Trang

1 tháng 5, 2014

Sách giáo khoa về ngày 30/4 và Hoàng Sa


Ngày 30/4/1975
Lực lượng miền Bắc vào Sài Gòn nhưng không tấn công ra Hoàng Sa năm 1975
Có ý kiến nói Việt Nam có thể cần coi lại câu chữ khi gọi ngày 30/4 năm 1975 là ngày 'giải phóng hoàn toàn miền Nam' và 'thống nhất toàn vẹn lãnh thổ' trong sách giáo khoa vì Hoàng Sa vẫn bị Trung Quốc 'chiếm đóng' từ 1974.
Đây có thể là chi tiết mà Trung Quốc có thể 'lợi dụng' trong lập luận của nước này để nói về chủ quyền của họ ở Hoàng Sa, theo tiến sỹ Vũ Quang Hiển, chuyên gia lịch sử Đảng Cộng sản từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mặt khác, có vẻ như trong khi 'giải phóng miền Nam', 'thống nhất đất nước' các nhà lãnh đạo Việt Nam vào khi đó đã không có chỗ cho một tư duy chiến lược thể hiện ở việc 'lấy lại quần đảo Hoàng Sa', vẫn theo sử gia.
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 30/4/2014, đúng 39 năm sau sự kiện chấm dứt cuộc chiến Việt Nam kéo dài hàng chục năm, ông Vũ Quang Hiển nói:
"Tuy nhiên, cũng chưa giải phóng hoàn toàn đất nước bởi vì bắt đầu có sự can thiệp của phía bên ngoài vào vùng đảo, cũng như biển của Việt Nam, và cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền vẫn còn phải tiếp tục bằng những biện pháp khác"
PGS. TS. Vũ Quang Hiển
"Nếu các học giả bên ngoài có bàn đến là chưa triệt để thì tôi nghĩ là người ta có cái lý đúng của người ta, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là phải sửa chữ 'chỉ thống nhất cơ bản', thì nó lại gợi ra cái điều là đúng là còn một chút nữa còn chưa thống nhất hoàn toàn được,
"Ý là muốn nói như vậy, tôi nghĩ đấy là vấn đề câu chữ, các nhà khoa học có thể cân nhắc và thấy nếu là diễn đạt hợp lý, tôi nghĩ có một sự diễn đạt hợp lý hơn nghĩa là đã hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ, theo tinh thần Hiệp định Geneva 1954,"
"Tuy nhiên, cũng chưa giải phóng hoàn toàn đất nước bởi vì bắt đầu có sự can thiệp của phía bên ngoài vào vùng đảo, cũng như biển của Việt Nam, và cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền vẫn còn phải tiếp tục bằng những biện pháp khác."
"Tôi nghĩ đó là một câu chuyện mà chúng ta có thể sòng phẳng để bàn chứ không phải có vấn đề gì lớn."

'Trung Quốc sẽ lợi dụng?'

Trước câu hỏi liệu Trung Quốc hiện nay có thể nhân chi tiết này của Việt Nam mà 'lợi dụng' trong việc biện minh cho 'chủ quyền và quyền chủ quyền' của họ trên quần đảo Hoàng Sa vốn bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ tay binh sỹ của chính quyền Sài Gòn vào tháng 1/1974 hay không, ông Hiển nói:
"Đối với Trung Quốc, tôi nghĩ rằng tất cả những gì mà họ có thể lợi dụng, để có sự giải thích nhằm bảo vệ quyền lợi của họ, tức là ý đồ của Trung Quốc ở trên Biển Đông, cũng như đối với hai quần đảo này (Hoàng Sa và Trường Sa), Trung Quốc đều đã làm,"
"Chúng ta đều biết họ đã làm điều này nhiều, trên nhiều bình diện, chứ không phải chỉ là đến bây giờ chúng ta mới biết, điều này là từ lâu lắm rồi, chúng ta đều biết việc đó."
Hôm thứ Ba, trước câu hỏi liệu sách giáo khoa cũng như các tài liệu chính thức của Việt Nam có nên được biên tập và viết lại để nêu rõ rằng ngày 30/4 mới chỉ 'thống nhất cơ bản lãnh thổ', chứ không phải là 'toàn vẹn lãnh thổ' vì quần đảo 'Hoàng Sa' vẫn còn nằm trong tay Trung Quốc, nhà sử học nói:
Lực lượng TQ tấn công Hoàng Sa hôm 17/1/1974
Lãnh đạo bắc VN có thể đã 'hiểu nhầm' rằng TQ giải phóng hộ Hoàng Sa, theo sử gia.
"Tôi cho rằng đó cũng là một tư duy mà khi nhìn ở khía cạnh kể cả toàn bộ các vùng biển đảo chưa được giải phóng hoàn toàn, thậm chí đã bị Trung Quốc và một số nước khác sau này tranh thủ, một số điều kiện và khả năng quản lý của Việt Nam, không chỉ là khả năng quản lý, mà còn thiết lập những mốc giới chủ quyền trên biển, trên đảo,
"Không phải chỉ có Trung Quốc mà kể cả Đài Loan rồi một số nước khác, cũng trong điều kiện như vậy, cũng có lấy một số ít, một số đảo, nhất là những đảo nửa nổi, nửa chìm, nhất là những đảo xa cái tầm Việt Nam có thể có điều kiện, kinh tế lúc đó rất là khó khăn nên cũng chưa thể xây dựng được bia chủ quyền,
"Nhiều anh bắt đầu nhảy vào vì người ta thấy được vị trí của những quần đảo này về mặt quân sự, về mặt chính trị, về mặt kinh tế, nhiều nước cũng nghĩ tới cái đó và trong số đó, có lẽ Trung Quốc là nước nhanh tay hơn, tôi nghĩ đấy là một vấn đề khác mà chúng ta đang đặt ra,
"Đối với Trung Quốc, tôi nghĩ rằng tất cả những gì mà họ có thể lợi dụng, để có sự giải thích nhằm bảo vệ quyền lợi của họ, tức là ý đồ của Trung Quốc ở trên Biển Đông, cũng như đối với hai quần đảo này (Hoàng Sa và Trường Sa), Trung Quốc đều đã làm"
PGS. TS. Vũ Quang Hiển
"Thế còn khái niệm các học giả có bàn đến nói là 'thống nhất về cơ bản, tôi nghĩ cũng có lý của người ta, cũng có cái hợp lý, bởi vì rõ ràng là cũng có những phần mà chưa lấy được, có những phần chưa giải phóng một cách triệt để, hoàn toàn được...
"Tôi nghĩ rằng cũng không nên quá máy móc ở cái chữ là đã thống nhất được đất nước về mặt lãnh thổ, khái niệm thống nhất về mặt lãnh thổ là để nhằm nói lên cuộc đấu tranh hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, đi đến thống nhất đất nước và lãnh thổ..."
"Thế còn các học giả bên ngoài có bàn đến là chưa 'triệt để', thì tôi nghĩ là người ta có cái lý đúng của người ta..."

'Sự bất ngờ'

Trước câu hỏi, liệu lãnh đạo chính quyền ở miền Bắc Việt Nam khi đó có bao giờ đặt ra mục tiêu lấy lại Hoàng Sa đang ở trong tay Trung Quốc hay không, bên cạnh việc nhắm mục tiêu tấn công Sài Gòn, nhà sử học nói:
"Thực ra, trong tính toàn để giải phóng hoàn toàn miền Nam và kể cả các đảo ngoài biển, Trường Sa thì Việt Nam thấy rất rõ rồi, thế nhưng việc Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa là một sự bất ngờ đối với Việt Nam, trong điều kiện cụ thể lúc bấy giờ,
Biểu tình về Biển đảo ở Việt Nam
39 năm sau sự kiện 30/4, có người VN vẫn nghĩ phải 'đòi lại Hoàng Sa'
"Nhất là đã có những thỏa thuận đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ vào năm 1972, mà Việt Nam cũng không biết được đầy đủ những việc đó, hơn nữa lại đang tập trung vào việc cốt yếu, việc chính, là xóa bỏ chủ nghĩa thực dân ở miền Nam...
"Cho nên, tôi chưa có đủ tư liệu để khẳng định tư duy chiến lược lúc bấy giờ cụ thể là như thế nào, cho nên (chính quyền Hà Nội) chưa có phản ứng gay gắt đối với Trung Quốc, nhưng dù sao lúc bấy giờ Trung Quốc là một trong những nước giúp đỡ cho Việt Nam,
"Và tôi nghĩ ở thời điểm đó, những người lãnh đạo Việt Nam có thể hiểu lầm rằng Trung Quốc giải phóng giúp mình nhiều hơn là Trung Quốc chiếm đảo này của Việt Nam."
"Nhưng riêng vấn đề Hoàng Sa, lúc bấy giờ phản ứng của Việt Nam là không rõ nét, cũng chưa có cơ sở, tư liệu nào để thấy rằng là có phản ứng như thế nào, tư duy chính trị lúc đó là như thế nào về vấn đề đó"
Nhà sử học khẳng định thêm: "Khả năng tư duy lúc bấy giờ là như vậy..., nếu như biết Trung Quốc đánh chiếm cái đảo đó, thì vấn đề nó sẽ khác đi, nhưng có thể tôi cho đây là một giả thuyết thôi, cho nên phản ứng của phía chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ là nó không rõ nét, và nó không tích cực,
"Nhưng trong tư duy chiến lược giải phóng miền Nam thì có giải phóng các quần đảo ngoài biển, cho nên là khi có cơ hội, đã giải phóng quần đảo Trường Sa chúng ta đều đã biết,
"Nhưng riêng vấn đề Hoàng Sa, lúc bấy giờ phản ứng của Việt Nam là không rõ nét, cũng chưa có cơ sở, tư liệu nào để thấy rằng là có phản ứng như thế nào, tư duy chính trị lúc đó là như thế nào về vấn đề đó,
"Nhưng tôi cho có một giả thuyết được đặt ra là những nhà lãnh đạo lúc bấy giờ hiểu nhầm Trung Quốc lúc bấy giờ, trong quan hệ với Việt Nam, có thể họ, trong quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc có cải thiện, việc Trung Quốc có làm những việc nào chăng nữa, là cũng giúp Việt Nam nhiều hơn, chứ không hiểu đầy đủ rằng Trung Quốc sau khi lấy Hoàng Sa, thì họ nhận cái đó là thuộc chủ quyền của họ."
Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển là chuyên gia về lịch sử Đảng, về đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Đại học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét