Trang

14 tháng 9, 2018

Mặt tối của Gs Hồ Ngọc Đại

Tôi đã không có ý định viết về những lộn xộn trong ngành giáo dục và những vấn đề liên quan đến GS TS Hồ Ngọc Đại.
Thế nhưng có 4 yếu tố nó cứ rậm rịch trong đầu, thúc dục tôi phải viết, phải tham chiến trên cái chiến trường thối hoắc như hũ mắm và nát nét như tương đâm này:
Đó là:
1- Lời TBT : “Đặc biệt quan tâm đến tác động của mạng xã hội”. Điều đó cho thấy TBT hoặc những trợ lý vẫn thường xuyên theo sát những stt trên mạng Facebook. Có thể đó là câu nói để đánh lừa, để xoa dịu người ta sau khi bộ luật về “an ninh mạng” vừa thông qua.
2- Ông Hồ Ngọc Đại có thổ lộ với VTV và một số phóng viên rằng; ông không nhận chức Bộ trưởng GD để nghiên cứu cống hiến cho GD.
3- Gần đây VTV cho lên sóng nhiều chương trình đánh bóng cho ông Hồ Ngọc Đại và bảo vệ cho những hành vi phạm pháp của ông ta là cho lưu hành giảng dạy những tài liệu chưa được Quốc hội thông qua. Việc làm vô trách nhiệm này của VTV không có gì là lạ, cũng giống như phóng sự chiến trường Syria bom nổ tung trời, những đoàn người chạy tị nạn nháo nhác ... của phóng viên gạo cội Lê Bình ngồi trong Sứ quán lấy tin từ TV để “dựng” bài. Do vậy cần phải làm rõ và đính chính những thông tin sai lệch.
4 - Những dự án tiền tấn của bộ GD-ĐT đều là những dự án vô bổ, tiền của đổ xuống sông xuống biển cả mà không đem lại một chút, một chút lợi ích nào; làm cho nền giáo dục rối tung rối mù, cha mẹ học sinh thì nháo nhác đi chạy trường, tìm trường, chạy đôn đáo về kết quả tuyển sinh đại học ...
Trước hết nói về ông Hồ Ngọc Đại. Các bạn chắc hẳn thắc mắc sao tôi không gọi GS TS HNĐ như trước đây? Các bạn hãy đọc rồi sẽ hiểu. Cha ông HNĐ vốn là cấp dưới của TBT Lê Duẩn , quê Hải phòng, đã hy sinh thân mình bảo vệ ông Duấn. Nợ người đồng đội một mạng sống, khi ra Bắc, làm TBT ông Duẩn cho tìm và đón con ân nhân từ Hải phòng lên Hà nôi nuôi dạy ăn học, cùng ở chung ở nhà TBT 6-Hoàng Diệu. Sau khi tốt nghiệp ĐH ở Nga về ông Duẩn gả con gái và cho ra ở riêng ở 2B Nguyễn Biểu, nơi bà cả Lê Thì Sương đang ở.
Lúc này tình hình gia đình hơi phức tạp, một số cán bộ đưa ra ý kiến cho bà 2 tạm lánh sang Trung quốc để tránh dư luận và căng thảng trong gđ. Bà Bảy Vân, tên thật là Nguyễn Thụy Nga, đang bụng mang dạ chửa (mang thai Lê Kiên Thành) chia tay chồng sang TQ trong sự nhớ thương đã diết của TBT. Và cũng vào dịp này Hồ Ngọc Đại cũng qua Nga học Phó Tiến sĩ (Kandidat) rồi Tiến sĩ. Có chút học hàm, học vị HNĐ xem trời bằng vung, chê cha vợ vô học, duy lý chí. Từ đó hai cha con không bao giờ nói chuyện với nhau. Với đồng nghiệp, HNĐ được cho là “nguyên nhân của sự mất đoàn kết” hoặc “đi đến đâu là ở đó thành hai phe: ủng hộ và phản đối”. Với tính cách như vậy làm sao TBT Lê Duẩn cất nhắc vào ghế bộ trưởng Giáo dục được, mà HND làm sao làm lãnh đạo được? Những lời ông nói với VTV và một số phóng viên rằng ông “được cử làm bộ trưởng nhưng không nhận mà để nghiên cứu cống hiến cho giáo dục” là những lời nói sạo. Phương Tây có ngạn ngữ rất hay: “Những kẻ thất bại trong cuộc sống luôn tưởng tượng ra những ánh hào quang không có thực từ quá khứ”.
Cái mà ông Đại cho là nghiên cứu rồi đặt cho cái tên công nghệ giáo dục (CNGD) thực ra là công trình nghiên cứu của người thầy ông Đại, một GS viện sĩ Nga để dạy cho các học sinh nhỏ tuổi thiểu năng trí tuê, bắt đầu nhận biết bằng các hình vuông tron tam giác, rồi từ đó cải thiện, nâng cao trí tuệ nhận , hiểu biết như những HS bình thường. Ông Đại hoàn toàn hiểu điều này, cho nên sau khi dạy thực nghiệm ở trung tâm Giảng võ xong, ống chọn địa điểm thực nghiệm thứ 2 là vùng sâu vùng xa ở Lao cái, nơi có các em người dân tộc H’Mong, Dao, Lô Lô ....Trong lúc mọi người không chú ý, ông đã cho lập các dự án nhân rộng ra 50 tình thành với sự ủng hộ nhiệt thành của các bộ, thứ trưởng như Nguyên Minh Hiển, Phạm Vũ Luận, Nguyễn Vinh Hiển, Phùng Xuân Nhạ... bởi vì họ chỉ có tư duy quản lý dự án: tức là bao nhiêu tiền, chia nhau thế nào chứ không ai nghĩ đến quản lý chất lượng và thành quả dự án ra sao.
Không dừng lại ở đó, ông Đại còn lên sóng thoá mạ những người phản đối CNGD của ông là những người ngu học... Với tôi là một nhà khoa học chân chính, tôi không chấp nhận những xảo ngôn của ông Đại, và về trình độ học vấn tôi chỉ đánh giá ông ngang bằng với giáo viên cấp 2 - một công việc ông đã làm trước khi rời Hải phòng. Mặc dù ông có bằng Tiến sĩ do Liên xô cấp, có học hàm Giáo sư do Nhà nước cấp nhưng cả về học thuật lẫn nhân cách ông không xứng đáng được tôi gọi là GS TS, nếu gọi thế làm ô uế giới trí thức chân chính chúng tôi. Ông có những suy nghĩ hết sức khác thường rằng “cha mẹ không được can thiệp vào việc dạy đỗ trẻ em” hoặc “cha mẹ không được lấy khuôn mẫu của mình để dạy cho trẻ”. Có người đặt câu hỏi: nếu trẻ hỏi: “bố ơi, vì sao sau khi đi nhà cầu phải chùi đít?” Chả lẽ bố trả lời : “ con hãy đến hỏi GS TS HNĐ!”
Hoặc không được dạy con: “chăm ngoan học giỏi, lớn lên thông minh giống bố” mà phải dạy: “lớn lên giống ông hàng xóm hoặc ông Đại?”.
GHI CHÚ: Chính vì tính khí của HNĐ dị thường nên đã có cuộc chia ly hoàng hôn màu đỏ gắt với con gái TBT. HIện nay ông không tham gia các ngày kỷ niệm lớn của gđ họ Lê. Ông sống gần như biệt lập. Có lẽ những việc làm của ông là để giải stress hơn là mục đích kiếm tiền.
Hiện ông đáng thương hơn đáng giận. Mọi người đừng chửi rủa ông ấy nữa nghe. Cuối đời rồi, để ông ấy bình thản.
Bây giờ thì nói về các dự án cải cách giáo dục (CCGD) của Bộ Giáo dục và Đào tạo ( B GD ĐT).
Chương trình CCGD không phải là chuyện mới lạ mà nó có ngay từ khi thành lập nước Việt nam dân chủ Cộng hoà (VNDCCH). Khi Chính phủ Lâm thời VNDCCH vừa thành lập, cụ GS Vũ Khắc Hoè đã được cử làm Bộ trưởng GD. Ông đã phát dộng CCGD, thay đổi các chương trình giảng dạy của Mẫu quốc Pháp bằng chương trình giảng dạy phù hợp với Nhà nước VNDCCH độc lập, ví như học Lịch sư Việt Nam thay cho LS Pháp quốc, thay những bài ngữ văn ca ngợi nước VNDCCH thay cho cả ngợi nước Pháp... còn các chương trình giảng dạy các môn tự nhiên và cách dạy tất cả các môn học vẫn giữ nguyên: khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, thầy luôn gương mẫu từ lời nói đến hành động, thầy yêu thương trò như con đẻ, dạy dỗ nghiêm khắc...Quá trình cải tiến đó diễn ra đều đặn qua các thời Bộ trưởng Đặng Thai Mai, Nguyễn Văn Huyên rất suôn sẻ, rất ổn định và rất tốt đẹp.
+ Sau khi thống nhất đất nước, năm 1978 bắt đầu nhen nhóm ý tưởng CCGD, nhưng phải đến 1981 Bộ GDDT mới bắt đầu đề án thay sách giáo khoa (SGK) kéo dài cho đến 1992.
Từ đây bắt đầu các cơn khát, cơn sốt dự án.
+ Chiến dịch thay sách lần thứ nhất (1981-1992) vừa xong thì đã triển khai dự án làm SGK lần thứ 2 bằng vốn vay ODA 2 tỷ Đô la ($). Tiền chi cho các chuyên gia dự án (là cán bộ của BGD cử sang) từ 12.000 - 15.000$/ tháng. BGD thấy làm dự án ngon ăn, cán bộ lãnh đạo tha hồ vơ vét đầy túi nên lại bày về ra đè án “Đổi mới chương trình SGK với dự toán kinh phí 70 ngàn tỷ đồng. Trước sự phản ứng gay gắt của Quốc hội, nên BGDDT phải rút lại đề án này.
+ Ba năm sau, bộ GDĐT lại trình lên UB TV QH dự án chương trình thay SGH, sau khi bóc tách phần cơ sở vật chất thì dự toán kinh phí còn lại 34.275 tỷ đồng. Cả hội trường QH nhào nhào phản đối, bộ trương GDĐT Phạm Vũ Luận phân bua: sai sót đó là do đ/c vụ trưởng ngồi sau đưa cho Thứ trưởng tờ giấy. Bộ vẫn chưa có ý kiến gì về con số đó !?
+ Tháng 10/2014 QH thông qua nghi quyết NQ 88/214 phê chuẩn đề án “Chương trình thay đổi SGK” với dự toán kinh phí biên soạn chương trình chỉ có 462 tỷ đồng. Một dự án quan trong như vậy mà dự toán với những con số nhảy múa từ 70 ngàn tỷ, rồi xuống 34 ngàn tỷ, cuối cùng gút lại ở 462 tỷ. Thế mới biết bộ GDĐT khát dự án mức nào và điều bộ này quan tâm là quản lý dự án tức là dự án bao nhiêu tiền và chia chác như thế nào; còn chất lượng của dự án giáo dục không ai đến xỉa đến.
+ Năm 2008 Bộ GDĐT triển khai dự án “Nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” với tổng kinh phí là 9.378 tỷ từ ngân sách nhà nước. Sau 10 năm thực hiện, tiền thì tiêu gần hết mà chất lượng dạy và học vẫn không có biến chuyển gì đáng kể.
+ Tháng 1/2012 bộ GDĐT triển khai chương trình EVEN với tổng vốn phê duyệt là 17,6 triệu $ (=350 tỷ đồng), sau một thời gian thử nghiệm nhiều trường kêu cứu, và nói không với EVEN. Thất bại của dự án này là tất yếu và thấy trước vì dập khuôn chương trình cải cách của Columbia dành cho HS khó khăn.
Điều này nói lên rằng: bộ GDĐT khát dự án đến mức nào. Có dự án là có tiên chia nhau!?
PHẦN KẾT: dự án giáo dục không chềnh ềnh ra như dự án BOT giao thông: cầu vênh, đường tróc lở là biết ngay, không giống các dự án công nghiệp: sừng sững như những trái núi phả khói bụi mù trời, xả nguồn nước ô nhiễm độc hại, cá tôm và các loài thủy sinh chết hàng loạt cũng biết ngay để ngăn chặn, để phản đối.
Đàng này dự án giáo dục êm đềm triển khai trong các phòng máy lạnh, trên những bàn phím mà sản phẩm của nó là những tập sách giáo khoa, những tài liệu hướng dẫn, những đĩa dạy mẫu...nên không mấy người biết và quan tâm. NHƯNG NÓ NGỐN ĐI HÀNG TRĂN NGÀN TỶ ĐỒNG TỪ NGÂN SÁCH MỖI NĂM, VÉT ĐI NHỮNG ĐỒNG TIỀN CÒM CÕI CUỐI CÙNG CỦA CHA MẸ HỌC SINH. Chả nhẽ có con không cho con đi học, cho con đi học chả nhẽ không mua sách? Hàng vạn bộ sách cứ in ra mỗi năm ròi bỏ đi. Mỗi năm lãng phí hàng trăm ngàn tỷ đồng.
Chuyện tưởng nhỏ nhưng lại rất lớn lao và vô cùng hệ trọng bởi sẽ nó liên quan đến vóc dáng Quốc gia.
Mong rằng BCT, Quốc hội, Chính phủ nhanh chóng vào cuộc chấn chỉnh nền giáo dục đang tàn tạ, ốm yếu và nát bét như hiện nay.
Xin nêu một ví du về in ấn và sử dụng SGK của phương Tây: SGK dược thống nhất và giảng dạy trong toàn quốc và cấp miễn phí cho học sinh. Trên bìa có in chữ: HÃY GIỮ GÌN SÁCH CẨN THẬN ĐỂ DÙNG CHO BẬC ĐÀN EM CỦA CÁC EM! Hết năm học, HS nộp lại cho thầy/cô giáo cất đi để cấp phát cho HS năm sau. Có chuyện HS học đúng trường của bố học trc dây và được phát đúng bộ sách trước đây bố đã dùng. Thật phấn khích! Exited!
Dưới đây là ảnh của một số bộ trưởng giáo dục đầu tiên:
1-Vũ Khắc Hoè GS, Nhà Sử học
2-Đặng Thai Mai GS, Nhà BL văn học.
3-Nguyễn Văn Huyên, GS TS, Nhà GD học, nhà Dân tộc học.
4-Tạ Quang Bửu, đa tài, uyên bác nhiều ngành khoa học, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Fb Trinh Trang

Đề nghị dừng thử nghiệm SGK-CNGD của Gs Hồ Ngọc Đại!

(CH XHCN....)
Kính gửi: Ông Phùng Xuân Nhạ- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo!
Đồng kính gửi: Văn phòng Chính phủ! Văn phòng Quốc hội !
V/v: Đề nghị dừng thử nghiệm đại trà Sách Giáo khoa TIẾNG VIỆT - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC của Gs Hồ Ngọc Đại!
Tôi là: Phạm Văn Hải ( CMND, Hộ khẩu, ĐT.)
Nghề nghiệp: Biên kịch/Đạo diễn/Sản xuất phim.
Thưa các vị lãnh đạo!
Tôi đề nghị ông Bộ trưởng, Chính phủ và Quốc hội cho dừng chương trình thử nghiệm Sách Giáo khoa TIẾNG VIỆT - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC của Gs Hồ Ngọc Đại!
Lý do cụ thể như sau:
1- Tôi nghiên cứu và được biết, Sách Giáo khoa TIẾNG VIỆT - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC (SGK- CNGD) của Gs Hổ Ngọc Đại tương tự PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC của D. B. ELKONIN và PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG NGA thời Liên Xô những năm 70 thế kỷ 20, không phù hợp để dạy tiếng Việt. PHƯƠNG PHÁP ELKONIN nhằm ĐIỀU TRỊ CÁC TRẺ EM GẶP KHÓ KHĂN TRONG ĐỌC VÀ VIẾT. 
SGK- CNGD chỉ phù hợp dạy loại ngôn ngữ có chữ đa âm tiết và tượng hình, không phù hợp để dạy tiếng Việt.
2- Thử nghiệm SGK chỉ được phép trong phạm vi nhỏ vài ngàn học sinh, việc triển khai đại trà dạy thử nghiệm 800.000 học sinh theo SGK-CNGD của Gs Đại là hành vi lách Luật, vi phạm Luật Giáo Dục.
3- Theo GS Nguyễn Văn Lợi - chuyên gia ngữ âm tiếng Việt hàng đầu Việt Nam, nguyên Viện phó Ngôn ngữ học: 
- "việc dạy học sinh đánh vần các âm tiết chân không về nghĩa như tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục thực hiện, là trái với thực tế hình thành kỹ năng nghe nói của trẻ em".
Hội đồng quốc gia thẩm định sách Tiếng Việt- Công nghệ giáo dục, nhận xét:
- "Quan điểm chân không về nghĩa không đúng với bản chất của ngôn ngữ và không phù hợp với thực tiễn dạy học ngôn ngữ, trái với nguyên tắc dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp". 
Như vậy, SGK- CNGD của Gs Đại sai phương pháp.
4- SGK- CNGD thay đổi cách phát âm: Chữ C/K/Q đều đọc là /cờ/, nguyên âm đôi là IÊ (đọc là /ia/) và có cách viết (ia, ya, iê, yê), nguyên âm đôi UÔ đọc là /ua/ có hai cách viết là ua và uô; 
là trái với cách dạy truyền thống, sẽ làm học sinh viết sai chính tả.
5- SGK- CNGD có nhiều bài học mà trong câu chuyện lại ẩn hiện ý nghĩa "mớm" cho trẻ những thói xấu như tọc mạch, xu nịnh, nói dối, châm biếm người khác… Nhiều từ ngữ mang tính tiêu cực chứ không có ý nghĩa giáo dục, ví dụ như: "Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen. Sách dùng quá nhiều từ địa phương như bể (biển), gà qué, quả chấp, bé huơ, khươ mũ..., sách có nhiều từ láy khó như thia lia, thìa lìa, chon chót, sứt sát, quằm quặp, khuýp khuỳm khuỵp… Câu thành ngữ, tục ngữ khó hiểu như "trăm thứ bà giằn", "bạt ngàn san dã", "đổ vỡ tóe loe"… (theo báo Zing)
Bài "Quả bứa" (trang 87) có nội dung thiếu trung thực, tranh giành, khôn lỏi, không công bằng...
6- Giáo sư Hồ Ngọc Đại có thái độ và phát ngôn trước công luận thiếu tính giáo dục, thể hiện triết lý giáo dục chưa chuẩn mực:
- "Phụ huynh không nên can thiệp vào việc học của con". "Người lớn không nên lấy mình là khuôn mẫu cho trẻ con. Bố mẹ không nên lấy mình làm chuẩn cho trẻ con".
Với trẻ lớp 1 thì bố mẹ là người quan tâm, dạy trẻ học chỉ sau thầy/cô giáo.
- "Các bạn dự có một tiết, tôi chịu trách nhiệm cả đời học sinh". 
Sai quan điểm, không phải ông Đại mà cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chịu trách nhiệm nuôi dạy trẻ thơ.
- "Chỉ có giáo viên mới dạy được học sinh, ngoài ra cha mẹ cũng không dạy được".
Đây là hành vi độc quyền giáo dục, độc quyền sách giáo khoa.
7- Phương pháp dạy tiếng Việt truyền thống dù chưa hoàn thiện nhưng đang khá ổn, chưa thể thay đổi trừ khi có phương pháp mới ưu việt hơn. Người Mỹ dạy tiếng Anh cho trẻ lớp 1 cũng gần giống phương pháp của người Việt dạy tiếng Việt vậy.
8- Hiện nay, SGK- CNGD của Gs Đại đang gây bão dư luận, cộng đồng phản đối mạnh, nhiều người dân bất bình, nhiều phụ huynh lo lắng vì không kiểm tra được việc học của con mình.
Tiếng Việt là quốc ngữ, là linh hồn của dân tộc Việt, để thay đổi tiếng Việt, thay đổi phương pháp dạy tiếng Việt phải có sự đồng thuận của đa số nhân dân, cần phải được Quốc hội thông qua hoặc TRƯNG CẦU DÂN Ý.
Kết luận: Dù SGK- CNGD có ưu điểm thế nào, nhưng còn nhiều lỗi nội dung và phương pháp như thế, thì không thể đưa ra dạy học sinh. 
Rất mong ông Bộ trưởng, Chính phủ và Quốc hội quan tâm, nghiên cứu để có quyết định sáng suốt vì tương lai con em chúng ta.
Trân trọng!
Công dân Phạm Văn Hải
(Đã ký)
Nơi gửi: thongtinchinhphu@chinhphu.vn, hotro@qh.gov.vn, bogddt@moet.gov.vn 
(Nếu các bạn quan tâm đến các vấn đề xã hội, có ý kiến với nhà nước thì hãy viết thư gửi theo các đ/c Mail: hotro@qh.gov.vn, bogddt@moet.gov.vn)

13 tháng 9, 2018

Gs Hồ Ngọc Đại CHÔM Khoa học?

CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC của Gs Hổ Ngọc Đại thực chất là PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC của ELKONIN thời Liên Xô những năm 70 thế kỷ 20.
PHƯƠNG PHÁP ELKONIN nhằm ĐIỀU TRỊ CÁC TRẺ EM GẶP KHÓ KHĂN TRONG ĐỌC VÀ VIẾT, ở VN mở rộng thêm để dạy trẻ em các dân tộc thiểu số.
Mời các bạn đọc bài viết của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Australia) nói về CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC "vuông, tròn, tam giác" của ông Hồ Ngọc Đại:
THỰC CHẤT CỦA "CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC" CHÍNH LÀ ĐÂY !
“Trong y văn thế giới, đánh vần theo "Công nghệ giáo dục" ô vuông, tròn, tam giác là một sáng kiến của nhà tâm lí học người Nga D. B. Elkonin nhằm ĐIỀU TRỊ CÁC TRẺ EM GẶP KHÓ KHĂN TRONG ĐỌC VÀ VIẾT.
Elkonin là người thầy của ông Hồ Ngọc Đại !
Chúng ta biết rằng, lời nói được xây dựng bằng chữ (words). Chữ được cấu thành từ âm tiết (syllables). Âm tiết được hình thành từ âm thanh hay tiếng (sound). Phonemes là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh (cũng như nucleotide trong di truyền học vậy). Trong tâm lí ngôn ngữ học, họ có khái niệm "Phonemic Awareness" (chưa biết dịch là gì ?) để chỉ sự hiểu biết về chữ nói từ âm thanh. Phonemic Awareness là một kĩ năng nói (oral) và nghe (aural). Sáng kiến của ông Elkonin xoay quanh vấn đề Phonemic Awareness.
Sáng kiến của Elkonin là dùng các ô để thể hiện âm thanh [sound] của một chữ (1). Một ví dụ nhỏ sẽ giúp chúng ta hiểu hơn chút. Chẳng hạn như với tiếng Anh, theo phương pháp của Elkonin, chữ CAT sẽ được thể hiện bằng 3 ô vuông, vì chữ này có 3 âm thanh: /k/ + /a/ + /t/. Nhưng với chữ SOAP thì cũng được thể hiện bằng 3 ô dù nó có 4 mẫu tự. Tuy 4 mẫu tự, nhưng chỉ có 3 âm thanh: /s/ + /O/ + /p/. Tuy nhiên, với chữ MILK thì có 4 ô chữ vì 4 mẫu tự có 4 âm thanh khác nhau: /m/ + i/ + /l/ + /k/. Người ta gọi phương pháp đánh vần này là "Elkonin box", có khi còn gọi là "Sound Box".
Ngày nay, có cả một App trong điện thoại để sử dụng trong việc dạy cách đánh vần này !
Trên thế giới, có khoảng 15% trẻ em gặp khó khăn về đọc và đánh vần (hội chứng "dyslexia"). Phương pháp của Elkonin chủ yếu áp dụng nhằm giúp những trẻ em với hội chứng "dyslexia", nhưng cũng áp dụng cho trẻ em nước ngoài mới học tiếng Anh hay một ngoại ngữ (2-3). Có một số chứng cứ khoa học cho thấy khi can thiệp trên trẻ em gặp khó khăn về đọc viết, thì phương pháp Elkonin có hiệu quả giúp các em cải tiến đọc chữ. Có cả một luận án tiến sĩ báo cáo hiệu quả của Elkonin box ở trẻ em gặp khó khăn trong việc đọc (4). Nhưng ở HỌC TRÒ BÌNH THƯỜNG THÌ CHƯA CÓ DỮ LIỆU NÀO CHO THẤY PHƯƠNG PHÁP ELKONIN CÓ HIỆU QUẢ.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là phương pháp Elkonin chỉ là một trong nhiều phương pháp cho trẻ học đọc / đánh vần. Các phương pháp khác là bắt cặp (one-to-one matching), tách chữ (taking words apart), và ví von (analogies). Có thể tóm tắt các phương pháp này thành 2 nhóm [theo tiếng Anh]: nhóm "whole language" và nhóm "decoding". Nhóm whole language xem chữ là một hình tượng có ý nghĩa, nên học trò phải học nguyên chữ và ý nghĩa của nó, chứ không tách ra từng âm thanh. Phương pháp Elkonin có thể xem là thuộc nhóm decoding, có nghĩa là tách chữ thành âm thanh, mà ít quan tâm đến ý nghĩa. Xem ra cách tiếp cận whole language thích hợp cho trẻ em bình thường, còn cách tiếp cận decoding thích hợp cho trẻ em có khó khăn về đọc/viết.
Trong thực tế, phương pháp Elkonin rất hiếm được áp dụng ở các nước phương Tây. Lí do có lẽ do số trẻ em gặp khó khăn đọc/viết không nhiều, và ngay cả trong nhóm này thì bằng chứng về hiệu quả của phương pháp Elkonin không nhiều và thuyết phục bằng các phương pháp khác.
Quay lại trường hợp Việt Nam, phương pháp dạy theo ô chữ (hay 'công nghệ giáo dục') là một sản phẩm của một đề tài nghiên cứu cấp Bộ do ông HNĐ chủ trì. Đề tài này có mục tiêu giúp học sinh tiểu học các dân tộc thiểu số (5). Trong khoa học, có khái niệm "external validity" (hợp lí ngoại tại), có nghĩa là kết quả nghiên cứu trên quần thể nào thì chỉ có thể áp dụng cho quần thể đó. Nếu thuốc được nghiên cứu ở nữ giới sau mãn kinh, thì chỉ định điều trị thuốc đó chỉ cho phụ nữ sau mãn kinh. Tương tự, nếu nghiên cứu trên người thiểu số thì kết quả chỉ áp dụng cho họ, chứ khó áp dụng cho ngoài dân tộc thiểu số. Do đó, ĐÁNG LÝ RA, CÁCH DẠY THEO Ô CHỮ CỦA ELKONIN Ở VIỆT NAM CHỈ NÊN ÁP DỤNG CHO HỌC TRÒ DÂN TỘC THIỂU. THẾ NHƯNG TRONG THỰC TẾ, PHƯƠNG PHÁP NÀY ĐƯỢC TRIỂN KHAI ĐẠI TRÀ CHO HÀNG TRIỆU HỌC SINH LÀ ĐIỀU KHÔNG ĐÚNG KHOA HỌC.
Càng kém tính khoa học hơn khi chưa có chứng cứ về hiệu quả từ các thử nghiệm khoa học (chứ chưa nói đến thử nghiệm randomized controlled trial) mà đã áp dụng cho hàng triệu trẻ em. Thật ra, có chứng cứ ban đầu cho thấy phương pháp 'công nghệ giáo dục' không có gì hơn so với phương pháp hiện hành ở trẻ em ở vùng xa thành phố (6). Việc triển khai đại trà như thế là cách làm không đúng với chủ trương giáo dục thực chứng -- evidence based education.

Nguồn: 
(1) Clay M. Reading Recovery: a guidebook for teachers in training. Portsmouth, 1993.
(2) Teffaine R. Phonemic Awareness prevents reading disabilities. 
http://psych.hsd.ca/Phoneme.pdf
(3) https://en.wikipedia.org/wiki/Elkonin_boxes
"Elkonin boxes are an instructional method used in the early elementary grades especially in children with reading difficulties and inadequate responders in order to build phonological awareness by segmenting words into individual sounds."
(4) https://etd.ohiolink.edu/…/document/get/osu1342804885/inline
(5) http://giaoduc.net.vn/…/Ve-loi-ich-nhom-dang-sau-tranh-luan…
"Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa sách Công nghệ Giáo dục trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: 'Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số'."
Nguyên văn: http://www.thesaigonposts.com/…/thuc-chat-cua-cong-nghe-gia… 

11 tháng 9, 2018

Muốn thay đổi tiếng Việt, phải hỏi ý kiến dân Việt

Là người Việt Nam, chúng ta ai cũng đã học tiếng Việt. 
Từ khi lọt lòng đã được làm quen với các từ đơn giản cha, mẹ, ông, bà. Tuổi thơ đã được cha mẹ dạy những từ gần gũi, thân thương như nhà cửa, sân vườn, hoa lá. Lớn lên được đến trường, được thầy cô dạy đọc, viết và phát âm những chữ cái đầu tiên A, B, C... được học nói/viết những từ gắn bó với nơi chôn rau, cắt rốn: Gia đình, trường học, làng xóm, quê hương. Qua những bài hát ru của mẹ, của bà, chúng ta đã nhận thức được thế giới xung quanh, tình yêu cha mẹ, bạn bè, làng xóm, ngọn núi, con sông đã trở thành tình yêu đất nước. Có thể nói, tiếng Việt là linh hồn của dân tộc Việt Nam.
Bao đời qua người Việt đã gắn bó, sinh ra, lớn lên cùng tiếng Việt: "Tiếng Việt còn thì còn dân tộc Việt".
Dù cho tiếng Việt của chúng ta chưa thật sự hoàn chỉnh, còn có những bất cập, nhưng đây là quốc ngữ, mọi sự thay đổi tiếng Việt và dạy tiếng Việt theo phương pháp mới đều phải thận trọng vì sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng dân Việt, ảnh hưởng đến sự phát triển và vận mệnh của dân tộc, phải có sự ủng hộ của đa số nhân dân, phải tuân thủ luật pháp, Hiến pháp và khi cần thì phải TRƯNG CẦU DÂN Ý.
Bao nhiêu năm rồi tôi vẫn còn nhớ những bài học vỡ lòng, những kỷ niệm ngày đầu đến lớp:
Hôm qua em tới trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ lên nương
Một mình em tới lớp...
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi. ( Xuân Mai)
Ảnh: Những bài học xưa, ai còn nhớ và ai đã quên!