Muốn chống được tham nhũng thì không thể hô hào, gào thét suông theo kiểu "ném chuột sợ vỡ bình" mà phải áp dụng các biện pháp cụ thể sau:
1. Tam quyền phân lập
Các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp phải hoạt động độc lập, không phụ thuộc, không chi phối lẫn nhau.
2. Luật pháp nghiêm minh
Quốc hội soạn thảo, hoàn thiện Luật phòng- chống tham nhũng mới.
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật (không kể công, không lợi dụng có thân nhân tốt, không phân biệt là quan chức hay thường dân...)
3. Tuyển chọn lại nhân sự Phòng- chống tham nhũng.
Thành lập lực lượng Cảnh sát chống tham nhũng.
4. Mọi công dân được quyền tham gia phòng- chống tham nhũng, giám sát các cơ quan- tổ chức nhà nước, được biểu dương và trích thưởng từ 10- 30% số tiền thu được từ thành tích chống tham nhũng.
5. Trả lương hợp lý, xứng đáng cho đội ngũ làm công tác chống tham nhũng.
Phạt nặng đến tử hình các tội liên quan đến tham nhũng, quy ra tiền từ 500 triệu đồng trở lên.
6. Công khai, minh bạch tất cả các khoản chi phí công.
7. Hai năm một lần dân bỏ phiếu tín nhiệm các cơ quan, tổ chức nhà nước, nếu độ tín nhiệm dưới trung bình thì cảnh cáo hoặc cách chức người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó.
8. Thực hiện tự do báo chí, tự do ngôn luận để truyền thông, cộng động mạng tuyên truyền, tố cáo các hành vi tham nhũng, phản ánh thực tế công tác phòng chống tham nhũng.
Tuyên truyền, giáo dục công tác Phòng- Chống tham nhũng.
9. Bảo vệ các thành viên tham gia chống tham nhũng. Xử lý, phạt nặng các hành vi bao che, đồng lõa với tham nhũng.
Tự thú, giao trả tài sản, tang vật, khai báo các thủ đoạn tham nhũng... được giảm tội đến tha bổng theo các điều khoản của luật định.
10. Hợp tác với quốc tế chống tham nhũng.
Phạm Văn Hải
1. Tam quyền phân lập
Các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp phải hoạt động độc lập, không phụ thuộc, không chi phối lẫn nhau.
2. Luật pháp nghiêm minh
Quốc hội soạn thảo, hoàn thiện Luật phòng- chống tham nhũng mới.
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật (không kể công, không lợi dụng có thân nhân tốt, không phân biệt là quan chức hay thường dân...)
3. Tuyển chọn lại nhân sự Phòng- chống tham nhũng.
Thành lập lực lượng Cảnh sát chống tham nhũng.
4. Mọi công dân được quyền tham gia phòng- chống tham nhũng, giám sát các cơ quan- tổ chức nhà nước, được biểu dương và trích thưởng từ 10- 30% số tiền thu được từ thành tích chống tham nhũng.
5. Trả lương hợp lý, xứng đáng cho đội ngũ làm công tác chống tham nhũng.
Phạt nặng đến tử hình các tội liên quan đến tham nhũng, quy ra tiền từ 500 triệu đồng trở lên.
6. Công khai, minh bạch tất cả các khoản chi phí công.
7. Hai năm một lần dân bỏ phiếu tín nhiệm các cơ quan, tổ chức nhà nước, nếu độ tín nhiệm dưới trung bình thì cảnh cáo hoặc cách chức người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó.
8. Thực hiện tự do báo chí, tự do ngôn luận để truyền thông, cộng động mạng tuyên truyền, tố cáo các hành vi tham nhũng, phản ánh thực tế công tác phòng chống tham nhũng.
Tuyên truyền, giáo dục công tác Phòng- Chống tham nhũng.
9. Bảo vệ các thành viên tham gia chống tham nhũng. Xử lý, phạt nặng các hành vi bao che, đồng lõa với tham nhũng.
Tự thú, giao trả tài sản, tang vật, khai báo các thủ đoạn tham nhũng... được giảm tội đến tha bổng theo các điều khoản của luật định.
10. Hợp tác với quốc tế chống tham nhũng.
Phạm Văn Hải