(Tin tức thời sự) - Bộ GTVT vừa chỉ mặt hàng loạt các DN năng lực kém, trong đó có nhiều tên công ty của Trung Quốc bị xướng tên.
Trong số 57 công ty chất lượng chưa đạt yêu cầu, có 4 nhà thầu TQ đang thực hiện thi công các công trình tại Việt Nam.
Đó là: Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc thi công đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông; Công ty Xây dựng Quảng Tây; Tổng công ty cầu đường Trung Quốc; Công ty cổ phần hữu hạn viễn thông Trung Hưng (ZTE – Trung Quôc) là những công ty chưa đạt yêu cầu.
Điều đáng nói ở đây là các công ty này đều đang đảm nhận rất nhiều các công trình trọng điểm và có vốn đầu tư lớn.
Cụ thể, như công ty Hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc đã từng chịu trách nhiệm dự án đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái.
DN Trung Quốc thường thi công nhiều công trình trọng điểm
|
Tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái có điểm đầu là nút giao Cái Mắm nối tiếp với đường nối TP Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; điểm cuối dự án là khoảng Km262+189 trùng với điểm đầu dự án đường dẫn cầu Bắc Luân II.
Tổng chiều dài dự án khoảng 149,63km. Đường cao tốc có tiêu chuẩn loại A với vận tốc thiết kế từ 80-120 km/h. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến là gần 53.000 tỷ đồng.
Công ty này cũng đảm nhiệm trọng trách chủ đầu tư tại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đã bị đội vốn gần 100% (từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD, tăng thêm 339 triệu USD so với tổng mức đầu tư được phê duyệt trước đó).
Cho đến công ty TNHH Trung Hưng (ZTE), Trung Quốc cũng là nhà thầu đảm nhận một dự án lớn của Việt Nam.
Đó là dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội.
Dự án có tổng mức đầu tư 3.511 tỷ đồng, trong đó giai đoạn I dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2013. Được triển khai, ngoài việc nâng cao tốc độ và an toàn chạy tàu, ngành đường sắt sẽ tiếp thu được những giải pháp công nghệ về viễn thông tiên tiến, cũng như phương pháp quản lý thi công các công trình trên đường sắt, khai thác tạo tiền đề thuận lợi để đường sắt Việt Nam từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ và nâng tính cạnh tranh của vận tải đường sắt.
Hiện nay, Tổng công ty cầu đường TQ cũng đang phụ trách một loạt các chương trình trọng điểm, như dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được chia làm 10 gói thầu xây lắp chính và 7 gói thầu phụ trợ.
Và hợp đồng xây dựng gói thầu thi công cầu Cao Lãnh với Liên danh Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) và Công ty Vinaconex E&C (Việt Nam) với giá trúng thầu hơn 3.037 tỷ đồng (tương đương 145 triệu USD).
Cầu Cao Lãnh có tổng chiều dài 2.014,74m, bao gồm: Cầu chính là cầu dây văng hai mặt phẳng dây, chiều dài nhịp chính 350m, chiều dài mỗi nhịp biên 150m.
Có thể thấy, các công ty TQ đều nhận được những công trình xây dựng có tầm và quan trọng. Hơn nữa, có lẽ chính vì vậy mà tại các địa điểm này cũng có rất nhiều lao động, nhân công là người TQ sang, vì số lượng hàng quá lớn, nhân công không đủ làm để cấp ứng.
Ngoài ra, các công ty của Hàn Quốc gồm Keangnam, Posco thi công đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai; Công ty xây dựng Hanshin (Hàn Quốc) thi công đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây chưa đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình thi công dự án.
Ở trong nước một số tổng công ty lớn cũng chưa đáp ứng được yêu cầu như Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8); Tổng công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco); Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex)…
Các tiêu chí đưa ra để xếp loại nhà thầu được dựa trên khả năng huy động nhân sự và máy móc thiết bị; khả năng đáp ứng tiến độ tổng thể và chi tiết; đáp ứng chất lượng, an toàn lao động, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; giải quyết các thủ tục thanh, quyết toán; thực hiện bảo hành công trình.
Thanh Huyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét