Sợi dây lịch sử của lòng yêu nước sẽ bị cắt đứt nếu chúng ta cứ bàng quan, nói để mà nói, tiếp tục tán gẫu như thể đặt lòng yêu nước trong "tủ kính" mà “ngắm” với nhau vậy.
Theo VNN
Yêu nước là phải hiểu lịch sử đất nước
Nếu đơn thuần “lòng yêu nước là truyền thống quý báu, lâu đời của dân tộc” thì chỉ là nói để mà nói, khẩu hiệu chung chung, chẳng định hình được lòng yêu nước và mang chút giá trị thực tiễn nào cả.
Ảnh: Cổng làng, nét văn hoá nuôi dưỡng tâm hồn Việt (Nguồn: Làng Việt)
Chưa xác định đối tượng thì chưa thể so sánh, miêu tả đối tượng ấy. Thế nên, hiểu như vậy về lòng yêu nước là mơ hồ, phản khoa học, tất yếu sẽ rơi vào bế tắc, luẩn quẩn.
Lòng yêu nước cũng không phải “tự nhiên, ai cũng có”; và xa hơn nữa, chẳng có thứ tình cảm nào là tự nhiên, ai cũng có cả. Mọi sự phát sinh, tồn tại, phát triển của tình cảm, hành động, hiện tượng,…đều có nguồn gốc, môi trường, điều kiện cần thiết. Chưa tìm hiểu, nghiên cứu mà kết luận “tự nhiên, ai cũng có” là võ đoán, quan liêu, thậm chí bất lực.
Yêu nước chính là yêu thương đồng bào. Sự thôi thúc từ con tim ấy cộng với sự dẫn đường của lý trí khiến người ta cụ thể hóa thành bảo vệ tổ quốc, gìn giữ bản sắc văn hóa, xây dựng kinh tế, chăm lo môi trường, làm từ thiện…
Muốn “yêu” ai phải biết mặt, biết tên; muốn “yêu nước” thì đương nhiên và tối thiểu cần biết ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, phạm vi lãnh thổ,…đất nước mình ra sao: hình chữ S, nằm ở khu vực Đông Nam Á, nói tiếng Việt, ăn bằng đũa…chứ không phải hình chiếc ủng của Ý, nằm ở Bắc Mỹ, nói tiếng Anh, ăn bằng thìa-dĩa…
Những kiến thức này chẳng thể “tự nhiên, ai cũng có”; nó là khoa học, là giáo dục, là lao động bài bản và nghiêm túc chứ chẳng phải “nói chơi”.
Bảo rằng một đứa trẻ lên ba hoặc một người dân tộc vùng xâu vùng xa là “có sẵn lòng yêu nước” trong khi họ còn chưa biết chữ là giáo điều, áp đặt, duy tâm, siêu hình. Phải tích lũy vốn kiến thức căn bản thì chúng ta mới xác định được ai là đồng bào, đâu là đất nước để mà yêu thương.
Tuy nhiên, chỉ kiến thức nền được phổ cập thôi thường là không đủ. Cần cả một quá trình trải nghiệm, va đập phức tạp nữa để một cá nhân “có thể” trắc ẩn nơi trái tim, chín chắn nơi khối óc rồi yêu thương đồng bào, yêu thương đất nước, cuối cùng và đỉnh cao là yêu thương toàn nhân loại.
Người vị kỷ là không Yêu Nước
Nhấn mạnh rằng “có thể” đồng nghĩa khả năng “không thể” vẫn xảy ra. Suốt chiều dài lịch sử, trong mọi quốc gia, dân tộc luôn tồn tại những người không yêu nước. Chẳng hạn các bạo chúa, độc tài phong kiến khi xưa; hay những kẻ buôn bán ma túy ngày nay.
Nói vậy để thấy rằng: từ cái “tôi” cá nhân đến cái “chúng ta” trong gia đình, từ cái “tôi gia đình” đến cái “chúng ta” làng xóm, từ cái “tôi” làng xóm đến cái “chúng ta” xã hội, dân tộc, đất nước…là những tầng nấc đấu tranh, phát triển liên tục từ riêng đến chung, từ nhỏ đến lớn, từ ích kỷ đến tập thể. Quá trình phát triển này vô cùng khó khăn, phức tạp.
Đó là quy luật tất yếu. Chẳng có cái gì gọi là “tự nhiên, ai cũng có” ở đây cả. Không phải ai cũng đi được từ yêu mình, vì mình đến yêu người, vì người. Mà nếu không yêu người, vì người thì không bao giờ có chuyện yêu đồng bào, yêu tổ quốc hay vì dân, vì nước.
Bảo rằng lòng yêu nước luôn thường trực, đang “ngủ quên” và chỉ cần “đánh thức” thì nó sẽ “dậy” là ngụy biện, lảng tránh sự thật, mang tư tưởng trông chờ, đi ngược lại quan điểm của Marx-Lenin và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đời sống kinh tế quyết định đời sống chính trị, văn hóa, xã hội; quan hệ vật chất, lợi ích chi phối các mối quan hệ khác giữa người với người.
Thế nên, có những đứa con đang tâm sát hại ông bà, cha mẹ, họ hàng, bè bạn chỉ vì vài đồng bạc chơi game; có người chồng đang tâm giết vợ chỉ vì...không chịu dọn cơm! Tuy còn ít ỏi song nguy cơ rạn vỡ tình cảm - dù thiêng liêng, cao đẹp đến mấy – cũng đã rõ ràng.
Gieo mầm tình cảm thật khó nhưng nuôi nấng, gìn giữ nó còn khó hơn gấp bội. Cái xấu xa “cá biệt” sẽ trở thành cái xấu xa “phổ biến” nếu không có sự quan tâm, phòng ngừa đúng mực. Khối đoàn kết sẽ nhanh chóng bị chia rẽ nếu bài toán kinh tế, vật chất, lợi ích không được giải quyết thỏa đáng.
Sợi dây lịch sử của lòng yêu nước sẽ bị cắt đứt nếu chúng ta cứ bàng quan, nói để mà nói, tiếp tục tán gẫu như thể đặt lòng yêu nước trong tủ kính mà “ngắm” với nhau vậy.
Nếu đơn thuần “lòng yêu nước là truyền thống quý báu, lâu đời của dân tộc” thì chỉ là nói để mà nói, khẩu hiệu chung chung, chẳng định hình được lòng yêu nước và mang chút giá trị thực tiễn nào cả.
Ảnh: Cổng làng, nét văn hoá nuôi dưỡng tâm hồn Việt (Nguồn: Làng Việt)
Chưa xác định đối tượng thì chưa thể so sánh, miêu tả đối tượng ấy. Thế nên, hiểu như vậy về lòng yêu nước là mơ hồ, phản khoa học, tất yếu sẽ rơi vào bế tắc, luẩn quẩn.
Lòng yêu nước cũng không phải “tự nhiên, ai cũng có”; và xa hơn nữa, chẳng có thứ tình cảm nào là tự nhiên, ai cũng có cả. Mọi sự phát sinh, tồn tại, phát triển của tình cảm, hành động, hiện tượng,…đều có nguồn gốc, môi trường, điều kiện cần thiết. Chưa tìm hiểu, nghiên cứu mà kết luận “tự nhiên, ai cũng có” là võ đoán, quan liêu, thậm chí bất lực.
Yêu nước chính là yêu thương đồng bào. Sự thôi thúc từ con tim ấy cộng với sự dẫn đường của lý trí khiến người ta cụ thể hóa thành bảo vệ tổ quốc, gìn giữ bản sắc văn hóa, xây dựng kinh tế, chăm lo môi trường, làm từ thiện…
Muốn “yêu” ai phải biết mặt, biết tên; muốn “yêu nước” thì đương nhiên và tối thiểu cần biết ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, phạm vi lãnh thổ,…đất nước mình ra sao: hình chữ S, nằm ở khu vực Đông Nam Á, nói tiếng Việt, ăn bằng đũa…chứ không phải hình chiếc ủng của Ý, nằm ở Bắc Mỹ, nói tiếng Anh, ăn bằng thìa-dĩa…
Những kiến thức này chẳng thể “tự nhiên, ai cũng có”; nó là khoa học, là giáo dục, là lao động bài bản và nghiêm túc chứ chẳng phải “nói chơi”.
