Trang

30 tháng 1, 2018

VN muốn giàu đẹp, phải có XÃ HỘI DÂN SỰ


Các nước Tự do, Dân chủ và giàu mạnh đều có XÃ HỘI DÂN SỰ (XHDS) như: Mỹ, Nhật, Hàn, Anh, EU... Kinh nghiệm của họ cho thấy, nền KINH TẾ THỊ TRƯỜNG có ba trụ cột: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỂN, THỊ TRƯỜNG và XÃ HỘI DÂN SỰ. Muốn Đất nước phát triển, phải phát triển hài hòa ba trụ cột này.
VN có thể chế độc đảng, độc tài tập quyền, đi ngược đường nhân loại nên hạn chế và cấm các tổ chức XHDS hoạt động, vì thế VN kém phát triển.
XÃ HỘI DÂN SỰ là sự cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện, các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước (bất kể hệ thống chính trị của nhà nước này thuộc kiểu gì) và các thể chế thương mại của thị trường.
Xã hội dân sự bao gồm không gian phi chính phủ và lĩnh vực tư nhân của xã hội, phân biệt với chính phủ và hệ thống kinh doanh. Đôi khi thuật ngữ xã hội dân sự được sử dụng theo nghĩa tổng quát hơn, là các yếu tố như tự do ngôn luận, tư pháp độc lập, tổ chức phi chính phủ... tạo nên một xã hội dân chủ.
Xã hội dân sự tại Việt Nam phát triển từ khi khái niệm dân chủ và quyền công dân được người Pháp đưa vào Việt Nam đầu thế kỷ 20. Trước năm 1945, các phong trào và tổ chức dân sự phát triển mạnh tại Việt Nam. Sau năm 1945, tại miền Bắc, xã hội dân sự bị hạn chế, gần như xóa bỏ. Trong khi tại miền Nam, xã hội dân sự vẫn tồn tại và phát triển. Sau năm 1975 và đến rất gần đây, xã hội dân sự không được phát triển tại Việt Nam do nhà nước Việt Nam hạn chế các phong trào dân sự và lập hội. Mãi tới gần đây, từ khi Việt Nam bắt đầu cải thiện các vấn đề về nhân quyền, xã hội dân sự bắt đầu có điều kiện phát triển một cách tự phát, đã có một số nhóm, tổ chức XHDS được hình thành nhưng bị chính quyền ngăn cản.
Pháp luật VN quy định, khi một tổ chức xã hội dân sự muốn thành lập thì cần phải đáp ứng các điều kiện như ai là sáng lập viên; tôn chỉ, mục đích, điều lệ của tổ chức là gì; thành phần ban sáng lập và hội viên gồm những ai; nguồn tài chính hoạt động từ đâu có; phương thức hoạt động có lợi nhuận hay phi lợi nhuận.... Tuy nhiên, hiện nay, hành lang pháp lý cho việc phát triển xã hội dân sự còn nhiều vấn đề, luật pháp cũng chưa thông qua đạo luật về quyền lập hội nên hiện tại, sự phát triển các tổ chức dân sự xã hội tại Việt Nam còn nhiều khó khăn.
Thời gian tới, cần thúc đẩy thực hiện một số việc của Nhà nước như: thông qua đạo Luật về Hội; nâng cao hơn nữa nhận thức của một số ngành, cấp về vai trò, vị trí của xã hội dân sự; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạch định thể chế, chính sách; thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền; khuyến khích phản biện xã hội, v.v... tạo thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển lâu dài của xã hội dân sự.
Tóm lại, mọi quốc gia muốn phát triển giàu mạnh thì phải có XHDS.
Phạm Văn Hải (St và Bt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét