Ấn tượng trong tuần
Tự trong ý thức, trong các thang bậc giá trị tử tế làm người, người dân Việt vẫn nói chữ KHÔNG với những kẻ tham nhũng- những kẻ đã đọc Lời thề... phản Hyppocrates.
Bỗng nhiên giờ đây, khi có nhiều vụ việc tiêu cực được báo chí lôi ra ánh sáng, người dân không còn bị sốc nữa.
Lời thề... phản Hippocrates
Bỗng nhiên giờ đây, khi có nhiều vụ việc tiêu cực được báo chí lôi ra ánh sáng, người dân không còn bị sốc nữa.
Lời thề... phản Hippocrates
Cho dù, ngày 11/7 mới đây, phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề tồn tại trong Dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi, trước tình trạng thông đồng, đội giá, tiêu cực trong đấu thầu, Chủ tịch QH đã bức xúc:
Đút lót, tiêu cực nhưng không bắt, không xử được, có bắt có xử được mấy đâu. Mà đã nói đấu tranh phòng chống tham nhũng là đây, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí phải là đây chứ đâu nữa….
Chợt nhớ đến năm 2012, có tới 240 vụ án tham nhũng bị khởi tố. Trước đó một loạt vụ việc tham nhũng nổi tiếng khiến cả xã hội chao đảo, trong đó có không ít quan chức.
gười viết bài tự nhiên phải đi tìm Lời Tuyên thệ của đảng viên mà bất kỳ đảng viên mới nào khi được kết nạp cũng phải đọc, trong đó, trung thực là lời thề thứ tư. Nói cách khác, đó cũng là Lời thề Hippocrates mà các thầy thuốc, thề trước khi ra trường Y để hành nghề.
Giống như không ít thầy thuốc đã đánh mất lương tâm, có lẽ có không ít vị quan chức, đảng viên, cán bộ trong hàng trăm vụ tham nhũng này đã đọc nhầm, thành Lời thề...phảnHippocrates.
Nhưng người dân không bị sốc nữa. Vì… đút lót, tiêu cực nhưng không bắt, không xử được, có bắt có xử được mấy đâu…
Cái tâm lý thất vọng đó cho thấy người dân cũng bắt đầu "nhờn", hay là...cam chịu với loại độc tố mang tên tham nhũng.
Nhưng người dân không bị sốc nữa. Vì… đút lót, tiêu cực nhưng không bắt, không xử được, có bắt có xử được mấy đâu…
Cái tâm lý thất vọng đó cho thấy người dân cũng bắt đầu "nhờn", hay là...cam chịu với loại độc tố mang tên tham nhũng.
Cũng bởi lẽ rất có thể những vị quan chức, cán bộ, đảng viên đó vẫn chỉ làđồng chí bị lộ trong số nhiều đồng chí chưa bị lộ chăng?
Thứ "độc tố" mang tên tham nhũng này vừa được một tổ chức quốc tế mới đây "đo" bằng phản ứng của người dân, cho thấy mức độ nguy hiểm và xu hướng "miễn dịch" của nó ngày càng cao.
Đó là theo báo Pháp luật t/p HCM (ngày 10/7), phỏng vấn ngẫu nhiên 1000 người dân ở 15 tỉnh, t/p, thì 55% người dân được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên, cao hơn mức trung bình 48% ở khu vực Đông Nam Á. Chỉ có 18% cho rằng tham nhũng giảm đi và 27% nghĩ mức độ tham nhũng không thay đổi.
Đáng buồn nhất, chỉ 34% người dân (ở năm đô thị) sẵn sàng tố cáo tham nhũng, còn 63% người thì...không. Mức độ này hoàn toàn trái ngược so với con số của năm 2010, là 65% người dân tự nguyện tố cáo tham nhũng, 35% không muốn tố cáo. Vì sao?
Vì năm 2013 này, số người cho rằng chống tham nhũng không hiệu quả chiếm đến 60% (năm 2010, con số này là 35%).
Có câu mất tiền là mất ít, mất danh dự là mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả. Nếu cứ theo tổng kết của nhân gian, thì các quan chức gian lận, tham nhũng nói trên vẫn còn được chút ít an ủi, bởi mới ... mất nhiều, chỉ có người dân là...mất tất cả.
Thứ "độc tố" mang tên tham nhũng này vừa được một tổ chức quốc tế mới đây "đo" bằng phản ứng của người dân, cho thấy mức độ nguy hiểm và xu hướng "miễn dịch" của nó ngày càng cao.
Đó là theo báo Pháp luật t/p HCM (ngày 10/7), phỏng vấn ngẫu nhiên 1000 người dân ở 15 tỉnh, t/p, thì 55% người dân được hỏi cho rằng tham nhũng tăng lên, cao hơn mức trung bình 48% ở khu vực Đông Nam Á. Chỉ có 18% cho rằng tham nhũng giảm đi và 27% nghĩ mức độ tham nhũng không thay đổi.
Đáng buồn nhất, chỉ 34% người dân (ở năm đô thị) sẵn sàng tố cáo tham nhũng, còn 63% người thì...không. Mức độ này hoàn toàn trái ngược so với con số của năm 2010, là 65% người dân tự nguyện tố cáo tham nhũng, 35% không muốn tố cáo. Vì sao?
Vì năm 2013 này, số người cho rằng chống tham nhũng không hiệu quả chiếm đến 60% (năm 2010, con số này là 35%).
Có câu mất tiền là mất ít, mất danh dự là mất nhiều, mất niềm tin là mất tất cả. Nếu cứ theo tổng kết của nhân gian, thì các quan chức gian lận, tham nhũng nói trên vẫn còn được chút ít an ủi, bởi mới ... mất nhiều, chỉ có người dân là...mất tất cả.
Hiện trạng tham nhũng tăng lên có phần trớ trêu, khi bộ máy phòng, chống tham nhũng từ TW đến các địa phương ngày càng được kiện toàn, hoàn thiện.
Trước đó, tháng 1/2013, tại một hội thảo khoa học bàn về các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở VN, GS Trần Đình Bút, nguyên chuyên gia tư vấn Ban Nghiên cứu của Thủ tướng đã nhận xét các vụ án tham nhũng được phanh phui chỉ là những vụ nhỏ, ở cấp dưới và "chỉ mới bắt được mèo con". Khi cán bộ cấp xã phường chiếm tỷ lệ khoảng 30%, cấp cao chỉ chiếm 0,3%...
Còn "Giới tham nhũng" trở nên "nhờn" với pháp luật ghê gớm, bởi "kết quả khảo sát năm nay 2013, cho thấy có đến 38% người dân cho rằng những nỗ lực chống tham nhũng không hiệu quả".
Phía Chính phủ, như ông Hùynh Phong Tranh, Tổng Thanh tra CP cũng phải thừa nhận phòng, chống tham nhũng thời gian qua còn nhiều hạn chế, yếu kém. Số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp, chưa tương xứng với tình hình.
Sự "nhờn" của "giới tham nhũng" còn được... củng cố, bởi vấn nạn này không phải của riêng quốc gia nào, mà nó đã và mang tính chất "quốc tế hóa".
Khi mà ngày 3/7, đại diện các cơ quan chống tham nhũng của gần 100 quốc gia tham gia hội nghị hợp tác chống tham nhũng xuyên quốc gia, tổ chức tại Bangkok (Thái Lan). Hội nghị ước đoán, tới hơn 40 tỷ USD hàng năm bị thất thoát vào các giao dịch dính líu tới tham nhũng, hối lộ và biển thủ ở các nước đang phát triển.
"Giới tham nhũng" ở VN liệu có quyền tự hào vì đã tiên phong hội nhập quốc tế không nhỉ?
Và nhìn ra thế giới, có những nước như Algeria, ông Bộ trưởng Tư pháp Mohamed Charfi cũng thừa nhận, Luật Chống tham nhũng của quốc gia này còn nhiều hạn chế, trước tình trạng tham nhũng, hối lộ tràn lan của các tập đoàn, công ty đa quốc gia tại đây.
Lấy lại niềm tin của người dân trong phòng, chống tham nhũng là lời kêu gọi, là nỗi nhức nhối của những người có chức trách có lương tâm. Nhưng sự kêu gọi nhiệt tâm đó, liệu có rơi vào im lặng không? Một khi xã hội thiếu sự bạch hóa thông tin, thiếu sự thượng tôn pháp luật, và thiếu cả một thiết chế quản lý chính trị- kinh tế- xã hội- văn hóa văn minh và khoa học, phù hợp xu thế phát triển của thời đại.
Đào hào, đắp lũy và... sống chung
Vào những ngày qua, có một vụ việc vừa xót xa, vừa bi hài xảy ra tại xã Duy Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương).
Đó là chuyện người dân làng này tự lập "chiến lũy", đối đầu chống lại sự làm ô nhiễm môi trường sống của mình, với công ty Trường Khánh- một công ty trúng thầu 1,17 héc ta của xã, cam kết chỉ sản xuất gạch chịu lửa nung bằng điện, không gây ô nhiễm.
Không biết có phải là chuyện nén bạc đâm toạc tờ giấy không, giữa công ty với các cấp có thẩm quyền, mà sau khi xây dựng, đi vào hoạt động, người dân xã mới té ngửa, công ty này xây dựng nhà máy sản xuất Pro Niken, thứ hóa chất dùng trong mạ hợp kim, khiến môi trường sống của họ bị đe dọa.Luôn bị nhiễm bởi một thứ bụi mờ có mùi rất tanh. Người dân hít phải thì bị đau đầu, tức ngực, chóng mặt không thở nổi. Cá chết hàng đống, gà vịt không con nào cònsống... Cái giá đắt đầu tiên họ phải trả.
Trước đó, tháng 1/2013, tại một hội thảo khoa học bàn về các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở VN, GS Trần Đình Bút, nguyên chuyên gia tư vấn Ban Nghiên cứu của Thủ tướng đã nhận xét các vụ án tham nhũng được phanh phui chỉ là những vụ nhỏ, ở cấp dưới và "chỉ mới bắt được mèo con". Khi cán bộ cấp xã phường chiếm tỷ lệ khoảng 30%, cấp cao chỉ chiếm 0,3%...
Còn "Giới tham nhũng" trở nên "nhờn" với pháp luật ghê gớm, bởi "kết quả khảo sát năm nay 2013, cho thấy có đến 38% người dân cho rằng những nỗ lực chống tham nhũng không hiệu quả".
Phía Chính phủ, như ông Hùynh Phong Tranh, Tổng Thanh tra CP cũng phải thừa nhận phòng, chống tham nhũng thời gian qua còn nhiều hạn chế, yếu kém. Số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp, chưa tương xứng với tình hình.
Sự "nhờn" của "giới tham nhũng" còn được... củng cố, bởi vấn nạn này không phải của riêng quốc gia nào, mà nó đã và mang tính chất "quốc tế hóa".
Khi mà ngày 3/7, đại diện các cơ quan chống tham nhũng của gần 100 quốc gia tham gia hội nghị hợp tác chống tham nhũng xuyên quốc gia, tổ chức tại Bangkok (Thái Lan). Hội nghị ước đoán, tới hơn 40 tỷ USD hàng năm bị thất thoát vào các giao dịch dính líu tới tham nhũng, hối lộ và biển thủ ở các nước đang phát triển.
"Giới tham nhũng" ở VN liệu có quyền tự hào vì đã tiên phong hội nhập quốc tế không nhỉ?
Và nhìn ra thế giới, có những nước như Algeria, ông Bộ trưởng Tư pháp Mohamed Charfi cũng thừa nhận, Luật Chống tham nhũng của quốc gia này còn nhiều hạn chế, trước tình trạng tham nhũng, hối lộ tràn lan của các tập đoàn, công ty đa quốc gia tại đây.
Lấy lại niềm tin của người dân trong phòng, chống tham nhũng là lời kêu gọi, là nỗi nhức nhối của những người có chức trách có lương tâm. Nhưng sự kêu gọi nhiệt tâm đó, liệu có rơi vào im lặng không? Một khi xã hội thiếu sự bạch hóa thông tin, thiếu sự thượng tôn pháp luật, và thiếu cả một thiết chế quản lý chính trị- kinh tế- xã hội- văn hóa văn minh và khoa học, phù hợp xu thế phát triển của thời đại.
Đào hào, đắp lũy và... sống chung
Vào những ngày qua, có một vụ việc vừa xót xa, vừa bi hài xảy ra tại xã Duy Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương).
Đó là chuyện người dân làng này tự lập "chiến lũy", đối đầu chống lại sự làm ô nhiễm môi trường sống của mình, với công ty Trường Khánh- một công ty trúng thầu 1,17 héc ta của xã, cam kết chỉ sản xuất gạch chịu lửa nung bằng điện, không gây ô nhiễm.
Không biết có phải là chuyện nén bạc đâm toạc tờ giấy không, giữa công ty với các cấp có thẩm quyền, mà sau khi xây dựng, đi vào hoạt động, người dân xã mới té ngửa, công ty này xây dựng nhà máy sản xuất Pro Niken, thứ hóa chất dùng trong mạ hợp kim, khiến môi trường sống của họ bị đe dọa.Luôn bị nhiễm bởi một thứ bụi mờ có mùi rất tanh. Người dân hít phải thì bị đau đầu, tức ngực, chóng mặt không thở nổi. Cá chết hàng đống, gà vịt không con nào cònsống... Cái giá đắt đầu tiên họ phải trả.
Dân làng tự lập "chiến lũy". Ảnh: Tainguyenmoitruong.vn
|
Và chuyện gì phải đến đã đến với người nông dân thân cô, thế cô, không nhận được sự trả lời thỏa đáng của các cấp chính quyền bảo vệ môi trường sống của họ. Họ lập chiến lũy, ngăn các phương tiện vận tải vào làng, thậm chí có lúc xung đột giữa hai bên đã xảy ra.
Không rõ đến giờ, "chiến lũy sinh tử" của làng xã Duy Tân ra sao?
Người dân làng Duy Tân có thể cực đoan trong thái độ ứng xử, trước môi trường sống của mình bị bức tử. Nhưng còn hàng mấy chục triệu người dân Việt có cách nào chống lại sự "ô nhiễm" môi trường xã hội, "ô nhiễm"đạo lý, làm băng hoại, suy thoái những giá trị phẩm hạnh, những giá trị văn minh và văn hóa, mà vấn nạn tham nhũng gây ra?
Khi mới đây, ngày 1/7, tại T/p HCM, Viện nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ QH), phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở VN- PAPI, năm 2012.
Những công bố mới nhất cũng khiến cả xã hội "té ngửa" chẳng kém người dân xã Duy Tân.
Đó là những khảo sát, phát hiện của PAPI cho thấy tham nhũng vặt, hối lộ vẫn có chiều hướng gia tăng. Chi phí "lót tay" trong dịch vụ cấp sổ đỏ từ 123.000 - 818.000 đồng/lượt/lần; dịch vụ y tế bệnh viện tuyến huyện từ 37.000 - 146.000 đồng/lượt/lần; dịch vụ giáo dục tiểu học công lậptừ 98.000 - 572.000 đồng/lượt/lần... Thật khéo, chả ngành nào chịu kém miếng nào...
Còn hiện tượng phải đưa tiền lót tay xin việc làm trong cơ quan Nhà nước cũng rất phổ biến. Có đến hơn 39% người dân được hỏi rất thuộc Kiều: Có đưa hối lộ việc này mớixong (xin lỗi Đại Thi hào Nguyễn Du)
Trước thực trạng tham nhũng, hối lộ "toàn phần" này, TS Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển và hỗ trợ cộng đồng (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) thì hóm hỉnh khi ông biện minh cho chuyện người dân phải "bôi trơn", bởi bộ máy công quyền đã bị "khô dầu". Và ông đặt câu hỏi rất tế nhị: Vậy cái máy khô dầu là tại ai? Tại người thiết kế máy, tại người vận hành hay tại người tu sửa không làm cho nó trơn?
Thật ra câu trả lời cho cái máy "khô dầu" không quá khó khăn. Vấn đề là những người có trách nhiệm sáng chế, thiết kế, vận hành ra cái máy đó có muốn cái máy đó khỏi bệnh "khô dầu" hay không?
Tham nhũng lớn, tham nhũng vặt tràn lan đã khiến người Việt, cho đến xã hội đều mắc một thứ dịch bệnh nào đó, chả ai giống ai, nhưng đều xoay quanh cái tế bào ác tính - tham nhũng. Người dân "nhờn" với độc tố tham nhũng. "Giới tham nhũng" "nhờn" luật. Bộ máy công quyền thì phải "bôi trơn" mới chịu hoạt động.
Ngày 5/7 vừa qua, theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 7h00 (giờ Việt Nam), bình quân nợ công theo đầu người Việt là 826,4 USD. So với ngày 15/4, số nợ công người dân Việt phải gánh chịu tăng thêm 18,3 USD/ người. Không biết trong cái số nợ công này, "giới tham nhũng" đóng góp đáng kể là bao nhiêu nhỉ?
Không rõ đến giờ, "chiến lũy sinh tử" của làng xã Duy Tân ra sao?
Người dân làng Duy Tân có thể cực đoan trong thái độ ứng xử, trước môi trường sống của mình bị bức tử. Nhưng còn hàng mấy chục triệu người dân Việt có cách nào chống lại sự "ô nhiễm" môi trường xã hội, "ô nhiễm"đạo lý, làm băng hoại, suy thoái những giá trị phẩm hạnh, những giá trị văn minh và văn hóa, mà vấn nạn tham nhũng gây ra?
Khi mới đây, ngày 1/7, tại T/p HCM, Viện nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ QH), phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở VN- PAPI, năm 2012.
Những công bố mới nhất cũng khiến cả xã hội "té ngửa" chẳng kém người dân xã Duy Tân.
Đó là những khảo sát, phát hiện của PAPI cho thấy tham nhũng vặt, hối lộ vẫn có chiều hướng gia tăng. Chi phí "lót tay" trong dịch vụ cấp sổ đỏ từ 123.000 - 818.000 đồng/lượt/lần; dịch vụ y tế bệnh viện tuyến huyện từ 37.000 - 146.000 đồng/lượt/lần; dịch vụ giáo dục tiểu học công lậptừ 98.000 - 572.000 đồng/lượt/lần... Thật khéo, chả ngành nào chịu kém miếng nào...
Còn hiện tượng phải đưa tiền lót tay xin việc làm trong cơ quan Nhà nước cũng rất phổ biến. Có đến hơn 39% người dân được hỏi rất thuộc Kiều: Có đưa hối lộ việc này mớixong (xin lỗi Đại Thi hào Nguyễn Du)
Trước thực trạng tham nhũng, hối lộ "toàn phần" này, TS Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển và hỗ trợ cộng đồng (Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) thì hóm hỉnh khi ông biện minh cho chuyện người dân phải "bôi trơn", bởi bộ máy công quyền đã bị "khô dầu". Và ông đặt câu hỏi rất tế nhị: Vậy cái máy khô dầu là tại ai? Tại người thiết kế máy, tại người vận hành hay tại người tu sửa không làm cho nó trơn?
Thật ra câu trả lời cho cái máy "khô dầu" không quá khó khăn. Vấn đề là những người có trách nhiệm sáng chế, thiết kế, vận hành ra cái máy đó có muốn cái máy đó khỏi bệnh "khô dầu" hay không?
Tham nhũng lớn, tham nhũng vặt tràn lan đã khiến người Việt, cho đến xã hội đều mắc một thứ dịch bệnh nào đó, chả ai giống ai, nhưng đều xoay quanh cái tế bào ác tính - tham nhũng. Người dân "nhờn" với độc tố tham nhũng. "Giới tham nhũng" "nhờn" luật. Bộ máy công quyền thì phải "bôi trơn" mới chịu hoạt động.
Ngày 5/7 vừa qua, theo Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com, tính đến 7h00 (giờ Việt Nam), bình quân nợ công theo đầu người Việt là 826,4 USD. So với ngày 15/4, số nợ công người dân Việt phải gánh chịu tăng thêm 18,3 USD/ người. Không biết trong cái số nợ công này, "giới tham nhũng" đóng góp đáng kể là bao nhiêu nhỉ?
Có phải dân tộc nào cũng cam chịu chúng sống với tham nhũng không? Nếu như biết rằng Trung Quốc, nước Nga, và cả Rumani..., đều đang quyết liệt sinh tử với vấn nạn này. Hàng chục quan chức TQ bị tử hình vì dính phải "nàng tiên Tiền", TT Nga V. Putin vừa trình Hạ viện Nga dự luật mới nhằm siết chặt nguy cơ các quan tham tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Còn Rumani chọn giải pháp "cách mạng"- công khai hóa tài sản.
Giờ đây, truy cập vào địa chỉ www.integritate.eu, người dân Rumani có thể tiếp cận với khoảng bôn triệu bản khai tài sản của quan chức.
Thiếu công khai minh bạch, pháp luật ko thượng tôn, tham nhũng sẽ còn hành trình với dân tộc Việt đến bao giờ?
"Giới tham nhũng", có thể “nhờn” pháp luật, có thể tiếp tục gian lận… Và người ta có thể đánh lừa được một người, hai người, đánh lừa một tập thể bằng những lời hoa mỹ, những lý lịch có vẻ trong sạch, nhưng ko thể đánh lừa được cuộc đời.
Thiếu công khai minh bạch, pháp luật ko thượng tôn, tham nhũng sẽ còn hành trình với dân tộc Việt đến bao giờ?
"Giới tham nhũng", có thể “nhờn” pháp luật, có thể tiếp tục gian lận… Và người ta có thể đánh lừa được một người, hai người, đánh lừa một tập thể bằng những lời hoa mỹ, những lý lịch có vẻ trong sạch, nhưng ko thể đánh lừa được cuộc đời.
Tự trong ý thức, trong các thang bậc giá trị tử tế làm người, người dân Việt vẫn nói chữ KHÔNG với những kẻ tham nhũng- những kẻ đã đọc Lời thề...phản Hyppocrates.
Có điều, xưa các bậc tiền nhân đánh thắng biết bao loại giặc ngoại xâm. Nay hậu bối chúng ta không đánh thắng nổi một loại giặc nội xâm- tham nhũng. Thì đó, vẫn là nỗi u buồn, là bi kịch của dân tộc Việt thời mới, trên con đường hội nhập văn minh, văn hóa và hiện đại.
Chợt nhớ tới bài hát Việt yêu thích mới đây: "Giai điệu Tổ quốc" (Trần Tiến) mà da diết, nghẹn lòng:
Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi/ Dịu dàng trong tiếng ru hời/ Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi/ Trầm sâu trong tiếng đất trời/ Tôi nghe trong lời yêu nhau/ Tôi nghe trong lời tha thiết/ Phút hành quân mẹ tiễn đưa con/ Giai điệu nhớ, giai điệu thương theo suốt con đường...
Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi/ Từ bao năm tháng thăng trầm/ ...Tôi thương yêu người dân tôi/ Bao năm hai bàn tay trắng/ Giữ gìn cho đất nước tôi yêu/ Cho giọng nói người Việt Nam trong sáng suốt đời...
... Tháng ngày này, đất nước ơi / Tổ quốc của chúng tôi...
Kỳ Duyên
Có điều, xưa các bậc tiền nhân đánh thắng biết bao loại giặc ngoại xâm. Nay hậu bối chúng ta không đánh thắng nổi một loại giặc nội xâm- tham nhũng. Thì đó, vẫn là nỗi u buồn, là bi kịch của dân tộc Việt thời mới, trên con đường hội nhập văn minh, văn hóa và hiện đại.
Chợt nhớ tới bài hát Việt yêu thích mới đây: "Giai điệu Tổ quốc" (Trần Tiến) mà da diết, nghẹn lòng:
Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi/ Dịu dàng trong tiếng ru hời/ Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi/ Trầm sâu trong tiếng đất trời/ Tôi nghe trong lời yêu nhau/ Tôi nghe trong lời tha thiết/ Phút hành quân mẹ tiễn đưa con/ Giai điệu nhớ, giai điệu thương theo suốt con đường...
Tôi nghe giai điệu Tổ quốc tôi/ Từ bao năm tháng thăng trầm/ ...Tôi thương yêu người dân tôi/ Bao năm hai bàn tay trắng/ Giữ gìn cho đất nước tôi yêu/ Cho giọng nói người Việt Nam trong sáng suốt đời...
... Tháng ngày này, đất nước ơi / Tổ quốc của chúng tôi...
Kỳ Duyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét