 20 dự án nhiệt điện thì 17 dự án đã rơi vào tay nhà thầu nước ngoài, trong đó 15 dự án là tổng thầu Trung Quốc (như Nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh... - PV). Hệ quả là tỉ lệ nội địa hóa của các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 7%. Nếu tính riêng các dự án Trung Quốc làm tổng thầu, ông Sáng cho rằng “tỉ lệ nội địa hóa gần như bằng 0%”!
Trong khi đó, các nhà máy thủy điện mà nhiều nhà thầu VN được làm tổng thầu thì tỉ lệ nội địa hóa đã lên đến 30%. Nhờ có đơn hàng, đến nay các doanh nghiệp VN đã có thể tự thiết kế, chế tạo thiết bị thủy công cho cả các thủy điện lớn như Sơn La, Lai Châu với tỉ lệ nội địa hóa đến 90%. Vì vậy, theo ông Sáng, “rõ ràng là do cơ chế, cách chúng ta chuẩn bị, chứ không phải năng lực”.
Với ngành công nghiệp nhiều “tai tiếng” về ô nhiễm như ximăng, ông Sáng công bố trong mười năm qua, VN có 24 nhà máy thì 23 nhà máy do nước ngoài làm tổng thầu EPC (đảm nhiệm từ tư vấn, mua sắm thiết bị và xây lắp). “Với các dự án nhà máy ximăng mà doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu, tỉ lệ nội địa hóa cũng cơ bản bằng 0%” - ông Sáng khẳng định.
Dự án bôxit cũng tương tự, VN đang làm hai nhà máy ở Tây nguyên thì cả hai nhà máy đều do doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu. Và tỉ lệ nội địa hóa ở hai nhà máy này có khá hơn, nhưng cũng chỉ ở mức... 2%. “Trong khi đó, theo Công ty Hatch (của Úc) chuyên về nhôm thì VN có đủ năng lực để thiết kế, chế tạo trong nước tới 50% thiết bị trong ngành này” - ông Sáng dẫn chứng.
Ông Nguyễn Văn Thụ, chủ tịch Hiệp hội Cơ khí, cũng dẫn chứng thời ông làm nhiệt điện Phả Lại mở rộng (bắt đầu từ năm 1998), đối tác Nhật là thầu chính đã giao cho doanh nghiệp VN làm hầu hết kết cấu thép cho nhà máy này. Tuy nhiên “khi Trung Quốc sang thì khác, đến cái bulông họ cũng đem vào”...
Thiếu nhất quán
Theo ông Lê Dương Quang, thứ trưởng Bộ Công thương, Thủ tướng đã có nhiều chỉ thị về việc sử dụng hàng hóa trong nước với những gói thầu dùng ngân sách. Ngay cả khi doanh nghiệp nước ngoài trúng tổng thầu EPC, tinh thần chỉ thị vẫn có thể chia dự án thành các gói thầu riêng như tư vấn, mua sắm, xây lắp... để doanh nghiệp trong nước có thể tham gia. Tuy nhiên, ông Quang thừa nhận việc thực thi các quy định còn hạn chế, thiếu nhất quán, các chủ đầu tư nhiều nơi chưa tạo điều kiện cho nhà thầu trong nước...
Ông Lê Văn An, tổng giám đốc Tổng công ty Cơ điện nông nghiệp và thủy lợi, nêu các chỉ thị của Thủ tướng đã đủ về mặt pháp lý. Tuy nhiên, “có lẽ Thủ tướng hiền quá nên thực hiện chưa nghiêm”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề cuộc họp, ông An khẳng định chỉ thị 494/2010 của Thủ tướng căn cứ Luật đấu thầu, đã cấm các dự án dùng vốn Nhà nước đấu thầu quốc tế nếu doanh nghiệp trong nước đáp ứng được (trừ khi theo yêu cầu nhà tài trợ vốn ODA). Dẫn chứng doanh nghiệp mình đã làm thủy điện 3MW Tam Kỳ, Đà Nẵng, từ nhiều năm trước tuôcbin giờ vẫn chạy tốt, ông An cho rằng việc hầu hết thủy điện nhỏ hiện nay dùng công nghệ Trung Quốc đã làm hại đến khả năng phát triển của doanh nghiệp VN. Kiến nghị với Thủ tướng, ông An đề nghị cần chế tài các chủ đầu tư, bộ ngành không thực hiện nghiêm chỉ đạo về việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước.
Kim ngạch nhập khẩu cơ khí của VN qua các năm - Nguồn: Bộ Công thương - Đồ họa: V.Cường
Phải sửa ngay
Đánh giá những vấn đề của ngành cơ khí rất quan trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý kéo dài cuộc họp tới tận 13g (từ đầu giờ sáng). Trả lời cụ thể những vấn đề doanh nghiệp nêu về chủ đầu tư không thực hiện nghiêm chỉ thị về sử dụng hàng hóa trong nước, Thủ tướng nhấn mạnh cái nào thực hiện không nghiêm, hay văn bản không sát phải tập trung khắc phục ngay để đưa cơ khí phát triển nhanh, vững chắc hơn. “Không làm cái này công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thành công” - Thủ tướng nói và yêu cầu bộ trưởng công thương sau cuộc họp phải dự thảo ngay chỉ thị của Thủ tướng để giao việc cho các bộ, ngành xử lý các việc cuộc họp nêu.
Bộ Công thương cũng được yêu cầu rà soát, làm quy hoạch và chiến lược mới. Thủ tướng nêu hằng ngày VN có khoảng 1 triệu người đánh bắt trên biển, nay có tàu sắt, dân mừng, cần tiến tới thay thế hết tàu gỗ bằng tàu sắt.
Với vấn đề doanh nghiệp giàn khoan nêu làm cơ khí trọng điểm nhưng vẫn phải nộp thuế VAT dù theo quy định được miễn, đến nay giàn khoan đã hoạt động ba năm vẫn chưa được hoàn thuế, Thủ tướng yêu cầu: phải sửa. Với các kiến nghị về thuế, Thủ tướng tiết lộ và hỏi: “Như Samsung, ta phải cho thuế thu nhập doanh nghiệp 10% họ mới đầu tư, tại sao cơ khí không có cái này?”.
Việc bảo vệ sản xuất trong nước, Thủ tướng nêu Hoa Kỳ giàu như thế nhưng họ vừa áp các biện pháp bảo vệ cá da trơn. Ông chỉ đạo các bộ ngành phải rà soát chính sách đấu thầu, chỉ định thầu, quy định tỉ lệ nội địa hóa trong đấu thầu... để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc không đóng cửa cạnh tranh và phù hợp điều kiện hội nhập. Các chính sách tín dụng, cho vay ưu đãi, Thủ tướng nhấn mạnh cần đi vào sản phẩm trọng điểm, không tràn lan.
CẦM VĂN KÌNH
Ôm từ hàng đến nhân công
Đã có rất nhiều dự án quy mô hàng trăm triệu USD, thậm chí cả tỉ USD, đã được các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu. Và tại nhiều dự án, nhà thầu sử dụng tối đa hàng Trung Quốc và cả nhân công của họ. Những công trình lớn doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu có thể kể: Nhiệt điện Quảng Ninh, Nhiệt điện Hải Phòng, Nhà máy alumin Tân Rai, Nhà máy alumin Nhân Cơ, Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Nhiệt điện Duyên Hải 1, Nhà máy Đạm Cà Mau, đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh (Hà Nội)... Tổng giá trị các hợp đồng doanh nghiệp Trung Quốc giành được ở VN trong mười năm trở lại đây đã lên đến cả chục tỉ USD.

Sự "giàu có" của Bí thư Hội An



"Quan niệm giàu nghèo của tôi khá đơn giản: tôi giàu bạn bè, giàu ân nghĩa. Tôi giàu vì khi ra đường gặp dân, họ mỉm cười với tôi, đó là giàu có. Ai đó có thể ghét mình, có thể chưa trọng mình về kiến thức, trình độ, nhưng không khinh mình - đó là giàu", Bí thư Hội An chia sẻ.

Bí thư Hội An Nguyễn Sự tiếp tục cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam về chủ đề quan  chức làm giàu.
Nhân nào, quả đó
Có vẻ ông rất tâm đắc với chuyện "tri túc" của người làm quan. Nhưng có bao giờ ông so sánh thế này không: ông là một ông bí thư đương chức ở Hội An, ông có khả năng kiếm được rất nhiều tiền nếu chịu đi đêm với doanh nghiệp đến làm ăn ở đây, nhưng ông lại lựa chọn cho mình cuộc sống trong một ngôi nhà cấp 4, đi xe đạp đi làm, ăn mặc xuề xoà, uống café vỉa hè và trong túi chỉ có vài trăm bạc. Vậy khi đọc báo, thấy những quan chức có biệt thự nọ, xe hơi kia, có đất đai bạt ngàn, ông có thấy tủi thân hay giận dữ không?
Tôi không giàu có, nhưng nhìn người khác giàu có, tôi sẽ nghĩ họ giàu có từ đâu? Nếu họ giàu có là do ông cha để lại, do gia đình họ giỏi kinh doanh, thu vén, làm giàu chính đáng thì tôi không bàn. Việc làm giàu bằng trí tuệ thì tôi khâm phục.
Nhưng việc làm giàu không phải do sức mình, ô tô nhà lầu không phải do trí tuệ của anh mà do anh lợi dụng chức quyền của mình, thì đó là điều đáng giận dữ. Thứ nhất, dân nhìn vào quan chức như thế sẽ nghĩ quan chức ai cũng vậy. Đó là nỗi buồn của người làm quan chức. Thứ hai, quan trọng hơn là dân sẽ mất lòng tin, mà khi dân không tin, thì nói dân không nghe. Hình ảnh người cán bộ trong dân không còn trong sáng, dân sẽ không còn tin chính quyền nữa.
Chuyện tủi thân thì không. Tôi tin cuộc đời không cho không ai cái gì cả. Chuyện Nhân - Quả cha ông ta đã dạy. Các cụ dạy "đời cha ăn mặn, đời con khát nước", nhưng giờ tôi nghĩ, gieo nhân nào sẽ gặt ngay quả đó, đời cha ăn mặn chưa kịp bỏ đũa có thể đã khát nước rồi.
Tôi tin tiền bạc là thứ dễ kiếm nếu mất đi. Nhưng danh dự, nhân phẩm thì không. Nếu tôi không làm quan chức một cách ngay ngắn, con cháu tôi sau này sẽ phải chịu tiếng xấu cả đời. Tôi suy nghĩ như thế này: làm cha mẹ nếu không thể để lại cho con mình lòng tự hào,thì cũng đừng để lại tiếng xấu cho con cái. Mà trong đời mình tôi sợ nhất là con mình khinh mình. Đó là bi kịch.
Những đứa con là người biết rõ hơn ai hết cha nó là người ngay ngắn hay không. Tôi dạy con mình sống đàng hoàng, không được uống rượu, không được đánh bạc, thì tôi phải là tấm gương đã. Tôi không thể để con tôi về nói với tôi: ba ơi, ba dạy con  như thế nhưng ba vẫn nhận tiền thiện hạ thì ba dạy con bằng cái gì?
Hội An, quan chức, tài sản, minh bạch
  Phố cổ Hội An. Ảnh: Chudu
Toàn lời khen chưa chắc đáng mừng
Trước khi đến gặp ông, tôi đã ở Hội An vài ngày và có thực hiện một cuộc khảo sát nho nhỏ về ông trong mắt người dân Hội An. Cũng có nhiều ý kiến lắm: có người nói ông là người có trách nhiệm với Hội An; có người nói ông Bí thư Hội An tốt chứ chưa phải là có tài, đáng lẽ Hội An phải giàu hơn mới phải;  có người chê ông dân dã quá. Họ muốn ông phải ăn mặc chỉn chu hơn, phải comple cà-vạt; có người khen ông là một ông quan thanh liêm - dù ông không thích từ này. Nhưng cũng có người nói họ không tin ông nghèo?
Nếu người dân khen tôi 70% hay khen 100%, đó chưa chắc đã phải là đáng mừng, mà có khi lại là nỗi lo. Vì họ không biết hết về mình. Và họ cũng kỳ vọng về mình nhiều quá, như vậy có thể tôi sẽ dễ làm họ thất vọng hơn.
Nếu dân chê tôi đúng, tôi sẽ điều chỉnh, nhưng tôi cũng biết tỉnh táo giữa những lời chê bai đó. Khen chê là câu chuyện đầy cảm tính. Tôi cho đó là chuyện bình thường. Dân có thể nghi tôi "giả chết", vì các ông cán bộ khác giàu, chẳng có lý do gì ông Sự không giàu. Nhiều bạn bè ở Sài Gòn về Hội An đến nhà chơi cũng không tin tôi nghèo.
Nhưng tôi cứ sống là mình. Tôi tin thời gian sẽ là câu trả lời rõ nhất. Có điều sẽ không ai dám nói là "ông Sự nhận tiền của tôi", vì chắc chắn tôi không làm thế để có điều tiếng đến họ.
Hội An, quan chức, tài sản, minh bạch
Ông Nguyễn Sự. Ảnh: Lan Hương
Và ông có dám thách thức ai đó tìm kiếm bằng chứng, nếu họ nghi ngờ ông có của chìm, của nổi?
Làm điều đó để làm gì? Tôi cho là người dân có quyền thắc mắc. Nếu tôi là dân tôi cũng có quyền thắc mắc về cuộc sống của ông quan chức nơi tôi sống. Những gì dân đặt dấu hỏi về mình là động lực để tôi sống, làm việc và răn mình sao cho để những dấu hỏi đó không còn tồn tại nữa.
Ông có nói cơ chế minh bạch của chúng ta chưa đến nơi đến chốn. Ông có ủng hộ việc công khai tài sản của quan chức với dân?
Tôi ủng hộ công khai, nhưng công khai không chưa đủ, phải cả minh bạch nữa.
Ông Sự công khai 5 lô đất. Nhưng tiền nào để mua 5 lô đất đó, đó chính là cái thực sự phải công khai, minh bạch. Hiện nay chúng ta mới chỉ dừng lại ở kê khai. Chúng ta chưa xác minh được tài sản đó từ đâu ra, làm chưa tới...
Không có một cơ chế kiểm soát rõ ràng về vấn đề quyền lực, về minh bạch về tài sản thì sẽ tiếp tục còn tham nhũng. Còn cơ chế xin - cho thì cũng sẽ còn tham nhũng. Quyền lực và tiền bạc là thứ dễ khiến cho con người tha hoá hơn cả nếu chúng ta không có cách kiểm soát hiệu quả.
Nếu nói về tài sản của mình, ông có thể khẳng định gì?
Tôi ngẩng cao đầu nói rằng tôi không lợi dụng vị trí này, chức vụ nọ để thu lợi cá nhân. Tôi là lãnh đạo của Hội An, nhưng không hề có một tấc đất của thành phố. Đất đai tôi có là do cha mẹ để lại. Con cái tôi lấy vợ, làm nhà, cũng đều trên mảnh đất do ông bà để lại.
Ở Hội An có thể cấp đất cho người nghèo, cho gia đình chính sách, còn cán bộ muốn có nhà thì phải đi mua. Tôi cũng tự hào là dù không dám khẳng định 100%, nhưng ở Hội An, chuyện quan chức gây khó cho doanh nghiệp, cho người dân, chuyện tham ô, tham nhũng là rất hiếm và cá biệt.
Có khi nào ông đắn đo: mình chấp nhận du di một chút thôi, thì cuộc sống vật chất sẽ thoải mái hơn?
Quan niệm giàu nghèo của tôi khá đơn giản: tôi giàu bạn bè, giàu ân nghĩa. Tôi giàu vì khi ra đường gặp dân, họ mỉm cười với tôi, đó là giàu có. Ai đó có thể ghét mình, có thể chưa trọng mình về kiến thức, trình độ, năng lực, nhưng không khinh mình - đó là giàu.
Ở vị trí của mình, ông tâm niệm điều gì?
Tri kỷ - tri chỉ - tri túc. Biết mình là ai - biết giới hạn đến đâu là vừa - biết thế nào là đủ.
Và ông hạnh phúc....
Tôi trở về nhà mỗi ngày, biết rằng mọi quyết định mình đưa ra đều vì nghĩ đến lợi ích cho người dân Hội An; và biết rằng  mình vẫn giữ được sự tôn kính trong lòng con cái.
Lan Hương(thực hiện)
>> Mời độc giả ghé thăm và đóng góp ý kiến cho Fanpage của Tuần Việt Nam
Xem các bài cùng chủ đề:

Chủ tịch nước và niềm tin công lý?


(Dân trí) - Gần đây, tình trạng công dân bị chết tại các cơ quan điều tra không phải là hiếm. Việc xử lý oan sai trong các phiên tòa cũng không phải là ít. Với cương vị là người đứng đầu Nhà nước đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, Chủ tịch nước đã không khỏi suy nghĩ... 
 >>  Vụ 5 công an dùng nhục hình làm chết người: Gia đình nạn nhân kháng cáo

- BTTD: Được lòng dân thì Nước mạnh, mất lòng dân thì chế độ diệt vong.

Chủ tịch nước và niềm tin công lý!


 


Vụ 5 công an gây chết người ở Phú Yên đã gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của lực lượng Công an Nhân dân thì gần đây, vụ xét xử với mức án “không thể nhẹ hơn” của tòa án Tuy Hòa làm dư luận càng bức xúc. Thêm một lần nữa, phiên tòa đã làm “xám” đi hình ảnh của cơ quan duy nhất được “Nhân danh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

 

Trước sự bức xúc của dư luận, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo Chủ tịch nước kết quả. 

Trước hết, việc làm này không phải là sự can thiệp vào tính độc lập trong công tác xét xử mà thể hiện đầy đủ tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu Nhà nước đối với các cơ quan thuộc quyền mình.
Theo Hiến pháp hiện hành, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao là các chức danh do Chủ tịch nước giới thiệu, được Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước trực tiếp ký quyết định bổ nhiệm.
Do đó, việc làm nhanh chóng, kịp thời của Chủ tịch và Văn phòng Chủ tịch nước trước vụ án nghiêm trọng này là thể hiện tinh thần trách nhiệm cao thuộc lĩnh vực mà Chủ tịch nước được phân công theo Hiến pháp.
Gần đây, tình trạng công dân bị chết tại các cơ quan điều tra không phải là hiếm. Việc xử lý oan sai trong các phiên tòa cũng không phải là ít. Có những vụ đặc biệt nghiêm trọng như trường hợp Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang đã gây lo ngại trong xã hội đối với ngành tư pháp.
Có lẽ chính vì những lý do trên, với cương vị là người đứng đầu Nhà nước đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, Chủ tịch đã không khỏi suy nghĩ...
Song, sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời của Chủ tịch nước vừa qua đã mang lại niềm tin không chỉ cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều mà còn là niềm tin của nhân dân cả nước.
Trước thông tin này, gia đình bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành, người chịu án phạt nặng nhất so với 4 bị cáo khác trong vụ dẫn đến cái chết của anh Kiều đã làm đơn kháng cáo.
Trong niềm tin vào công lý, ông Nguyễn Thân Thành (cha của bị cáo Kiều) chia sẻ: “Chủ tịch nước yêu cầu xử nghiêm vụ án này gia đình tôi rất mừng. Tâm nguyện của gia đình cũng đang làm đơn kêu oan lên Chủ tịch nước. Đây là cơ hội để minh oan cho con tôi, để lộ mặt những kẻ vi phạm nhưng cố tình đổ tội cho con tôi. Không thể chấp nhận việc điều tra, xét xử thiếu căn cứ khoa học như trong phiên sơ thẩm vừa qua. Hy vọng các cấp hữu trách sẽ thực hiện triệt để ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước”.
Thông tin mới nhất, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình đã thành lập Ðoàn công tác do Thẩm phán Lê Bá Thân, Chánh tòa Hình sự TAND tối cao làm Trưởng đoàn, vào Phú Yên để xem xét vụ việc đồng thời nghiên cứu, xem xét lại toàn bộ hồ sơ của vụ án, qua đó làm rõ tính chất vụ việc và báo cáo Chánh án TAND tối cao cho ý kiến giải quyết.
Có thể khẳng định, với sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của Chủ tịch và Tòa án Nhân dân Tối cao, vụ án chắc chắn sẽ được xét xử công bằng, đúng người đúng tội.
Việc làm của Chủ tịch nước đã lấy lại niềm tin nơi công lý vốn từng suy giảm ít nhiều!

 

Bùi Hoàng Tám