- BTTD: Cơ chế độc quyền, quan liêu, thiếu khoa học và không minh bạch như ở VN thì rửa tiền quá dễ.
Các quan chức, công chức lương và thu nhập của họ so với thực tế là thấp, khoảng từ 3- 30triệu/tháng. Nhưng đại đa số họ có nhà to, xe đẹp, tiện nghi sang trọng, đời sống sung túc, chi sài thoải mái... Vậy tiền từ đâu ra?
Tiền tham nhũng có thể mua vàng, ngoại tệ, đứng tên vợ con mua nhà đất, chứng khoán, gửi ngân hàng, cho vay hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp, thông qua DN chuyển ra nước ngoài.
Trong hầu hết các TCTD, DNTN, CTCP lớn đều có nguồn tiền từ quan chức tham nhũng và họ sẽ bảo kê cho các DN này làm ăn. Thậm chí không cần góp vốn nhưng quan chức vẫn được nhận các khoản cổ tức ưu đãi khổng lồ từ các DN... vv và vv
Báo chí gần đây liên tục đề cập đến những khối tài sản khổng lồ của một số vị quan chức. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi.
Với những tài sản khác như tiền, vàng… đang lẩn khuất trong các tài khoản ngân hàng thì việc nắm thông tin không dễ.
Còn nhớ, năm ngoái báo chí quốc tế đưa tin Bộ trưởng Ngân khố Pháp Jerome Cahuzac đã phải từ chức vì bị cáo buộc trong một cuộc điều tra về gian lận thuế và rửa tiền sau khi có thông tin cho rằng ông này có tài khoản bí mật tại ngân hàng nước ngoài và đã “rửa” khoảng 30.000 EUR (chưa đầy 1 tỷ VND tại thời điểm đó).
Ở Việt Nam, đến nay chưa có căn cứ nào để nói rằng đã có những đồng tiền có được do tham nhũng đã được chuyển ra nước ngoài vì quy định chuyển tiền của Việt Nam hiện khá chặt chẽ. Theo đó, chỉ những cá nhân, tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư, kinh doanh mới được phép. Nhưng trong trường hợp này, nhà đầu tư phải đăng ký tài khoản với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở các tỉnh, thành phố.
Nhóm đối tượng thứ hai được phép chuyển là những người chuyển đi vì mục đích học tập, chữa bệnh, đi công tác, thăm viếng, trợ cấp cho thân nhân… Nhưng những trường hợp này cũng phải có hồ sơ hợp lệ mới được ngân hàng chấp nhận.
“Trường hợp nếu thấy nghi ngờ về các giao dịch chuyển tiền từ trong nước ra nước ngoài, ngân hàng nhận chuyển tiền phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như Cục Phòng, chống rửa tiền, Vụ Quản lý ngoại hối hoặc Công an… để kiểm tra tính trung thực của giao dịch.” - bà Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết.
Tóm lại, quy định chuyển tiền ra nước ngoài hiện nay là khá chặt để đề phòng rửa tiền.
Nhưng việc gửi tiền tại các ngân hàng trong nước thì có ai dám khẳng định không có những tài khoản của cán bộ, công chức? Những món tiền gửi này có nguồn gốc ngoài lương hoặc thu nhập không chính đáng được “ngụy trang” bằng những tài khoản không mang tên họ “chính chủ” thông qua việc nhờ người khác đứng tên giao dịch dùm.
Việc này, các ngân hàng khó mà kiểm soát được. Hơn nữa, do nhiệm vụ chính là huy động vốn, vì thế các ngân hàng thường chỉ quan tâm số lượng khách hàng và lượng tiền đem đến giao dịch chứ mấy khi quan tâm số tiền đó thực sự của ai, nguồn gốc như thế nào, có tương xứng với thu nhập thực tế của người gửi hay không...
Khi nào có cảnh báo đặc biệt từ cơ quan công an hoặc cơ quan phòng chống rửa tiền … thì mới thận trọng; còn không, không bao giờ ngân hàng nói không với khách hàng, nói không với tiền gửi. Thực tế này đang là một rào cản tương đối lớn đối với việc kiểm soát “của chìm” của cán bộ, công chức.
Bởi rõ ràng nó không như nhà cửa, bất động sản là những thứ “nổi” trên mặt đất, nếu quyết tâm thì vẫn có thể truy tìm ra “chính chủ”. Còn với tiền, vàng… mỗi khi người ta đã cố tình che đậy và tìm cách ẩn danh thì không dễ để lần ra.
Theo Võ Tuấn
Tiền Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét