4 năm con gái đi học trên thành phố là từng ấy năm bố phải khuân gạch, xách vữa. Con cứ nghĩ thời gian làm cho bố ngày càng yếu hơn, tóc bố ngày càng bạc đi mà không biết chính lao động vất vả đã vắt kiệt sức của bố.
Bố của con ơi! Khi nhận tiền lương, đứa bạn con mua ngay cho mẹ hộp sữa, mua tặng bố đôi quần sóc. Con gái của bố, khi nhận lương, đầu tiên là sắm vài ba cái váy áo, mua đôi giầy, sau đó là rủ tụi bạn đi ăn uống, chơi bời. Con gái của bố chẳng hề nghĩ đến gia đình, bố mẹ, càng không biết rằng bố khi nhận khoản tiền lương làm thuê ít ỏi hàng tháng đều phải chắt chiu để trả món nợ khổng lồ những năm nuôi con ăn học.
Bạn con đi học đứa nào cũng có laptop ngon, điện thoại xịn, xe máy đẹp bởi vì bố của họ người làm công an, người làm bác sỹ, người làm giám đốc. Con gái bố lên thành phố học với chiếc xe đạp cà tàng mang từ quê lên, cái điện thoại tàu cũ kỹ xin lại và máy tính xách tay còn là một niềm ao ước xa vời.
Con nhiều lúc tự hỏi một câu thật ngốc: Bố của con làm nghề gì vậy"? Đó là câu hỏi mọi người trên thành thị hay hỏi con. Bố có biết con trả lời thế nào không? Con nói rằng: "Bố của con làm trong ngành xây dựng". Ai cũng nghĩ bố là kỹ sư cầu đường hay ông cai thầu công trình. Con im lặng cho mọi người nghĩ vậy, nhẹ lòng khi mọi người không ai biết nghề thực sự của bố.
Con biết rõ một tháng 30 ngày, một năm 12 tháng và từng ấy năm trời, bố làm gì, ở đâu. Bố khuân gạch trộn vữa, vác xi măng, đội đá lệch vai, thậm chí bố còn làm xe kéo chở biết bao nhiêu vôi cát, sắt thép giữa những ngày hè oi ả, những ngày đông lạnh căm căm và giữa công trường xây dựng đầy bụi bặm, tiếng ồn. Từng ấy công việc cũng đủ miêu tả một nghề, vậy mà con từng không dám, không muốn gọi tên cái nghề nặng nhọc mà bố đã làm để nuôi con.
Con học giỏi nên nhiều chữ quá đây mà, không cả biết cái từ “phụ hồ” nghĩa là gì nữa. Con nghĩ nghề ấy tầm thường, thấp bé nên ngại ngùng chẳng bao giờ dám khoe, dám kể với bạn bè. Con đâu biết rằng được như ngày hôm nay là nhờ biết bao mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu của bố đã đổ xuống công trường kia.
4 năm con gái đi học trên thành phố là từng ấy năm bố phải khuân gạch, xách vữa. Con cứ nghĩ thời gian làm cho bố ngày càng yếu hơn, tóc bố ngày càng bạc đi mà không biết chính lao động vất vả đã vắt kiệt sức của bố. Hàng tháng, tiền học phí, tiền nhà trọ, tiền ăn tiền tiêu vặt của con gái đều rút ra từ đồng tiền lương làm thuê còm cõi của bố chứ đâu. Bữa cơm của con mà không có thịt cá thì con nhăn mặt chẳng chịu ăn. Bữa cơm của bố chỉ có rau muống già, nước mắm và đậu phụ, bố vẫn ăn thật ngon lành.
Con nhiều lúc tự hỏi một câu thật ngốc: Bố của con làm nghề gì vậy"? Đó là câu hỏi mọi người trên thành thị hay hỏi con. Bố có biết con trả lời thế nào không? Con nói rằng: "Bố của con làm trong ngành xây dựng". Ai cũng nghĩ bố là kỹ sư cầu đường hay ông cai thầu công trình. Con im lặng cho mọi người nghĩ vậy, nhẹ lòng khi mọi người không ai biết nghề thực sự của bố.
Con biết rõ một tháng 30 ngày, một năm 12 tháng và từng ấy năm trời, bố làm gì, ở đâu. Bố khuân gạch trộn vữa, vác xi măng, đội đá lệch vai, thậm chí bố còn làm xe kéo chở biết bao nhiêu vôi cát, sắt thép giữa những ngày hè oi ả, những ngày đông lạnh căm căm và giữa công trường xây dựng đầy bụi bặm, tiếng ồn. Từng ấy công việc cũng đủ miêu tả một nghề, vậy mà con từng không dám, không muốn gọi tên cái nghề nặng nhọc mà bố đã làm để nuôi con.
Con học giỏi nên nhiều chữ quá đây mà, không cả biết cái từ “phụ hồ” nghĩa là gì nữa. Con nghĩ nghề ấy tầm thường, thấp bé nên ngại ngùng chẳng bao giờ dám khoe, dám kể với bạn bè. Con đâu biết rằng được như ngày hôm nay là nhờ biết bao mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu của bố đã đổ xuống công trường kia.
4 năm con gái đi học trên thành phố là từng ấy năm bố phải khuân gạch, xách vữa. Con cứ nghĩ thời gian làm cho bố ngày càng yếu hơn, tóc bố ngày càng bạc đi mà không biết chính lao động vất vả đã vắt kiệt sức của bố. Hàng tháng, tiền học phí, tiền nhà trọ, tiền ăn tiền tiêu vặt của con gái đều rút ra từ đồng tiền lương làm thuê còm cõi của bố chứ đâu. Bữa cơm của con mà không có thịt cá thì con nhăn mặt chẳng chịu ăn. Bữa cơm của bố chỉ có rau muống già, nước mắm và đậu phụ, bố vẫn ăn thật ngon lành.
Để con được sống bằng bạn bằng bè trên thủ đô, bố đã chắt chiu từng đồng, từng xu để gửi, vậy mà bố không chỉ nuôi con, còn nuôi em học hành tử tế. Cái cổng đổ bê tông, sân lát gạch đỏ chót, bờ tường bao quanh nhà, rồi bao nhiêu đồ đạc trong gia đình, tuy chẳng to tát như nhà ai nhưng tất cả đều một tay bố làm nên. Bố làm nghề phu hồ thôi mà sao bây giờ con gái mới nhận ra bố làm được rất nhiều cho gia đình mình. Bố chẳng phải ông nọ bà kia, vậy mà vẫn là trụ cột, là chỗ tựa vững chắc về mọi mặt cho mẹ con chúng con.
Con gái bố bây giờ về quê, nhìn sổ chấm công làm thuê của bố dày đặc dấu tích ngày công. Lẽ ra con phải mừng vui vì tháng này bố làm được nhiều tiền hơn, nhưng lòng con buồn lắm, xót lắm. Tuy con chẳng thấm thía hết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của bố đã trộn với gạch với vữa, nhưng cũng phần nào hiểu được nghề phụ hồ vĩ đại, cao cả thế nào rồi. Chỉ mong sao, thôi thì một tháng có 30 ngày, ông trời sẽ đổ mưa 15 ngày, 15 ngày còn lại, bố được ở nhà nghỉ ngơi, để sổ công của bố không còn dày đặc những dấu tích nữa. “Nghề nghiệp chẳng tạo nên sự cao quý cho con người mà chính con người tạo nên sự cao quý cho nghề nghiệp”. Bố của con ơi, con gái cảm ơn bố nhiều lắm.
Con gái bố bây giờ về quê, nhìn sổ chấm công làm thuê của bố dày đặc dấu tích ngày công. Lẽ ra con phải mừng vui vì tháng này bố làm được nhiều tiền hơn, nhưng lòng con buồn lắm, xót lắm. Tuy con chẳng thấm thía hết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của bố đã trộn với gạch với vữa, nhưng cũng phần nào hiểu được nghề phụ hồ vĩ đại, cao cả thế nào rồi. Chỉ mong sao, thôi thì một tháng có 30 ngày, ông trời sẽ đổ mưa 15 ngày, 15 ngày còn lại, bố được ở nhà nghỉ ngơi, để sổ công của bố không còn dày đặc những dấu tích nữa. “Nghề nghiệp chẳng tạo nên sự cao quý cho con người mà chính con người tạo nên sự cao quý cho nghề nghiệp”. Bố của con ơi, con gái cảm ơn bố nhiều lắm.
Thơ ( Văn nghệ chủ nhật )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét