Trang

24 tháng 8, 2014

Trung Quốc lá mặt lá trái

BTTD: TQ là hiểm họa của hòa bình thế giới

TT - Vụ chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay do thám Mỹ tại không phận quốc tế ở biển Đông cho thấy rõ phản ứng lá mặt lá trái của Bắc Kinh trong các vấn đề liên quan đến tự do hàng hải và hàng không.

Máy bay Mỹ chụp ảnh chiếc chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc khi nó áp sát - Ảnh: Reuters
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên máy bay, tàu Trung Quốc và Mỹ va chạm nhau trong khu vực được xem là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Bắc Kinh. Tháng 4-2001, một máy bay chiến đấu F-8 của Trung Quốc đã áp sát một máy bay do thám EP-3E của Mỹ trên bầu trời biển Đông. Cú va chạm khiến một phi công Trung Quốc thiệt mạng và chiếc máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Bắc Kinh giam giữ 24 thành viên phi hành đoàn Mỹ trong 11 ngày và đòi Washington phải xin lỗi.
Tháng 3-2009, tàu thăm dò USNS Impeccable của hải quân Mỹ tới hoạt động trong EEZ của Trung Quốc trên biển Đông. Khi đó năm tàu chiến Trung Quốc đã tới bao vây tàu USNS Impeccable để ép tàu Mỹ phải rời khỏi khu vực trên. Thậm chí tàu Trung Quốc còn thả nhiều thanh gỗ lớn xuống biển để phá hoại tàu USNS Impeccable.
UNCLOS không quy định rõ ràng
Trung Quốc chỉ trích Mỹ
Hôm qua, Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng máy bay J-11 của nước này chặn đầu nguy hiểm chiếc P-8 Poseidon của Washington là ”không có cơ sở”.
Theo Tân Hoa xã, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định chiếc J-11 “giám sát ở khoảng cách an toàn” và tố cáo “chiến dịch do thám quy mô lớn của Mỹ là nguồn gốc của các tai nạn đe dọa an ninh hàng không và hàng hải”.
Sau đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh triển khai tàu khu trục tên lửa USS Chung-Hoon tới biển Đông bảo vệ tàu Impeccable. Hồi tháng 12-2013, một tàu đổ bộ của hải quân Trung Quốc đã áp sát tàu khu trục tên lửa USS Cowpens của Mỹ khi nó đang quan sát một cuộc tập trận của Trung Quốc trên vùng biển quốc tế ở biển Đông. Tàu USS Cowpens đã phải né để tránh va chạm.
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) quy định rất rõ về quyền của một quốc gia trong các vùng nội thủy, lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải. Tuy nhiên, UNCLOS không đề cập một cách rõ rệt tới vấn đề pháp lý của các hoạt động quân sự trong phạm vi EEZ. Do đó mỗi quốc gia có cách hiểu khác nhau về vấn đề này.
Washington luôn khẳng định quan điểm quân đội Mỹ được phép hoạt động “ở vùng biển bên ngoài vùng nước lãnh thổ của quốc gia khác mà không cần thông báo trước, bao gồm EEZ”. Ngược lại, Bắc Kinh tuyên bố mọi hoạt động quân sự của nước ngoài trong EEZ của quốc gia này là bất hợp pháp “theo luật pháp Trung Quốc”. Trung Nam Hải không ít lần yêu cầu Nhà Trắng ngừng các hoạt động quân sự trong EEZ của Trung Quốc.
Điều đáng nói là trong khi phản đối nước ngoài hoạt động trong EEZ nước mình, Bắc Kinh ngang nhiên do thám ở EEZ các nước khác. Năm 2012, quân đội Trung Quốc lần đầu tiên thực hiện chiến dịch do thám trong EEZ của Mỹ ngoài khơi đảo Guam và đảo Hawaii. Một quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiết lộ thông tin này ở Diễn đàn Shangri-La tại Singapore hồi năm 2013 và cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục làm như vậy trong tương lai.
Mới đây nhất, trong cuộc tập trận RIMPAC diễn ra ở Hawaii hồi tháng 7, Trung Quốc đã cử một tàu do thám lớp Dongdiao tới gần Hawaii để theo dõi mọi hoạt động của hải quân các nước. Khi đó, đô đốc Samuel Locklear - tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ (PACOM) - tuyên bố hoan nghênh sự hiện diện của tàu do thám Trung Quốc. “Đây là một quyền cơ bản của các nước - đô đốc Locklear nhấn mạnh - Còn chính quyền Bắc Kinh khẳng định hoạt động của tàu do thám này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Lá mặt lá trái
Báo cáo tháng 6-2013 của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung (USCC) khẳng định quân đội Trung Quốc cũng thường xuyên do thám, thu thập thông tin tình báo ở EEZ các quốc gia khác. “Sự hiện diện của hải quân Trung Quốc tại EEZ nước ngoài chắc chắn sẽ leo thang khi quân đội nước này đang tiếp tục hiện đại hóa lực lượng và cải thiện năng lực hoạt động tầm xa” - báo cáo viết. Trong vài năm qua, hải quân Trung Quốc liên tục tập trận ở Tây Thái Bình Dương và biển Đông.
USCC chỉ ra rõ rằng Bắc Kinh dùng luật nội địa để cấm cản hoạt động quân sự nước ngoài trong EEZ Trung Quốc, nhưng sẵn sàng viện dẫn các thông lệ và quy định quốc tế để biện minh hành vi triển khai lực lượng quân sự tới EEZ các quốc gia khác. Đây cũng là chiêu trò Bắc Kinh thường xuyên viện tới để biện minh cho các hành vi khiêu khích trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Trước vụ chiếc chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc chặn đầu máy bay do thám P-8 Poseidon của Mỹ hôm 19-8 trên bầu trời biển Đông, Chính phủ Nhật từng nhiều lần lên tiếng báo động về tình trạng Bắc Kinh triển khai máy bay chiến đấu chặn máy bay quân sự Tokyo trên bầu trời biển Hoa Đông.
Bắc Kinh không hề tỏ ra e ngại một cuộc đối đầu trên biển hay trên bầu trời. Hôm 19-8, chiếc J-11 bay chỉ cách chiếc P-8 Poseidon từ 6-9m. Nhiều khả năng những cuộc đụng độ tương tự sẽ tái diễn và lần tới, rất có thể một cú va chạm như năm 2001 lặp lại và căng thẳng sẽ bùng lên.
HIẾU TRUNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét