Trang

28 tháng 2, 2015

Nemtsov là ai, vì sao bị giết?

Đăng Bởi  - 

Nemtsov

Nước Nga đang chấn động vì vụ chính trị gia Boris Nemtsov bị bắn chết tại Moscow vào đêm 27.2.

Theo Spunik, hiện không thiếu các giả thuyết về việc ai đứng sau vụ sát hại chính trị gia nổi tiếng người Nga Boris Nemtsov khi sự tiếc thương đối với ông này dâng cao. Ông Nemtsov từng được coi là ứng viên tổng thống tiềm năng vào năm 1999 song gần đây đã rời xa chính trị chính thống và hầu như không tham gia bất kỳ chiến dịch lớn nào.
Các nhà điều tra đang cân nhắc mọi khả năng liên quan tới thảm kịch xảy ra lúc 11 giờ 40 đêm ở thủ đô của Nga. Các hoạt động kinh doanh, thù hận cá nhân, khiêu khích đều có thể là động cơ chính của vụ sát hại chính trị gia này. Cơ quan điều tra cũng đang kiểm tra các mối đe dọa mà ông Nemtsov nhận được do lập trường của ông này với vụ tấn công tòa báo Charlie Hebdo ở Paris. Vụ sát hại cũng có thể liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraina.
Vụ sát hại dã man ông Nemtsov cũng có thể là là một hợp đồng giết người, Tổng thống Putin nói. Một đại diện của Ủy ban điều tra Nga cho hay, các nhà điều tra đang cân nhắc khả năng này, một trường hợp hiếm xảy ra ở Nga trong hơn một thập niên qua.
Theo Bộ Nội vụ Nga, các nhà điều tra đã thẩm vấn các nhân chứng, gồm cả người mẫu Ukraina là Anna Duritskaya, 23 tuổi, người ở bên ông Nemtsov khi chính trị gia này bị sát hại.
Nemtsov bắt đầu được nhiều người yêu mến vào những năm 1990 khi đảm nhiệm vị trí Thống đốc vùng Nizhny Novgorod và sau này là Bộ trưởng Năng lượng dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin.
Nemtsov, là một nhân vật chỉ trích Tổng thống Putin, có liên quan tới phong trào đối lập ở Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố: "Tất cả mọi việc cần làm sẽ được thực hiện để những kẻ tổ chức và ra tay ám sát sẽ nhận được trừng phạt thích đáng", khi nói về vụ chính trị gia đối lập Boris Nemtsov bị sát hại.
Theo VietNamNet

Sự thật việc đoàn rước kiệu phá hoại tài sản của dân

- Theo PGS TS Lê Quý Đức, từ trước tới nay, chưa có sổ sách nào ghi lại việc đoàn rước phá hoại tài sản của người dân

Sáng 27/2/2015, dư luận xã hội xôn xao trước đoạn video clip ghi lại cảnh đoàn rước kiệu tại một lễ hội liên tục đâm vào chiếc ô tô hiệu KIA trắng làm chiếc ô tô tung vỡ kính phía sau.
Sau từng hồi trống và còi, kiệu lao thẳng vào kính sau xe Morning nhiều lần đến mức kính vỡ vụn. Đám đông đứng xung quanh liên tục hò reo, nhiều người “mách” chủ xe phải làm lễ mới được “thánh” tha. Trong clip cũng xuất hiện một người phụ nữ được cho là chủ xe đã quỳ sụp xuống, tay cầm tờ tiền liên tục khấn vái hướng về phía kiệu rước. Sau đó, chiếc kiệu đã chuyển hướng đi đường khác.
Địa điểm xảy ra sự việc được xác định là khu vực gần cổng Trường Trung học phổ thông Xuân Đỉnh (phường Xuân Đỉnh – quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội) trong lễ rước kiệu lễ hội Đình Giàn.
Sự việc đoàn rước kiệu đâm vỡ kính xe của một giáo viên khiến dư luận tranh cãi nảy lửa về quy cách thực hành nghi lễ rước kiệu, người thì cho rằng đó là đường của thánh, thánh đi, không cấm được. Người lại cho rằng, đó là hành động nhân danh tâm linh để phá hoại tài sản của công dân.
Kiệu bay, đâm vỡ ô tô, Đình Giàn, Từ Liêm
Đình Giàn, nơi xảy ra sự việc
Theo PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, rước kiệu là một hình thức văn hóa dân gian độc đáo chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Các làng xã thường tổ chức rước kiệu trong hội làng vào dịp Tết, nhằm tôn vinh công trạng của Thành hoàng làng. Đông, vui, hân hoan là những trạng thái, cảm xúc có thể thấy ở những nơi tổ chức rước kiệu, nhưng hiện tượng "kiệu quay” và "kiệu bay" cho tới nay vẫn gây tranh cãi nhiều trong cộng đồng.
TS Đức phân tích theo chủ nghĩa duy vật, hiện tượng kiệu bay, kiệu quay là một dạng vô thức tập thể của những người tham gia rước kiệu. Đây cũng có thể là hiện tượng tâm lý đám rước.
“Cũng có thể mấy ông rước kiệu cố tình làm như vậy để cho ông Thành hoàng làng của mình thiêng hơn. Cũng có thể chiếc ô tô kia đỗ ở vị trí làm cản trở đường đi của đoàn rước, cũng có thể đoàn rước thấy chướng mắt với chiếc ô tô này nên làm vậy,..”, TS Đức phân tích.
Tuy nhiên, theo TS Đức, từ trước tới nay, chưa có sổ sách nào ghi lại việc đoàn rước phá hoại tài sản của người dân. “Từ trước tới nay chưa có tiền lệ nào như vậy”, TS Đức nói.
Theo TS Đức, pháp luật Việt Nam cũng có những chiếu cố nho nhỏ cho những trường hợp ma chay cưới hỏi, chẳng hạn như nhà có tang, nhà có đám cưới, với không gian chặt hẹp nơi phố phường, người ta vẫn căng phông dựng bạt lấn chiếm không gian công cộng trong một khoảng thời gian. Rõ ràng điều này pháp luật không cho phép nhưng lại được chiếu cố linh hoạt.
“Tuy nhiên, hiện tượng phá hoại tài sản của người khác dù hữu thức hay vô thức thì vẫn phải bồi thường tài sản cho người bị hại. Và đây là hiện tượng mới xảy ra nên chúng ta phải cảnh tỉnh cả BTC lễ hội. Vai trò của ban tổ chức lễ hội rất quan trọng, họ phải đưa ra được các cảnh giới, sắp xếp không gian rước kiệu phù hợp”, TS Đức nói.
Đồng quan điểm, PGS TS Bùi Quang Thắng, Viện Văn hóa Nghệ thuật VN cho rằng, quan niệm tâm linh của người rước kiệu từ xưa tới nay là ‘Đường thánh thánh đi, đường trần trần đi’, người rước kiệu có thể đi bất cứ đường nào vì thánh muốn. Tuy nhiên, trong xã hội bây giờ, cũng không loại trừ nhiều trường hợp những người thực hiện nghi lễ vô tình hay hữu ý lợi dụng tâm linh để xảy ra những chuyện khiến dư luận bức xúc.
“Xung đột xã hội Việt Nam với người giàu người nghèo, người nông dân thường bức xúc với những khoảng cách giàu nghèo trong xã hội đương đại. Nên việc kiệu đâm hỏng ô tô cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Xe đó của ai, có mâu thuẫn gì với đội ngũ rước kiệu hay không, có đậu xe đúng quy định hay không,…Nhưng tôi cần nhấn mạnh rằng phải xem xét kỹ xem xung đột đời thường ở trường hợp này là như thế nào”, TS Thắng bày tỏ.
Chia sẻ trên Đời sống và Pháp luật ông Nguyễn Hữu Khiêm, Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) lên tiếng xác nhận sự việc “kiệu bay” đâm vỡ kính ô tô xảy ra tại địa điểm gần trường THPT Xuân Đỉnh.
Ông Khiêm cho biết, sự việc xảy ra từ 3 năm trước: “Ngay khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã giao cho cán bộ xử lý và tiến hành tuyên truyền vận động để người dân cùng ban quản lý Đình Giàn tránh để xảy ra sự việc tương tự”.
Vị Chủ tịch phường Xuân Đỉnh thông tin, chủ nhân chiếc ô tô cũng không có phản ánh và đòi bồi thường.
Ông Khiêm cũng cho hay, hiện tượng “kiệu bay” không thể lý giải được và trong một vài năm gần đây thì có biến thể gây ra việc va chạm làm hư hỏng tài sản của nhân dân.
T.Lê

27 tháng 2, 2015

Nhật hoàn toàn chống được TQ mà không cần Mỹ

(Bí mật quân sự) - Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản hoàn toàn có thể chống lại được Quân đội Trung Quốc nhờ sở hữu các hệ thống vũ khí có chất lượng vượt trội. 

Tạp chí Sapio có trụ sở tại Tokyo dẫn lời chuyên gia quân sự Nhật Bản Kazuhiko Inoue cho biết rằng, Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản có khả năng chống lại Quân đội Trung Quốc mà thậm chí không cần đến sự trợ giúp của Mỹ.
Ông Inoue nói rằng, không thể đánh giá thấp khả năng của Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản (JMSDF) trong trường hợp phải chống lại một cuộc xâm lượp tiềm năng từ Quân đội Trung Quốc. Trong đó, ông Inoue cũng đặt ra những câu hỏi, liệu các tàu chiến của Trung Quốc, được thiết kế dựa trên các công nghệ mua từ Nga, Ukraina và Israel có thực sự đáng tin cậy khi so sánh với các tàu chiến của Nhật Bản.
Nhật Bản tự tin khi đối đầu với Trung Quốc nhờ các hệ thống vũ khí tối tân và đáng tin cậy của họ.
Nhật Bản tự tin khi đối đầu với Trung Quốc nhờ các hệ thống vũ khí tối tân và đáng tin cậy của họ.
Ông Inoue cũng đưa ra ví dụ rằng, tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc - Liêu Ninh không có máy phóng hiện đại trên boong tàu để giúp các máy bay tiêm kích cất cánh như trên các tàu sân bay Mỹ.
Ngoài ra, nếu Trung Quốc không có đủ khả năng tác chiến chống tàu ngầm, hầu hết các tàu chiến mặt nước của họ sẽ trở thành nạn nhân của các tàu ngầm hiện đại lớp Soryu của JMSDF trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột quân sự trên biển Đông Hải - nơi mà Nhật Bản đang quản lý quần đảo mà họ gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Mặt khác, không giống như các tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu Aegis lớp Atago của Nhật Bản, hiệu suất chiến đấu của các hệ thống phòng không trên các tàu khu trục như Type 052C/D của Trung Quốc là rất đáng ngờ.
Theo ông Inoue, JMSDF đang có 2 lợi thế so với Hải quân Trung Quốc. Đầu tiên là họ có thể nhận được sự hỗ trợ quân sự từ nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ trong khu vực. Thứ hai là tàu khu trục mang trực thăng Izumo của Nhật Bản có khả năng hoạt động như một tàu sân bay, sau khi JMSDF nhận được các chiến đấu cơ tàng hình F-35 với khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng, lúc đó tàu khu trục Izumo có thể được chuyển đổi thành một tàu sân bay thực sự chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
  • PVD

Khi Nhật Bản vượt mặt Trung Quốc

Đăng Bởi  - 

Nhat Ban

Những ngày này, giới phân tích kinh tế thế giới đang được chứng kiến một sự đảo chiều lạ lùng đang diễn ra ở Châu Á giữa hai nền kinh tế hàng đầu ở phương Đông là Trung Quốc và Nhật Bản. Mọi thứ đang diễn ra theo chiều hướng đi xuống ở kinh tế Trung Quốc, trong khi điều ngược lại đang diễn ra ở Nhật Bản, luồng vốn đầu tư nước ngoài đang ồ ạt tháo chạy khỏi Trung Quốc lại đang có xu hướng chảy về Nhật Bản và tăng vọt một cách kỳ lạ. 

Điều ấy trên thực tế cũng không có gì khó hiểu, khi mà trong cuộc chạy đua phát triển kinh tế giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu châu lục, Nhật Bản đang đi trước Trung Quốc ít nhất là một bước. Quả thực, ở thời điểm hiện tại, nếu như nền kinh tế Trung Quốc có xu hướng chùng xuống bao nhiêu thì kinh tế Nhật Bản lại đang năng động lên bấy nhiêu. 
Nếu như ở Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng chậm lại và tổng cầu đang dần đạt đến mức bão hòa khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài thi nhau thoái vốn khỏi thị trường này dẫn đến những lo ngại về tình trạng thất nghiệp đang ngày càng gia tăng và chính phủ Trung Quốc đang phải đau đầu đưa ra các giải pháp để kích thích nền kinh tế, thì mọi thứ lại đang trái ngược hoàn toàn ở Nhật Bản.
Lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản từ đầu năm 2015 đến nay đã tăng vọt lên tới 181% so với cùng kỳ năm trước, chỉ số chứng khoán cao và các gói kích thích kinh tế liên tục được Tokyo tung ra đang tạo nên một sự năng động cho nền kinh tế Nhật Bản đang rất hấp dẫn không chỉ giới đầu tư trong nước mà còn cả giới đầu tư quốc tế, mà phần lớn trong số đó là các luồng vốn vừa mới được rút ra khỏi thị trường Trung Quốc.
Sở dĩ như thế, là vì chính sách duy trì đồng Yen mệnh giá thấp đang không chỉ đem lại thuận lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản, mà còn kích thích các nhà đầu tư quốc tế đến Nhật Bản. Tỷ giá đồng Yen giảm so với USD hay Euro đang khiến cho các tài sản ở Nhật rẻ hơn so với trước và các nhà đầu tư đang kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận từ điều này, đặc biệt là ở thị trường bất động sản. 
Các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty Singapore, đang thiết lập văn phòng ở Nhật để dễ bề xử lý các phi vụ mua bán bất động sản mệnh giá lớn. Trong động thái mới nhất, một công ty địa ốc Singapore đã bỏ ra 1,7 tỉ USD – một số tiền kỷ lục - để mua một miếng đất cạnh ga Tokyo với sự tin tưởng rằng giá bất động sản ở đây sẽ còn tăng hơn nữa. Tất cả những điều này đang khiến thị trường địa ốc Nhật Bản sôi động hơn bao giờ hết và khiến cho giới kinh tế hết sức vui mừng vì sự đóng băng của thị trường bất động sản sẽ rất bất lợi cho phát triển kinh tế. 
Và điều này thì cũng đang trái ngược với thị trường bất động sản Trung Quốc, nơi tình trạng ế ẩm đang diễn ra, và các chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh lại đang khiến cho hàng loạt các dự án bất động sản quan trọng ở nước này đổ vỡ nhanh chóng hơn bao giờ hết. Không chỉ đang qua mặt Trung Quốc về việc tạo ra một trạng thái năng động của nền kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài, Nhật Bản cũng đang đi trước nước láng giềng về việc triển khai các dự án đầu tư ra nước ngoài. 
Khi tổng cầu của nền kinh tế quốc nội đạt đến độ bão hòa, điều đang diễn ra ở cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc, thì mấu chốt vấn đề phát triển kinh tế sẽ phụ thuộc vào các hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Bắc Kinh cũng đã nhận thức được điều này khi Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị cấp cao APEC vào cuối năm 2014 đã tuyên bố một sự thay đổi trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc là khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, và Trung Quốc cũng sẽ triển khai các dự án kết nối các nền kinh tế trong khu vực để nhận đầu tư từ Trung Quốc như Con đường tơ lụa.
Nhưng khi mà người Trung Quốc vẫn đang loay hoay với các đề án đầu tư ra nước ngoài của mình, thì người Nhật đã bắt tay vào việc tiến hành từ lâu, và thậm chí là với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Theo đó, các tập đoàn kinh tế lớn nhất của Nhật Bản sẽ lần đầu tiên sử dụng đến quỹ dự trữ tài chính của mình để đưa vào các hoạt động đầu tư quốc tế, theo ước tính quỹ dự trữ này lên tới gần 2.000 tỉ USD vốn là kết quả của một sự tích trữ trong nhiều năm. Số tiền khổng lồ này sẽ được sử dụng vào các mục đích thâu tóm cổ phần của các công ty ở nước ngoài và thậm chí là thâu tóm hoàn toàn các công ty phát đạt trên khắp thế giới. 
Đây được đánh giá thực sự là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển kinh tế ở Nhật Bản, khi quỹ dự trữ là thứ được xem như bất khả xâm phạm để đề phòng rủi ro của các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản, và không hiểu thủ tướng Shinzo Abe đã thuyết phục như thế nào để các tập đoàn này chấp nhận mạo hiểm để vung tiền ra theo kiểu chơi sát ván như thế này.
Giới phân tích đánh giá đây là một cuộc chiến kinh tế toàn diện mà chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe đang khơi mào. Vì trên thực tế xuất khẩu của Nhật trong quá khứ chỉ tập trung ở một số lĩnh vực nhất định như công nghiệp hay các sản phẩm điện tử, và những năm gần đây thì xuất hiện thêm lĩnh vực thực phẩm. Có vẻ như Tokyo cho rằng việc giới hạn xuất khẩu trong một số ít những lĩnh vực như thế đang hạn chế chính tiềm năng của các doanh nghiệp Nhật. 
Đối tượng mở rộng được các tập đoàn Nhật Bản hướng tới trong chiến dịch thâu tóm này là các doanh nghiệp ở ngoại quốc hoạt động trong các lĩnh vực không có sự cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản ở nước ngoài như hàng gia dụng, thuốc lá, hóa chất và thực phẩm. Hầu hết trong số đó là các doanh nghiệp làm ăn phát đạt và đang có được một chỗ đứng ổn định ở thị trường trong nước.
Không nghi ngờ gì việc vừa tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường Nhật Bản, vừa mở rộng mức độ đầu tư ra các thị trường nước ngoài một cách toàn diện và rộng khắp của các tập đoàn Nhật Bản đang tạo thành một chiến lược kép và khép kín để tạo nên sức bật đáng nể cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước Nhật trong giai đoạn sắp tới. 
Qũy đạo của sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản sau hơn 2 năm triển khai Abenomics đang dần được hình thành và đi vào ổn định một cách rõ nét và đầy tương lai, trái ngược hẳn với những gì đang diễn ra ở Trung Quốc thực sự là một đống ngổn ngang và bề bộn.
Nhàn Đàm (theo Bloomberg)

Người Việt "thích chiến" và giặc nội xâm

BTTD: Giặc bành trướng TQ đã xây căn cứ quân sự ở Trường Sa và có thể đánh chiếm SG trong 24h mà chẳng thấy ai hô đánh giặc. Ngày tết dân ta choảng nhau khiến hàng ngàn người bị thương và gần trăm người chết.

-Văn hóa vốn chuẩn mực, nhưng hạnh phúc đời người, và lễ hội không phải là bất biến.
Đầu xuân, như mọi lẽ thường tình, người Việt thường chúc cho nhau mọi điều tốt đẹp, nhất là hạnh phúc.
Hạnh phúc và… choảng nhau
Hạnh phúc vốn là khái niệm mở với mỗi con người và với mỗi thời cuộc. Là “miếng trầu” đỏ thắm trong cuộc giao lưu giữa con người với con người ngày đầu xuân năm mới.
Thế nhưng, xuân chưa qua, và dư âm cuộc tọa đàm về chủ đề hạnh phúc của con người do Tuần Việt Nam tổ chức mới đây với hai chuyên gia về quản lý XH còn chưa lắng, thì dư luận XH ngay trong những ngày xuân đã choáng váng vì tệ nạn “choảng nhau”.
Chẳng lẽ đầu năm mới đã phải đọc (nhại) câu thơ của Tú Xương năm nào Lẳng lặng mà xem chúng… choảng nhau.
Mà cái sự choảng nhau ấy không hề nhẹ: Chỉ trong mấy ngày Tết, số người đánh nhau đến mức phải nhập viện cấp cứu lên đến hơn 6.200 người.
Còn theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế, trong 07 ngày tết, các bệnh viện tiếp nhận gần 195.000 trường hợp đến khám cấp cứu. Trong đó, hơn 5.000 người phải nhập viện do đánh nhau, ngày cao nhất có 900 trường hợp và có 15 người tử vong. Những con số lạnh lùng mà không vô hồn. Bởi nó dường như gửi thông điệp cho cộng đồng về tính cách “thích chiến” của người Việt trong… thời bình.
 Ấn tượng trong tuần, hạnh phúc, người Việt, choảng nhau, chém lợn, mùa xuân, Kỳ Duyên, Ném Thượng, tai nạn, giao thông
Trong những ngày nghỉ Tết, số bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai dao động trong khoảng 250-300 người. Ảnh: T.A
Đánh nhau là hiện tượng XH ở bất cứ quốc gia nào cũng có. Nhưng chỉ trong một dịp nghỉ tết, mà có tới 6.200 trường hợp đánh nhau, 15 người bỗng chốc trở về với cát bụi dù đang tuổi trẻ đầu xanh, quả là vô nghĩa và lãng xẹt!
Mà cái sự “thích chiến” giờ đây không chỉ vì lúc ngấm rượu bia. Ngay cả bình thường, người Việt chỉ cần va chạm nhỏ đã có thể thành … hỗn chiến. Hiện tượng hỗn chiến có thể diễn ra ở bất cứ đâu: Bệnh viện, công sở, nhà hàng… Dân thường hỗn chiến đã đành, đến cả sếp, khi cần cũng thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau. Liệu hiện tượng đó có thể coi là bình thường không? Chắc chắn là không.
Kỳ lạ nữa, người Việt không chỉ đánh nhau khi va đập, còn sẵn sàng đánh nhau cả trong những lễ hội văn hóa. Mà câu chuyện buồn tranh cướp hoa tre, cướp trầu cau tại Lễ hội Gióng là một minh họa điển hình. Từ một lễ hội “cướp” mang tính biểu trưng lễ hội, sang hiện tượng “cướp” mang tính tâm lý XH. Văn hóa và phản văn hóa giờ đây luôn có bước nhảy hoàn vũ nghênh ngang tại các lễ hội, từ hiện đại như hội hoa xuân đến các lễ hội truyền thống.
Vậy nhưng, hãy nghe một quan chức- Phó Chủ tịch UBND Sóc Sơn nhìn nhận hiện tượng này thản nhiên như thế nào: “Lễ hội không tổ chức phát lộc cho người dân nên ai muốn có phải cướp.   Xô xát là bình thường” (Zing.vn, ngày 24/02). Ô, nếu vậy, cứ thiếu là phải… cướp?
Nhiều năm trước đây, khi phân tích hiện tượng, các tình huống đánh nhau, thậm chí gây tử vong, có một “thủ phạm” dễ bị điểm mặt chỉ tên- rượu bia. Khi đó ai cũng dễ dàng đồng ý.
Nhưng giờ đây, trong bối cảnh XH hiện thời, thì rượu bia không chỉ là thủ phạm duy nhất. Nói như nhà báo- nhà văn Đoàn Bảo Châu, rượu bia chỉ là chất xúc tác.
Thủ phạm gây nên những cuộc tỉ thí bất kể, có lẽ có “tiền sử” phức tạp hơn nhiều.
Dễ thấy nhất, dễ bị điểm danh nhất, đó là giáo dục. Là sự dạy chữ mà ít dạy người- thiếu những kỹ năng văn hóa ứng xử, kỹ năng sống, giải quyết các tình huống. Đặt những thế hệ người Việt trẻ thiếu kỹ năng sống, kỹ năng văn hóa ứng xử, làm việc trong một môi trường XH mà giặc “nội xâm” là tệ nạn, dư âm về mua quan bán tước dai dẳng, điều gì sẽ xảy ra với họ? Những người Việt trẻ mà thể chất sinh lực dư thừa, nhưng thiếu niềm tin và tinh thần, tâm hồn yếu ớt, liệu có mất phương hướng trong những thang bậc giá trị đúng- sai, tốt- xấu, hay- dở không rõ ràng hay không?
Ấn tượng trong tuần, hạnh phúc, người Việt, choảng nhau, chém lợn, mùa xuân, Kỳ Duyên, Ném Thượng, tai nạn, giao thông
Cảnh chen lấn, xô xát xảy ra tại Hội Gióng ngày 24/2. Ảnh: Zing.
Còn Gs Trần Ngọc Thêm (ĐHQG t/p HCM) thẳng thắn mổ xẻ: Ba nguyên nhân, bối cảnh chính gây ra tình trạng này là việc phát triển kinh tế thị trường không gắn liền với phát triển văn hóa. Pháp luật chưa nghiêm minh và người dân mất lòng tin vào hệ thống pháp quyền dẫn đến việc tự giải quyết những mâu thuẫn riêng; và cách quản lý, thực thi các chính sách văn hóa thiếu hiệu quả.
Kinh tế có thể đi lên, mà văn hóa sống đi xuống, liệu chất lượng sống, chất lượng người là số dương (+) hay số âm (-)?
Xin đừng coi nhẹ hiện tượng này. Bởi từ văn hóa, đạo lý xuống cấp đến tội ác, tội phạm có khi chỉ cách nhau … mấy phút.
Chợt nhớ tới cuộc tọa đàm “Chính sách quốc gia và hạnh phúc của người dân” do Tuần Việt Nam tổ chức trước tết ít ngày. Không phải vô lý khi ông Vũ Ngọc Hoàng, UVTƯ Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban TGTƯ cho rằng, có một yếu tố khác quyết định hạnh phúc của mỗi người dân, chính là môi trường cuộc sống- bao gồm môi trường về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, môi trường tự nhiên.
Trước đó, tháng 11/2014, nước Việt được Trung tâm NEF (Anh quốc) công bố là nước đứng thứ nhì thế giới về cuộc sống hạnh phúc (Thanh niên, ngày 21/11/2014), nhưng ngay lập tức, người dân Việt … chối đây đẩy, không chịu nhận.
Liệu người dân Việt có thực sự hạnh phúc không?
Hay đó mới chỉ là lời chúc đầu năm mới như một khát khao muôn đời nay?
Lễ hội văn hóa hay hủ tục?
Vụ việc choảng nhau khiến hơn 6200 trường hợp thương tích phải vào bệnh viện cấp cứu còn chưa lắng xuống, một vụ việc khác lại nổi lên ồn ào, quyết liệt hơn thế.
Nhưng khác với chuyện con người choảng nhau. Vụ việc này, có cả sự bất bình cùng bênh vực, có cả sự sợ hãi cùng biện minh nhân danh đủ các khái niệm “học thuật và văn hóa”. Đó là Lễ hội Chém lợn của làng Ném Thượng (tên cũ là Niệm Thượng), tỉnh Bắc Ninh được tổ chức hàng năm vào ngày 06 tháng giêng âm lịch.
Thực ra, người viết bài này, đã nhiều lần bỏ qua, không dám đọc các thông tin và hình ảnh trên các trang mạng về lễ hội này. Nhưng bất ngờ, nhìn hình ảnh con lợn đẹp đẽ béo múp tột cùng khiếp sợ, giẫy giụa bất lực trong khi bốn chân bị buộc chặt kéo căng ra trong đám đông nhốn nháo trước lúc thân hình bị chém đứt đôi một cách tàn khốc, đã bật khóc.
Ấn tượng trong tuần, hạnh phúc, người Việt, choảng nhau, chém lợn, mùa xuân, Kỳ Duyên, Ném Thượng, tai nạn, giao thông
Theo đại diện của Bộ Văn hoá, việc thay đổi lễ hội là do cộng đồng địa phương quyết định. Ảnh: Animalsasia.
Con người hoan hỉ trong cái không khí gọi là lễ hội, trước nỗi đau đớn, sợ hãi tột cùng của một con vật không cách nào tự vệ, và những đồng tiền vấy máu lợn đỏ chót với niềm tin ăn nên làm ra. Nếu coi sự hành hạ một cách đầy khoái cảm, nhân danh cái gọi là lễ hội văn hóa, có lẽ, đến khái niệm Văn hóa cũng phải che mặt vì… hổ thẹn!
Không phải vô lý, mà từ năm 2013, Tổ chức bảo vệ động vật châu Á (Animals Asia) đã phản đối quyết liệt lễ hội này khi gửi thông báo cho Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Theo đó, Chém lợn là lễ hội tàn bạo nhất. Việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng.
Trả lời phỏng vấn của VnExpress, ngày 29/1 mới đây, ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ của tổ chức này cho rằng hành động đâm trâu, chém lợn hay bất kỳ lễ hội nào có lối đối xử tàn bạo đối với động vật có sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả trẻ em, hoàn toàn trái ngược với bản chất truyền thống đạo lý của người VN và cũng không thể gọi là văn hoá sống của con người.
Cũng theo ông Nguyễn Tam Thanh, trên thế giới đã có nhiều lễ hội, hoạt động liên quan tới sự tàn sát, đối xử ngược đãi động vật bị lên án và đã phải chấm dứt. Điển hình như Ấn Độ, mới đây đã ra lệnh cấm hiến tế động vật vì tính chất “độc ác” và “dã man” của tập tục này. Ở Đan Mạch, Bộ trưởng Nông nghiệp đã ký một sắc lệnh cấm giết mổ gia súc phục vụ cho nghi lễ tôn giáo mà không gây mê chúng trước khi giết mổ. Còn Chính phủ Australia đã cấm xuất khẩu cừu và gia súc còn sống sang Ảrập Xêút trong giai đoạn 1991-2000 sau khi hàng trăm con bị chết vì nắng nóng khi trên đường di chuyển tới vịnh Ba Tư.
Như vậy, vấn đề hành hạ, ngược đãi gia súc không phải là việc riêng của quốc gia nào, nhưng trước thông điệp của Tổ chức Động vật Châu Á, các quốc gia nói trên đã phải thay đổi cách ứng xử của mình. Đó cũng là dấu hiệu của sự nhận thức và thay đổi theo hướng văn minh của con người trong thế giới thiên nhiên, cùng các giống loài.
Tiếc thay ở nước Việt, dường như đã không có một sự thay đổi nào. Ngược lại, có không ít quan niệm bảo vệ cho quyền hành hạ gia súc, nhân danh một lễ hội văn hóa, lại là của các nhà nghiên cứu, thậm chí có cả của những vị đại diện nọ kia, với rất nhiều "mỹ từ". Có cảm giác các nhà nghiên cứu này chỉ thuần túy học thuật, bất cần thực tiễn đang diễn ra, đang vận động, biến chuyển theo hướng văn minh, bất cần cả… danh dự quốc gia.
Nào là, văn hoá nếu chỉ nhìn hình thức có thể tưởng là dã man nhưng đằng sau lại là tính nhân đạo mênh mông. Nào là, bỏ lễ hội là ảnh hưởng đến truyền thống văn hóa, làm nghèo văn hóa. Nào là, việc bỏ lễ hội sẽ tác động tiêu cực đến lòng yêu nước của người dân Việt Nam hiện nay v..v… và v…v…
Thú thực, người viết bài này nghĩ mãi vẫn không hiểu nổi ý tứ hoa mỹ của phát ngôn văn hoá nếu chỉ nhìn hình thức có thể tưởng là dã man nhưng đằng sau lại là tính nhân đạo mênh mông. Chả lẽ, hành hạ tàn bạo và dã man một giống loài gia súc chuyên phải phục vụ cho cái dạ dày của con người, trong hoàn cảnh con vật không chút tự vệ, và vô cùng đau đớn, lại là tính nhân đạo, hơn nữa, còn là nhân đạo mênh mông?
Chả lẽ, chỉ vì bỏ một hủ tục không còn phù hợp với xu thế ứng xử của nhân loại văn minh, sẽ làm nghèo văn hóa của đất nước có tới hơn 8000 lễ hội lớn nhỏ, mà báo chí đã từng phê phán cho rằng quá tốn kém và lãng phí cả tiền của, thời gian lao động? Chả lẽ, lòng yêu nước của người Việt lại kém đến mức chỉ vì bỏ một hủ tục nhân danh lễ hội, lòng yêu nước lập tức sẽ bị… giảm sút?
Chỉ thấy kỳ lạ. Trên hành trình hội nhập với văn minh, văn hóa nhân loại, vẫn có không ít lý luận biện hộ cho những tập tục lỗi thời đến thành hủ tục. Kỳ lạ nữa, nó lại là sản phẩm của văn hóa Kinh bắc, xứ sở của những làn điệu quan họ thẫm đẫm tình người, tình đời, thấm đẫm chất nhân văn.
Văn hóa vốn chuẩn mực, nhưng hạnh phúc đời người, và lễ hội không phải là bất biến.
Ấn tượng trong tuần, hạnh phúc, người Việt, choảng nhau, chém lợn, mùa xuân, Kỳ Duyên, Ném Thượng, tai nạn, giao thông
Cuộc tọa đàm “Chính sách quốc gia và hạnh phúc của người dân” do Tuần Việt Nam tổ chức. Ảnh: Lê Anh Dũng
Hạnh phúc mỗi thời cuộc rất khác nhau.
Nếu trước đây, hạnh phúc những năm tháng chiến tranh, đã được nhà thơ Dương Hương Ly minh định: Cho đến ngày ta cầm súng đi xa/ Miền Nam gọi hai đứa mình có mặt.
Rồi, hạnh phúc là cơm no, áo ấm
Rồi, hạnh phúc là XH giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nhưng trong khi những mục tiêu to lớn chưa thể đạt được, thì xuân này, hạnh phúc đôi khi đơn sơ lắm- là không phải thấy người Việt… choảng nhau, đến thành tội phạm.
Lễ hội cũng vậy- không thể là bất biến.
Nếu xa xưa Chém lợn là lễ hội văn hóa, thì ở thời hội nhập văn minh của nhân loại, lại trở thành thứ hủ tục.
Bám mãi vào những hủ tục nhân danh văn hóa, tư duy con người chỉ có thể tiến gần đến sự… hủ lậu.
Kỳ Duyên

Obama lên án vụ sát hại lãnh đạo đối lập ở Nga

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua lên án vụ "sát hại dã man" chính trị gia phe đối lập Boris Nemtsov và kêu gọi điều tra toàn diện vụ việc. 
obama-nemtsov-2718-1425091263.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và ông Boris Nemtsov, chính trị gia phe đối lập bị sát hại hôm qua ở Moscow. Ảnh: AFP, AP
"Mỹ lên án vụ sát hại dã man Boris Nemtsov và chúng tôi kêu gọi chính phủ Nga tiến hành một cuộc điều tra nhanh chóng, công bằng, minh bạch về hoàn cảnh sát hại ông và đảm bảo những kẻ chịu trách nhiệm đối với vụ giết người độc ác này phải được đưa ra trước công lý", ông Obama cho biết.
Ông Obama từng gặp Nemtsov trong chuyến thăm Moscow năm 2009. Tại đây, ông thảo luận với các đảng đối lập, sau cuộc gặp với tổng thống bấy giờ là ông Dmitry Medvedev. Tổng thống Mỹ nói ông ngưỡng mộ ông Nemtsov vì "sự cống hiến dũng cảm cho cuộc chiến chống tham nhũng ở Nga". 
Tổng thống Mỹ cho rằng người Nga vừa mất "một trong những người bảo vệ mạnh mẽ và có nhiều cống hiến nhất cho quyền lợi của họ", khi Nemtsov qua đời. "Nemtsov là nhà hoạt động không mệt mỏi cho đất nước của ông, nhằm đòi hỏi cho các công dân Nga những quyền tất cả mọi người đều đáng được hưởng", ông Obama nói.
Theo thông tin ban đầu từ các nhà điều tra, ông Nemtsov hôm qua bị một người chưa rõ danh tính ngồi trên ôtô bắn chết, khi đang đi bộ dọc theo cầu Bolshoi Moskvoretsky, trung tâm thủ đô Moscow. 
Nemtsov bắt đầu sự nghiệp chính trị từ vị trí thống đốc vùng Nizhny Novgorod ở miền trung Nga và trở thành phó thủ tướng trong những năm cuối thập niên 90 dưới thời tổng thống Boris Yeltsin. Trong thời gian này, ông nổi tiếng là một nhà cải cách. Ông từng giúp thành lập và lãnh đạo một số đảng và nhóm đối lập.
Trọng Giáp

26 tháng 2, 2015

Vì đâu nhiều thứ ở VN... đi ngược thế giới

Cập nhật : 02:00 | 26/02/2015

Nhìn ra các nước láng giềng trong cộng đồng ASEAN, có thể nói là người Việt bận rộn hơn rất nhiều. Ra đường ai cũng vội vàng và hình như người nào cũng thấy là mình bận bịu và vội hơn kẻ khác.

Ai cũng thấy mình phải được ưu tiên
 
Người nước ngoài khi ghé thăm Việt Nam, nếu không ở lại lâu hay tìm hiểu kỹ  một chút chắc sẽ nghĩ với những con người vội vã và nhiệt tình đi lại trên các con phố đông đúc kia, giấc mơ thành một con rồng châu Á của nước Việt chắc sẽ sớm thành hiện thực.
Nhìn ra các nước láng giềng trong cộng đồng ASEAN, có thể nói là người Việt bận rộn hơn rất nhiều. Ra đường ai cũng vội vàng và thấy mình bận bịu hơn kẻ khác nên ai cũng muốn chiếm thế thượng phong trong các điểm nút giao thông. Không phải thời chiến nhưng ai cũng luôn trong trạng thái xông lên phía trước. Nếu bạn chậm trễ một chút mà chưa kịp di chuyển khi đèn xanh xuất hiện thì hàng chục tiếng còi sẽ vang  lên để nhắc bạn rằng thời gian quan trọng như thế nào và rằng bạn đang lãng phí "vàng bạc" của chính mình cũng như của nhiều người khác.
Trần Văn Tuấn, người Việt, giấc mơ Việt, giao thông
Nếu xét về các rủi ro có thể gặp phải so với thời gian tiết kiệm được nhờ vượt đèn đỏ  thì có thể khẳng định giá trị tuyệt đối trên một đơn vị thời gian của người Việt thuộc diện cao nhất thế giới. Ảnh: VTC
Nhiều người không chỉ vội vã khi ra đường mà còn tất bật ở tất cả những nơi, những sự kiện có đông người tham gia. Vậy là chen lấn, xô đẩy, cướp giật (nhất là trong các lễ hội đầu xuân). Khi đó ai cũng thấy là mình quan trọng hơn, đáng được ưu tiên hơn do mình đang vội hơn người khác.
Ở các TP lớn, sẽ không lấy gì làm lạ khi một cô gái trẻ hay một chàng thanh niên thản nhiên cắt ngang một dòng người đang xếp hàng hay đề nghị người đứng trước cho mình làm thủ tục trước vì ”tôi đang rất vội” trong khi chẳng quan tâm người được đề nghị kia có vội như mình không!
Nơi công cộng thì ai nấy vội vã như vậy, song khi kết thúc hành trình thì mọi người có hồ hởi và khẩn trương bắt tay ngay vào công việc không?
Buổi sáng, đa phần vội vã phóng xe đến công sở để chậm rãi ăn sáng, nhâm nhi trà đá,  café ngay cổng cơ quan trước khi đun nước, pha trà và tán gẫu tại nơi làm việc.
Chiều về, khi hòa vào dòng người giao thông, họ thay nhau bấm còi inh ỏi để vượt lên trước. Có rất nhiều người ăn vận lịch sự nhưng sẵn sàng vượt đèn đỏ nếu vắng bóng CSGT. Khi thấy họ tất bật trên đường hẳn nhiều người phải thốt lên rằng: “có lẽ đây là một người cha thương con, một người chồng yêu vợ và một người đàn ông có trách nhiệm đang vội vã về với gia đình!”.
Trên thực tế điểm đến của nhiều người đang vội vã phóng xe kia lại là những quán bia nơi họ có thể ngồi lỳ hàng mấy tiếng đồng hồ cùng những bầu tâm sự không bao giờ cạn(!)
Vì 'đi chậm thì mất miếng'?
Có thể ai đó thấy chuyện này là bình thường và “thường ngày ở huyện”, nhưng nếu nhìn nhận nó với một lăng kính khác – hiệu suất lao động thì đây lại là một điểm yếu chết người của chúng ta.
Tại sao? Bởi vì chúng ta đang làm ngược và đi ngược lại những gì được cho là nguyên tắc của Quản trị nhân lực. Trong giao thông cần phải từ tốn thì chúng ta lại vội vã, trong khi đó nơi công sở cần phải làm việc hăng say thì chúng ta lại cứ đủng đỉnh. Dân ta cũng dành quá nhiều thời gian cho các cuộc nhậu vốn gây lãng phí và ảnh hưởng tiêu cực cả về thể chất lẫn tinh thần!
Nguyên nhân thực sự có rất nhiều, từ vấn đề thế chế, giáo dục cho đến văn hóa, tất cả cộng hưởng để tạo nên một xã hội ồn ào, vội vã với hiệu suất lao động tương đối thấp – nếu không muốn nói là quá thấp.
Về góc độ văn hóa, nhiều ý kiến cho rằng chuyện người Việt luôn vội vã có nguồn gốc từ quá khứ nghèo khó của đa phần dân chúng. Khi đại bộ phận người dân còn sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp – vốn rất bấp bênh do phụ thuộc vào thời tiết và thiên nhiên, thì chuyện thiếu thốn lương thực trong giai đoạn từng được gọi là “tháng 3 ngày 8” (giáp hạt) có lẽ thường xuyên xảy ra, đặc biệt là tại các cộng đồng Miền Bắc và Miền Trung nơi thiên nhiên khắc nghiệt hơn.
Thiếu thốn lâu ngày đã tạo nên một tâm lý trong các thành viên cộng đồng, đó là luôn có cảm giác bấp bênh và lo lắng cho tương lai. Do không được dư giả lắm nên mỗi khi có các hoạt động cộng đồng, thường xảy ra hiện tượng hàng hóa không đủ chia cho tất cả. Ví dụ khi hội làng thì con lợn quá bé lại gầy; sân đình làng quá nhỏ khiến mọi người phải chen chúc.
Thiếu thốn về nhiều mặt trong đời sống xã hội đã khiến cho mọi người luôn cần phải khẩn trương nếu không muốn thiệt thòi. Muốn xem hát chèo thì phải vội vàng đi sớm kẻo sẽ hết chỗ; muốn có cân thịt ngon thì cần phải dậy từ mờ sáng.
Khi Hà Nội còn thưa dân, phương tiện giao thông ít thì hầu hết cư dân nơi đây luôn sống khoan thai, chậm rãi và không quá lo lắng. Ngày nay xe cộ đã nhiều lên bội phần nhưng đường xá vẫn chẳng  mở mang là bao nên dân chúng bỗng trở nên vội vã vì nỗi sợ “thiếu thốn”.
Buổi sáng cuối tuần, ta có thể bắt gặp tại những quán café đông đúc (có vị trí thoáng, đẹp) nhiều người trong bộ dạng thư thái đang đọc báo và nhâm nhi ly café.  Nhìn sự chậm rãi và đủng đỉnh của họ khi ngồi đợi những giọt café tí tách rơi, ít ai biết rằng họ vừa trải qua một hành trình vất vả, và phải phóng nhanh vượt ẩu hòng đến sớm để có được một chỗ ngồi ưa thích tại đây!
Chuyện phải vội vã di chuyển, không chịu nhường nhịn, thậm chí ganh đua của nhiều người sẽ không cần bàn nếu như họ phải làm vậy do sức ép công việc hoặc vì một mục tiêu lớn lao ích nước lợi nhà. Rất tiếc là phần lớn trong chúng ta ganh đua và không nhường nhịn nhau khi tham gia giao thông chỉ vì để nhanh chóng được thưởng thức một tô phở ngon với chỗ ngồi chật chội hay một ly café ở một góc phố yên tĩnh. Như vậy chúng ta chỉ thực sự vội vã khi phải hoặc cho rằng mình đang ganh đua với ai đó và nếu mình không nhanh thì chắc sẽ bị thiệt thòi.
Tư tưởng sợ thiếu, sợ hết phần này nếu như được vận dụng vào công việc để giúp chúng ta khẩn trương hơn trong thế giới đang cạnh tranh mạnh mẽ ngày hôm nay thì quả là hay biết mấy! Nếu cái sự ganh đua này mà mang ra thi thố ở tầm quốc tế thì có lẽ vị thế của nước Việt đã khác lắm rồi.
Tiếc là đa phần người Việt chỉ thích ganh đua trong một phạm vi hẹp, cụ thể là ở cấp độ làng, xã hoặc cấp độ tương đương, nơi họ chứng tỏ được vị thế và cái tôi của mình đối với những người xung quanh – phần lớn là biết nhau, thế là đủ. Đây có thể xem là một nguyên nhân khiến cho nhiều thứ ở xứ ta luôn khác hoặc ngược với thế giới.

NATO không kích Donbass, Nga sẽ can thiệp quân sự vào Ukraine

(Quan hệ quốc tế) - Mỹ “né” Nga cấp vũ khí cho Ukraine, NATO tính khả năng không kích Donbass hỗ trợ Kiev. Những động thái này có thể khiến Nga can thiệp quân sự vào Ukraine.

Mỹ sẽ tuồn vũ khí vào Ukraine qua con đường UAE?
Những tin tức gần đây về hợp đồng bán vũ khí cho Ukraine từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và kế hoạch của Mỹ cung cấp vũ khí cho Kiev được thảo luận lâu nay tại Washington là loạt yếu tố đe dọa phá vỡ tiến trình giải quyết hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhằm gia tăng thêm các lệnh trừng phạt Nga.
Nguy cơ dẫn đến những hoạt động chiến sự toàn diện ở trong và ngoài châu Âu là điều rất có lợi cho Mỹ. Hoa Kỳ sẽ sản xuất và cung cấp vũ khí thông qua UAE, Châu Âu chi tiền cho Ukraine, còn Kiev chỉ có mỗi việc là chiến đấu với đối thủ địa chính trị của Mỹ - quan sát viên Alexander Khrolenko của MIA "Rossiya Segodnya" viết.
Không phải tất cả các nước châu Âu đều ủng hộ kế hoạch trang bị vũ khí cho Ukraine và sự leo thang tình hình chiến sự. Nhưng bầu không khí “sôi sục” ở châu lục này vẫn đang được tạo nên từ bên kia bờ Đại Tây Dương. Các quan chức và những “ông nghị” Hoa Kỳ rầm rộ hưởng ứng kế hoạch vũ trang cho Kiev.
Ứng viên tiềm năng của Đảng Dân chủ trong cuộc đua tranh cử tổng thống Mỹ 2016 là bà Hillary Clinton đã thẳng thừng khuyên Hội đồng Châu Âu phải cứng rắn hơn. Một Lithuania (Litva) “nhỏ bé nhưng gan dạ” lập tức bắt đầu chuyển vũ khí cho Ukraine. Còn Ba Lan chưa làm điều này chỉ vì Ukraine không đủ tiền để mua vũ khí.
Với những “người em nhỏ tuổi” của châu Âu và NATO thì đã rõ: Họ đang chăm chú nghe từng lời từ miệng "anh cả Washington". Thế nhưng nhưng quốc gia cựu trào của châu Âu “già nua” cũng chẳng hề khác.
Tờ báo lớn Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức lên án Thủ tướng Angela Merkel vì sự mềm mỏng và né tránh đối đầu, kêu gọi phương Tây không từ bỏ giải pháp quân sự để ngăn chặn sự "xâm lăng của Nga" kể cả với vũ khí hạt nhân. Ngăn chặn “bàn tay đẫm máu của Nga” phải như vậy chứ không thể nào khác được!
Ukraine đang “săn lùng vũ khí” để nâng cao sức mạnh quân đội
Ukraine đang “săn lùng vũ khí” để nâng cao sức mạnh quân đội
Cũng vào lúc này, Kiev tiếp tục các cuộc đàm phán với phía Mỹ để xin xe bọc thép và vũ khí sát thương. Một số đại biểu Verkhovna Rada thẳng thừng tuyên bố là trong những ngày tới vũ khí sẽ đến Ukraine. Điều quan trọng mà nước này cần đạt được là số lượng vũ khí tối đa và số lượng huấn luyên viên quân sự càng nhiều càng tốt.
Về việc quân đội Ukraine bị dân quân Donbass đánh bại ở “nồi hơi Debaltsevo” và sự đổ vỡ của toàn bộ học thuyết Ukraine về "chống khủng bố" - bình luận viên Alexander Khrolenko của MIA "Rossiya Segodnya" cho biết là, không hiểu tại sao một số nhân vật của Kiev lại tìm thấy nguyên nhân do vũ khí yếu kém chứ không phải chúng tôi bất tài.
Kiev lên tiếng xin những người hàng xóm thanh gươm thần để dẹp loạn ở Donbass. Bất chấp thực tế rằng Ukraine không phải là một quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng lạc hậu, nhiều tỷ đô la viện trợ quân sự cho Kiev sẽ biến thành các tên lửa chống tăng, máy bay không người lái, xe quân sự chạy mọi địa hình, các thiết bị radar.
Sự cuồng tín vào vũ khí kỳ diệu của nước ngoài trong giới chính trị gia Kiev vốn nhiễm căn bệnh bài Nga trầm trọng chỉ càng chứng tỏ trình độ kiến thức thấp và sự quên lãng bài học lịch sử. Họ nên nhớ rằng, vũ khí chỉ phát huy tác dụng đối với những người biết sử dụng nó và sử dụng cho mục đích chính đáng.
Chỉ những ai hoàn toàn ngây thơ hay mù quáng mới có thể không nhận ra những mục tiêu rõ rành rành của Washington. Mỹ đang muốn biến Ukraine thành một căn cứ quân sự nằm sát biên giới với Nga. Ở đây, mong muốn của Kiev về thống nhất dân tộc hay sự hy sinh của người dân Ukraine chỉ là những điều thứ yếu.
Người Mỹ cần sự leo thang xung đột và dựa trên logic này các vũ khí sẽ được chuyển cho Ukraine. Nhà báo Mỹ Patrick Smith đã từng viết: "Washington thực hiện rất nhiều cuộc chiến, mà đều là những cuộc chiến không tuyên bố. Họ cũng không đưa tin tức về cuộc chiến tranh đang diễn ra và những hậu quả tàn phá”.
Lầu Năm Góc đang tính cung cấp vũ khí cho Ukraine qua UAE
Lầu Năm Góc đang tính cung cấp vũ khí cho Ukraine qua UAE
Hoa Kỳ gây ra những cuộc chiến trên khắp hành tinh chỉ nhằm mục đích giành uy quyền tối cao của tân tự do. Ở đây Kiev chỉ là một trong những “điểm nóng” mà Washington đã châm lửa. Hoa Kỳ không hành động vì một nước Ukraine hòa bình mà nhằm mục đích duy nhất - bảo tồn quyền bá chủ đã lung lay của họ.
Hiện các quan chức lãnh đạo của NATO đang đưa ra “liều đô-ping tinh thần” cho Ukraine với những tuyên bố “xem xét cung cấp vũ khí sát thương” hay “cân nhắc không kích Donbass” nhưng có thể khẳng định rằng họ không bao giờ dám đối đầu quân sự với Nga, một khi Moscow nổi giận đưa quân sang miền đông Ukraine.
NATO không kích Donbass, Nga sẽ can thiệp quân sự?
Vào thời điểm thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, Tư lệnh NATO tại châu Âu, tướng Philip Breedlove đã đề cập đến khả năng ném bom các vị trí của quân ly khai ở miền đông Ukraine, để trợ giúp cho các hoạt động chiến đấu của Kiev, theo yêu cầu chính thức của Ukraine đưa ra trước ngày thỏa thuận ngừng bắn được ký kết ở Minsk có hiệu lực.
Nguồn tin cho biết, điều này đã được ông Philip Breedlove đề cập tới tại Hội nghị An ninh Munich (Đức) hồi giữa tháng này. Hiện nay, trong bối cảnh quân ly khai đang tập trung binh lực, lăm le đánh chiếm thành phố cảng Mariupol để nối liền Nga với Crimea, ý tưởng này lại được khơi dậy.
Hiện chưa rõ thực hư liệu NATO có can thiệp vào tình hình Ukraine hay không, song khối này cũng đang tiến hành triển khai thêm lực lượng phản ứng nhanh của mình tại châu Âu. Các nhà quan sát chính trị quốc tế nhận định, động thái này chỉ khiến cho tình hình Ukraine trở nên phức tạp hơn.
Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg thừa nhận: "Chúng tôi đã quyết định tăng cường lực lượng phản ứng của NATO tại châu Âu, có thể lên đến 30.000 quân. Tại khu vực trung tâm sẽ duy trì một lữ đoàn khoảng 5.000 quân, được hỗ trợ bằng đường hàng không, đường biển và thêm một lực lượng đặc biệt, sẵn sàng để di chuyển trong vòng ít nhất là 48 giờ”.
Phe ly khai rút pháo hạng nặng ra khỏi chiến tuyến
Phe ly khai rút pháo hạng nặng ra khỏi chiến tuyến
Vừa qua, Hoa Kỳ còn có hành động “”biểu dương lực lượng” dọa Nga khi tổ chức duyệt binh chúng với quân đội Estonia ở địa điểm cách biên giới Nga vẻn vẹn 300 mét. Cuộc duyệt binh các thiết bị quân sự và lính thủy đánh bộ Mỹ đã diễn ra ở thị trấn Narva (Estonia) nhân ngày Độc lập Estonia 25-2.
Đây là sự phô trương lực lượng đầu tiên của Mỹ trong tình hình quan hệ phức tạp hiện nay giữa Nga và phương Tây. Tham gia cuộc biểu dương lực lượng là binh lính Mỹ thuộc Trung đoàn Kỵ binh số 2, được điều động từ Đức sang các nước vùng Baltic hồi tháng 1 năm nay, trong khuôn khổ chiến dịch Atlantic Resolve.
Lầu Năm Góc cũng đã thẳng thừng tuyên bố là đã gửi một nhóm quân nhân thứ 2, gồm 5-10 binh sĩ, từ châu Âu đến Ukraine để đào tạo y tế và quân sự cho lực lượng an ninh nước này. Hiện nhóm đầu tiên đến Kiev từ cuối năm ngoái cũng đang thực hiện nhiệm vụ tương tự.
Đồng thời, “Voice of America đăng tải thông tin rằng, Bộ quốc phòng Mỹ cũng rầm rộ công khai thông báo tuyển người biết tiếng Ukraine. Hoạt động này được bắt đầu từ ngày 24-2 với tất cả mọi ứng viên, từ học giả tôn giáo cho đến các chuyên gia y tế...
Đồng thời, các ứng cử viên được yêu cầu biết nhiều hơn một thứ ngôn ngữ và ít nhất có một ngôn ngữ trong danh sách ưu tiên cho quân đội Mỹ. Điều đáng chú ý là tiếng Ukraine đã được đưa vào danh sách các ngôn ngữ ưu tiên cho quân đội Mỹ từ cuối năm 2014.
Đại diện LPR và DPR đã lên tiếng cảnh báo như sau: “Bất kỳ động thái nào của Kiev đối với NATO hay một liên minh quân sự nào khác chống Nga là không thể chấp nhận đối với chúng tôi. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ ngay lập tức đình chỉ hợp tác với Kiev và sẽ xem xét thỏa thuận Minsk là vô giá trị”.
Xe bọc thép Mỹ diễu binh ở Estonia, cách biên giới Nga 300m
Xe bọc thép Mỹ diễu binh ở Estonia, cách biên giới Nga 300m
Một số nhà phân tích nhận định, hành động của NATO đang cho thấy sự ủng hộ lớn cho Ukraine trong cuộc chiến với phe ly khai. Tuy nhiên, khả năng không kích Donbass là hầu như không bao giờ xảy ra bởi đó sẽ là sự công khai đối đầu quân sự với Nga, Brussels không bao giờ vì Kiev mà dám chọc giận Moscow.
Trước đây, trong các văn bản tối quan trọng như Thông điệp Liên bang hay tuyên ngôn báo chí hàng năm, Tổng thống Nga Putin đã từng tuyên bố “bảo vệ người Nga ở bất cứ nơi đâu trên thế giới”, đồng thời ông đã hơn 1 lần khẳng định: “Sẽ không để Kiev tiêu diệt những người đòi Liên bang hóa ở Donbass”.
Các hoạt động quân sự giữa chính quyền Kiev và lực lượng ly khai Donbass dù sao cũng là một cuộc nội chiến, Moscow không dám công khai tham chiến nhưng nếu NATO đã can thiệp quân sự vào Ukraine thì dĩ nhiên Nga cũng có quyền sử dụng hành động quân sự để đáp ứng lời kêu gọi giúp đỡ của “người dân Nga ở đông Ukraine”.
Trước đây, các nhà lãnh đạo ly khai đã từng cầu viện sự giúp đỡ của ông Putin nhưng Tổng thống Nga đã từ chối mang quân sang Donbass. “Mâu thuẫn ở Ukraine chỉ có thể do người dân nước này quyết định” - ông Putin đã từ chối quyền áp dụng các hành động quân sự do Hội đồng Liên bang (Thượng Viện Nga) phê chuẩn với lí do như vậy.
Nhưng nếu NATO dám không kích Donbass theo tiếng gọi của Kiev, đó là sự can thiệp của một bên thứ 3 vào Ukraine, là nguyên nhân chính đáng nhất để ông Putin sử dụng lại cái quyền này. Chắc chắn Nga sẽ can thiệp quân sự chớp nhoáng vào miền đông Ukraine, với sự hiện diện của quân đội Nga, NATO có dám “ngậm kẹo” để không kích Donbass nữa không? 
  • Thiên Nam