Bảo rằng một đứa trẻ lên ba hoặc một người dân tộc vùng xâu vùng xa là “có sẵn lòng yêu nước” trong khi họ còn chưa biết chữ là giáo điều, áp đặt, duy tâm, siêu hình. Phải tích lũy vốn kiến thức căn bản thì chúng ta mới xác định được ai là đồng bào, đâu là đất nước để mà yêu thương.
Tuy nhiên, chỉ kiến thức nền được phổ cập thôi thường là không đủ. Cần cả một quá trình trải nghiệm, va đập phức tạp nữa để một cá nhân “có thể” trắc ẩn nơi trái tim, chín chắn nơi khối óc rồi yêu thương đồng bào, yêu thương đất nước, cuối cùng và đỉnh cao là yêu thương toàn nhân loại.
Người vị kỷ là không Yêu Nước
Nhấn mạnh rằng “có thể” đồng nghĩa khả năng “không thể” vẫn xảy ra. Suốt chiều dài lịch sử, trong mọi quốc gia, dân tộc luôn tồn tại những người không yêu nước. Chẳng hạn các bạo chúa, độc tài phong kiến khi xưa; hay những kẻ buôn bán ma túy ngày nay.
Nói vậy để thấy rằng: từ cái “tôi” cá nhân đến cái “chúng ta” trong gia đình, từ cái “tôi gia đình” đến cái “chúng ta” làng xóm, từ cái “tôi” làng xóm đến cái “chúng ta” xã hội, dân tộc, đất nước…là những tầng nấc đấu tranh, phát triển liên tục từ riêng đến chung, từ nhỏ đến lớn, từ ích kỷ đến tập thể. Quá trình phát triển này vô cùng khó khăn, phức tạp.
Đó là quy luật tất yếu. Chẳng có cái gì gọi là “tự nhiên, ai cũng có” ở đây cả. Không phải ai cũng đi được từ yêu mình, vì mình đến yêu người, vì người. Mà nếu không yêu người, vì người thì không bao giờ có chuyện yêu đồng bào, yêu tổ quốc hay vì dân, vì nước.
Bảo rằng lòng yêu nước luôn thường trực, đang “ngủ quên” và chỉ cần “đánh thức” thì nó sẽ “dậy” là ngụy biện, lảng tránh sự thật, mang tư tưởng trông chờ, đi ngược lại quan điểm của Marx-Lenin và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đời sống kinh tế quyết định đời sống chính trị, văn hóa, xã hội; quan hệ vật chất, lợi ích chi phối các mối quan hệ khác giữa người với người.
Thế nên, có những đứa con đang tâm sát hại ông bà, cha mẹ, họ hàng, bè bạn chỉ vì vài đồng bạc chơi game; có người chồng đang tâm giết vợ chỉ vì...không chịu dọn cơm! Tuy còn ít ỏi song nguy cơ rạn vỡ tình cảm - dù thiêng liêng, cao đẹp đến mấy – cũng đã rõ ràng.
Gieo mầm tình cảm thật khó nhưng nuôi nấng, gìn giữ nó còn khó hơn gấp bội. Cái xấu xa “cá biệt” sẽ trở thành cái xấu xa “phổ biến” nếu không có sự quan tâm, phòng ngừa đúng mực. Khối đoàn kết sẽ nhanh chóng bị chia rẽ nếu bài toán kinh tế, vật chất, lợi ích không được giải quyết thỏa đáng.
Sợi dây lịch sử của lòng yêu nước sẽ bị cắt đứt nếu chúng ta cứ bàng quan, nói để mà nói, tiếp tục tán gẫu như thể đặt lòng yêu nước trong tủ kính mà “ngắm” với nhau vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét