Trang

7 tháng 8, 2014

Người Hà Nội chen nhau mua hàng hiệu: Không lạ mà buồn!

 BTTD: Chen nhau tiết kiệm được đủ thứ, chứ "ngu" như dân Mẽo, Nhật, EU... cứ 2 người đã phải xếp hàng, rách việc.
(Tin tức thời sự) - Khi thông tin bán hàng thanh lý hiệu Gucci trốn thuế được lan truyền, hàng ngàn tín đồ hàng hiệu đã đổ xô đến 13 Đinh Lê gây tắc nghẽn giao thông.
Từ sáng sớm ngày 7/8, tại gian hàng Công ty Dịch vụ thời trang Hà Nội - số 13 phố Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, hàng trăm người đã chen chúc nhau để mua cho được những món đồ mang thương hiệu Gucci với giá rẻ “có một không hai”, được bán thanh lý giảm giá tới 60 - 70%.
Được biết việc bán lô hàng hiệu Gucci trốn thuế này đã diễn ra từ ngày 5/8, nhưng cũng chỉ mới bắt đầu đông. Lượng người đổ về mua mỗi lúc một đông khiến cửa hàng quá tải, buộc phải cấp số cho người mua và đóng cửa, chỉ cho từng nhóm vào một. Con phố Đinh Lễ cũng bị ùn ứ suốt cả ngày.
Hàng ngàn người xếp hàng để mua được món đồ hàng hiệu
Hàng ngàn người xếp hàng để mua được món đồ hàng hiệu
Lô hàng này được đem ra thanh lý sau 1 năm Sở Công thương Hà Nội công bố kết quả điều tra cho thấy hoạt động trốn thuế trong vụ hàng hiệu Gucci -Milano. Cụ thể, hồi đầu năm 2013, Đội Quản lý thị trường số 4, 14 phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an Hà Nội đã kiểm tra cơ sở kinh doanh quần áo, giày dép, đồ da nhãn hiệu Gucci, Milano tại số 63 Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm).
Thời gian gần đây, dù Hà Nội khát vọng thanh lịch lại nhận được câu trả lời trớ trêu từ đời sống thực của Thủ đô.
Ngày 24/10/2013, một cửa hàng sushi mới khai trương trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội) thông báo mở cửa tự do, mời khách ăn miễn phí. Vì thế, hàng nghìn người đã đổ về đây, càng gần giờ ăn, số người đến càng đông, đông đến mức tràn xuống cả lòng đường, gây nghẽn giao thông.
Cảnh chen lấn, xô đẩy để được ăn Sushi
Cảnh chen lấn, xô đẩy để được ăn Sushi
Không những thế, một số người còn ào lên chen lấn, xô đẩy chỉ mong giành được phần ăn cho mình. Thậm chí, vì quá đông khách hàng còn sẵn sàng nhảy vào bếp lấy thức ăn trong đó, rồi đứng ăn luôn, không cần phục vụ.
Ngày 12/9/2013, Đại sứ quán Hà Lan tổ chức chương trình phát tặng áo mưa miễn phí cho người qua đường tại cửa của UBND quận Ba Đình. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi đại diện người Hà Lan có những lời chúc tốt đẹp tới người dân xung quanh, không khí thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn.
Mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán. Có những lúc, diễn giả gần như phải hét lên: “Đề nghị mọi người không tranh giành, nếu không, chúng tôi sẽ dừng chương trình ngay lập tức”.
Chỉ 35 phút sau khi chương trình bắt đầu, 3.000 chiếc áo mưa đã được lấy sạch. Sự kiện này đã để lại những hình ảnh rất xấu của người dân Hà thành trong mắt bạn bè quốc tế.
Dịp trung thu 2013 cũng có rất nhiều sự việc nhức nhối xảy ra xung quanh câu chuyện về ý thức và hành vi ứng xử văn hóa của con người. Chuyện người dân xếp hàng dài hàng km, chờ vài tiếng đồng hồ để mua được hộp bánh trung thu cổ truyền Bảo Phương trên phố Thụy Khuê, Tây Hồ, dường như đã không còn xa lạ với người dân Hà Nội.
“Bún mắng, cháo chửi” và giờ đây là “bánh trung thu sang chảnh” lần lượt “thử thách” khả năng chịu đựng của người dân. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để xếp hàng mua bánh như thời bao cấp, nhất là trong những ngày mưa dầm, nắng to. Mâu thuẫn, dẫn tới đánh chửi tụt quần vì mua bánh.
Những ngày khuyến mại của các siêu thị hay trung tâm điện máy, người ta xếp hàng và chen lấn từ sáng sớm để mua hàng giá rẻ. Vì quá đông đúc, người ta sẵn sàng giẫm đạp lên nhau.
Những người xưa cũ chỉ còn biết ngậm ngùi xót cho mơ về một Hà Nội văn minh thanh lịch trong quá khứ.
Thái Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét