Trang

23 tháng 8, 2013

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ đa đảng?


 Tại cuộc họp báo sáng 9-4-2010 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng- Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 16, đã trả lời một số câu hỏi của các phóng viên trong và ngoài nước.
- Gần đây Thủ tướng đã thăm Myanmar với tư cách là chủ tịch ASEAN, cá nhân ông có hài lòng với quá trình chuẩn bị tổng tuyển cử của Myanmar không?
+ Cùng là thành viên ASEAN và láng giềng trong khu vực, ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng luôn quan tâm theo dõi tình hình xây dựng và phát triển của Myanmar. Tại hội nghị cấp cao lần này, ngài Thủ tướng Myanmar Theisein cũng đã thông báo về công tác chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử dự kiến tổ chức trong năm nay.
Trong chuyến thăm vừa qua tới Myanmar, ngoài việc trao đổi về hợp tác song phương, tôi với cương vị chủ tịch ASEAN đã chuyển tới chính phủ và nhân dân Myanmar thông điệp của ASEAN, mong muốn Myanmar triển khai có hiệu quả lộ trình dân chủ vì hòa bình và hòa hợp dân tộc, tổ chức bầu cử công bằng, dân chủ với sự tham gia của tất cả đảng phái, qua đó để sớm ổn định và tập trung phát triển đất nước…
Tại hội nghị lần này, các nước ASEAN khẳng định tiếp tục ủng hộ Myanmar tích cực hội nhập với khu vực và quốc tế, sẵn sàng hỗ trợ Myanmar khi nước này có yêu cầu và trên tinh thần Hiến chương ASEAN.
- Xin cảm ơn ông.

 Ông Dũng ủng hộ dân chủ, đa đảng ở Myanmar. Vậy trên Quê hương Việt Nam thì sao?

 Phạm Hải
(Tranh thủ đưa tin tổng hợp trước ngày 1/9)

19 tháng 8, 2013

CẤM QUAY PHIM CSGT

                                          CSGT thi hành công vụ

 Cần bãi bỏ ngay văn bản số 1042/C67-P3 do đại tá Trần Sơn Hà ký.
 Ngoài ra ông ta đáng bị khởi tố về tội danh “Lạm dụng chức vụ xâm phạm quyền lợi hợp pháp của công dân”.

-“ Ngày 26/4, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, TP trực thuộc trung ương về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”. 
Trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”. 

  Xét theo luật pháp hiện hành ở Việt Nam thì ông Hà không đủ thẩm quyền ra một văn bản có nội dung như thế.
  Đây là văn bản đã vi phạm Hiến pháp, Luật pháp.
Chúng ta nên hiểu sơ bộ về chức năng, quyền hạn của các cơ quan công quyền của Việt Nam:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
1- Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết ;
Văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết;
2- Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội:
A) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
B) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
C) Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
D) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Đ) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;
3- Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp:
A) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
B) Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân.
Điều 2. Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
Văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành.
...vv…
Vì vậy, văn bản số 1042/C67-P3 của Trần Sơn Hà ký phải bị bãi bỏ ngay để tránh gây thiệt hại cho công dân.
Phạm Hải


18 tháng 8, 2013

Liên Xô sụp đổ, bài học cho Trung- Việt



Tượng Lênin ở Moscow bị phá hủy

Global Times có đăng bài “Liên Xô sụp đổ: Bài học cho Trung Quốc”.
 Tôi có mấy ý kiến bổ xung sau đây:
Liên Xô lúc bấy giờ do đảng cộng sản lãnh đạo, đã đạt được những thành tựu vỹ đại vào thập niên 60-70 của thế kỷ 20. Sau đó đã rơi vào khủng hoảng, suy thoái do cơ chế quản lý độc quyền của đảng cộng sản, cuối cùng Liên Xô đã diệt vong.
                                  
  Trung quốc dùng xe tăng đàn áp người biểu tình ở Thiên An Môn

Trung Quốc ngày nay cũng đã phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực mà quan trọng nhất là kinh tế- đứng thứ 2 thế giới. Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, Trung Quốc đã bắt đầu bộc lộ dấu hiệu khủng hoảng, xã hội đang suy thoái cũng với lý do chính là cơ chế quản lý độc quyền của đảng cộng sản.
Tuy nhiên có sự khác biệt về mục đích của 2 đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc:
+ Đảng cộng sản Liên Xô có mục đích “vỹ đại” hơn. Họ muốn tiến tới một thế giới đại đồng với khẩu hiệu nổi tiếng “ Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”. Vì vậy họ coi nhẹ khái niệm Tổ Quốc. Một chế độ mà không đặt Tổ Quốc lên trên hết thì tất phải diệt vong.
+ Trung Quốc lại biết cân nhắc giữa quyền lợi Tổ Quốc và lý tưởng cộng sản. Họ muốn xây dựng một đế chế “Đại hán”, một “Giấc mơ Trung Hoa”. Minh chứng là họ đã gây ảnh hưởng kinh tế lên tòan thế giới và đang xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải của các lân bang.
                                     

                          Biểu tình chống Trung quốc ở Hà Nội

Đảng cs Liên Xô vô Tổ Quốc nên đã bị diệt vong.
Đảng cs Trung Quốc có Tổ Quốc vẫn đang tồn tại. Còn tồn tại được bao lâu thì phải coi hồi sau mới rõ.
Sau đây tôi đăng lại bài báo trên Global Times:

 - "Global Times bình luận, ý tưởng của bài viết đăng trên Tân Hoa Xã này phù hợp với dòng chủ lưu, nhưng còn khá hời hợt khi nói về tình hình hiện nay ở Nga. Những người theo trường phái tự do đã tâng bốc bài viết này, nhưng họ cũng không có một cái nhìn thấu đáo về về Liên bang Nga. Ý kiến cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô là có lợi cho nhân dân Nga là rất…ấu trĩ, ngờ nghệch.
Tình trạng bất ổn cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô chính là lời cảnh báo đáng chú ý đối với Trung Quốc. Lịch sử chứng minh rằng Trung Quốc không có khả năng rơi vào hỗn loạn như Liên Xô trước đây. Nhân dân Trung Quốc thừa hiểu rằng bất ổn sẽ song hành với chiến tranh và đổ máu.
Liên bang Nga hiện đã thoát khỏi nỗi đau khổ to lớn của thời kỳ đầu sau khi Liên Xô sụp đổ và hiện đang trên con đường tiến tới thịnh vượng. Thế nhưng cái thời kỳ chia rẽ và trì trệ dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin đã đẩy nước Nga xuống vị trí “cường quốc loại 2” và đánh mất vai trò chủ đạo trong các vấn đề toàn cầu.
Ý kiến cho rằng vài năm hỗn loạn nói trên chính là cái giá mà nước Nga phải trả để có được sự giàu có hiện nay… là thiển cận. Cố gắng tránh để xảy ra hỗn loạn là trách nhiệm thiêng liêng của mọi nhà lãnh đạo ở bất cứ nước nào.
Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết xảy ra khi đảng cầm quyền mất quyền kiểm soát quá trình cải cách. Đây là một bài học xương máu cho tất cả các nước.
Người ta nên quan sát sự phát triển của Liên bang Nga bằng rũ bỏ những ảnh hưởng của Liên Xô sụp đổ. Liên bang Nga không đi theo con đường phương Tây mà cũng chẳng theo con đường phương Đông. Những gì xảy ra ở nước này chỉ liên quan đến các đặc điểm địa lý-văn hóa riêng.
Xét theo khía cạnh tổng thể, trình độ xã hội của Liên bang Nga vẫn cao hơn so với Trung Quốc, nhưng khoảng cách này đã bị thu hẹp khá nhiều trong hai thập kỷ qua. Trong khi đó, vị thế của Nga trên trường quốc tế đã thấp nhiều hơn so với Liên Xô trước đây. Đây là sự thật không thể chối cãi.
Cần lưu ý rằng thế giới có ý kiến hoàn toàn khác nhau về công cuộc cải cách được thực hiện ở Trung Quốc và ở Liên Xô. Mặc dù phương Tây dường như không thích Trung Quốc, nhưng các quan điểm chính thống của họ đã đề cao công cuộc cải cách của Trung Quốc, trong khi công cuộc cải cách do Gorbachev lãnh đạo không bao giờ nhận được lời khen như vậy.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Vladimir Putin, nước Nga đang dần dần ra khỏi “lối mòn” mà Gorbachev và Boris Yeltsin để lại. Liên bang Nga thịnh vượng ngày hôm nay là kết quả của nhiều yếu tố như sự lãnh đạo của Putin và lợi thế của đất nước về các nguồn tài nguyên. Sẽ là không là chính xác, khi cho rằng những thành tựu của Nga hiện nay có liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô và quá trình dân chủ hóa.
Tương tự, tuy là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng Trung Quốc vẫn còn là một nước nghèo. Trung Quốc đang chật vật giải quyết vấn đề này.
Theo Global Times, cả Trung Quốc lẫn Nga đều đã hoàn thành các nhiệm vụ của quá trình chuyển đổi. Hai nước láng giềng khổng lồ này nên tương trợ lẫn nhau để tránh sa vào “vết xe đổ” của Liên Xô trước đây".

Phạm Hải


Suy đồi tất diệt vong

                                                    Liên Xô tan rã

Lịch sử và thực tế hiện nay trên thế giới, trong tất cả các chế độ xã hội, đã chứng minh chân lý:
- Dân giàu thì nước mạnh, dân nghèo thì nước suy.
- Dân bần cùng thì sinh đạo tặc.
- Khi dân sợ chính quyền, ắt do cường bạo.
- Khi chính quyền sợ dân, tất có tự do.
- Khi xã hội suy đồi thì chế độ sẽ diệt vong.
                                                                              
   Phạm Hải