Trang

19 tháng 4, 2014

BÀ VIỆN TRƯỞNG CHẶN 50% KINH PHÍ CÁC ĐỀ TÀI ĐỂ BÔI TRƠN NHỮNG AI?

Về vụ tham nhũng ở Viện Văn hóa, ĐH Văn hóa Hà Nội, 

thuộc Bộ VH TT DL Việt Nam:
- Tất cả các đề tài đều bị Bà Viện trưởng Đỗ Thị Minh Thúy (ảnh bên) chặn giữ lại một khoản tiền để đem đi "chi phí giao dịch"(theo giải thích của bà), tức bôi trơn. Có đề tài bị giữ lại tới 48 %.

- Sau khi có đơn tố cáo việc này, khi họp hội nghị cán bộ có tới 22//23 cán bộ nhất trí giữ lại tiền đề tài cá nhân để lập quỹ nhưng chỉ nên giữ lại 20 đến 30 % kinh phí được cấp, cho thấy trước đó số tiền bị giữ lại để làm "quỹ" và để đưa cho Viện trưởng đem đi "bôi trơn" còn lớn hơn nhiều chứ không phải chỉ 30 %.

Chỉ với các thông tin đó, cho thấy:

- Tố cáo của bà Trần Bình Minh là đúng sự thật;

- Bà Viện trưởng Đỗ Thị Minh Thúy chặn 50 % tiền các đề tài để bôi trơn thì đã bôi trơn cho những ông nào? Bôi trơn cho ông Nguyễn Văn Cương (Hiệu trưởng ĐH Văn hóa) hay bôi trơn cả cho ông Hoàng Tuấn Anh (Bộ trưởng). Số tiền bôi trơn cho các ông là bao nhiêu, và bà Thúy thực sự đã chiếm đoạt bao nhiêu để tự "bôi trơn" cho mình.

- Một đề tài mà bị giữ lại đến 50 % để cúng cho bà Thúy, vậy mà những con cừu ở Viện này vẫn chấp nhận thì đúng là họ chỉ đáng ăn cỏ mà thôi!

Vì Bà Đỗ Thị Minh Thúy được bôi trơn thường xuyên và lại thường đem tiền mồ hôi, tâm huyết của anh chị em để bôi trơn cho các ông cấp trên, cho nên đáng lẽ theo quy định là bà nghỉ quản lý (tức là thôi chức Viện trưởng) từ tháng 2 năm 2014, nhưng đến nay sắp hết tháng 4 mà bà vẫn còn tại vị. Có lẽ vì các ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức (Bộ VH TT DL) và Hiệu trưởng ĐH Văn hóa không muốn mất một cái máng quen thuộc đã từng ăn ý trong nhiều năm chăng?

Dưới đây là Kết quả sơ bộ điều tra , xác minh đơn Tố cáo của bà Trần Bình Minh.






Bệnh vô cảm và nạn phân tán trách nhiệm


Bệnh vô cảm và nạn phân tán trách nhiệm
Sự vô cảm là một thuộc tính của con người. Nghĩ kỹ có thể thấy đáng tiếc, nhưng sự thật là như thế. Đôi khi chính nó là tội ác...
“... Lúc này tôi biết chắc mình đã gặp cướp nên khi thấy một tốp xe đi qua, tôi kêu lên: "Cướp! Cướp, mọi người giúp tôi với". Đáp lại sự hoảng loạn kêu cứu của tôi là sự vô tâm thờ ơ của tất cả đoàn xe đi qua, họ chỉ đi chậm lại nhìn rồi bỏ đi.  
Tôi vẫn la hét trong sự tuyệt vọng, giữ chặt tay lái và không chịu rời khỏi xe. Tên đó thấy tôi kêu cứu liền chạy lại tìm cách bịt miệng tôi lại. Tôi giằng co và vẫn hét lên "Cướp! Cướp", nhưng vẫn không có một ai dừng lại hết. Hắn liền rút trong túi ra một đoạn vải màu trắng như vải tang quấn vào cổ. Tôi giằng ra và hét to hơn, nhưng vẫn không thấy ai đến giúp.”
Đọc những dòng trên đây, không ai trong chúng ta không bàng hoàng trước sự vô cảm của những người đi đường. Không khỏi tự hỏi, nếu ta ở vào địa vị cô gái đang bị cướp kia, cảm giác của ta sẽ ra sao? 
Cảm giác của người bị tai nạn, đầy máu, gần như ngất đi, chênh vênh giữa tỉnh và mê, nằm trên mặt đường giữa hàng trăm người đi ngang qua không nhìn, đi ngang qua và liếc nhìn song không dừng bước, đi ngang qua đứng lại nhìn, bàn tán, xì xào, bình phẩm, chụp ảnh, ngoài ra thì không làm gì, không ai nghĩ đến chuyện làm một cái gì? 
Một khi đã trải qua cảm giác ấy, liệu ta còn có thể tiếp tục nghĩ và cảm như trước về con người không? Lúc đó, và không lúc nào hơn lúc đó, ta thấm thía trong từng giọt máu về sự cô đơn của một cá nhân giữa đồng loại.
Không thể phủ nhận đây đó là một trong những vấn nạn của xã hội Việt Nam chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, nếu cho đó là sự vô cảm của riêng người Việt, hoặc quy nó cho cuộc sống hiện đại thì sẽ là sai lầm. 
Không nên cường điệu hoặc lầm tưởng đây là tình trạng vô cảm của riêng người Việt rồi từ đó mạt sát người Việt.
Đây là một hiện trạng đặc trưng cho bản tính của loài người. Đã có những nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này từ lâu. Người ta gọi nó hiện tượng là “phân tán trách nhiệm” và “hiệu ứng kẻ đứng ngoài”.
Theo Bách khoa thư trực tuyến wikipedia, Hiệu ứng kẻ đứng ngoài (bystander effect) là một hiện tượng tâm lý xã hội nói về những trường hợp các cá nhân không có động thái gì để giúp một n bị nạn khi có những người khác cũng đang hiện diện. 
Số người hiện diện tỷ lệ nghịch với khả năng có một ai đó giúp. Nói cách khác, số người đứng ngoài càng đông thì càng ít có chuyện có một người trong số đó ra tay giúp. Có một số biến tố giúp ta giải thích tại sao xảy ra hiệu ứng kẻ đứng ngoài. Trong các nhân tố đó có hiện tượng phân tán trách nhiệm.
Phân tán trách nhiệm (diffusion of responsibility) là một hiện tượng tâm lý-xã hội mà trong đó, trước một tình huống nguy cấp đòi hỏi phải có một người ra tay hành động và/hoặc đứng ra chịu trách nhiệm thì, xung quanh chúng ta càng nhiều người, chúng ta càng có xu hướng không làm gì mà chỉ chờ người khác làm như vậy. Mỗi cá nhân trong đám đông đều cho rằng người khác sẽ hành động hoặc là có ai đó đã làm rồi (có ai đó đã gọi cảnh sát hay cấp cứu rồi chẳng hạn). 
Hiện tượng này có xu hướng xảy ra ở những nhóm người vượt quá một số lượng nào đấy và khi trách nhiệm không rõ là thuộc về ai (ai sẽ cứu cô gái bị cướp hay đứa bé đang nằm chảy máu? đâu có ai bảo đó nhất định phải là tôi, đúng không?).
Những chuyện xảy ra như trường hợp cô gái bị cướp như trên đây, hay trường hợp bé Duyệt Duyệt bị xe tải cán nằm bên vỉa hè toàn thân đẫm máu và có mười tám người đi qua nhìn song không dừng lại, hoàn toàn không phải là những chuyện chỉ xảy ra tại hai nước Việt Nam và Trung Quốc do môi trường văn hóa-xã hội đặc thù của thời đại này hay do một cái gì còn sâu xa hơn nằm trong bản tính dân tộc như ai đó nói. Nó là chuyện đã xảy ra ở cả nước khác, nơi mà mọi thứ về cơ bản là khác biệt. Hãy xem, cũng trong đề mục nói trên trong Wikipedia:

“Ngày 13 tháng Ba năm 1964, Kitty Genovese, 28 tuổi, đang đi đường về nhà tại Queens, New York vào lúc 3 giờ sáng thì bị một tên hiếp dâm và giết người hàng loạt đâm chết. Theo báo chí, vụ tấn công kéo dài ít nhất nửa tiếng đồng hồ, suốt thời gian đó Genovese la hét cầu cứu. Tên giết người tấn công Genovese và đâm cô, sau đó trốn khỏi hiện trường sau khi có một người hàng xóm nghe tiếng chạy ra. Mười phút sau kẻ giết người quay lại để đâm nốt cô cho chết. Báo chí cho hay có 38 nhân chứng nhìn thấy vụ đâm nhưng không can thiệp hay thậm chí chỉ gọi cảnh sát khi hung thủ đã bỏ trốn và Genovese đã chết.”
Một trường hợp khác:
“… Tháng 4 năm 2010, Hugo Alfredo Tale-Yax bị đâm chết ở New York City sau khi đến cứu một phụ nữ đang bị cướp tấn công. Yax nằm trên vỉa hè hơn một tiếng đồng hồ thì mới có lính cứu hỏa đến. Gần hai mươi lăm người đi ngang qua trong khi anh nằm hấp hối trên vỉa hè khu Queens, vài người nhìn Yax, một người chụp ảnh; tuy nhiên không ai giúp hay gọi cấp cứu.”
Vậy, ở nước Mỹ cũng không khác gì. Cội rễ vấn đề không phải là sự vô cảm của người Việt, cội rễ vấn đề ở chỗ: hành vi nghĩa hiệp không phải là một thứ thuộc bản tính của con người. Chần chừ, không hành động khi đứng trước cảnh ngộ nguy nan của người khác, đó mới là bản tính con người.
Để cho cõi người của chúng ta trở thành một nơi tốt hơn, dễ sống hơn và dễ chịu đựng hơn, dù chỉ đôi chút cũng được, đừng cậy vào những lời kêu gọi chung chung hướng đến đám đông.
Đám đông sẽ không nghe bạn, hoặc nghe nhưng không hành động, không kịp thời hành động. 
Thay vì vậy, hãy thay đổi kể từ chính mình. Hãy làm một cái gì đó khi ta có thể làm. Đương nhiên, “hành động” ở đây đâu nhất thiết luôn luôn là và chỉ có thể là hành động trong những trường hợp nước sôi lửa bỏng khi có người bị tai nạn thương tích nặng hay bị cướp chẳng hạn.
Giúp một người bị ngất xỉu nằm giữa phố. Giúp một con chó đi lạc băng qua đường sao cho không bị xe cán. Đó là những việc chẳng đáng cho ta làm vì quá nhỏ nhặt hay sao? Hay ta luôn luôn quá bận rộn với những vấn đề của mình, luôn luôn âu lo, luôn luôn thiếu thì giờ đến độ ngay cả những việc nhỏ nhặt mình cũng không làm?
Sự vô cảm là một thuộc tính của con người. Nghĩ kỹ có thể thấy đáng tiếc, nhưng sự thật là như thế. Thế giới vốn dĩ bất toàn, loài người vốn dĩ bất toàn. Và, như người ta nói, ý nghĩa sâu xa nhất của tồn tại của chúng ta trên đời là, bằng những nỗ lực của mình, góp một phần nhỏ bé song cần thiết vào việc làm cho thế giới bất toàn và loài người bất toàn đó đỡ bất toàn đi được chừng nào hay chừng nấy.
Sự vô cảm bao trùm quanh chúng ta nó lớn đến mức nào là tùy thuộc ở mỗi chúng ta. Nó có bớt nặng nề được chút nào không, nó có bị xé rách ở chỗ này chỗ khác để cho ánh sáng của tình yêu thương và sự xả thân vô vị lợi lọt vào được chút nào hay không là tùy ở từng hành động nhỏ (song không nhỏ) của chúng ta...
Trần Tiễn Cao Đăng (Motthegioi)

Ảnh gây sốc tuần qua: Đi ôtô ăn trộm chó bị đánh dã man


Hình ảnh hai thanh niên Trung Quốc trộm chó bị người dân bao vây đánh đập, ném đá nằm gục tại chỗ đã gây chú nhất cộng đồng tuần qua.
Ngoài ra, trong tuần còn có những chùm ảnh được quan tâm như: Dân bắc ghế chặn đường xe tải, bướm bay rợp trời Tây Nguyên...
Hai thanh niên đi ôtô ăn trộm chó bị đánh dã man
“Những tên trộm chó có thấy được những hình ảnh này đâu, chúng chỉ biết đi trộm chó bán lấy tiền và tiêu xài thôi. Hết tiền chúng lại bàn tính hôm nay đi trộm ở đâu, đời bọn chúng chỉ biết đến thế là cùng”, độc giả Nguyễn Thảo chia sẻ.
article-2605183-1D1FAFA9000005-9477-6248
Hai tên trộm bị bắt dựa lưng vào xe hơi, bên cạnh những chú chó mà chúng ăn cắp. Chiếc xe hơi bị đập vỡ kính, đâm thủng lốp.
Hai người đàn ông trộm chó để đem bán tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc bị người dân bắt quả tang, đánh hội đồng dã man đã gây rúng động cồng đồng. > Xem tiếp
Bướm bay rợp trời Tây nguyên
Hàng trăm đàn bướm tìm về uống nước ở những vũng nước nhỏ tạo nên những mảng đất dát vàng ngoạn mục.
anh-9-1397697440-JPG-8767-1397793661.jpg
Buổi trưa, khi cái nắng bắt đầu gay gắt hơn cũng là lúc hàng trăm con bướm tìm về uống nước ở những vũng nước nhỏ tạo nên những mảng đất dát vàng ngoạn mục.
Ảnh do độc giả Dư Lê chia sẻ. > Xem tiếp
Dân bắc ghế chặn đường xe tải
Người dân nơi đây không thể chịu nổi cảnh lưu thông hằng ngày của các 'hung thần xe ben', một vài trường hợp xảy ra tai nạn phải nhập viện do con đường bị hư hỏng nặng.
wp-20140406-005-1397182052-9306-13971846
Sáng ngày 6/4, người dân chặn đường không cho xe tải 18 tấn chở đất đá công trình chạy ngang qua thôn Đất Lành, xã Vĩnh Thái, Thành phố Nha Trang. > Xem tiếp
Trần Hưng tổng hợp

'Giáo dục đang vỡ trận'


"Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục lần này được ví như một trận đánh lớn. Nhưng chưa đánh, đã rơi vào thế vỡ trận", TS Giáp Văn Dương nêu quan điểm.
Nhận xét về đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015”, TS Giáp Văn Dương, người xây dựng trường học trực tuyến GiapSchool cho rằng, đề án không chạm đúng trọng tâm của giáo dục và gây lãng phí.
Ông phân tích, trọng tâm của giáo dục là việc học chứ không phải là việc dạy hoặc nội dung chương trình. Với việc học thì có ba câu hỏi cần phải trả lời: “Học cái gì?”, “Học thế nào?" và “Học để làm gì?”
Từ trước đến nay, giáo dục vẫn luôn đặt "Học cái gì?" làm trọng tâm, vì vậy sách giáo khoa rất quan trọng và ông thầy là hiện thân của chân lý. Đề án đổi mới giáo dục lần này muốn chuyển sang cách tiếp cận "Học thế nào?" với mong muốn nâng cao năng lực cho học sinh bằng cách đổi mới phương pháp giảng dạy. Vì vậy, lẽ ra phải dành thời gian đầu tư đổi mới phương pháp dạy và học thì Bộ lại đang dành rất nhiều tiền để đầu tư cho sách giáo khoa và nội dung chương trình. "Như vậy, đề án con này đã tự mâu thuẫn với đề án lớn là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục", TS Dương nhận xét.
[Caption]
TS Giáp Văn Dương.
Khoản tiền dự toán của đề án cũng quá lớn với đề xuất hơn 34.000 tỷ đồng, lại trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, khi chính phủ dự kiến vay 400.000 tỷ đồng để trả nợ và tiêu dùng trong năm 2014 này. Nhưng chỉ riêng đề án này đã xin 34.000 tỷ. Vậy đề án có khả thi về mặt tài chính? Còn rất nhiều đề án ở các lĩnh vực khác cũng rất cấp bách, như y tế đang quá tải, người bệnh phải chen chúc ở cả hành lang bệnh viện, rất cần đầu tư.
"Thế nên, Chính phủ phải cân đối chứ không thể lãng phí khoản tiền quá lớn mà hiệu quả mang lại không rõ. Đề án hay mà không có tiền thực hiện thì cũng phải dừng, nữa là một đề án rất sơ sài và tiêu tốn rất nhiều tiền", người sáng lập cổng học tập trực tuyến nhận xét.
Dành nhiều thời gian nghiên cứu và thực hành trong nhiều môi trường giáo dục khác nhau, ông Dương cho rằng, để thực hiện đề án thành công, Bộ Giáo dục cần phải khảo sát xã hội về thực trạng giáo dục hiện thời, về hiệu quả của việc sử dụng sách giáo khoa hiện hành. Bên cạnh đó, cần thành lập Hội đồng chuyên gia giáo dục độc lập và giao việc soạn thảo đề án đổi mới giáo dục cho hội đồng này. Đề án cần phải phân tích được tính khả thi, khả năng huy động tài chính và lộ trình thực hiện, đánh giá tác động xã hội... chứ không phải chỉ sơ sài trong khoảng hai chục trang giấy như dự thảo Bộ vừa trình thường vụ Quốc hội.
"Nếu không làm kịp một đề án tốt, chúng ta có thể lui lại đến kỳ họp sau mới trình Quốc hội. Tại sao phải làm ở kỳ họp này nếu đề án chưa tốt và biết là sẽ gây lãng phí lớn? Nếu Bộ Giáo dục cứ chạy đua để được thông qua trong kỳ họp này thì chính là Bộ đang mắc bệnh thành tích - căn bệnh mà Bộ đang kêu gọi phải chống", ông Dương nói.
Theo ông, dù là thực hiện Nghị quyết Trung ương thì cũng nên cân nhắc bởi trước đó, đã có các nghị quyết tương tự về thanh niên, về tam nông, về trí thức và về nguời Việt ở nước ngoài đã được ban hành và triển khai, nhưng đều không mang lại kết quả gì đáng kể. "Vậy làm sao có thể tin tưởng nghị quyết lần này sẽ được triển khai thành công?", TS Giáp Văn Dương đặt câu hỏi.
Trong khi đó cấu trúc chương trình thì lại không có gì thay đổi, vẫn 5 năm tiểu học, 4 năm THCS, 3 năm PTTH, vẫn thầy đó, trò đó, cách làm đó, tư duy đó, cơ chế đó, thì có thêm một bộ SGK mới cũng không có tác dụng gì.
TS Dương đánh giá giải trình của Bộ Giáo dục về việc sử dụng 34.000 tỷ đồng là "coi thường dư luận". Đối với một số tiền lớn từ thuế của dân, Bộ Giáo dục không cho được một bảng kê chi tiết về những lĩnh vực cần sử dụng mà chỉ nêu "khái toán". Muốn sửa chữa một căn phòng hết vài triệu đồng còn phải kê khai chi tiết nữa là một đề án hàng chục nghìn tỷ.
Hơn nữa, đề án là "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa" nhưng số tiền dành cho sách giáo khoa chỉ hơn 100 tỷ đồng, chiếm một phần rất nhỏ tổng kinh phí của đề án. "Tôi có cảm giác như Bộ Giáo dục đang dùng sách giáo khoa như một con mồi, để câu một con cá rất to - đó là mua sắm trang thiết bị dạy học và những việc không thực sự cần thiết khác nữa", ông Dương thẳng thắn.
Từ những phân tích trên, TS Giáp Văn Dương đề xuất, Bộ Giáo dục chỉ nên hoàn thiện chương trình khung chuẩn quốc gia, nêu yêu cầu học sinh học hết mỗi bậc học phải có kiến thức và kỹ năng tối thiểu gì. Từ đó, để các tổ chức tư nhân, các nhà xuất bản tự do viết sách giáo khoa trên cơ sở chương trình khung chuẩn đó. Hội đồng chuyên gia giáo dục độc lập sẽ thẩm định các bộ sách này và cho phép được sử dụng giảng dạy nếu đạt yêu cầu. Như vậy, Bộ sẽ không tốn xu nào mà còn có được nhiều bộ sách chất lượng vì các nhóm làm sách cạnh tranh nhau.
"Nhìn giải trình đề án của bộ thấy cứ bồng bà bồng bềnh, không tin được. Trước đó nói là 962 tỷ để viết sách, nay lại là 105 tỷ. Vậy chi phí viết sách thực sự là bao nhiêu? Nếu tôi tập hợp nhóm bạn bè là các nhà giáo và nhà khoa học, chỉ cần 1/1.000 con số này, thậm chí không có, chúng tôi vẫn có thể viết sách được”, ông Dương khẳng định.
Tuy nhiên, nếu Bộ nhất quyết làm sách giáo khoa thì hãy tách việc này ra khỏi trang bị cơ sở vật chất. Đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm... không thể cứ mỗi lần đổi sách giáo khoa mới lại vứt đi mua lại, trong khi những đồ dùng của lần đổi mới trước còn đang đắp chiếu. Các đồ dùng dạy học này, như dụng cụ thí nghiệm vật lý, hóa học, máy tính, máy chiếu… đều đa dụng chứ không phải được thiết kế riêng biệt cho một bộ sách nào. Vậy tại sao lại phải mua mới hoàn toàn? Đối với những trường học thiếu trang thiết bị, cần hỗ trợ gì thì trình lên để Sở xét duyệt và cấp kinh phí trang bị theo năm tài khóa.
"Tôi đã có một cuộc khảo sát nhỏ với học sinh cấp 3 và sinh viên đại học về mục đích của việc học thông qua câu hỏi: Học để làm gì? Khoảng 80% các em chưa từng đặt ra câu hỏi này cho bản thân, tức là chưa biết mục đích của việc học là gì. Nhưng khi trao đổi kỹ hơn thì các em trả lời: Học để thi. Học như một quán tính: hết cấp 1 thì lên cấp 2, 3 rồi vào đại học. Một số em nói học vì bố mẹ bảo học. Một số khác nói thẳng học chẳng biết để làm gì", TS Dương nói và cho hay cần phải đổi mới cách thi trước để dẫn đến đổi mới cách học bởi hiện nay học để thi vẫn là mục đích chủ đạo.
Ông cũng cho rằng, một trong những lí do thất bại của Bộ SGK hiện hành được dẫn giải là do trình độ giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của sách. Thế nhưng Bộ lại đang phạm phải chính cái lỗi đó, khi biên soạn bộ sách giáo khoa mới và phải dùng rất nhiều tiền để đào tạo lại đội ngũ giáo viên hiện có để đáp ứng yêu cầu của sách mới. "Vậy tại sao lại tiếp tục lặp lại sai lầm? Lẽ ra SGK mới phải viết cho khớp với trình độ giáo viên chứ không phải cao hơn để rồi phải đào tạo lại cấp tập trong vài tháng hè?", ông Dương nói thêm.
Kỳ vọng chỉ trong 1-2 mùa hè đào tạo lại mà biến hàng triệu giáo viên từ không đáp ứng được yêu cầu của sách giáo khoa, sang đội ngũ giỏi giang khác hẳn về chất là chuyện không tưởng. Vì vậy, chỉ còn giải pháp là chấp nhận hiện trạng để khởi đầu cải cách. Xuất phát từ hiện trạng của đội ngũ giáo viên mà biên soạn sách ở mức độ phù hợp. Sau đó tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học theo cách tiếp cận “Học thế nào?” và lý tưởng hơn là “Học để làm gì?”. Theo ông Dương, người dạy không giỏi về chuyên môn cũng có thể đào tạo được học trò giỏi hơn mình khi biết cách khơi mở cách học cho trò. Khi đó, thầy sẽ nâng đỡ học trò để các em tự khám phá và hình thành tri thức, kỹ năng cho mình, thay vì bị thầy nhồi nhét bắt học thuộc.
Ông Dương cũng cho rằng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ví lần đổi mới này như trận đánh lớn, nhưng giáo dục đang ở thế vỡ trận bởi chưa đánh mà đã loạn, mỗi người một ý, giải trình lung tung. Thứ trưởng nói qua sông thì phải lụy đò, nhưng thời đó đã qua rồi. Thời nay, nếu đò không an toàn người ta sẽ không đi.
“Tiền không phải yếu tố quan trọng nhất. Trong giáo dục, con người là yếu tố trung tâm. Con người là khởi đầu và đích đến của giáo dục. Một đề án đổi mới giáo dục chỉ có thể thành công nếu nó hình dung rõ ràng sản phẩm đầu ra, tức là con người hướng đến với những phẩm tính cần phải có. Và xa hơn là một xã hội mà mọi người muốn được, do những con người đó xây dựng nên. Thế nhưng, trong đề án đổi mới lần này của Bộ Giáo dục, hình bóng con người lại rất mờ nhạt. Chỉ thấy tiền, sách và trang thiết bị dạy học. Thế nên, tôi càng không tin đề án sẽ thành công", TS Dương nhận định.
Hoàng Thùy (Vnexpress)

Thơ: Ngày ấy, bây giờ


Sao ngày ấy nhút nhát
Tại ngày ấy dại khờ
Ân hận tới bây giờ
Gửi buốn vào lời thơ.

Phạm Hải

18 tháng 4, 2014

Chánh Tín: 'Nên sàng lọc phóng viên để cuộc sống bình yên'

"Mong quý vị khán giả hãy so sánh 2 clip (3 phút và 42 phút) sẽ rõ ràng âm mưu hãm hại của tòa báo và phóng viên quá rõ!", nghệ sĩ Chánh Tín viết trên trang Facebook chính thức của mình.
Sau khi được hoãn quyết định thi hành án đến tháng 9/2014, nghệ sĩ Chánh Tín quyết định mở khóa trang Fan page chính thức của ông, để thông tin và giao lưu với người hâm mộ. 
Trước đó, nghệ sĩ Chánh Tín đã tạm khóa Facebook của mình vì ông đã quá mệt mỏi với nhiều luồng thông tin trái chiều về mình. 
Mới đây, thông qua trang Facebook này, nghệ sĩ Chánh Tín còn muốn "vạch trần" những "thủ thuật" cắt ghép clip của phóng viên một tờ báo mà ông cho là đang xúc phạm nhân phẩm của mình nghiêm trọng. 
Nghệ sĩ Chánh Tín chia sẻ: "Tôi thấy quý vị khán giả nên bắt đầu chương trình sàng lọc phóng viên, tòa báo để cuộc sống được bình yên hơn. Tôi cũng mong cơ quan chấp hành pháp lý hãy mạnh tay với hành vi trái phép này. Hãy suy xét cư xử của tờ báo này và phóng viên của họ. Quá trình đã hạ hồi kết mà vẫn tiếp tục, đây là nhục mạ nhân phẩm cá nhân".
Nghệ sĩ Chánh Tín cho rằng ông đã bị xúc phạm danh dự nghiêm trọng
Chánh Tín đã đăng Clip phỏng vấn 3 phút của một tờ báo đưa tin về ông, và một clip chưa cắt ghép dài 42 phút. Clip 3 phút chuyển tải nội dung "Nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín muốn người dân cả nước góp cho ông 10 tỷ". Nhưng clip đầy đủ 42 phút mới là sự thật của cuộc phỏng vấn. 
Clip đầy đủ 42 phút thể hiện Chánh Tín trả lời báo giới khá thật thà, và trong vòng vây câu hỏi mà phóng viên đặt ra, Chánh Tín đã trả lời bắt theo mạch của vấn đề, chứ không hề có chuyện "trắng trợn ngửa tay xin tiền người hâm mộ" như một số tờ báo đã đăng. 
Nghệ sĩ Chánh Tín kêu gọi: "Mong quý vị khán giả hãy so sánh 2 clip (3 phút và 42 phút) sẽ rõ ràng âm mưu hãm hại của tòa báo và phóng viên quá rõ!"
Nghệ sĩ Chánh Tín cho rằng, trường hợp này đã vi phạm luật Điểm G , khoản 3, điều 66 Nghị định số 174/2013 NĐ-CP. Tại điểm này, Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện quy định: hành vi: “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trao đổi nhanh với phóng viên về vấn đề này, nghệ sĩ Chánh Tín cho biết, ông không có ý định kiện tụng ai cả, vì đã quá mỏi mệt với những gì đang xảy ra. Ông chỉ nói và công bố clip để những người hâm mộ ông có thể hiểu rõ hơn về mình. 
Giao Ngọc (Motthegioi)
Ảnh: Nghệ sĩ Chánh Tín đã mở khóa Facebook để thanh minh cho mình

'Người ta cố tình hạ nhục ông Bầu Kiên'


Cập nhật: 10:39 GMT - thứ sáu, 18 tháng 4, 2014
Phiên tòa ông Nguyễn Đức Kiên
Luật sư Công Nhân lưu ý rằng các nghi phạm, nghi can, bị can, bị cáo và tù nhân đều cần được tôn trọng nhân phẩm.
Luật sư Lê Thị Công Nhân cho rằng ông Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên) đã bị 'xúc phạm nhân phẩm' và 'bị khủng bố tình thần' khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn vừa còng tay, vừa xích chân khi áp giải ở phiên tòa sơ thẩm xét xử ông và một số bị cáo khác ở Ngân hàng ACB hôm 16/4/2014.
Trao đổi với BBC hôm thứ Năm từ Hà Nội, luật sư nhân quyền cho rằng dù ông Kiên và luật sư của ông có quyền khiếu nại với các cơ quan công quyền chấm dứt hình thức áp giải này.
Luật sư giải thích:
"Việc này gây sự phẫn nội và làm xúc phạm đến hình ảnh và quyền con người của ông, bởi vì ông không phải là một tên khủng bố, không phải là một tên tội phạm côn đồ, giết người, có tính chất manh động về bạo lực, cho nên cách áp dụng như vậy theo tôi hoàn toàn vừa là thiếu nhân đạo, vừa là vô lý..."

'Khủng bố, đe dọa'

"Khi mà người ta đã bị còng, bị xích như vậy, và theo tôi chỉ có trường hợp duy nhất thôi, đó là để khủng bố tinh thần, đe dọa ông ấy và đặc biệt về mặt nhân đạo, về mặt phẩm giá con người, tức là để cho đương sự cảm thấy rằng mình bị sỉ nhục, mình bị hạ thấp và bị mất hoàn toàn tất cả những hình ảnh và phẩm giá của mình"
LS Lê Thị Công Nhân
Nữ luật sư nói thêm: "Biện pháp xích chân này là một hình thức nói thật là vô cùng khủng khiếp đối với tinh thần của những người bị xích chân, bởi vì người ta cảm thấy bản thân như là một con vật, không đi nổi, tức là phải lê từng bước và toàn cơ thể hoàn toàn có thể mất thăng bằng và ngã bất kỳ lúc nào..."
"Và với trường hợp áp dụng một biện pháp mạnh như vậy, người ta chỉ áp dụng đối với những tên khủng bố, hoặc là những tên tội phạm mà bản chất vụ việc, cũng như cá tính của kẻ đó hết sức manh động về mặt bạo lực, còn lại thì người ta không áp dụng những biện pháp như vậy."
Bình luận về động cơ thực sự của việc ông Kiên bị xiềng chân, bà Công Nhân nêu quan điểm:
"Làm sao con người đó, người ta có thể tự chạy được để thoát thân khỏi một hiện trường rủi ro, khi mà người ta đã bị còng, bị xích như vậy, và theo tôi chỉ có trường hợp duy nhất thôi, đó là để khủng bố tinh thần, đe dọa ông ấy và đặc biệt về mặt nhân đạo, về mặt phẩm giá con người,
"Tức là để cho đương sự cảm thấy rằng mình bị sỉ nhục, mình bị hạ thấp và bị mất hoàn toàn tất cả những hình ảnh và phẩm giá của mình."
Trong cuộc trao đổi hôm 17/4, luật sư Công Nhân cũng bình luận về một số hành vi và ứng xử của cơ quan công quyền Việt Nam được cho là đã 'ngược đãi', 'vi phạm phẩm giá, nhân quyền' phổ biến đối với các nghi can, nghi phạm, bị can, bị cáo và tù nhân.
Nữ luật sư cũng so sánh vụ án xử ông Bầu Kiên với một số vụ đại án kinh tế khác như vụ xử ông Dương Chí Dũng (ở Vinalines) và vụ xử bà Huỳnh Thị Huyền Như (ở Ngân hàng Vietinbank) gần đây.

Nghĩ về văn hóa từ chức


Nghĩ về văn hóa từ chức
Nhà báo Trần Đăng Tuấn nổi lên như một “người hùng” khi làm đơn từ chức Phó Tổng Giám đốc thường trực Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Ở một xã hội không có văn hóa từ chức, thì hành động của Trần Đăng Tuấn chỉ là một cái cớ “lộ diện” để chúng ta biết nhiều hơn về một con người, về sự đời nói và làm khác biệt.
1. Điều mà Trần Đăng Tuấn là có một không hai trong lịch sử 40 năm VTV, cũng như trong lịch sử nghị trưởng Việt Nam đương đại. Sai phạm tày đình, tham nhũng khắp nơi, chỉ đến khi bị lộ, bị yêu cầu làm đơn từ chức như một cách cho giữ chút thể diện khi mất chức hoặc giáng cấp, thuyên chuyển, những kẻ tham lam sâu mọt mới bất đắc dĩ làm.
Trần Đăng Tuấn không vi phạm những điều nổi cộm ấy, chẳng có lỗi gì, nhiều công là đằng khác. Vậy tại sao phải làm thế? Số đông tiếc nuối, thắc mắc không hiểu nổi tại sao có một nhà báo uy tín, tiếng tăm hàng đầu của VTV lại làm một việc đột ngột, thua thiệt như vậy. Người ta bàn ra tán vào đủ lý do. Sự thực đích xác thế nào thì chỉ mình ông Trần Đăng Tuấn mới rõ.   Xưa nay Trần Đăng Tuấn vốn là người ít nói và dù là một bậc thầy truyền thông, ông cũng rất kiệm xuất hiện trên báo, đài.
 
Trần Đăng Tuấn không cần trả lời, bình luận về kẻ sĩ, vai trò kẻ sĩ. Vì như nhiều người nói ông chính là một kẻ sĩ thời hiện đại.
Thời Phong kiến, nam nhi học để ra làm quan, để có địa vị trong xã hội “Một người làm quan, cả họ được nhờ”. Nếu không hợp thế thời, bị đè nén trù dập hay không được trọng dụng hoặc chán nản mà “ưu thời mẫn thế”, thì rời bỏ chốn phồn hoa, cáo quan về quê ở ẩn. Sống ở quê, trồng rau, nuôi cá, lao động chân tay mà “tránh sự đời” dù vẫn âm ỉ nuôi mộng sĩ phu. Có người sẽ trở lại quan trường khi được mời, trọng dụng; người nuôi chí nhưng làm cố vấn cho hậu bối tâm phúc, đệ tử thay mình tiếp nối, kẻ lại rũ hẳn khát vọng, lảng tránh sự đời, gửi tâm sự vào thơ phú vịnh ngâm.
Tinh thần trọng danh dự một cách cực đoan, dùng cái chết để tỏ lòng, để chứng minh phẩm giá của đạo sĩ Nhật Bản cũng có trong không ít kẻ sĩ Việt phẩm tiết thời xưa. Ngày nay, trí thức đông lên, kẻ sĩ ít đi. Trí thức hiện giờ phần thì có “trí” nhưng “vơi” thức, phần thì có “thức” mà “trí” mỏng, số đông thúc thủ an phận. Tựu chung là lắm kẻ hèn.
Cuộc đấu tranh giữa chức vụ, bổng lộc lòng tham, danh tiếng với phẩm tiết trong sáng và đáng kính, luôn tạo tỉ lệ nghịch.
Trần Đăng Tuấn, người có công sáng lập VTV3 và Trung tâm sản xuất phim truyền hình (VFC), trong mắt nhiều các nhà báo và giới nghệ sĩ là một người rất thông minh, mà lại mang tiếng “dại”. Ông chỉ còn là “cựu” “nguyên” phó TGĐ VTV, một chức vụ nhiều người mơ mà ông đã bỏ, thực tế đó là vị trí thành đạt nhất trong cuộc đời làm báo của ông. Song ở đời, ai tường minh, ngã ngũ “khôn – dại” đến cùng?!
2. Trần Đăng Tuấn đang sống tại căn hộ chung cư tầng 23 một cao ốc 25 tầng trên phố Hoàng Đạo Thuý. Vợ ông, BTV Nguyễn Thị Ngọc Trâm (SN 1963) vốn là phát thanh viên của VTV, khi ông về Đài làm phó rồi Trưởng Ban Thời sự. Từng học ĐHSK - ĐA khoa Diễn viên, nhưng cô gái Hà Nội Ngọc Trâm lại theo nghề truyền hình, làm báo. Hiện bà là đạo diễn, người phụ trách chương trình Vì người nghèo, Ban Chuyên đề, VTV con trai. Con chung duy nhất của họ cũng là con trai độc nhất của Trần Đăng Tuấn, cậu bé Trần Chí Hiển rất giống cha, đang học lớp 8 Trường Quốc tế Pháp. Tương lai cậu bé sẽ du học Pháp.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn và bà Lê Thị Liên (vợ của ông Kim Ngọc, vợ cố Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú) tại Vĩnh Phúc 2010 
Ít ai biết, Trần Đăng Tuấn đã và đang là một người thầy. Ông hiện là Tổng Giám đốc Tập đoàn AVG, trụ sở 15 Hồ Xuân Hương, sát báo Tiền phong. Ông hay di chuyển trên một chiếc ô tô 15 chỗ, có tài xế riêng. Ông vẫn làm thầy dạy báo chí, truyền hình, đó là khởi nghiệp của ông.
Trong ngôi nhà có sân, vườn rộng ở Mỹ Đình, bố mẹ ông đang sống. Cụ ông, Trần Phạm Mô là một và cụ bà đều là những công nhân chân chất ở TP dệt Nam Định. Yêu văn chương chữ nghĩa, lại sống ở Thành Nam, một trường thi lớn của miền Bắc cuối thế kỷ XIX đầu XIX, đất học nức tiếng, cụ Trần Phạm Mô kỳ vọng vào các con trai của mình bằng việc đặt tên những người anh hùng: Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản. Con trai trưởng và cô út Trần Phương Mai có gương mặt giống bố.
3. Trần Quốc Tuấn học giỏi từ nhỏ, từng đoạt giải học sinh giỏi văn miền Bắc. Cậu bé Tuấn ham đọc sách, thậm chí đi ngủ còn lén đem sách chui vào màn đọc nên bị cận, biệt danh Tuấn “kính” ra đời từ đấy. Thi đại học đỗ cao được chọn du học nước ngoài. Anh theo học Đại học Tổng hợp Matxcơva Lomonosov (MGU), khoa Báo chí từ 1975 – 1981. Anh tự đổi tên mình là Trần Đăng Tuấn cho bình dị hơn.
Từ Liên Xô về, anh giảng dạy Báo chí tại Phân viện Báo chí & Tuyên truyền (từ 2006 lên Học viện). Cùng nhiều giảng viên khác, anh ở căn hộ tập ngay đầu dãy giữa khu tập thể giáo viên. Những năm 90 thế kỷ trước, khu nhà hay bị ngập nước. Rồi bà mẹ lên ở cùng chăm sóc anh khi vợ chồng anh ly hôn, con gái Hương Thuỳ sống với mẹ.
Cho đến nay, người xem và giới nghề vẫn nhắc tới Trần Đăng Tuấn -một trong các nhà bình luận quốc tế hàng đầu của ngành truyền hình nói riêng và giới báo chí VN. Ông không chỉ trần thuật, kết nối sự kiện như tình trạng phổ biến của những bài/ lối bình luận thường thấy, mà luôn sắc sảo trong nhận định, dự đoán, kiến giải. Người xem mê Trần Đăng Tuấn bình luận quốc tế, quên dung nhan gày gò, khuôn mặt có vẻ khó tính với đôi mắt nhỏ sau cặp kính cận 7,50. Thỉnh thoảng ông vẫn trở lại trường cũ giảng dạy hay tập huấn cho phóng viên các đài địa phương. Em gái ông cũng nối tiếp làm giảng viên Báo ảnh. Khu tập thể giáo viên, người bán nhà, người sang nhượng, nay toàn nhà tầng, đường lát bê tông. Em trai ông cùng vợ và 2 con gái sống tại ngôi nhà của anh. Trừ lối đi vào, còn cảnh quan đã nhiều thay đổi. Trong ký ức tôi, những gì thuộc về xưa cũ đã hằn vào tâm trí. Ngôi nhà cũ, trường cấp 1, cấp 2, trường đại học khi chưa xây dựng hiện đại – gần nhà tôi, vẫn luôn sống động trong giấc mơ, trong nỗi nhớ. Tôi chưa từng được học Trần Đăng Tuấn ở giảng đường Phân viện BC&TT, nhưng biết rõ thầy Tuấn là một người thầy giỏi, uy tín của không ít thế hệ học trò trường Báo, của các phóng viên trẻ ở VTV3, các đài, địa phương.
Lối của ký ức luôn dẫn tôi về kỷ niệm ngôi nhà tôi lúc chưa xây. Cả khu tập thể nhà cấp 4, cứ mưa là ngập nước. Mùa Hè thì mát. Chưa ai xây hộp; chỉ có tường rào, đó đây còn những rặng cúc tần. Giữa sân nhà tôi có khoảng đất trồng cây me, táo, ổi, đất hẹp mà cây rất xanh tốt. Đó là đêm Trung Thu năm 1992 khi tôi 12 tuổi. Mẹ tôi trải chiếu ra sân để bố tiếp các bạn trong đó có Trần Đăng Tuấn mà tôi gọi là ”chú”. Tôi ngồi nép một góc “hóng chuyện”. Trung Thu là Tết của trẻ con. Tôi không ham rước đèn phá cỗ với bạn, mà cứ thích ngồi nép một góc hóng hớt nghe bố và các chú nói chuyện nghề nghiệp, nghệ thuật. Hồi cấp 2, môn học phổ thông của tôi có tiếng Nga và Âm nhạc. Sách tiếng Nga in bìa cứng tím than, giấy trắng đẹp, NXB Cầu vồng Matxcơva in để phát cho nhiều trường phổ thông học, có trường học tới hết cấp 3, thành môn thi tốt nghiệp .
Chú Tuấn hỏi tôi thích nước Nga không? Có chứ, biết nước Nga qua những truyện thiếu nhi:Bông hồng vàngBác sĩ Aibôlit và phim hoạt hình Hãy đợi đấy... À không, còn nhiều chương trình thể thao, ca nhạc, xiếc, quay xổ số của Đài Nga, xem qua TV đen trắng, những bộ phim truyện luôn phân rõ “quân nó”, “quân mình”. Chú Trần Đăng Tuấn kể chuyện nước Nga rồi bảo tôi đem cuốn sách tiếng Nga ra. Chú hỏi tôi thích dịch trang nào, tôi chọn trang nhiều chữ nhất, ở phần chưa học, chú đọc như tiếng Việt, tôi phục quá há miệng ra. Đúng là trẻ con! Chú đã trở lại Nga làm nghiên cứu sinh, từ 1986 – 1988, là Tiến sĩ Báo chí rồi thì đọc cuốn sách tiếng Nga lớp 7 ấy nhằm nhò gì.
4. Sau này, chú Trần Đăng Tuấn về Đài THVN công việc bận rộn, tôi ít được gặp ông chỉ biết ông đã làm được kỳ tích: bỏ thuốc lá (dù trước đó nghiện nặng) và vẫn thế, ưa hài hước nhưng chỉ tủm tỉm và ít nói trong đám đông. Chú Tuấn giờ béo hơn xưa, vẫn bận rộn cả chủ nhật. Chú lúc nào cũng bận. Chú có tài tổ chức, nói, viết rất gây chú ý, ảnh hưởng. Rời chức Phó TGĐ, Chú Tuấn về VFC làm BTV bình thường. Chú chưa biên tập phim nào, đó là bước đệm rất nhỏ để chuyển qua làm ở tập đoàn AVG. Thỉnh thoảng lại đọc thơ của chú in trên An ninh thế giới, tờ báo mà nhà văn Hữu Ước khai sinh, ông cũng là người khai sinh ra ANTV, truyền hình Công an nhân dân có liên kết với AVG.
Rời chức phó TGĐ ông đi rất nhiều nơi, hình như đi để bù lại cho những năm tháng ngồi trên ghế một ông quan báo chí. Trần Đăng Tuấn thương những đứa trẻ vùng cao, ông đã nhiều lần bỏ tiền túi, vận động bạn bè lên miền núi phía Bắc làm từ thiện. Tháng 9.2011, ông lập ra chương trình dài hạn “Cơm có thịt” cho trẻ con vùng cao. Chúng còi cọc, thiếu chất, cơm không đủ no, làm việc nhiều, trường lớp thiếu thốn thiết bị, có khi ăn độn, đứt bữa, nói gì đến “Cơm có thịt”!. Cùng 2 nhà văn - biên kịch VFC Phạm Ngọc Tiến, Trần Thùy Linh là những người tâm huyết đã làm từ thiện lâu năm, ba người là thành phần nòng cốt làm nên phong trào gây sức hút trên trang cá nhân của mình, kêu gọi các chiến hữu gần xa góp sức (web:phamngoctien.com;blog: trandangtuan. worldpress.com).
 Trần Đăng Tuấn Trong một chuyến đi làm từ thiện
  Không chỉ bạn bè văn nghệ mà nhiều bạn đọc các trang của họ, đã gửi tiền ủng hộ về tài khoản của Trần Đăng Tuấn. ĐD Trần Quốc Trọng đã nhiều lần ủng hộ nhưng chưa lần nào đi cùng đoàn vì toàn bận làm phim. Mỗi tháng, nhóm Trần Đăng Tuấn lại thu gom quần áo cũ vẫn lành sạch, mua thêm quần áo, sắm bát đĩa nồi niêu mới, chất lên xe. Xe thuê hay xe của ai thì tất cả cùng chung tiền mua xăng, ăn uống bỏ tiền, không dùng một đồng nào trong quỹ từ thiện. Các cô giáo ở trong những căn hộ thiếu thốn cắm bản, cắm lớp, được trao tiền để mua thịt để nấu ăn cho lũ trẻ. Các nhà báo, nhà văn đem túi ngủ, ngủ dưới sàn những căn phòng tập thể giáo viên, sang hơn thì thuê nhà trọ nếu gần thị trấn, ở ghép để tiết kiệm tối đa chi phí. Trưởng đoàn Trần Đăng Tuấn luôn sẵn sàng lên đường khi gom được tiền, đồ đạc. Họ đã lên Hà Giang, Lào Cai, đến Lai Châu, Yên Bái. Theo nhà văn Trần Thùy Linh (phó giám đốc VFC), tổng số tiền bạn đọc đóng góp cho quỹ “Cơm có thịt” đã lên hơn 4 tỷ đồng. 
Trần Đăng Tuấn quả là một “người lạ”. Trong cuộc sống thực dụng, tham vọng bát nháo và nhiều giá trị đảo lộn, tha hoá, ông bỏ địa vị công danh, dồn thời gian, tâm sức cho trẻ em từ mầm non cho đến hết cấp học ở miền núi phía Bắc, là một sự lạ đáng quý. Làm từ thiện thành một niềm vui, động lực của cuộc sống hiện nay của ông.
Theo Tạp chí  Duyên Dáng Việt Nam - Bài: Vi Vi - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Dân quân Ukraine bác thỏa thuận Geneva


Cập nhật: 10:13 GMT - thứ sáu, 18 tháng 4, 2014
Dân quân có vũ trang không đeo phù hiệu đứng gác một tòa nhà công ở Simferopol
Nhóm ly khai ủng hộ Nga ở Donetsk nói sẽ không rời các tòa nhà công quyền ở đây, không chấp nhận chính quyền Kiev và đe dọa thỏa thuận quốc tế vừa đạt được đối với khủng hoảng Ukraine.
Phát ngôn viên của phe ly khai nói với BBC rằng chính quyền Kiev là "bất hợp pháp", nên họ sẽ không rời đi cho tới khi chính phủ lâm thời từ nhiệm.
Nga, Ukraine, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ trước đó đã thống nhất rằng các nhóm lính trái phép ở Ukraine phải rời các tòa nhà công.
Thỏa thuận đạt được ở Geneva, Thụy Sĩ.
Alexander Gnezdilov, phát ngôn viên của quốc gia tự phong là Cộng hòa Nhân dân Donetsk, nói các nhóm chỉ rời khỏi tòa nhà chính phủ ở thành phố miền Đông này khi chính quyền Kiev "bất hợp pháp" ra đi.
Đối đầu vẫn căng thẳng ở miền Đông Ukraine, nơi các nhóm ly khai thân Nga - trong đó có nhiều người mang vũ trang - chiếm đóng các tòa nhà chính phủ ở ít nhất chín thành phố và thị trấn.
Một lãnh đạo biểu tình khác ở Donetsk nói các phần tử ly khai sẽ không rời đi nếu những người biểu tình ủng hộ châu Âu ở quảng trường Maidan, Kiev không gỡ bỏ lều trại trước.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hoan nghênh thỏa thuận Geneva một cách cẩn trọng, cảnh báo rằng Hoa Kỳ và đồng minh sẵn sàng đưa ra cấm vận mới lên Nga nếu tình hình không được cải thiện.
Hôm thứ Sáu 17/04 đã xảy ra nổ súng ở Serhiyivka, vùng Donetsk, theo một báo cáo.
Lính nhảy dù của Ukraine xả súng vào một nhóm người biểu tình chặn đường ở Serhiyivka, theo hãng tin Interfax-Ukraine dẫn nguồn tin nội địa. Các chi tiết này vẫn chưa được xác nhận.
Nga phủ nhận kích động chủ nghĩa ly khai ở miền Đông và Nam Ukraine.
Các diễn biến khác vào hôm thứ Sáu:
  • Bộ trưởng Nội vụ ở Kiev thông qua lệnh bắt giữ đối với ông Olexander Yanukovych, con trai cả của cựu Tổng thống chạy trốn Viktor Yanukovych và một doanh nhân triệu phú khác. Cựu Tổng thống Ukraine chạy sang Nga hồi tháng Hai - và tới thời điểm này không rõ ông và người con trai cả đang ở đâu. Ông Olexander bị truy lùng do cáo buộc giả mạo giấy tờ.
  • Cổ phiếu của Nga tăng lại sau khi đạt thỏa thuận Geneva - chỉ số RTS ở Moscow tăng 2.8% và MICEX tăng 2.3% sau khi bị sụt giảm hồi đầu tuần.

Truyền thông Nga

Đám đông ở Crimea tụ tập xem truyền hình trực tiếp phát biểu của ông Putin
Nhiều báo Nga giành trang nhất cho sự kiện ông Putin phát biểu trên truyền hình hôm thứ Sáu, hơn là cuộc đàm phán Geneva.
Ông Putin nhiều lần được người Nga tung hô trong sự kiện trực tiếp, trong đó ông yêu cầu đảm bảo an ninh chắc chắn và quyền bình đẳng cho người nói tiếng Nga ở Ukraine.
Ông nói ông hy vọng sẽ không phải dùng "quyền" của mình để đưa quân Nga vào Ukraine.
Moscow được cho là đã đưa hàng ngàn quân di chuyển dọc biên giới với nước láng giềng.
Ông Putin phát biểu sau vụ đụng độ ở Mariupol đêm hôm thứ Tư 16/04, trong đó có ba người thuộc phe ly khai được cho là bị giết bởi lực lượng an ninh của Ukraine, sau khi hàng trăm người thân Nga tấn công một căn cứ quân sự.

'Các bước cụ thể'

Đàm phán vê khủng hoảng Ukraine ở Geneva
Tiếp theo cuộc hội đàm Geneva, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và người đồng nhiệm EU Catherine Ashton tuyên bố rằng các bên thống nhất phải giải tán tất cả các đội quân hình thành trái phép tại Ukraine và những người chiếm đóng các tòa trụ sở phải giải giáp và rút lui.
Họ cũng nói thêm rằng sẽ có ân xá cho người biểu tình chống chính phủ và các bên đã thảo luận việc có thể cho cộng đồng các vùng nói tiếng Nga ở Ukraine nhiều quyền tự trị hơn.
Các biện pháp đưa ra sẽ được quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu châu (OSCE) điều phối.
Nhưng nhiều giờ sau cuộc đàm phán, Tổng thống Barack Obama tỏ ra nghi ngờ về việc liệu Nga có giữ lời.
Ông nói tại một cuộc họp báo ở Washington tối thứ Năm 17/4: "Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể chắc chắn điều gì vào lúc này".
"Chúng tôi đã có một số biện pháp mà chúng tôi có thể áp đặt cho Nga trong trường hợp tình hình không được cải thiện."
Trước đó Ngoại trưởng Lavrov nói rằng Kiev cần có các cải cách hiến pháp lâu dài, nhưng nói thêm rằng cả bốn bên tham gia đàm phán Geneva đều đồng thuận là chính người Ukraine phải tự giải quyết khủng hoảng.
Ông Lavrov cũng nói Nga không có ý định điều quân tới Ukraine.
Theo ông Kerry, cuộc hội đàm đã diễn ra tốt đẹp, nhưng cần phải biến từ ngữ thành hành động và ông không có lựa chọn nào ngoài việc đưa ra các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn nếu Moscow không chứng tỏ được rằng Nga nghiêm túc trong việc giảm căng thẳng ở Ukraine.
Ông nói mức độ khủng hoảng những ngày này đã lên quá cao, minh chứng là người Do thái tại đông Ukraine mới nhận được yêu cầu phải đăng ký chủng tộc của họ là Do thái.
Các yêu cầu này, bị cho là do phe thân Nga ở Donetsk đưa ra, đã gây quan ngại trong cộng đồng người Do thái, tuy chưa ai kiểm chứng được là chúng có thật hay không.