Trang

25 tháng 9, 2014

Vũ khí hạt nhân: Nga - Trung đừng đùa với Mỹ

(Quan hệ quốc tế) - Mỹ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân trong bối cảnh họ đang có rất nhiều "mối quan hệ căng thẳng".
Cuộc thử nghiệm bất ngờ
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, 7h45 ngày 23/9/2014, tên lửa đạn đạo Minuteman-3 không mang đầu đạn được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California tới đảo Kwajalein có khoảng cách 6.760 km.
Chỉ huy của đơn vị tên lửa số 91 khẳng định cuộc thử nghiệm hoàn toàn thành công. Minuteman-3 là loại tên lửa ba tầng liên lục địa có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân cùng lúc.
Tên lửa này là sản phẩm của hãng Boeing, trọng lượng 35,3 tấn, dài 18,26 m, đường kính thân 1,67m, tầm bay cao tối đa 1.120 km, tầm bắn 13.000 km, tốc độ 7km/s. Sai số mục tiêu là không đáng kể, từ 85 - 450. Thời gian triển khai để có thể khai hỏa Minuteman-3 chỉ mất vài phút.
Điều đặc biệt, loại tên lửa này ngoài việc được trang bị trên các căn cứ không quân trên lãnh thổ Mỹ, nó còn được bố trí tại một số căn cứ của Mỹ trên thế giới và NATO. Ngoài ra, Minuteman-3 còn có thể trang bị trên các tàu ngầm. Điều này đồng nghĩa với việc độ bao phủ của Minuteman-3 là... toàn cầu.
Một cuộc phóng thử nghiệm tên lửa Minuteman-3
Một cuộc phóng thử nghiệm tên lửa Minuteman-3
Mỗi tên lửa này có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân, sức nổ 300 - 500 kiloton, tương đương với 300.000 - 500.000 tấn thuốc nổ TNT. Hiện nay Mỹ đang có nhiều dự án nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhưng Minuteman-3 vẫn khẳng định sự hiệu quả và ổn định nhất.
Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định đây chỉ là một cuộc thử nghiệm hoàn toàn bình thường để kiểm tra khả năng hoạt động và sẵn sàng phản ứng của lực lượng hạt nhân Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ sử dụng dữ liệu từ vụ phóng để tiếp tục đánh giá sự phát triển của lực lượng.
Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm ngấm ngầm và đầy bất ngờ, vào thời điểm nhạy cảm như hiện tại của nước Mỹ sẽ khiến không ít người lo ngại về mục đích thực sự của nó.
Đừng dùng vũ khí hạt nhân để đùa Mỹ
Vũ khí hạt nhân thời điểm vừa qua được các đối thủ của Mỹ nhắc đến một với tần suất tăng đột biến. Với nước Nga, trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã đẩy mối quan hệ giữa Nga - phương Tây tuột dốc thành một cuộc khủng hoảng.
Cả hai bên đều có những hành động quân sự mang ý nghĩa răn đe trực tiếp dành cho nhau. Tiêu biểu như cách mà NATO và Nga ngoại giao tập trận ròng rã từ tháng 5/2014 cho đến nay. Lần gần đây nhất kết thúc bằng cuộc tập trận Vostok-2014 với quy mô lớn chưa từng có của Nga và các cuộc tập trận của NATO trên chính đất Ukraine.
Trong những lần tập trận đó, trong những động thái căng thẳng đó, vũ khí hạt nhân liên tiếp được nhắc đến. Tuy nhiên nó chỉ được phát ra từ Moscow. Lần đầu tiên vào tháng 6/2014, khi Tổng thống Poroshenko tuyên thệ nhậm chức và khẳng định sẽ đòi lại bán đảo Crimea bằng mọi giá. Và Moscow lập tức phản ứng, khẳng định sẽ giữ Crimea bằng mọi cách, trong đó ám chỉ đến cả lực lượng hạt nhân của mình.
Tên lửa đạn đạo của Nga
Tên lửa đạn đạo của Nga
Ngày 3/9/2014, Moscow tuyên bố sẽ tập trận hạt nhân vào cuối tháng 9/2014. Ngày 10/9/2014, quân đội Nga phóng thử thành công một tên lửa liên lục địa từ tàu ngầm hạt nhân. Tổng thống Nga Putin đích thân đăng đàn khẳng định sẽ dùng vũ khí hạt nhân để chống lại NATO.
Và còn nhiều lần khác, lực lượng hạt nhân của Nga được mang ra như một cái ô để đảm bảo sự răn đe hiệu quả trong mối căng thẳng với phương Tây. Và động tác sẵn sàng sử dụng thứ vũ khí này của Nga thay vì tìm kiếm các hành động chính trị, ngoại giao là thực sự đáng lên án.
Ngoài Nga, còn một đối thủ tiềm năng khác của Mỹ cũng không kém phần đao to búa lớn: Trung Quốc. Sau khi mối quan hệ Nga - EU bất hòa, Trung Quốc ngay lập tức chìa bàn tay cứu vớt nền kinh tế Nga. Đổi lại, Moscow cũng vui vẻ đáp ứng những tâm nguyện của Bắc Kinh, thực ra là yêu sách.
Trong đó có vấn đề về công nghệ vũ khí và công nghệ vũ trụ. Đặc biệt, hai bên đạt được một số thỏa thuận về việc hợp tác phát triển công nghệ tên lửa đẩy và Trung Quốc có vai trò cung cấp linh kiện và có khả năng còn hỗ trợ sản xuất, lắp ráp. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đứng trước cơ hội rất lớn có thể mua được hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 của Nga.
Ngay lập tức, Trung Quốc ồn ào lên tiếng về việc các chương trình nghiên cứu, thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa của mình sắp đến hồi thành công. Đặc biệt với tên lửa liên lục địa DF-41.
Tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân có thể phóng từ các tàu ngầm của nước Mỹ
Tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân có thể phóng từ các tàu ngầm của nước Mỹ
Thực tế, những tên lửa này của Trung Quốc còn vướng phải hai tử huyệt về công nghệ là tên lửa đẩy và nhiên liệu vận hành. Nhiều nhà phân tích cho rằng với khả năng nhái công nghệ ưu việt của mình, những vũ khí hiện đại từ Nga sẽ cung cấp cho Bắc Kinh một số lượng lớn câu trả lời cho những gì họ còn khiếm khuyết.
Dù chưa thực sự thành công trong việc phóng tên lửa hạt nhân đến lãnh thổ nước Mỹ, nhưng đã rất nhiều lần Trung Quốc bóng gió về khả năng hạt nhân đáng gờm của mình.
Một đối thủ ồn ào, kẻ còn lại thì bóng gió hăm dọa. Còn Mỹ trong cuộc chơi này đã chọn cách nào?
Họ không mang vũ khí hạt nhân ra để luyện tập trong khi căng thẳng lên tới cao trào. Tên lửa của họ không phóng tập từ những căn cứ nhạy cảm. Một cuộc thử nghiệm nhỏ, thường kỳ, ít ồn ào trên các phương tiện truyền thông. Hẳn Mỹ chỉ muốn khẳng định rằng, họ có vũ khí hạt nhân, nhưng đó chỉ là quân bài cuối cùng. Với những kinh nghiệm cay đắng về loại vũ khí này, người Mỹ chỉ sử dụng tới nó khi và chỉ khi nước Mỹ thực sự lâm nguy.
Đỗ Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét