Trang

23 tháng 12, 2012

Lãi suất cao tàn phá doanh nghiệp


 Ở Việt Nam hiện nay trần lãi suất theo quy định của ngân hàng nhà nước đầu vào là 9%/năm (sẽ giảm xuống 8%/năm ), đầu ra là 15%/năm ( trước đó cao hơn rất nhiều). Thực tế trên thị trường các ngân hàng thương mại đang huy động tiền với lãi suất 11-12%/năm, cho vay với lãi suất 14-17%/năm.  
 Trên thế giới, các khu vực như Trung Quốc và Đông Nam Á thì lãi suất cho vay trung bình là 5%/năm. Ở các nền kinh tế lớn như Nhật, Mỹ, Châu Âu...lãi suất cho vay chỉ từ 0- 2.5%/năm.
 Như vậy lãi suất ở Việt Nam rất cao so với mặt bằng chung trên thế giới. 
 Với chênh lệch lớn như thế này thì nền kinh tế Việt Nam hòan toàn không có khả năng cạch tranh với các nền kinh tế khác.
 Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng khó khăn nhất do thiếu vốn trầm trọng. Mỗi tháng có hàng chục ngàn doanh nghiệp thua lỗ và phá sản. Không có tiền duy trì hoạt động thì doanh nghiệp sẽ chết, nhưng vay được tiền với lãi suất cao lại càng nguy hiểm hơn.
 Mặc dù đang bị thua lỗ nặng nhưng người lao động và doanh nghiệp vẫn phải trả cho ngân hàng lãi vay cao ngất ngưởng ( cao bậc nhất thế giới ).
 Ước tính năm nay ngành ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt Nam thu lời khoảng hơn 20 tỷ đô la từ các khoản cho vay. Một nghịch lý quá đau lòng khi mà các ngành sản xuất và kinh doanh đang thua lỗ nặng thì ngành ngân hàng vẫn thu được lãi suất cao.
 Tiền là máu của nền kinh tế. Ngành tài chính, ngân hàng Việt Nam đang hút máu của người lao động và các doanh nghiệp khiến họ phải sống lay lắt, chết ngoắc ngoải mà không tìm ra lối thoát.

 Đã có đủ bằng chứng để khẳng định: Lãi suất cao là một trong những nguyên nhân chính đang tàn phá sức lao động, doanh nghiệp và cả nền kinh tế Việt Nam.
 Đau đớn lắm thay! 
 Vì đâu nên nỗi?
 Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay ở Việt Nam thì lãi suất đầu vào chỉ khoảng 5-6%/năm, lãi suất cho vay chỉ khoảng 7-8%/năm mới cứu vãn được nền kinh tế đang suy thoái trầm trọng.
 Như chủ tịch Trương Tấn Sang đã nói: “ Tình trạng suy giảm kinh tế và sự suy thoái về tư tưởng chính trị nếu không được sớm chặn đứng, sẽ đặt tương lai của đất nước ta trước thử thách khốc liệt...những nguy cơ đó liên quan đến sự “tồn vong” của chế độ”.
                                                                                            Phạm Hải

2 nhận xét: