Đấu tranh giai cấp là sự đối kháng tồn tại trong xã hội do cạnh tranh về lợi ích kinh tế xã hội và mong muốn giữa người dân của các tầng lớp khác nhau. Đấu tranh giai cấp là đòn bẩy cho sự thay đổi xã hội triệt để cho đa số người dân- Theo Karl Marx và Mikhail Bakunin.
C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, giai cấp vô sản phải đấu tranh xoá bỏ chế độ tư bản và “trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới”- (C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., tr. 646.)
Sự thật lịch sử
1- Đấu Tranh Giai Cấp Tại Liên Xô
Tại nước Nga trước “Cách Mạng Cộng Sản 1917”, hai phần ba thực phẩm sản xuất do các phú nông và các địa chủ. Sau cuộc Cách Mạng thành công, giới địa chủ và phú nông đã bị loại đi...
Kết quả là: “Hơn 5 triệu người dân Ukraine, một phần tư dân số Kazakhstan đã bị chết vì nạn đói, và còn các nạn nhân thuộc nhiều vùng đất khác”. (http://www.dslamvien.com/…/dau-tranh-giai-cap-tai-lien-xo.h…).
2. Đấu tranh giai cấp ở Trung Quốc
Được thể hiện qua cuộc “cách mạng văn hóa”.
Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 5 năm 1966, với mục tiêu chính thức là "đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội"...
- “Bạo lực do Hồng vệ binh gây ra lan tràn khắp Trung Quốc. Họ sử dụng các hình thức đấu tố, tra tấn, ngược đãi, làm nhục và sát hại. Nhiều người phải tự tử vì sức ép quá lớn. Theo cuốn Mao's Last Revolution của MacFarquhar và Schoenhals, tháng 8 và tháng 9/1966, chỉ riêng ở Bắc Kinh đã có 1.772 người bị sát hại. Tại Thượng Hải, trong tháng 9 có 704 vụ tự tử và 534 ca tử vong liên quan đến Cách mạng Văn hóa. Hồng vệ binh cũng phá hủy nhiều công trình, đồ vật liên quan đến tôn giáo”. (https://vnexpress.net/…/nhung-moc-chinh-trong-cach-mang-van…).
- “Theo nhà nghiên cứu Rudolph Rummel, từ năm 1964 đến năm 1975, khoảng 7,7 triệu người Trung Quốc bị giết và 1,5 triệu người chết do đói kém và xung đột dân sự , tổng cộng là 9,2 triệu người đã chết”. (China's Bloody Century, R.J. Rummel, New Brunswick, N.J.:Transaction Publishers, 1991).
3. Đấu tranh giai cấp ở Việt Nam
Được hiện thực hóa bằng ”Cải cách ruộng đất” ở miền Bắc và “Cải tạo kinh tế” ở miền Nam.
3.1- Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam:
Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện vào những năm 1953–1956, nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần "bóc lột", "phản quốc", "phản động" như địa chủ phản cách mạng, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập...
- Kết quả: Theo tuần báo Time ngày 1 tháng 7 năm 1957 thì khoảng 15.000 người bị xử bắn. Theo soạn giả Arthur Dommen thì cho rằng tính đến năm 1956 có khoảng 32.000 người bị hành hình trong vụ cải cách ruộng đất. (https://vi.wikipedia.org/wiki).
3.2- Cải tạo kinh tế ở miền Nam
Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết 254/NQ/TW về những công tác trước mắt ở miền Nam, hoàn thành việc xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản, tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh...
Kết quả: Nhà nước đã quốc hữu hoá 1.354 cơ sở kinh doanh với 130.000 công nhân và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh, bằng 34% số cơ sở và 55% số công nhân. Thành lập xí nghiệp hợp tác xã, gia công, đặt hàng: 1.600 cơ sở với trên 70.000 công nhân, chiếm 45% số cơ sở và khoảng 30% số công nhân trên toàn miền Nam... (Wikipedia).
Hàng chục vạn người bị tịch thu nhà, đất, tài sản và bị đẩy đi khai hoang ở các vùng kinh tế mới, hàng vạn người bị đi tù ở các trại cải tạo.
(Tổng hợp trên internet)
Phạm Văn Hải