Trang

7 tháng 3, 2015

Doanh nghiệp dược tố BV Chợ Rẫy o ép để được “lại quả“?

Đăng Bởi  - 

Benh vien Cho Ray
Một số đơn vị trúng thầu thuốc ở BV Chợ Rẫy tố bệnh viện này chơi kiểu" ông nội" ( ảnh MH)

Nhiều công ty dược, nhà phân phối dược trúng thầu thuốc tại Bệnh viện Chợ Rẫy tỏ ra bất bình về cách hành xử theo kiểu chèn ép các doanh nghiệp dược của bệnh viện  này.

Bản cam kết kỳ quặc
Theo phán ánh của một số đơn vị trúng thầu thuốc tại  Bệnh viện Chợ Rẫy, BV này đã đưa ra một cam kết rất khó hiểu buộc các nhà cung cấp thuốc phải thực hiện sau khi ký hợp đồng.
Song song với bản hợp đồng ký kết mua bán, những đơn vị trúng thầu được bệnh viện đưa ra một bản cam kết với nhiều điều khoản bất hợp lý, chỉ có lợi cho phía bệnh viện.
Trong đó, BV Chợ Rẫy yêu cầu nhà cung cấp thuốc phải đổi lại nếu thuốc hết hạn, hoặc mua lại thuốc trong vòng 3 tháng nếu loại thuốc này họ không bán được. Điều đáng nói là phía BV Chợ Rẫy ép phía doanh nghiệp phải mua lại thuốc không phải với giá doanh nghiệp bán cho BV mà là giá BV bán ra cho bệnh nhân.
Việc BV Chợ Rẫy bắt doanh nghiệp ký vào cam kết này khiến phía doanh nghiệp hiểu rằng phải "lại quả" nếu muốn thuốc lưu hành được. Bằng không thì phải mua lại thuốc của chính mình với giá chênh lệnh có lợi cho phía bệnh viện. 
Bà L. - chủ một công ty dược ở Miền Tây cho biết đơn vị bà trúng gói thầu ở Bệnh viện Chợ Rẫy với một số mặt hàng thuốc tổng trị hợp đồng hàng tỉ đồng.
Hợp đồng cung cấp thuốc giữa đơn vị bà với Bệnh viện Chợ  Rẫy có  thời hạn 1 năm. Ngoài bản hợp đồng, bệnh viện này còn bắt đơn vị bà phải ký một cam kết, yêu cầu mua lại sản phẩm thuốc mà BV này lấy từ đơn vị bà nhưng đã qua 3 tháng không lưu hành được.
“Bệnh viện lấy thuốc của đơn vị tôi mỗi tháng mấy đợt. Tất nhiên, khi có nhu cầu mới lấy. Thế tại sao lại đưa ra nội dung qua 3 tháng không bán được, bắt chúng tôi phải thu hồi lại? Nếu có thu hồi thì thu hồi bằng giá chúng tôi bán cho bệnh viện, tại sao phải mua lại với giá  cao hơn, tức là giá bệnh viện bán lẻ ra cho bệnh nhân. Thật là bất hợp lý cho chúng tôi ”, bà L. phân trần.
Bà L.đặt vấn đề: Không loại trừ khả năng bệnh viện Chợ Rẫy cố tình không chịu bán những sản phẩm thuốc lấy ở đơn vị bà, chỉ tập trung bán những sản phẩm thuốc lấy ở những đơn vị khác có chiết khấu hoa hồng cao hơn. 
Cũng theo bà L., công ty bà là công ty dược phẩm, không có chức năng mua lại thuốc của chính mình với giá cao hơn giá bán ra. Điều này không thể giải thích được với cơ quan thuế, vì cơ quan thế chỉ chấp nhận thu hồi hay đổi lại bằng giá chứ không thể chấp nhận với giá cao hơn.
Bà L. cho rằng, công ty bà trúng thầu thuốc và cung cấp thuốc cho cả trăm bệnh viện từ Bắc đến Nam, không có bệnh viện nào ép doanh nghiệp ký một cam kết kỳ quặc như Bệnh viện Chợ Rẫy.
“Tui đã nhiều lần thắc mắc, nhưng bệnh viện nói, nếu không cam kết những điều trên thì không nhận thuốc. Họ là bệnh viện nhà nước, bệnh viện công không sợ kiện cáo hay xử phạt nên ép chúng tôi như thế. Giờ chúng tôi chỉ biết cố gắng để đừng xảy ra những điều trên, không phải chịu mất mát một cách oan ức”, bà L. chua chát nói.
Buộc doanh nghiệp mua lại thuốc gần hết hạn để... đổ rác!
Việc Bệnh viện Chợ Rẫy bắt doanh nghiệp cung cấp thuốc cam kết phải mua lại sản phẩm thuốc gần hết hạn hoặc đã hết hạn bằng với giá bệnh viện bán lẻ cho bệnh nhân đã khiến cho doanh nghiệp phải tìm đường tránh họa.
Để tránh bị vướng vào cam kết này,  bà L. cho biết bà phải chủ động cung cấp những sản phẩm thuốc còn thời hạn lưu hành còn từ 1,5 năm trở lên, và hợp đồng chỉ ký trong 1 năm, nên khi hết hợp đồng thuốc vẫn còn thời hạn ít nhất là 3, 4 tháng.
Tuy nhiên, đối với những đơn vị phân phối dược trúng thầu, quy định buộc phải thu mua lại thuốc gần hết hạn, hoặc đã hết hạn với giá bằng giá Bệnh viện Chợ Rẫy bán lẻ ra cho bệnh nhân đang khiến các đơn vị này gặp lao đao.
Ông H.- đại diện một đơn vị phân phối dược phẩm khác trúng thầu vào Bệnh viện Chợ Rẫy nằm trong hoàn cảnh trên cho biết, đơn vị ông phải mua lại ở các đơn vị sản xuất, nhất là nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài về, hạn sử dụng sẽ bị rút ngắn lại. Khi bán cho Bệnh Viện Chợ Rẫy, nếu bệnh viện không bán được chỉ trong một thời gian ngắn sẽ gần hết hạn, thậm chí hết hạn thì đơn vị cung cấp thuốc phải bỏ tiền ra mua lại với giá cao gấp nhiều lần so với giá bán cho bệnh viện.
"Nếu làm theo kiểu đó, chắc những người như chúng tôi sẽ  thường xuyên phải bỏ tiền túi để mua lại thuốc về đổ rác", ông H. nói.
Ông H. cho rằng, bệnh viện mua thuốc khi thuốc đã trúng thầu, có nghĩa là thuốc và số lượng thuốc đã được bệnh viện dự trù trước từ đầu năm theo kế hoạch của bệnh viện. Do đó,  thuốc có nhu cầu sử dụng và số lượng cũng nằm trong kế hoạch, không sử dụng là do chủ quan của bệnh viện. Bệnh viện không sử dụng để gần hết hạn hoặc hết hạn buộc đơn vị cung ứng thuốc phải đổi lại là trái luật.
Qua tìm hiểu của chúng tôi tại một số bệnh viện, khi đã mua thuốc, nếu sử dụng thuốc để hết hạn hoặc hư hao thì tự chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, nếu bệnh viện thương thảo được với nhà cung ứng thì nhà cung ứng thuốc sẽ đổi dùm, chứ không có chuyện yêu cầu phải mua lại và còn mua lại với giá cao hơn.
Hồ Quang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét