Trang thiết bị trong phòng lái phi cơ tuần thám P-3 Orion
Dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương?
Tin của hãng thông tấn Reuters cho biết Hoa Kỳ có thể nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, và đến cuối năm nay, nếu những cuộc thương lượng thành công, Việt Nam sẽ được mua phi cơ thám sát hải dương P-3 Orion của Mỹ.
Máy bay P-3 Orion được dùng để thám sát biển, cả trên lẫn dưới mặt nước, có khả năng phát hiện vị trí các tàu ngầm. Phi cơ này cũng có sẵn thiết bị để mang và phóng bom, hỏa tiễn, ngư lôi.
Sau khi Việt Nam bị bất ngờ vào giây phút giàn khoan biển khơi 1 tỷ đô la HD-981 lù lù xuất hiện ngay trong hải phận đặc quyền kinh tế của mình, liệu việc Mỹ bán phi cơ thám sát cho Việt Nam có bắt đầu vào cuối năm nay hay đầu năm tới không?
Việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam thì đã được Việt Nam yêu cầu từ lâu, và hai bên cũng đã thương lượng nhiều lần. Đặc biệt trong năm nay nhiều giới chức hàng đầu của giới hành pháp, lập pháp và quân đội Mỹ đã tấp nập đến Việt Nam. Sau cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Evan Medeiros và các Thượng nghị sĩ John McCain, Sheldon Whitehouse, thì đến lựợt Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đến Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1971 một vị đại tướng Tổng tham mưu trưởng của Hoa Kỳ đặt chân đến Việt Nam. Đó là điều rất có ý nghĩa về một cuộc hợp tác quân sự, sau khi nguyên Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đến Cam Ranh cách đây hai năm. Nghị sĩ John McCain và tướng Martin Dempsey đều nói Washington sẵn sàng nới lỏng lệnh cấm chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi được quốc hội ban hành luật chính thức, đó vẫn là những đề nghị do Washington đưa ra, không quên kèm theo những điều kiện khác, để kiến tạo một công cuộc hợp tác quân sự. Và cần nói ngay đó sẽ không phải là một mối hợp tác chiến lược, hay liên minh quân sự, vì còn nhiều yếu tố khác gây ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt-Mỹ.
Tàu ngầm Úc phối hợp với phi cơ P-3, gia tăng khả năng chống tàu ngầm – Courtesy of Wikimedia
Việc Mỹ bán phi cơ tuần thám P-3 cho Việt Nam chưa qua khỏi những vòng thương lượng. Nay đã gần cuối năm, mà Việt Nam chưa có vẻ gì đáp ứng những điều kiện do Mỹ nêu ra.
Một trong những đề tài thương lượng khác là Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP, nghe nói sẽ không kịp thành toàn trong năm nay, vì Hà Nội không thỏa mãn những điều kiện về nhân quyền do Washington nêu ra từ bấy lâu.
Vấn đề vũ khí sát thương cũng đi kèm những điều kiện như vậy, nên nếu dựa vào tình trạng quan hệ Việt Mỹ cho đến hôm nay, không chắc tất cả mọi việc sẽ suôn sẻ trước cuối năm nay.
Bên cạnh phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh lên tiếng hoan nghênh việc Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Ông nói hai nước đã bình thường hóa quan hệ trên 20 năm, đã lập đối tác toàn diện hồi năm ngoái; mối quan hệ là bình thường, lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam mới là điều không bình thường. Ông Minh còn nói Bắc Kinh không có lý do để nổi giận khi Việt Nam mua vũ khí Mỹ, vì Việt Nam không mua của nước này thì cũng phải mua vũ khí của nước khác mà thôi. Ngoại trưởng Việt Nam dường như ngụ ý nhắn nhủ với Trung Quốc quyết tâm củng cố lực lượng quân sự của Việt Nam.
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được giới nghiên cứu về Việt Nam coi là nhân vật chủ chốt của chính sách thắt chặt quan hệ Việt Mỹ. Ngoại trưởng John Kerry từng mời ông sang thăm Hoa Kỳ, nhưng chuyến đi bị hoãn lại vào hồi tháng 7. Thay vào đó Ủy viên Bộ chính trị Phạm Quang Nghị đi Washington hôm 21 tháng 7 để gặp thượng nghị sĩ McCain và một số nhà lập pháp khác, rồi Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Công An Lê Hồng Anh đi Bắc Kinh vào giữa tháng 8, gần trùng với dịp đại tướng Dempsey đến Hà Nội.
Như vậy kế sách của Hà Nội về vấn đề quan hệ với Mỹ và Trung Quốc ra sao? Liệu Hà Nội và Washington có đi đến kết luận vấn đề vũ khí sát thương cũng như hiệp định TPP vào dịp Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đi Hoa Kỳ không?
Tướng Dempsey và tướng Đỗ Bá Tỵ duyệt hàng quân danh dự tại Hà Nội, tháng 8, 2014
Giữa ngã ba đường
Mối quan hệ tay ba Việt-Mỹ-Trung vốn là câu hỏi nhức đầu cho giới quan sát, giới chính trị, ngoại giao cũng như truyền thông ở khắp nơi, cả Việt Nam, Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc và châu Á.
Với những diễn tiến ngoại giao tích cực như trên, Hoa Kỳ vẫn chưa thể lạc quan về một sự chuyển hướng ngoại giao nhanh chóng của Hà Nội sang phía Washington, ít nhất cũng trong một vài năm nữa.
Việt Nam vẫn tiếp tục có nhu cầu củng cố quốc phòng để đứng ở vị trí mà Trung Quốc không thể coi thường, bắt nạt, chiếm biển chiếm đất của mình, nhưng đồng thời vẫn phải chiều lụy Bắc Kinh về ngoại giao, chính trị, để tránh những hành động phá hoại kinh tế và một chiến cấp bách. Thêm vào đó, cũng vì phải dựa vào Trung Quốc về chính trị, Việt Nam cũng không thể thỏa mãn những điều kiện về nhân quyền và chính trị do Hoa Kỳ đặt ra để có thể chuyển giao vũ khí sát thương và ký hiệp ước TPP. Tuy nhiên, cũng sau những diễn tiến ngoại giao tích cực ấy, người ta không thể biết chắc Hoa Kỳ có nhất quán trong lập trường đòi hỏi nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam hay không, và mặt khác Việt Nam có thể nhượng bộ tới đâu để hoàn thành hai mục đích quan trọng đó.
Lý do về tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc thường được Việt Nam đem ra biện hộ cho chính sách ngoại giao thân Trung, tránh Mỹ của mình.
Biết rõ điều đó, người Mỹ mới đem hiệp định TPP làm chiếc phao cứu cấp cho Việt Nam trong tình huống thân Mỹ lánh Trung. Có trong tay hiệp định này Việt Nam sẽ thoát được mối lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Hai khuynh hướng
Chiếc phao cứu cấp đã được quảng cáo với Việt Nam từ lâu, trong khi Việt Nam bị lấn át đủ điều, và trước cả lúc xảy ra vụ giàn khoan HD-981 vào hồi tháng 5. Sau đó mới đến các “sứ giả chiến lược” của Mỹ đi đến Việt Nam như con thoi, như để giúp Việt Nam giải quyết hai vấn đề vũ khí sát thương và hiệp định TPP, chính là hai trục xoay chiến lược của Việt Nam. Bộ chính trị ở Hà Nội sẽ quyết định ra sao?
Quan thuế Mỹ dùng P-3 tuần tra biển, chống buôn lậu ma túy vào Mỹ- Courtesy of findthebest.com
Khó đưa ra một câu trả lời xác quyết, bởi vì từ lâu nay đầu não lãnh đạo của Việt Nam là bộ chính trị vốn luôn bị giằng co giữa hai khuynh hướng. Không muốn nói đó là sự chia rẽ giữa phe thân Tàu với phe thân Mỹ, nhưng ai cũng thấy quả có những quan điểm khác biệt giữa cánh muốn chiều theo Trung Quốc vì không tin Mỹ bằng tin Trung Quốc, và cánh có quan điểm tin cậy Hoa Kỳ hơn trong việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.
Tuy nhiên, sau chuyến đi của Phó Thủ tướng – Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh người ta có thể thấy được rõ ràng hơn ý hướng của hai phía.
Lá bài nhân quyền
Việt Nam sẽ có một ít nhượng bộ về nhân quyền, vì thực ra chẳng phải một sự nhượng bộ nào hết. Lúc nào Hà Nội cũng có sẵn những lá bài nhân quyền trong túi để ra tay trong canh bạc nhân quyền với Mỹ. Đó là những người bất đồng chính kiến đang bị giam nhốt như những con tin, để Việt Nam đem neo giá và Mỹ phải kèo nài. Trước nay khi Hà Nội cần đòi hỏi Washington một việc nào đó, và đối lại Washington đòi Hà Nội phải “tôn trọng nhân quyền”, thì một vài “con tin” này lại được thả nhỏ giọt. Rồi một số khác lại bị bắt để đem vào “kho dự trữ”.
Từ phía Washington, một số nhà sản xuất vũ khí của Mỹ ngỏ ý hy vọng bán được phi cơ P-3 Orion không võ trang vào cuối năm nay hay đầu năm tới. Không rõ những phi cơ tuần thám không võ trang có đứng ngoài danh sách “vũ khí sát thương” hay không.
Việt Nam giúp Mỹ?
Chuyện này còn nhắc người ta nhớ lại, mới hôm 19 tháng 8 năm nay một chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay cắt mũi một chiếc P-8 Poseidon của Mỹ, cách không tới 10 mét, lúc phi cơ Mỹ đang làm nhiệm vụ do thám thường ngày, cách Hải Nam 200 km.
Trước đó hơn 3 năm, tháng 8 năm 2011, một phản lục cơ F-8 của Trung Quốc cũng bay cảnh cáo 3 lần với một phi cơ thám sát EP-3E của Mỹ do thám cách bờ biển Hải Nam 110 km. Bay pass thứ ba, chạm phải thiết bị radom (trái cầu radar) của phi cơ Mỹ, chiếc F-8 đứt làm đôi, rơi xuống biển, phi công tử nạn.Thiết bị radom của chiếc EP-3E văng mất khỏi phi cơ, máy bay mất cao độ, suýt rơi, phải đáp khẩn cấp xuống Hải Nam. Phi hành đoàn 24 người bị giam giữ 10 ngày tại Hải Khẩu trước khi được trao trả.
Hạm đội 7 có một phi đoàn thám sát, nhiệm vụ thường xuyên là thu thập dữ liệu tình báo về hải quân Trung Quốc, đặc biệt là căn cứ tàu ngầm Hải Nam và hành trình, tọa độ của những chiếc tàu ngầm chiến lược của nó.
Nếu Hoa Kỳ muốn được Việt Nam giúp theo dõi các tàu ngầm của Trung Quốc ở biển Đông, nên cuối năm nay Việt Nam mang nhiều triển vọng sẽ có máy bay P-3.
Riêng hiệp ước TPP còn gắn liền với điều kiện Việt Nam phải có công đoàn tự do, độc lập, nên ít hy vọng sẽ được ký kết trong năm nay.
Theo RFA
Tin của hãng thông tấn Reuters cho biết Hoa Kỳ có thể nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, và đến cuối năm nay, nếu những cuộc thương lượng thành công, Việt Nam sẽ được mua phi cơ thám sát hải dương P-3 Orion của Mỹ.
Máy bay P-3 Orion được dùng để thám sát biển, cả trên lẫn dưới mặt nước, có khả năng phát hiện vị trí các tàu ngầm. Phi cơ này cũng có sẵn thiết bị để mang và phóng bom, hỏa tiễn, ngư lôi.
Sau khi Việt Nam bị bất ngờ vào giây phút giàn khoan biển khơi 1 tỷ đô la HD-981 lù lù xuất hiện ngay trong hải phận đặc quyền kinh tế của mình, liệu việc Mỹ bán phi cơ thám sát cho Việt Nam có bắt đầu vào cuối năm nay hay đầu năm tới không?
Việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam thì đã được Việt Nam yêu cầu từ lâu, và hai bên cũng đã thương lượng nhiều lần. Đặc biệt trong năm nay nhiều giới chức hàng đầu của giới hành pháp, lập pháp và quân đội Mỹ đã tấp nập đến Việt Nam. Sau cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Evan Medeiros và các Thượng nghị sĩ John McCain, Sheldon Whitehouse, thì đến lựợt Đại tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đến Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1971 một vị đại tướng Tổng tham mưu trưởng của Hoa Kỳ đặt chân đến Việt Nam. Đó là điều rất có ý nghĩa về một cuộc hợp tác quân sự, sau khi nguyên Bộ trưởng quốc phòng Leon Panetta đến Cam Ranh cách đây hai năm. Nghị sĩ John McCain và tướng Martin Dempsey đều nói Washington sẵn sàng nới lỏng lệnh cấm chuyển giao vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi được quốc hội ban hành luật chính thức, đó vẫn là những đề nghị do Washington đưa ra, không quên kèm theo những điều kiện khác, để kiến tạo một công cuộc hợp tác quân sự. Và cần nói ngay đó sẽ không phải là một mối hợp tác chiến lược, hay liên minh quân sự, vì còn nhiều yếu tố khác gây ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt-Mỹ.
Tàu ngầm Úc phối hợp với phi cơ P-3, gia tăng khả năng chống tàu ngầm – Courtesy of Wikimedia
Việc Mỹ bán phi cơ tuần thám P-3 cho Việt Nam chưa qua khỏi những vòng thương lượng. Nay đã gần cuối năm, mà Việt Nam chưa có vẻ gì đáp ứng những điều kiện do Mỹ nêu ra.
Một trong những đề tài thương lượng khác là Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP, nghe nói sẽ không kịp thành toàn trong năm nay, vì Hà Nội không thỏa mãn những điều kiện về nhân quyền do Washington nêu ra từ bấy lâu.
Vấn đề vũ khí sát thương cũng đi kèm những điều kiện như vậy, nên nếu dựa vào tình trạng quan hệ Việt Mỹ cho đến hôm nay, không chắc tất cả mọi việc sẽ suôn sẻ trước cuối năm nay.
Bên cạnh phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh lên tiếng hoan nghênh việc Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam. Ông nói hai nước đã bình thường hóa quan hệ trên 20 năm, đã lập đối tác toàn diện hồi năm ngoái; mối quan hệ là bình thường, lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam mới là điều không bình thường. Ông Minh còn nói Bắc Kinh không có lý do để nổi giận khi Việt Nam mua vũ khí Mỹ, vì Việt Nam không mua của nước này thì cũng phải mua vũ khí của nước khác mà thôi. Ngoại trưởng Việt Nam dường như ngụ ý nhắn nhủ với Trung Quốc quyết tâm củng cố lực lượng quân sự của Việt Nam.
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được giới nghiên cứu về Việt Nam coi là nhân vật chủ chốt của chính sách thắt chặt quan hệ Việt Mỹ. Ngoại trưởng John Kerry từng mời ông sang thăm Hoa Kỳ, nhưng chuyến đi bị hoãn lại vào hồi tháng 7. Thay vào đó Ủy viên Bộ chính trị Phạm Quang Nghị đi Washington hôm 21 tháng 7 để gặp thượng nghị sĩ McCain và một số nhà lập pháp khác, rồi Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Công An Lê Hồng Anh đi Bắc Kinh vào giữa tháng 8, gần trùng với dịp đại tướng Dempsey đến Hà Nội.
Như vậy kế sách của Hà Nội về vấn đề quan hệ với Mỹ và Trung Quốc ra sao? Liệu Hà Nội và Washington có đi đến kết luận vấn đề vũ khí sát thương cũng như hiệp định TPP vào dịp Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đi Hoa Kỳ không?
Tướng Dempsey và tướng Đỗ Bá Tỵ duyệt hàng quân danh dự tại Hà Nội, tháng 8, 2014
Giữa ngã ba đường
Mối quan hệ tay ba Việt-Mỹ-Trung vốn là câu hỏi nhức đầu cho giới quan sát, giới chính trị, ngoại giao cũng như truyền thông ở khắp nơi, cả Việt Nam, Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc và châu Á.
Với những diễn tiến ngoại giao tích cực như trên, Hoa Kỳ vẫn chưa thể lạc quan về một sự chuyển hướng ngoại giao nhanh chóng của Hà Nội sang phía Washington, ít nhất cũng trong một vài năm nữa.
Việt Nam vẫn tiếp tục có nhu cầu củng cố quốc phòng để đứng ở vị trí mà Trung Quốc không thể coi thường, bắt nạt, chiếm biển chiếm đất của mình, nhưng đồng thời vẫn phải chiều lụy Bắc Kinh về ngoại giao, chính trị, để tránh những hành động phá hoại kinh tế và một chiến cấp bách. Thêm vào đó, cũng vì phải dựa vào Trung Quốc về chính trị, Việt Nam cũng không thể thỏa mãn những điều kiện về nhân quyền và chính trị do Hoa Kỳ đặt ra để có thể chuyển giao vũ khí sát thương và ký hiệp ước TPP. Tuy nhiên, cũng sau những diễn tiến ngoại giao tích cực ấy, người ta không thể biết chắc Hoa Kỳ có nhất quán trong lập trường đòi hỏi nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam hay không, và mặt khác Việt Nam có thể nhượng bộ tới đâu để hoàn thành hai mục đích quan trọng đó.
Lý do về tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc thường được Việt Nam đem ra biện hộ cho chính sách ngoại giao thân Trung, tránh Mỹ của mình.
Biết rõ điều đó, người Mỹ mới đem hiệp định TPP làm chiếc phao cứu cấp cho Việt Nam trong tình huống thân Mỹ lánh Trung. Có trong tay hiệp định này Việt Nam sẽ thoát được mối lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Hai khuynh hướng
Chiếc phao cứu cấp đã được quảng cáo với Việt Nam từ lâu, trong khi Việt Nam bị lấn át đủ điều, và trước cả lúc xảy ra vụ giàn khoan HD-981 vào hồi tháng 5. Sau đó mới đến các “sứ giả chiến lược” của Mỹ đi đến Việt Nam như con thoi, như để giúp Việt Nam giải quyết hai vấn đề vũ khí sát thương và hiệp định TPP, chính là hai trục xoay chiến lược của Việt Nam. Bộ chính trị ở Hà Nội sẽ quyết định ra sao?
Quan thuế Mỹ dùng P-3 tuần tra biển, chống buôn lậu ma túy vào Mỹ- Courtesy of findthebest.com
Khó đưa ra một câu trả lời xác quyết, bởi vì từ lâu nay đầu não lãnh đạo của Việt Nam là bộ chính trị vốn luôn bị giằng co giữa hai khuynh hướng. Không muốn nói đó là sự chia rẽ giữa phe thân Tàu với phe thân Mỹ, nhưng ai cũng thấy quả có những quan điểm khác biệt giữa cánh muốn chiều theo Trung Quốc vì không tin Mỹ bằng tin Trung Quốc, và cánh có quan điểm tin cậy Hoa Kỳ hơn trong việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.
Tuy nhiên, sau chuyến đi của Phó Thủ tướng – Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh người ta có thể thấy được rõ ràng hơn ý hướng của hai phía.
Lá bài nhân quyền
Việt Nam sẽ có một ít nhượng bộ về nhân quyền, vì thực ra chẳng phải một sự nhượng bộ nào hết. Lúc nào Hà Nội cũng có sẵn những lá bài nhân quyền trong túi để ra tay trong canh bạc nhân quyền với Mỹ. Đó là những người bất đồng chính kiến đang bị giam nhốt như những con tin, để Việt Nam đem neo giá và Mỹ phải kèo nài. Trước nay khi Hà Nội cần đòi hỏi Washington một việc nào đó, và đối lại Washington đòi Hà Nội phải “tôn trọng nhân quyền”, thì một vài “con tin” này lại được thả nhỏ giọt. Rồi một số khác lại bị bắt để đem vào “kho dự trữ”.
Từ phía Washington, một số nhà sản xuất vũ khí của Mỹ ngỏ ý hy vọng bán được phi cơ P-3 Orion không võ trang vào cuối năm nay hay đầu năm tới. Không rõ những phi cơ tuần thám không võ trang có đứng ngoài danh sách “vũ khí sát thương” hay không.
Việt Nam giúp Mỹ?
Chuyện này còn nhắc người ta nhớ lại, mới hôm 19 tháng 8 năm nay một chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay cắt mũi một chiếc P-8 Poseidon của Mỹ, cách không tới 10 mét, lúc phi cơ Mỹ đang làm nhiệm vụ do thám thường ngày, cách Hải Nam 200 km.
Trước đó hơn 3 năm, tháng 8 năm 2011, một phản lục cơ F-8 của Trung Quốc cũng bay cảnh cáo 3 lần với một phi cơ thám sát EP-3E của Mỹ do thám cách bờ biển Hải Nam 110 km. Bay pass thứ ba, chạm phải thiết bị radom (trái cầu radar) của phi cơ Mỹ, chiếc F-8 đứt làm đôi, rơi xuống biển, phi công tử nạn.Thiết bị radom của chiếc EP-3E văng mất khỏi phi cơ, máy bay mất cao độ, suýt rơi, phải đáp khẩn cấp xuống Hải Nam. Phi hành đoàn 24 người bị giam giữ 10 ngày tại Hải Khẩu trước khi được trao trả.
Hạm đội 7 có một phi đoàn thám sát, nhiệm vụ thường xuyên là thu thập dữ liệu tình báo về hải quân Trung Quốc, đặc biệt là căn cứ tàu ngầm Hải Nam và hành trình, tọa độ của những chiếc tàu ngầm chiến lược của nó.
Nếu Hoa Kỳ muốn được Việt Nam giúp theo dõi các tàu ngầm của Trung Quốc ở biển Đông, nên cuối năm nay Việt Nam mang nhiều triển vọng sẽ có máy bay P-3.
Riêng hiệp ước TPP còn gắn liền với điều kiện Việt Nam phải có công đoàn tự do, độc lập, nên ít hy vọng sẽ được ký kết trong năm nay.
Theo RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét