Trang

16 tháng 9, 2016

Bùn bô-xít từ Trung Quốc nhập vào Formosa: Cả thế giới sợ chất này!


16:44pm, 16/09/2016
Nhắc đến chất bùn bô-xít vừa được chuyển từ Trung Quốc nhập vào Formosa, TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải nhấn mạnh: “Cả thế giới phải sợ chất này. Nó tàn phá đất đai, cây cối, sức khỏe con người ghê gớm".

Xem thêm:
Như báo Người Đưa Tin đã đưa tin, chiều 15/9, một tàu hàng từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) đã cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh) đưa vào Formosa 160 tấn chất lỏng bô-xít. Sự việc dấy lên những quan ngại chất bùn thải này sẽ được sử dụng vào mục đích gì, có nguy hại hay không?
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin, TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải bức xúc nói: “Đã từ rất lâu, nhiều nước thế giới đã phản đối việc bán chất thải phóng xạ, chất thải, than cốc… vì mức độ độc hại của chúng đối với môi trường và sức khỏe môi trường. Tôi tự hỏi, số bùn bô-xít được chuyển vào Formosa với mục đích gì. Chất này có được phép nhập vào Việt Nam hay không?”.
Nhắc đến chất thải bùn bô-xít, TS. Nguyễn Văn Khải cho hay, loại bùn này còn gọi là bùn đỏ và đã có những cảnh báo ở Việt Nam. Ở một số nước trên thế giới từng bị ô nhiễm nghiêm trọng vì bùn đỏ nên họ kiểm soát rất chặt chẽ chất này. Việc chất bùn thải bô-xít được tuồn vào Việt Nam cần phải được làm rõ mục đích là gì.

Tiến sỹ Vật lý Nguyễn Văn Khải.
Từ câu chuyện trên, TS. Nguyễn Văn Khải nhấn mạnh đến nhiệm vụ của lực lượng hải quan, biên Phòng. Bởi nếu để tình trạng này xảy ra nước ta sẽ biến thành bãi rác công nghiệp. Chúng ta từng có bài học về than cốc Thái Nguyên, việc xử lý hệ lụy rất dai dẳng.
“Theo  tôi các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng cần vào cuộc để ngăn chặn rác thải nguy hại như bùn bô-xít vào Việt Nam như báo phản ánh”, TS. Khải nhấn mạnh.
Cũng theo vị này, để giám sát chặt chẽ việc “tuồn” rác thải vào Việt Nam, người dân cũng cần nâng cao phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
 Hình ảnh tại Cảng nước sâu Sơn Dương (Ảnh minh họa)
Khi nhìn thấy bất kỳ một xe chở rác nào có dấu hiệu nghi vấn, người dân phải báo cáo cơ quan chức năng. Như sự việc rác thải Formosa vừa qua, người dân đã vào cuộc rất mạnh mẽ. Người dân cần lên tiếng, phản ánh đến cơ quan chức năng, báo chí… để kịp thời ngăn chặn những vụ việc “mất bò mới lo làm chuồng”.
Quay trở lại vụ việc lực lượng Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an Hà Tĩnh đã phát hiện, tạm giữ tàu chở bùn bô-xít từ Trung Quốc nhập vào Formosa, ông Khải cảnh báo: “Bùn bô-xít vô cùng nguy hại. Loại bùn này đi đâu cây cối chết đến đó, tàn phá đất đai, tàn phá sức khỏe người dân. Bùn bô-xít cả thế giới còn sợ nên tôi không cần nhắc lại mức độ nguy hại của chất này”.

Tạm giữ tàu chở bùn bô xít từ Trung Quốc nhập vào Formosa


14:23pm, 16/09/2016
Một tàu hàng từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) đã cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh), mang theo khối lượng lớn chất lỏng bô xít.

Nguồn tin mới nhất do nhóm PV báo điện tử Người Đưa Tin điều tra có được, chiều 15/9, một tàu hàng từ cảng Đại Liên (Trung Quốc) đã cập cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh), đưa vào Formosa 160 tấn chất lỏng bô xít.
Lực lượng Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an Hà Tĩnh đã phát hiện hành vi trên. Ngay sau đó, PC49 Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành tạm giữ con tàu và hàng hoá; phối hợp với lực lượng Bộ đội biên phòng, Hải quan, Cảng vụ Vũng Áng kiểm tra xử lý.
Hồ sơ nhập khẩu cho thấy, trên tàu có hơn 1700 kiện hàng, 7 dòng hàng, trong đó có 1 dòng hàng chất lỏng được xác định là bùn bô xít.
Tàu hàng bị phát hiện có chứa chất thải lỏng là bô xít.

Sáng 16/9, Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Tĩnh đã phối hợp với Bộ Tài nguyên - Môi trường lấy mẫu kiểm nghiệm, đang chờ kết quả chính thức.
Câu hỏi đặt ra, việc nhập chất lỏng bô xít này nhằm mục đích gì? Chất này, có được phép nhập vào Việt Nam hay không? Hiện, PV Người Đưa Tin đang tiếp tục theo sát diễn biến và cập nhật thông tin để làm rõ các câu hỏi này.
Nhóm PVMT
Xem thêm: 

15 tháng 9, 2016

Vay thêm 250 triệu USD cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông


Thảo Mai | 
Vay thêm 250 triệu USD cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Ngày 12/9, Việt Nam - Trung Quốc đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, trong đó có việc vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Chiều 12/9, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã chứng kiến lễ ký kết 9 văn kiện hợp tác, trong đó có Hiệp định khung về khoản vay bổ sung 250,62 triệu USD cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Tại cuộc hội đàm trước đó với Thủ tướng Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đề nghị Trung Quốc sớm triển khai khoản vay bổ sung trị giá 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đưa công trình này vào sử dụng theo đúng dự kiến.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến trên cao Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.
Dự án có chiều dài tuyến đi trên cao hơn 13km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1,435m và 12 nhà ga trên cao; khu Depot (trạm bảo hành kỹ thuật) rộng 19,6ha tại Hà Đông; trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ.
Vay thêm 250 triệu USD cho đường sắt Cát Linh - Hà Đông - Ảnh 1.
Một đoạn công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Ngày 10/10/2011, Bộ Giao thông vận tải đã khởi công xây dựng toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Dự án này có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD bao gồm vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Sau một thời gian thi công, đến đầu năm 2014 dự án được các bên liên quan đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 522,86 triệu USD lên 868,04 triệu (tăng 315,18 triệu USD so với tổng mức đầu tư ban đầu).
Được biết số tiền 250,62 triệu USD được Thủ tướng đồng ý vay bổ sung từ phía Trung Quốc nói trên nhằm để bố trí cho phần lớn tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án, phần còn lại sẽ bố trí từ vốn đối ứng của Việt Nam.