Chúng ta đang ôm đồm nhiều quá, mong muốn nhiều quá. Cái gì cũng muốn làm, từ bao cấp cho học sinh đi học, khám chữa bệnh, xóa nhà tranh tre,...trong khi nguồn lực rất có hạn.
Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2014 đã chính thức khép lại với những dư âm có thể còn tương đối lâu dài. Suy cho cùng, câu chuyện về thể chế, nói đi nói lại vẫn...chưa xong, đặc biệt khi mà chúng ta vẫn chưa thực sự "dám" có một cuộc cách mạng đúng nghĩa, cải tiến mọi "luật chơi" cho các chủ thể kinh tế.
Một lần nữa, một diễn giả trong diễn đàn đã đặt lại vấn đề về chủ thuyết kinh tế riêng của Việt Nam. Theo PGS.TS.Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chúng ta cần phải có nghiên cứu chủ thuyết phát triển kinh tế riêng có của Việt Nam.Đây là vấn đề không còn quá mới mẻ, nhưng không phải vì thế mà nó không được lưu tâm. Năm ngoái, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh còn thẳng thắn, mô hình kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa “làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Một lần nữa, một diễn giả trong diễn đàn đã đặt lại vấn đề về chủ thuyết kinh tế riêng của Việt Nam. Theo PGS.TS.Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chúng ta cần phải có nghiên cứu chủ thuyết phát triển kinh tế riêng có của Việt Nam.Đây là vấn đề không còn quá mới mẻ, nhưng không phải vì thế mà nó không được lưu tâm. Năm ngoái, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh còn thẳng thắn, mô hình kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa “làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Còn nhớ tháng 7/2011, trong kiến nghị của Ủy ban Kinh tế khóa XII được gửi đến Quốc hội khóa XIII, vấn đề chủ thuyết kinh tế đã được đặt ra, với yêu cầu về ổn định kinh tế vĩ mô, tạo tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong những chu kỳ tiếp theo.
Muốn cải cách thể chế, tạo sức bật cho nền kinh tế, chúng ta khó có thể khăng khăng giữ vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế Nhà nước, hay nói đúng hơn, dành quá nhiều ưu ái cho khu vực kinh tế này. Một ví dụ nho nhỏ về sự lãng phí nguồn lực được đưa ra tại diễn đàn kinh tế lần này: Ở tỉnh Quảng Ninh (và chắc hẳn không chỉ Quảng Ninh) – có một số công chức Nhà nước nhận lương 1 tháng 8 triệu (mức lương mơ ước với cử nhân mới ra trường tại thủ đô Hà Nội) với công việc duy nhất là…mang báo cho lãnh đạo hàng ngày!
Theo bà Phạm Chi Lan, đó là một sự lãng phí đến mức không tưởng tượng nổi. Bà cũng nhắc lại con số hàng chục nghìn lao động ngành than hiện đang dư thừa, và ước chừng số tiền lãng phí hàng năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Không có cơ chế kinh tế nào vận hành hiệu quả lại như vậy cả! Những sai lầm trong việc bổ nhiệm nhân sự, không thể cứ thế bắt xã hội "gánh" được.
Hiện nhiều quốc gia đang áp dụng chủ thuyết thực dụng (pragmatism) trong hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, kết hợp cách thức điều hành hiệu quả nhất mà hai trường phái kinh tế lớn trong lịch sử đưa ra để áp dụng trên thực tế cho một nền kinh tế: (i) Trường phái Keynes cho rằng sự can thiệp đúng lúc của Chính phủ là rất quan trọng để ổn định nền kinh tế và (ii) trường phái tân tự do cho rằng vai trò của Chính phủ là duy trì sự ổn định kinh tế Vĩ mô, bên cạnh đó, các chính sách như khuyền khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng cường kỷ luật tài khóa, lãi suất theo cơ chế thị trường, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước,…chính là cơ sở để cơ cấu kinh tế sẽ tự điều chỉnh theo hướng hiệu quả, hợp lý hơn và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Những sự kết hợp nói trên, nhìn chung, có trong giáo trình của hầu hết các bộ môn về kinh tế.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, trong trao đổi gần đây với báo chí cho rằng, hiện nay chúng ta phát triển kinh tế không theo một chủ thuyết, hoặc có chủ thuyết mà không được thực hiện tốt. Chúng ta đang ôm đồm nhiều quá, mong muốn nhiều quá. Cái gì cũng muốn làm, từ bao cấp cho học sinh đi học, khám chữa bệnh, xóa nhà tranh tre,...trong khi nguồn lực rất có hạn.
Rõ ràng, đây không phải lần đầu tiên tư duy "đa mục tiêu" được các nhà nghiên cứu nhắc đến. Diễn đàn kinh tế mùa thu 2013, chuyên gia Phạm Hồng Chương đến từ Đại học Kinh tế Quốc dân đã một lần vạch ra rằng,đã đến lúc chúng ta từ bỏ tư duy đa mục tiêu trong hoạch định chính sách.
Cái chúng ta đang lúng túng, chưa thực sự tiến hành cải cách, có chăng, là việc chúng ta đang “mò mẫm” cái thể chế kinh tế vốn không tồn tại, như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã chia sẻ.
Xin kết bài với khuyến nghị của ông Lê Xuân Bá: Cái gì có lợi cho đất nước cho dân tộc thì làm, cái gì không lợi thì bỏ, không câu nệ.
Minh Thư
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét