“Tại sao tiền bồi thường về đất chỉ có một nhưng tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề lại cao hơn gấp năm lần tiền bồi thường về đất? Như vậy là quá vô lý!”.
PGS Trần Thị Minh Châu - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thẳng thắn chỉ rõ điểm bất hợp lý tại dự thảo nghị định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ TN&MT soạn thảo tại buổi góp ý cho dự thảo (do Hội Khoa học đất Việt Nam tổ chức ngày 9-5).
Theo ông Phạm Sĩ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, hiện có đến 80% khiếu kiện liên quan đến đất đai, trong đó chủ yếu là khiếu kiện bồi thường khi bị thu hồi đất. “Cần phân tích những vướng mắc hiện nay trong việc thu hồi đất, từ đó xem xét cần sửa đổi những quy định hiện hành như thế nào. Dự thảo nghị định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa giải quyết được những vướng mắc hiện nay thì việc ban hành nó trở thành vô nghĩa. Vậy thì đưa ra dự thảo này để làm gì?” - ông Liêm phân tích.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng bộ môn Luật Đất đai - Trường ĐH Luật Hà Nội nhấn mạnh: “Khi làm nghị định này, không nên có tư tưởng “Hy sinh lợi ích của người dân để vì sự phát triển của đất nước”. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng phải đảm bảo phát triển bền vững. Cán bộ nhà nước hãy đặt mình vào chỗ của người dân. Nếu nhà anh bị thu hồi đất mà chỉ được bồi thường như vậy thì anh có chấp nhận được không?”.
Theo ông Phạm Sĩ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, hiện có đến 80% khiếu kiện liên quan đến đất đai, trong đó chủ yếu là khiếu kiện bồi thường khi bị thu hồi đất. “Cần phân tích những vướng mắc hiện nay trong việc thu hồi đất, từ đó xem xét cần sửa đổi những quy định hiện hành như thế nào. Dự thảo nghị định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa giải quyết được những vướng mắc hiện nay thì việc ban hành nó trở thành vô nghĩa. Vậy thì đưa ra dự thảo này để làm gì?” - ông Liêm phân tích.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng bộ môn Luật Đất đai - Trường ĐH Luật Hà Nội nhấn mạnh: “Khi làm nghị định này, không nên có tư tưởng “Hy sinh lợi ích của người dân để vì sự phát triển của đất nước”. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng phải đảm bảo phát triển bền vững. Cán bộ nhà nước hãy đặt mình vào chỗ của người dân. Nếu nhà anh bị thu hồi đất mà chỉ được bồi thường như vậy thì anh có chấp nhận được không?”.
Theo dự thảo, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được bồi thường bằng tiền. Ngoài ra, người bị thu hồi đất còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Mức hỗ trợ này là bằng tiền không quá năm lần giá đất nông nghiệp. Quy định này vẫn giữ nguyên như quy định hiện hành.
|
Theo HOÀNG VÂN
Pháp Luật TP HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét