Trang

30 tháng 11, 2013

Cô dâu Việt bị rao như món hàng ở Trung Quốc

Trước và sau ngày Lễ Độc thân ở Trung Quốc (11.11), báo chí nước này lại đua nhau viết về phong trào lấy cô dâu VN, trong đó thể hiện cô dâu Việt bị rao như món hàng.

Cô dâu Viêt bi rao như món hàng ở Trung Quốc
Cô dâu Viêt bi rao như món hàng ở Trung Quốc1
Hoạt động quảng bá bốc thăm trúng thưởng để sang VN coi mắt cô dâu Việt miễn phí đầy rẫy trên mạng nhân ngày Lễ Độc thân - Ảnh: SOHU.COM 
Cơn sốt lấy cô dâu Việt đã khiến phóng viên Tân Hoa xã Dương Uy sang tận Việt Nam để nắm thực tế tình hình và viết bài Điều tra thực địa: Lấy cô dâu Việt có đáng tin hay không? đăng trên Tân Hoa xã ngày 17.11. Bài báo phân tích việc lấy cô dâu Việt đang là lựa chọn của nhiều đàn ông Trung Quốc (TQ), bởi các cô dâu Việt ưa nhìn, cần cù chăm chỉ, không đòi hỏi nhà lầu, xe hơi... Chi phí lấy một cô dâu Việt khá rẻ, khiến những thanh niên nghèo, thu nhập kém, sinh sống tại nông thôn TQ vẫn có thể chi trả được, tạo nên luồng cầu cấp thiết, nảy sinh kẽ hở cho những kẻ môi giới trục lợi và từ đó sinh ra không ít biến tướng lừa đảo.
“Bảo hành trong 1 năm”
Chỉ cần liên hệ bất kỳ web môi giới nào, cánh đàn ông Trung Quốc ở mọi miền đất nước này cũng được bảo đảm “lấy được vợ Việt trẻ từ độ tuổi 18 - 26, đảm bảo trinh tiết; nếu trong vòng 1 năm, cô dâu bỏ chạy sẽ đền cho cô khác”
Báo Thanh Niên Bắc Kinh ngày 9.11 cũng cho hay trước ngày Lễ Độc thân (11.11), trang web của một tập đoàn môi giới cô dâu Việt đã tung ra hoạt động mời cư dân mạng sang VN ngắm cô dâu Việt “khỏa thân”, thu hút 20.000 đàn ông độc thân nước này đăng ký tham gia. Theo phóng viên Lý Triết Vỹ của Thanh Niên Bắc Kinh, tổ chức này đã quảng bá sự kiện trên ở nhiều diễn đàn xã hội. Ông Quách, người phụ trách một công ty môi giới cô dâu Việt tại Bắc Kinh, cho biết: “Các cô dâu Việt đều ở độ tuổi dưới 25, sinh sống rải rác ở mười mấy tỉnh thành tại VN. Khi có đoàn sang coi mắt, họ sẽ được thông báo tập hợp tại một TP. Lễ coi mắt sẽ diễn ra tại một tiệm ăn, hoặc quán cà phê nhằm tránh sự phát hiện của giới chức trách. Phí phiên dịch và môi giới sẽ từ khoảng 300 - 500 USD/lần, nếu môi giới thành công sẽ giao tiếp 2.000 USD. Chi phí cưới trọn gói chỉ tốn 50.000 tệ/cô dâu”.
Bài báo Ký sự lấy vợ Việt đăng trên báo mạng Tin tức Cửu Giang cuối tháng 9.2013 của PV Dương Huy, cho biết việc lấy cô dâu Việt đã thịnh hành từ sau thập niên 90 thế kỷ 20 với phần lớn cô dâu được gả vào tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, đàn ông TQ lấy vợ Việt giai đoạn này chủ yếu chỉ để có thêm nhân công lao động. Nay việc rao gả cô dâu Việt đã trở nên quá thịnh hành như một sản phẩm thông dụng trên nhiều trang web môi giới hôn nhân. Chỉ cần liên hệ bất kỳ web môi giới nào, cánh đàn ông TQ ở mọi miền đất nước này cũng được bảo đảm “lấy được vợ Việt trẻ từ độ tuổi 18 - 26, đảm bảo trinh tiết; nếu trong vòng 1 năm, cô dâu bỏ chạy sẽ đền cho cô khác”.
Truyền thông TQ nhận định việc các cô dâu Việt chịu lấy chồng đại lục chủ yếu do muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, hy vọng thông qua hôn nhân để thay đổi cuộc đời. Theo báo Buổi sáng Hải Tây ngày 25.9, tổng số cô dâu Việt “nhập khẩu” vào TP.Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến hiện đã lên tới 900. Trong đó có những thôn cô dâu Việt tập trung rất đông, tới 100 cô.
Chính quyền buông lỏng
Mỗi ngày hơn 100 đàn ông TQ qua VN tìm vợ
Cuối năm 2008, số người làm nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt mới chỉ 3 - 4 người, sống tại TP.Nam Ninh. Số cô dâu Việt chủ yếu đến từ phía bắc Việt Nam như Hải Phòng, Hà Nội. Từ tháng 3, tháng 4.2010, số cô dâu Việt chuyển hướng tập trung nhiều ở phía nam như TP.HCM và các vùng lân cận như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp... Năm 2009, môi giới cô dâu Việt bắt đầu được quảng cáo trên mạng. Năm 2010, số đàn ông TQ sang VN tìm vợ ngày càng nhiều. Hiện tại mỗi ngày có trung bình hơn 100 đàn ông TQ tới VN tìm vợ.
Thực tế, phần lớn các cô dâu Việt lấy chồng qua hình thức môi giới hôn nhân đều vỡ mộng sau khi sang nhà chồng, bởi các chú rể hầu hết là nông dân, sinh sống tại các vùng sâu vùng xa, thiếu thốn đủ đường về điều kiện vật chất. Các cô dâu Việt phải đối mặt với nhiều khó khăn như bất đồng ngôn ngữ; không hợp thời tiết, thực phẩm, phong tục tập quán; phải lao động nặng; bị khinh rẻ, coi thường... thậm chí còn bị bạo hành gia đình hoặc bạo dâm. Nhiều cô dâu Việt do không thích ứng nổi cuộc sống xa xứ, đã tìm cách bỏ chạy lấy người.
Ngược lại, nhiều chú rể TQ cũng bị các công ty môi giới lừa, theo Tân Hoa xã ngày 23.11.2013. Trên nhiều diễn đàn và bài báo điều tra từ phía TQ, không ít chú rể bị mất cô dâu sau khi kết hôn không bao lâu và khi quay lại bắt đền người môi giới thì đều bị cự tuyệt, không hề giống như lời cam kết ban đầu. Đặc biệt, trang web môi giới www.008486.com do Phan Thị Mỹ Tiên (một cô dâu VN) điều hành tại TP.Nam Ninh từng bị tố đã lừa đảo ít nhất gần chục chú rể, mai mối cho họ các cô dâu đã có gia đình và đều có kế hoạch bỏ trốn hoàn hảo. Đã từng xảy ra việc chú rể uất ức vì mất tiền, mất vợ, không kiềm được cơn tức giận đã đâm chết kẻ môi giới và bản thân phải bỏ trốn tha hương sang Campuchia, theo một số diễn đàn ở TQ.
Điều đáng nói, từ năm 1994, Quốc vụ viện TQ đã ban hành quy định “tăng cường quản lý hôn nhân có yếu tố nước ngoài”, trong đó nghiêm cấm thành lập mọi cơ quan tổ chức môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Mọi cá nhân và cơ quan môi giới hôn nhân trong nước đều bị coi là vi phạm pháp luật khi tham gia vào việc môi giới hôn nhân có yếu tố nước ngoài... Thế nhưng, suốt thời gian qua, chưa thấy TQ bắt giam, hoặc công khai xét xử bất kỳ tổ chức nào hành nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt, đồng thời cũng chưa có những biện pháp ngăn chặn mạnh trên internet, để mặc trào lưu kinh doanh này ngày càng lan rộng.
Gõ từ khóa 4 chữ “Cô dâu Việt Nam” bằng tiếng Hoa lên google.cn giờ đây đã thu được 7,04 triệu kết quả, tăng một cách chóng mặt so với 1 tháng trước. Lần theo các trang web môi giới hôn nhân chuyên nghiệp, có thể thấy rõ địa chỉ các công ty môi giới hôn nhân này nằm rải rác nhiều nơi ở TQ như TP.Nam Ninh và TP.Đông Hưng (Quảng Tây), H.Hà Khẩu (Vân Nam), TP.Hạ Môn (Phúc Kiến), Hồng Kông... và hầu hết đều có đăng ký kinh doanh rõ ràng với ngành nghề môi giới hôn nhân.
Ngọc Bi

Đầu tư công sai, chẳng ai chịu tội



Các bộ ngành địa phương tha hồ đua nhau làm cảng biển, sân bay… Dù quyết định đầu tư sai nhưng chẳng ai chịu trách nhiệm.
Theo Vietnamnet
- Ở thiên đường CNXH thì phải bao dung, độ lượng với các quan chức, có thế thì họ mới toàn tâm, toàn ý "phục vụ" nhân dân chứ!- BTTD.
Mù thông tin
Tại diễn đàn về tái cơ cấu đầu tư công hôm 29/11 tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS Lê Xuân Bá đã thẳng thắn: “Hiện nay, Trung ương gần như mù thông tin về đầu tư công ở các bộ ngành và địa phương. Có ai báo cáo đâu mà biết. Điều này dẫn đến chuyện là có chương trình này dự án nọ, Trung ương muốn điều chỉnh, bổ sung và thay đổi trong quy hoạch cũng không có đủ thông tin mà điều chỉnh”.
Ông Bá dẫn chứng, NĐ 04 năm thay thế NĐ 92 năm 2006 đã làm hạn chế quyền tiếp cận thông tin của Bộ KHĐT về quy hoạch các địa phương, các ngành. NĐ 92 yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh có trách nhiệm định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch về Bộ KHĐT và UBND cấp huyện báo cáo định kỳ hàng năm về Sở KHĐT thì NĐ 04 đã bỏ yêu cầu này.
Đầu-tư-công, DNNN, tái-cơ-cấu, ngân-sách, Tập-đoàn, lỗ, nợ, giao-thông, cảng-biển, sân-bay, lãng-phí, kém-hiệu-quả
Đầu tư công kém hiệu quả những tái cơ cấu vẫn còn yếu ớt.
Với cơ chế phân cấp quản lý đầu tư về cho địa phương, hiệu quả phát huy sự năng động của địa phương chưa thấy nhiều thì đã thấy quy hoạch ngành mọc lên tràn lan, trùng lắp, không đồng bộ. Thậm chí quy hoạch của địa phương này lại ảnh hưởng xấu cho định hướng phát triển của địa phương khác.
Ông Bá khẳng định, giữa các địa phương không có sự tham vấn, gắn kết trong việc xây dựng quy hoạch mà ngược lại, họ ganh đua nhau, chạy theo phong trào, từ việc xây khu công nghiệp, cho đến sân bay, cảng biển, sân gofl… Chỉ một thời gian ngắn sau khi phân cấp, hàng loạt sân golf đã được các địa phương đưa vào quy hoạch.
Hiện nay, ở miền Trung, hầu như tỉnh nào cũng đầu tư một cảng biển, cá biệt, có tỉnh có 2-3 cảng biển. Trên chiều dài 600km bờ biển, cứ 30-40km lại có một cảng biển. Trong khi đó, việc quy hoạch cảng biển lại thường chỉ đưa ra tầm nhìn 10 năm, 20 năm mà chưa có cảng biển nào tầm nhìn 100 năm. Vì thế, cảng xây xong, chỉ một thời gian ngắn là lỗi thời về quy mô, trình độ công nghệ, quản lý…
Với quy hoạch ngành, với ngành giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì lập quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ, mạng lưới đường sắt, đường cao tốc, hệ thống cảng hàng không, cảng biển, song các quy hoạch này lại được nghiên cứu độc lập, thẩm định và phê duyệt riêng rẽ. Hệ quả là hệ thống giao thông đô thị thiếu đồng bộ, gây tắc nghẽn giao thông ở thành phố lớn. Hầu hết cảng biển không phát huy được hiệu quả do các đường bộ, đường sắt dẫn ra vào cảng chậm tiến độ.
Trong khi đó, các tỉnh lập dự án quy hoạch thì đa phần đều chỉ dựa vào vốn ngân sách Nhà nước, mà quên đi yếu tố quan trọng như thể chế, nhân lực… trong khi nguồn vốn đưa ra đều khổng lồ.
Theo quy hoạch hàng không có 138 sân bay, 61 cảng hàng không sân bay, tổng vốn và 67 bãi hạ cánh dự bị. tổng mức đầu tư cho dự án hệ thống cảng hàng không giai đoạn 2001-2005 lên tới 27.000 tỷ đồng nhưng rốt cục, trong 4 năm này, ngân sách chỉ có thể bố trí được 2.510 tỷ đồng, bằng 9,26%.
“Nếu như các tỉnh lân cận có thể tự nguyện hợp tác với nhau, có thể thống nhất với nhau về vị trí đặt cảng biển, sân bay… và tổ chức mạng lưới hoạt động thì đã có thể huy động đủ tiềm lực xây dựng, duy trì hoạt động của các cảng biển, sân bay đó”, ông Bá bày tỏ.
Quyết tâm tái cơ cấu quá yếu ớt
Từ những câu chuyện trên cho thấy, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, chính cách lập quy hoạch đã gây ra sự lãng phí vốn đầu tư, làm thiệt hại các nguồn tài nguyên xã hội, làm yếu sức mạnh đầu tư tổng thể.
GS Nguyễn Quang Thái chia sẻ, 70% vốn công trong ngân sách được phân bổ về cho địa phương. Số tiền này sau khi phân về cho 63 tỉnh thành thì tiếp tục chia ra cho hàng trăm huyện, hàng nghìn xã.. với tiêu chí ưu tiên nhưng lại đòi hỏi công bằng, tức là chia đều. Các địa phương lại thường hi sinh các dự án xã hội để tập trung cho các dự án kinh tế, rất tốn kém nhưng hiệu quả không cao.
Vị chuyên gia này phân tích, vốn ngân sách thường được phân giao cho các DNNN và tổ chức kinh tế của Nhà nước tham gia cấp vốn, thực hiện đầu tư, cơ quan Nhà nước tham gia quản lý. Thực tế, ngân sách có nguồn thu chủ yếu là từ nguồn đóng thuế của dân nhưng toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án thì người dân biết rất ít. Dân khó có thể luận bàn, càng khó kiểm tra trong khi. Tóm lại, chỉ một bộ phận DNNN, cơ quan công quyền được tường tận quá trình này nhưng rốt cục, công trình kém hiệu quả, nợ nần thì người dân gánh chịu.
TS Lê Xuân Bá nói, quy định thì nhiều nhưng lại chồng chéo nhau, các văn bản chính sách lại quy định thiếu chế tài để đảm bảo làm ăn nghiêm túc. Chính sự lỏng lẻo này đã khiến người ra quyết định đầu tư sai nhưng không chịu trách nhiệm.
“Họ bảo họ dốt thì chả ai bắt tù ông dốt mà còn được cho đi học”, ông Bá nói.
Trong khi đó, theo chuyên gia Phạm Chi Lan bình luận, việc tái cơ cấu đầu tư công đã được đề ra nhưng chưa thực hiện một cách mạnh mẽ và hiệu hiệu quả”.
Phạm Huyền

29 tháng 11, 2013

CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN- TỘI ÁC CHỐNG LOÀI NGƯỜI?

Nghị quyết 1481 của Hội đồng châu Âu 
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng châu Âu (tiếng AnhParliamentary Assembly of the Council of Europetiếng PhápAssemblée parlementaire du Conseil de l'Europe), một cơ quan dân cử của 46 quốc gia châu Âu, đã có cuộc họp thường niên (bốn lần trong một năm) bỏ phiếu và thông qua (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) Nghị quyết 1481 (2006) với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người.

Tóm tắt nghị quyết:
Điều 2"…Những chế độ độc tài toàn trị cộng sản gồm khối Liên xôĐông Âu trong thế kỷ 20 và một số chế độ cộng sản hiện vẫn còn cầm quyền ở 4 nước trên thế giới, đều là những quốc gia vi phạm nhân quyền. Những vi phạm này tuy khác nhau về cấp độ văn hoá, về ranh giới quốc gia, cũng như tùy giai đoạn lịch sử nhưng đều có chung những cuộc giết người tập thể, ám sát, thủ tiêu cá nhân không cần xét xử, biến đất nước thành trại tập trung với sự đầy đọa con người về thể xác cũng như tinh thần: tra tấn, nô lệ hoá, lao động khổ sai, tù đầy, khủng bố tập thể, ngược đãi, ám sát vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính kiến; vi phạm quyền tự do tư tưởng, xúc phạm lương tâm con người, cấm tự do báo chítự do chính trị, độc tôn, độc quyền, độc đảng…" 
Điều 3: "Nhân danh chủ trương đấu tranh giai cấp và nguyên tắc chuyên chính vô sản mà các tội ác được biện minh. Sự giải thích hai nguyên tắc này đã hợp thức hóa việc 'thủ tiêu' những người bị cho là có hại cho sự xây dựng một xã hội mới: xã hội chủ nghĩa, và do đó, bị xem là kẻ thù của các chế độ độc tài toàn trị cộng sản. Hầu hết nạn nhân chế độ cộng sản chính là công dân của nước đó…". 
Điều 5: "Sự sụp đổ của những chế độ độc tài toàn trị cộng sản tại Trung và Đông Âu chưa được điều tra kỹ lưỡng bằng tổ chức quốc tế để thống kê hết tội ác của cộng sản, đặng đưa tác giả của những tội ác này ra xét xử trước cộng đồng nhân loại, như trường hợp những tội ác khủng khiếp do Đức Quốc xã gây ra trước đây…" 
Điều 9: "Các chế độ độc tài toàn trị còn lại trên thế giới vẫn tiếp tục gây tội ác. Không thể dùng quan điểm quyền lợi quốc gia để biện hộ, lấp liếm sự lên án của cộng đồng nhân loại với các tội ác của các chế độ toàn trị này. Quốc hội chung châu Âu cực lực lên án tất cả mọi vi phạm quyền con người trong các chế độ cộng sản, coi nó như là tội ác chống nhân loại…"  
Hội đồng châu Âu đã trở thành tổ chức quốc tế đầu tiên lên án các tội ác chống lại nhân loại của các chính thể cộng sản.
Kết quả cuộc bỏ phiếu:
153 thành viên đã có mặt và biểu quyết.
99 thành viên đã bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết 1481.
42 thành viên đã bỏ phiếu chống Nghị quyết 1481.
12 thành viên bỏ phiếu trắng.
 
Phản ứng đối với nghị quyết:  
- Những người ủng hộ cho rằng đây là nghị quyết sáng suốt và nhân đạo, nhân dân châu Âu, lần đầu tiên trong lịch sử, đã chính thức nhốt chủ nghĩa cộng sản và các chính thể của chủ nghĩa này trong quá khứ hay đang tại vị vào bảo tàng tội ác chống nhân loại cùng với chủ nghĩa Phát xít. Họ cũng xem đây là lời cảnh cáo cho những người tin rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ toàn thắng trên thế giới bằng còn đường chuyên chính vô sản, bạo lực cách mạng...
 - Báo Nhân Dân của Việt Nam cho đây là một âm mưu tội lỗi nguy hiểm, muốn gây rối về an ninh cho nhiều nước. Họ kêu gọi cần phải vạch trần để mọi người cảnh giác với sự lừa đảo trắng đen của một số các nhân vật cực hữu trong hội đồng này, nhóm cực hữu của Hội đồng châu Âu muốn dùng những thứ đã quá lỗi thời như bôi xấu cộng sản cốt để che giấu những mầm mống phát xít đang nảy nở và bị cánh tả lên án mạnh mẽ.
                    ...
Theo Wikipedia

Trình độ sống của người Việt còn thấp!

"Bạo lực nằm sâu trong di sản văn hoá cộng đồng. Người Việt chúng ta không có niềm tin đủ mạnh vào cái thiện, đủ để làm cho họ tránh phạm điều ác. Bạo lực chứng tỏ trình độ làm người thấp của cả cộng đồng. Chúng ta còn phải phấn đấu nhiều để vượt lên một trình độ sống khác".

Vụ clip bạo lực của nữ sinh Trần Nhân Tông chưa kịp nguội trong dư luận, thì liên tiếp nhiều vụ bạo lực học đường và tội ác xã hội với cấp độ còn cao hơn... Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn tiếp tục chia sẻ sâu hơn xung quanh chủ đề về mầm mống bạo lực trong xã hội Việt.
 Bạo lực nằm sâu trong văn hóa Việt 
Ông đặt vấn đề suy nghĩ về gốc rễ của bạo lực trong đời sống. Vậy thì, nhìn xa hơn những biểu hiện mà ta đã nói đến, thì mầm mống của bạo lực trong đời sống Việt nằm ở đâu? 
Ở ngay trong di sản văn hoá của cộng đồng. Ngay trong ca dao, tục ngữ… có những câu báo động về cách cư xử của người xưa. Nhiều câu tôi nghe từ lâu Cả vú lấp miệng em, Lấy thịt đè người, Già đòn non nhẽ…

Gần đây trong những dịp đọc linh tinh, tôi lại nhặt thêm được một câu Cả bè to hơn văn tự. Câu này đại khái có nghĩa thế mạnh vật chất là nhất, vượt lên trên mọi cam kết, mọi lẽ phải, mọi luật pháp.

Cổ tích của chúng ta cũng có không ít truyện cho thấy ẩn ức bạo lực của con người. Trong “Tấm Cám”, cô Tấm trả thù mẹ con nhà Cám rất tàn bạo. Trong ngụ ngôn “Trí khôn của ta đây”, con người lừa trói con hổ, châm lửa đốt… chỉ để khẳng định bản thân.

Đó là những biểu hiện tâm lý của thời kỳ xa xưa, có thể hiểu là thời chưa văn minh. Trên hành trình phát triển của dân tộc, những yếu tố gì khác nuôi dưỡng mầm mống bạo lực này, thưa ông?

Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước ta trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh. Hoàn cảnh chiến tranh khiến người ta coi nhẹ cái chết, coi nhẹ bạo lực. Đã đổ máu nhiều tự nhiên người ta sinh ra coi thường sự đổ máu.

Đi qua chiến tranh, chúng ta tưởng rằng mình sẽ khác, nhưng thực tế lại bước vào cuộc cạnh tranh khác. Những tiền đề bạo lực ấy hàng ngày đang được dung dưỡng, tha thứ.

Ngoài ra, tôi cho một trong những yếu tố quan trọng là người Việt chúng ta không có một thứ tôn giáo đủ mạnh, đủ để làm cho họ sợ mà tránh phạm điều ác. Cảm giác hướng thiện, cảm giác về một cuộc sống khác trong mỗi người thường rất mong manh.

Dân ta đâu có tin nhiều thần thánh! Người ta nô nức đi chùa, đi đền, không gì khác là để hối lộ thần thánh, mặc cả với thần thánh. Còn lòng nhân từ mà tôn giáo nào cũng khuyến khích lại không bắt rễ sâu sắc trong ta.

Trình độ sống của người Việt còn thấp

Quay trở lại các hiện tượng bạo lực hiện nay. Thực ra, có không ít sự vụ tương tự… chỉ có điều không “lộ sáng” dưới hình thức dễ tác động tới công chúng. Tức là, sự xuất hiện của những clip mà cả xã hội đang xôn xao kia chỉ là sự bộc lộ một tình trạng mà chúng ta chưa ý thức đầy đủ?

"Cổ tích của chúng ta cũng có không ít truyệncho thấy ẩn ức bạo lực của con người"
Đúng như vậy. Các clip bạo lực học đường này so với nhiều câu chuyện được đề cập trên báo chí hàng ngày đã ăn thua gì. Tôi được biết, trong những vụ tai nạn xe ô tô, nhiều khi tài xế cố cán cho người bị nạn chết luôn, chấp nhận bị đi tù vài năm so với việc chẳng may phải bồi thường và nuôi nạn nhân cả đời nếu họ bị tàn tật.

Bạo lực chứng tỏ trình độ làm người thấp của cả cộng đồng. Chúng ta còn rất nhiều phấn đấu để vượt lên một trình độ sống khác.

Báo chí hàng ngày cho thấy các hình thức bạo lực cũng đang bùng phát ở nhiều xã hội khác, được cho là văn minh hơn. Vậy, nói bạo lực phản ánh trình độ sống thấp của dân Việt là một khái quát vội vã?

Cố nhiên, dân mình không độc quyền trong chuyện này. Bạo lực đang hoành hành ở nhiều xã hội. Có điều, theo tôi hiểu, ta thuộc về khu vực của những nước bạo lực không chỉ phổ biến mà còn bị đẩy lên quá đáng, nhiều khi phải nói là dã man.

Bất cứ ở đâu phát triển bạo lực tức là nơi đó trình độ sống còn thấp. Ta cũng là một minh chứng rõ rệt cho quy luật đó.

Trong thái độ bạo lực đối với thiên nhiên mà ta đã nói đến, sở dĩ loại bạo lực này còn đến ngày nay, xét sâu xa ra vì ta chưa hiểu sâu sắc mối quan hệ con người với thiên nhiên. Trong công cuộc kiếm sống, tư duy hái lượm còn đang chi phối. Tư duy hái lượm nghĩa là chỉ biết ăn sẵn, lo tước đoạt thiên nhiên chứ không biết làm giầu cho thiên nhiên. Ở các xã hội phát triển hơn, lối kiếm sống này, lối tư duy này đã bị vượt qua từ lâu.

Bạo lực giữa người với người nảy sinh và tồn tại dai dẳng khi ngôn ngữ giao tiếp bất lực người ta không thể dùng lời nói để thuyết phục nhau, chia sẻ ý kiến với nhau, và quan trọng nhất là phân chia quyền lợi với nhau, đành dùng lối “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” vậy.

Sự thiếu vắng một ngôn ngữ chung hiệu qủa (ngôn ngữ theo nghĩa một công cụ giao tiếp) là dấu hiệu của trình độ sống còn thấp.

Phản ứng ầm ĩ nhưng kém hiệu quả

"Dân ta đâu có tin nhiều thần thánh! Người ta nô nức đi chùa, đi đền, không gì khác là
để hối lộ thần thánh, mặc cả với thần thánh". 
Sau mỗi vụ bạo lực, bạo hành, những cơn xúc động của dư luận bùng lên để rồi lại xẹp xuống cho đến khi lại có những vụ việc tiếp theo. Trong khi đó, xu hướng này vẫn tiếp tục. Nghĩa là những cảnh báo, báo động, kêu gọi… của chúng ta là cách phản ứng ầm ĩ nhưng lại kém hiệu quả?
Trong cách phản ứng hiện nay thấy thể hiện một khía cạnh tính cách người Việt. Chúng ta thường nông nổi, đồng bóng mà ít chịu nghĩ sâu một điều gì đó. Không riêng gì với bạo lực, cách ứng xử ấy đã bộc lộ trong nhiều trường hợp khác. Chúng ta cũng đã từng kêu ầm lên khi có hiện tượng các cô gái đi lấy chồng Hàn Quốc… Rồi có làm gì thêm đâu.

Hơn thế nữa tôi cảm thấy một xu hướng cư xử hiện nay là chúng ta thích dễ dãi với nhau bỏ qua cho nhau nhiều điều lẽ ra không thể bỏ qua. Ta không biết ngăn chặn cái ác từ lúc nó mới manh nha. Cái gốc là ta không đặt ra những yêu cầu cao với những người chung quanh, với người thân của ta, với con em ta nữa.
Nguồn: VnMedia

Người Việt sống bằng hành động nhiều hơn suy nghĩ

vnmedia.vn - 31-03-2010 15:04 
(VnMedia) -"Một đặc tính của dân Việt là sống hời hợt, thường phản ứng vội, theo phong trào, ra quyết tâm nhưng ít đi tới cùng. Quan niệm ăn sâu “nói thì dễ, làm mới khó”, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn đề cao hành động hơn suy nghĩ, không có sự nghiền ngẫm sống…".
Từ hiện tượng bạo lực trong xã hội, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chia sẻ những nhìn nhận sâu xa hơn về dân tộc tính.

Chia sẻ với ông, trong các vấn đề xã hội gây bức xúc, dư luận cũng quan tâm và lên tiếng mạnh mẽ đấy, nhưng rồi hầu như “chẳng làm thêm được gì”. Có người cho rằng, xã hội đã nhờn thuốc với những lời cảnh báo, hô hào
Vấn đề không phải nhờn thuốc, mà là chưa tìm được thuốc hiệu nghiệm.
Còn làm sao để tìm ra thuốc hiệu nghiệm? Tôi cho rằng trước khi đặt vấn đề phải giáo dục nhau thế này, phải lên án nhau thế kia… ta phải nghiên cứu hiện tượng ở bề sâu và bề rộng của nó, từ đó nhận thức cho được thực chất của hiện tượng. Phải xác định không thể nóng vội và xử lý được ngay mà cần thời gian, cần đặt vấn đề chữa trị lâu dài.

Một đặc tính của dân mình là sống hời hợt, thường phản ứng vội, theo phong trào, ra quyết tâm nhưng ít đi tới cùng. Quan niệm ăn sâu “nói thì dễ, làm mới khó”, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn đề cao hành động hơn suy nghĩ, không có sự nghiền ngẫm sống…
Thiếu sự tư duy, vì không chịu phân tích và suy xét kỹ nên trong các vấn đề, chúng ta không hiểu biết một cách thấu suốt, thực chất… khi ấy, hành động chưa thể hiệu quả.


Ý ông là, trong những vấn đề xã hội như thế, chưa nên vội dùng các loại thuốc kháng sinh như các biện pháp xứ lý, trừng phạt… mà là tìm thuốc bổ cho cơ thể?
Phải dùng cả thuốc bổ lẫn thuốc kháng sinh. Điều đầu tiên là phải tự tìm hiểu chính mình, vấn đề quan trọng nhất là tự nhận thức. Chỗ này liên quan đến quan niệm sâu xa của mỗi người về kiếp nhân sinh.
Tôi hay đọc lại Khổng Tử, và may mắn là tìm ra được một ông Khổng Tử có liên quan đến chuyện chúng ta đang bàn. Khổng Tử của tôi trước tiên là một nhà nhân học vĩ đại, với nghĩa ông rất hiểu về tiềm năng hư hỏng của con người.
Trong khi Mạnh Tử đề ra thuyết tính thiện (Nhân chi sơ tính bản thiện) thì với Khổng Tử con người có cả thiện lẫn ác. Ông luôn đặt vấn đề con người phải vượt lên trên bản năng của mình, để tốt hơn, sống cho ra người hơn. Theo nghĩa này, Khổng Tử là một triết gia rất hiện đại.
Còn chúng ta hôm nay lại quan niệm về con người quá đơn giản. Trong cách giáo dục, chúng ta luôn tự hào là nhân dân ta sống rất nhân hậu. Tôi không cho là dối trá, nhưng chúng ta ảo tưởng rằng mình nhân hậu. Có nhiều cái chúng ta làm mà không nghĩ rằng đó là bạo lực. 
ảnh minh 
họa

Phải có nghiên cứu Xã hội học bạo lực


"Phải có nghiên cứu về Xã hội học bạo lực. Với  thanh thiếu niên, phải có những chuyên đề
đi sâu vào bạo lực học đường".

Bây giờ, với trường hợp bạo lực xã hội, đặt vấn đề chữa trị lâu dài, theo ông, phải bắt đầu từ đâu?
 

Phải đưa các hiện tượng mà ta gọi là tiêu cực hiện nay thành một vấn đề cần nghiên cứu nghiêm túc.
Nhiều người nước ngoài nhận xét, thanh niên ta hiện nay khá về khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội. Các kiến thức có tính nhân văn ở các em rất đơn giản. Vì chính người lớn chúng ta cũng có chịu tìm hiểu chính mình đâu, lại càng không chịu tìm hiểu về xã hội mình đang sống. 
Ví dụ ở các nước, trong hoàn cảnh như ta, chắc chắn người ta phải có những công trình nghiên cứu tầm cỡ về tâm lý thời hậu chiến trong đó có Xã hội học bạo lực… Với  thanh thiếu niên, phải có những chuyên đề đi sâu vào bạo lực học đường.
Ở ta chẳng ai chịu chi tiền cho cán bộ khoa học làm. Bất đắc dĩ phải làm thì chỉ nhăm nhăm minh họa cho những ảo tưởng có sẵn. Những công trình nghiên cứu gọi đúng thực chất xã hội thì mang đút ngăn kéo, không cho phổ biến đến đông đảo công chúng. Thế sao gọi là nghiêm túc, là thực sự cầu thị?


Đi cụ thể vào bạo lực học đường, nhiều ý kiến tranh luận giữa vai trò và trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội… Giáo dục có trách nhiệm như thế nào trong chặng thời gian “chữa trị lâu dài” ấy, thưa ông?
Trước đây, có sách Quốc văn giáo khoa thư (do nhóm nhà giáo đứng đầu là ông Trần Trọng Kim biên soạn), là sách được dạy chính thức trong các trường học trước năm 1945. Trong loạt bài nói về tính xấu của con người có hai bài đáng lưu ý..
Một bài tả cảnh một bé gái, chơi với mèo song lại giở thói ác, kéo đuôi mèo thật mạnh khiến nó quay lại cào cho một cái thật đau. Bài kia tả một em bé trai chơi với ai chỉ tìm cách hại người ta. Cậu ta từng lấy bút của bạn ngồi cạnh đâm cho quằn đi, lấy đó làm sung sướng.
Lối soạn sách như thế này chắc đã bị nhiều nhà giáo dục của ta phản đối. Nhưng tôi cho rằng cách làm của người xưa đúng hơn. Bên cạnh việc giáo dục lòng nhân từ, chúng ta phải đưa vào chương trình phổ thông những bài học như thế này, để ngăn đe, để chống cái tàn bạo bản năng của lớp trẻ..
Khi soạn sách, phải đưa những bài văn có tính chất nuông chiều, buông thả bạo lực ra khỏi nội dung. Nếu cần phải giảng dạy những ca dao tục ngữ truyện cười, truyện cổ tích… có cài chen yếu tố bạo lực như đã nói, không nên lảng tránh mà cần chỉ rõ đây là những di lụy của thời xưa, ngày nay ta biết để tránh.
Sở dĩ tôi có đề nghị như vậy vì thấy gần đây, sau những cảnh bạo lực trong học sinh, người ta chỉ nói tới vai trò của thầy giáo cô giáo. Phải luôn luôn quan tâm tới các em, phải biết ngăn chặn các em… Tất cả những cái đó là đúng nhưng chưa đủ.
Toàn ngành giáo dục phải vào cuộc với nghĩa cả những người định ra nội dung chương trình giảng dạy, cả những người soạn sách giáo khoa cũng phải có mặt.

Truyền thông cũng phải trở thành trường học

ảnh minh họa
Trước khi đặt vấn đề phải giáo dục nhau thế này, phải lên án nhau thế kia… ta phải
nghiên cứu hiện tượng ở bề sâu và bề rộng

Truyền thông và các hoạt động nghệ thuật có vị thế là có khả năng ảnh hưởng tương đối. Theo ông, thì vai trò của họ trong vấn đề này, như thế nào?

Truyền thông hiện nay cũng phải trở thành một thứ trường học. Cần lôi cuốn các nhà nghiên cứu cơ bản tham gia phát biểu về các vấn đề thời sự. Rộng hơn từng hiện tượng lẻ, cần khai thác các ngành xã hội học trong việc tìm hiểu con người Việt xã hội Việt. Vấn đề không phải nói cái tốt hay cái xấu, mà là nói thực chất. Nói đúng thực chất thì tự nhiên có người nghe.
Với tư cách một người phê bình văn học, điều cuối cùng tôi muốn nói là trước tình trạng đạo đức xã hội như hiện nay, những người làm công việc văn chương tinh thần cũng nên tự vấn lương tâm của mình, nên nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm. Vì làm giáo dục một cách mòn sáo thất bại, nghệ thuật đang nghiêng về phía giải trí “mua vui” cho thiên hạ, tuy như ta thấy, chiều nịnh công chúng rút cục là làm hại công chúng.
Xin cảm ơn ông.


Minh Phương (thực hiện)

Bảo bối của ông Dũng lò vôi đi kiện Chủ tịch Bình Dương

Đến nay, dư luận lùm xùm trên báo chí xung quanh chuyện ông Huỳnh Uy Dũng, chủ khu du lịch (KDL) Đại Nam tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vẫn đang được cơ quan chức năng xác minh.

Để độc giả tường tận hơn về vụ tố cáo này, xin cung cấp thêm nhiều tình tiết hấp dẫn cốt lõi của vụ tố cáo này.  Theo hồ sơ vụ việc, mấu chốt vủa vụ ông Huỳnh Uy Dũng tố cáo ông Lê Thanh Cung lên Thủ tướng Chính phủ bắt đầu từ một quyết định có dấu hiệu trái luật của UBND tỉnh vào năm 2008.
Bình-Dương, Huỳnh-uy-dũng, Dũng-lò-vôi, chủ-tịch, Lê-Thanh-Cung, Kiện kiện-cáo, Thủ tướng, Sóng-Thần
Khu công nghiệp Sóng Thàn, tâm điểm kiện cáo giữa ông Huỳnh Uy Dũng và Chủ tịch Bình Dương
Từ một công văn bất thường của tỉnh
Ông Huỳnh Uy Dũng (còn được biết dưới cái tên Dũng “lò vôi”) là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam. Sau khi trở thành chủ đầu tư khu công nghiệp Sóng Thần 3, Công ty Đại Nam đã lần lượt được tỉnh giao đất để đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng.
Theo quyết định thành lập và phê duyệt khu công nghiệp Sóng Thần 3 (rộng 533 hecta) do UBND tỉnh ban hành năm 2006, một phần đất trong khu công nghiệp (hơn 71 hecta) là đất hành chính – dịch vụ, kho bãi và khu ở. Trong đó, hơn 61/71 hecta này là khu ở. Thời hạn hoạt động của dự án bằng thời hạn giao đất: 50 năm.
Gần hai năm sau, vào ngày 7.7.2008, bất ngờ một phó chủ tịch UBND tỉnh ban hành một quyết định cho phép Công ty Đại Nam thay đổi thời hạn sử dụng phần đất khu ở thành “đất ở”, thời hạn giao đất là lâu dài.
Quyết định của tỉnh đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hơn 61 hecta, vốn là đất sản xuất kinh doanh - một bộ phận cấu thành trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 - thành “đất ở”.
Khác với các quy định về thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp (thường khoảng 50 năm), quyết định này đã cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hơn 61 hecta, vốn là đất sản xuất kinh doanh - một bộ phận cấu thành trong khu công nghiệp - thành “đất ở”. Nhà quản lý buộc nhà đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất ở (cao gần gấp đôi so với đất giao làm khu công nghiệp) và đã chỉnh lý sổ đỏ cho Công ty Đại Nam.
Chính từ quyết định này đã gây nên mọi rắc rối, tranh cãi giữa Công ty Đại Nam và UBND tỉnh Bình Dương: góp vốn hay phân lô bán nền, duyệt hay không duyệt quy hoạch chi tiết 1/500…
Cho chuyển mục đích sử dụng sai, "trói" quy hoạch chi tiết
Với góc độ là nhà đầu tư, sau khi đã làm đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, được giao (có sổ đỏ đất ở) và xây dựng xong hạ tầng, chủ đầu tư có đủ quyền theo quy định của Luật Đất đai: chuyển nhượng, góp vốn, cho thuê…
Việc Công ty Đại Nam phân ra hơn 2.600 lô đất (khoảng 32 hecta) và chuyển nhượng cho nhân viên của mình trong khu công nghiệp Sóng Thần 3 bằng hình thức “góp vốn” tổng cộng hơn 400 tỉ đồng, sau khi xây dựng xong hạ tầng, chẳng có gì là sai luật.
Một bước nữa để biến những lô đất thành nhà cửa, công trình, Công ty Đại Nam phải lập (và thực tế công ty này đã làm) và được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500.
Theo quy định pháp luật về xây dựng, trước khi muốn xây dựng công trình trên khu hành chính - dịch vụ, kho bãi và khu ở, Công ty Đại Nam phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 và được UBND tỉnh phê duyệt.
Tuy nhiên, khi Công ty Đại Nam được thay đổi mục đích sử dụng khu đất này (từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở) vào năm 2008, UBND tỉnh không thể duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 cho Công ty Đại Nam. Bởi lẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2008 đã trái với quyết định thành lập và phê duyệt dự án khu công nghiệp Sóng Thần 3 mà tỉnh đã ký trước đó.
Nói cách khác, tỉnh Bình Dương không thể phê duyệt quy hoạch khi đất bị sử dụng sai mục đích từ đất công nghiệp sang đất ở.
(Theo Motthegioi)

Xin đừng '' chỉ đạo làm rõ '' nữa.

Mỗi khi trong xã hội xảy ra một vụ việc gì gây bức xúc trong dư luận, khi dư luận lên gần đỉnh điểm của sự phẫn nộ. Thế nào cũng có một quan chức cấp cao, thậm chí là rất cao đứng ra phán - cần phải làm rõ, quyết liệt làm rõ, phải xem xét trách nhiệm, không bao che.....


Những vụ xa xôi như vụ sập cầu Cần Thơ, chìm tàu, đắm đò.....xa xôi chả nói làm gì. Dù người chết mộ còn chưa xanh cỏ mà nói '' xa xôi '' cũng bởi nhiều vụ liên tiếp xảy ra quá. Nên chỉ nói vụ gần.

Vụ nổ kho pháo trên Phú Thọ, dư luận ầm ĩ. Bí thư tỉnh ủy vào cuộc, rồi bộ trưởng quốc phòng vào cuộc chỉ đạo làm rõ. Kết cục là gì, là chìm xuồng. Nguyên nhân được làm rõ là '' có thể là ''

- Pháo hoa tự gây nổ.

Vụ trẻ em tiêm vắc xin chết , bộ y tế vào cuộc chỉ đạo làm rõ. Nguyên nhân '' không loại trừ khả năng''

- Sốc phản vệ.

Vụ án oán của ông Chấn Bắc Giang đang được chỉ đạo làm rõ, nguyên nhân thì chưa đưa ra kết quả. Nhưng có ông tiến sĩ đã lên báo phong phanh dạm tinh thần dư luận trước là .

- Một phần cũng do ông Chấn tự nhận tội mới thành thế.

Vụ xả lũ thủy điện chết hàng chục mạng người, thiệt hại của nhân dân hàng chục tỷ, nhiều gia đình táng gia bại sản sau khi được đề nghị làm rõ thì là do chưa biết, nhưng việc xả lũ là do đúng quy trình. Lúc lũ nhiều nhất dân chết ít, sau lũ dân chết nhiều.

Trích lời PTT Hoàng Trung Hải trả lời phóng viên.

''  Tại sao thông tin truyền đạt đến mọi người như vậy nhưng số lượng người chết vẫn nhiều?

Tôi đã yêu cầu các địa phương làm rõ việc này. Họ nói rằng khi lũ về mạnh thì số người chết lại ít nhất, những vùng ngập sâu, ngập nặng thì lại không chết nhiều bằng những vùng ngập ít hơn và lũ nhẹ. Không những thế, người chết sau lũ lại nhiều hơn, tức lũ xuống rồi, đang giảm rồi, dân ra đi làm đồng, nhặt con cá, con tôm, hay đi giúp đỡ nhau… đều rất đáng tiếc.''



Ầm ĩ nhất là vụ Vinashin thất thoát hàng chục nghìn tỷ ( có lúc nói hơn trăm nghìn) sau khi chỉ đạo quyết liệt làm rõ sai phạm thì Vinashin biến mất bởi đòn tái cơ cấu, số nợ của tập đoàn này để lại cho đất nước gánh chịu.

Tìm kiếm cụm từ '' chỉ đạo làm rõ '' trên trang tìm kiếm google thấy kết quả thật kinh hoàng


Khoảng 70.700.000 kết quả (0,15 giây) 
Bảy mươi triệu bảy trăm nghìn kết quả, con số thật ấn tượng cho một cụm từ. Điều đó có nghĩa có vô số muôn vàn cái câu '' chỉ đạo làm rõ '' được ban bố, được nhắc đến như là một sự nghiêm túc của chính quyền khi làm việc. Thậm chí nó còn như một sự ban ơn nữa.

Nhưng thử hỏi bao nhiêu phần triệu trong số đó có được kết quả  làm rõ thỏa lòng người dân.

Nước có phép nước, có luật pháp, có hiến pháp, có các bộ máy ban ngành đầy đủ chức năng. Việc sai phạm xảy ra, cơ quan nào có trách nhiệm tự khắc cơ quan đó phải vào cuộc giải quyết giải quyết. Tại sao phải cần '' chỉ đạo làm rõ '' . Chả lẽ không có chỉ đạo thì không cơ quan chức năng nào làm rõ hay sao.? Nhiều quốc gia đã có lúc vô chính phủ hay chính phủ ngừng hoạt động, nhưng các bộ máy công quyền, cơ quan chức năng vẫn làm việc tốt mà không cần thành viên chính phủ nào đứng ra chỉ đạo làm rõ cả. 

Vậy ''chỉ đạo làm rõ '' ở nước ta là để làm gì.?

Xin thưa, là để tìm ra một nguyên nhân nào đó khiến dư luận cứng họng, khiến không kẻ nào có thể phê phán được người có trách nhiệm. '' Chỉ đạo làm rõ '' nguyên nhân sự việc nói một cách dễ hiểu là chỉ đạo tìm nguyên nhân nào đó để vụ việc chìm xuồng. Chấm dứt sự bàn tán của dư luận.

Bởi thế 260 kg ma túy đi vào VN, đóng vào thùng loa, phủ socola, đưa qua các khâu kiểm tra rồi lên máy bay ra nước ngoài. Sau khi được '' chỉ đạo làm rõ '' thì nguyên nhân là tại máy soi hỏng đúng hôm đấy.?

Đã bao lần dư luận bùng lên  phẫn nộ, rồi dịu xuống khi thấy một quan chức cấp cao đứng ra hò hét '' chỉ đạo làm rõ ''. Rồi sau đó kết quả làm rõ là một sự tẽn tò cho những người bức xúc.

Chúng ta ( những người dân ) hãy thử ngẫm xem, bao nhiêu lần quan chức cao cấp của đất nước này hò hét '' chỉ đạo làm rõ '' và bao nhiêu phần triệu trong số đó được làm rõ một cách khách quan.

Có lẽ đến lúc phải chắp tay lạy các ông chính phủ, xin ông đừng chỉ đạo làm rõ nữa, chúng tôi biết nguyên nhân rồi, khổ lắm, nói mãi.

Đám đông lao ra hôi tiền rơi trên quốc lộ 1A

Một xấp tiền 100.000 đồng của một người dân rớt xuống đường bị gió thổi bay tứ tung. Chỉ trong tích tắc, một đoàn người từ lề đường nhào ra nhặt tạo nên cảnh hỗn loạn. Video do độc giả An Huỳnh chia sẻ.

Sự việc diễn ra vào lúc 12h40 ngày 29/11, trên Quốc lộ 1, gần chợ Đầu Mối (quận Thủ Đức, TP HCM). Một người đàn ông (đội mũ lưỡi trai) rơi một xấp tiền 100.000 đồng xuống đường, bị gió thổi bay tứ tung. Chỉ trong tích tắc, hàng chục người từ lề đường nhào ra nhặt. Thậm chí cả tài xế và lơ xe tải cũng dừng lại giữa đường đang lưu thông để lượm tiền, tạo nên một khung cảnh hỗn loạn.
Trong số hàng chục người đó, tôi thấy chỉ có duy nhất một anh tài xế của xe khách là dừng xe, nhảy xuống phụ lượm tiền đưa lại cho người chủ.
11-9614-1385740413.jpg
12-2690-1385740413.jpg

An Huỳnh Vnexpress


28 tháng 11, 2013

Ảnh nude tuyệt đẹp của hotgirl Hani Nguyễn


Tác giả: Minh Anh Hoàng


KDMình được bạn bè vừa gửi cho những tấm ảnh nude, theo mình là rất đẹp. Xin đưa lên Blog để bạn đọc cùng chiêm ngưỡng. Cảm ơn bạn bè yêu quý luôn chia sẻ  :D  
Giới thiệu tác phẩm nude đáng chú ý của hot girl Hani Nguyễn. Bộ ảnh được cung cấp độc quyền cho chuyên trang ĐẸP+
Nghệ thuật nude, body painting vẫn còn nhiều bàn tán, tranh luận tại Việt Nam. Những tác phẩm thật sự đẹp và ấn tượng không nhiều. Khi cung cấp bộ ảnh độc quyền cho chuyên trang ĐẸP+, Hani cũng chia sẻ rằng đây chỉ là 20% số ảnh nude cô cùng ekip đã thực hiện. Nếu bộ ảnh gây phản cảm với mọi người thì Hani sẽ cất giữ số ảnh còn lại cho riêng mình. Nhưng nếu số đông ủng hộ cô sẽ tiếp tục chia sẻ thêm nhiều hình ảnh thú vị.  
Mẫu teen Hani Nguyễn đã thể hiện được hình ảnh nude 
hiền lành, mang vẻ ngọt ngào của những câu chuyện thần tiên…

Nghị trường ấn tượng... những phát ngôn


Nghị trường ấn tượng... những phát ngôn

“Bao nhiêu thỏ thành gấu?”, “Nghị quyết gối đầu giường”, “Chúng ta đang nói về chúng ta!”, “ĐBQH nói gì thì nói trừ tham nhũng”… Nghị trường năm nay ấn tượng vì tràn ngập những phát ngôn… ấn tượng.
Bao nhiêu con gấu bị tuyên là thỏ?
Ấn tượng nhất là câu hỏi chất vấn Chánh án TAND Tối cao của ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền “Liệu có bao nhiêu con gấu bị tuyên là thỏ?”.
Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga nói về “Suy đoán có tội”, đại kỵ của ngành tư pháp - với chánh án: “Nếu không đủ căn cứ kết luận ông Nguyễn Thanh Chấn phạm tội thì phải đình chỉ điều tra ngay, không phụ thuộc vào kết quả điều tra Lý Nguyễn Chung, tuyệt đối không được dùng nguyên tắc suy đoán có tội theo hướng không chứng minh được tên Chung phạm tội thì chính là ông Chấn”.
Điều đáng buồn, chánh án thậm chí còn không biết thế nào là “gấu bị tuyên là thỏ”!
Chúng ta đang nói về chúng ta!
“Quy hoạch thủy điện mang tính đặc thù... Đây là quy hoạch của cả nước chứ không riêng của Chính phủ, hay của Bộ Công Thương. Chúng ta đang nói về chúng ta, chứ không phải nói về Chính phủ hay về bộ ngành này, bộ ngành khác” - Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng phát biểu về quy hoạch thủy điện. Phát biểu này, sau đó ĐBQH là ông Ngô Văn Minh bình luận: “Chắc chắn là hầu hết đại biểu Quốc hội chúng ta không hiểu nổi. Chính tôi không hiểu nổi. Bộ trưởng nói “chúng ta nói về chúng ta” và nhắc đi nhắc lại mấy lần. Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì”.
Nghị quyết “gối đầu giường”
Hai lần bị truy về thực trạng chạy chức, chạy quyền trong chính ngành nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời: “Do đây là vấn đề nhạy cảm, tế nhị, chúng tôi đã đọc kỹ các văn kiện của Đảng. Báo cáo chính trị tại ĐH Đảng XI đánh giá cán bộ là khâu yếu, tình trạng chạy chức, chạy quyền chưa được khắc phục... Chúng tôi coi đây là tài liệu gối đầu để nghiên cứu giải pháp khắc phục”!
Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới
“Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc 1 tuần với FBI, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Nguyễn Đình Quyền trả lời phỏng vấn xung quanh vụ án oan 10 năm ở Bắc Giang.
Ra ngõ gặp kẻ cướp
“Tôi băn khoăn khi đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm và thực tế, chưa bao giờ lòng dân bất an như lúc này. Cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản... Tôi giật mình khi nghe anh ấy nói hiện tượng của Dương Chí Dũng không phải là cá biệt” - phát biểu của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của QH Bùi Đặng Dũng.
Sự đơn độc của ngành y tế…
“Sự đơn độc của ngành y tế trong việc giáo dục và nâng cao y đức sẽ không thể xây dựng một đội ngũ cán bộ thầy thuốc giỏi y thuật, sáng về y đức” - Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền.
Đối với vụ Cát Tường, bà cho biết đó là “sự mất nhân tính chứ không chỉ là đạo đức ngành y, nó đã gây đau đớn cho tất cả ngành y, tất cả cán bộ y tế đều không tin đó là sự thật. Chúng tôi cảm nhận sâu sắc là y đức là vấn đề rất lớn. Mong đại biểu và cử tri có cái nhìn khoan dung và toàn diện hơn, bởi hằng năm với khối lượng rất lớn các ca khám - chữa bệnh thì chắc chắn có tai biến...”.
Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng!
“Khi có tham nhũng xảy ra, chính người đứng đầu lại chỉ đạo, biến báo, nhào nặn số liệu, làm phép thuật để tham nhũng chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ suất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở, hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn. Vì thế, nhiều người nói: Xung quanh chúng ta toàn đồng chí tốt, “bộ phận không nhỏ” là ở cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác. 
Có vị đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp QH, lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ lưỡng, muốn phát biểu gì cũng được trừ phát biểu về tham nhũng, vì nếu phát biểu, khi còn cơ chế xin - cho, mình xin... ai cho... Thế là tiếng nói chống tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn QH” - ĐBQH Lê Như Tiến phát biểu về chống tham nhũng.
“Vinacho”, “Vinachia”…
“Vinashin đã là thảm họa. Nhưng nguồn gốc thảm họa là “Vinacho”, và bên cạnh là “Vinachia”. Chia như thế nào? Đấy là sự thỏa hiệp ngầm, thỏa hiệp đen để bòn rút cái tài sản nhà nước” - ĐBQH Dương Trung Quốc bình luận về Vinashin.
Mỗi phút QH họp tốn 2 triệu đồng
“Trong buổi tập huấn cách đây 1 năm, một chuyên gia cho biết 1 phút họp của các đại biểu tại hội trường là Nhà nước phải bỏ ra 2 triệu đồng. Như vậy, bình quân một ngày họp mất 1 tỉ đồng” - ĐBQH Trần Quốc Tuấn phát biểu trong phiên thảo luận về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Theo Đào Tuấn
Lao Động