TPP là nhân tố tích cực nhưng đừng tin những con số chứng minh Việt Nam được nhiều nhất. Chúng ta đang đề cập đến lợi ích từ TPP bằng tính toán của người Mỹ trong khi họ đang muốn thúc đẩy Hiệp định này
Khi nói đến triển vọng kinh tế năm 2014, hầu như ai cũng nhắc đến TPP và dòng vốn ngoại như một động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng của Việt Nam. Rất nhiều chuyên gia dẫn số liệu và nói rằng, tham gia vào TPP, Việt Nam được lợi nhiều nhất.
Tuy nhiên, rõ ràng TPP hay thu hút đầu tư thì đều là những hợp đồng kinh tế gắn liền cả quyền lợi và trách nhiệm của những bên liên quan và người nào đánh giá một cách khách quan thì sẽ không chỉ nhìn vào một phía.
TPP - đừng tin số liệu của người Mỹ
Trong buổi tọa đàm “Kinh tế 2013 và Tầm nhìn 2014” do Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trường ĐHQG tổ chức, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan rất thẳng thắn nêu ý kiến:
"TPP cũng là nhân tố tích cực nhưng đừng tin ở những con số chứng minh Việt Nam được nhiều nhất. Người ta tính ở tốc độ. Nền kinh tế của Việt Nam quy mô nhỏ, tốc độ tăng có thể cao thật nhưng so với nền kinh tế to lớn của Mỹ thì con số tuyệt đối sẽ chẳng đáng là bao. Không phải thực chất là mình được hưởng lợi nhiều nhất đâu".
Tuy nhiên, rõ ràng TPP hay thu hút đầu tư thì đều là những hợp đồng kinh tế gắn liền cả quyền lợi và trách nhiệm của những bên liên quan và người nào đánh giá một cách khách quan thì sẽ không chỉ nhìn vào một phía.
TPP - đừng tin số liệu của người Mỹ
Trong buổi tọa đàm “Kinh tế 2013 và Tầm nhìn 2014” do Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trường ĐHQG tổ chức, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan rất thẳng thắn nêu ý kiến:
"TPP cũng là nhân tố tích cực nhưng đừng tin ở những con số chứng minh Việt Nam được nhiều nhất. Người ta tính ở tốc độ. Nền kinh tế của Việt Nam quy mô nhỏ, tốc độ tăng có thể cao thật nhưng so với nền kinh tế to lớn của Mỹ thì con số tuyệt đối sẽ chẳng đáng là bao. Không phải thực chất là mình được hưởng lợi nhiều nhất đâu".
Theo đó, chuyên gia Phạm Chi Lan đánh giá cao nhất ở TPP là sự cải cách bên trong, có thể cộng hưởng tạo thêm động lực, sức ép để Việt Nam cải cách, nhưng bà cũng nhấn mạnh: "có được hay không cũng là do mình có chịu được sức ép mà cải cách hay không. TPP không phải là sung rụng nằm đó mà hưởng".
Đồng tình với quan điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành - Giám đốc VEPR nói, chúng ta đang đề cập đến lợi ích của TPP bằng những tính toán của người Mỹ trong khi họ đang muốn thúc đẩy Hiệp định này. Như vậy, khi mà chúng ta chưa tự nghiên cứu, tính toán số liệu và đưa ra nhận định của chính mình thay vì những nhận định mang tính lobby hay vận động chính sách của giới học thuật Mỹ thì những con số này là vô ích.
Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành cũng cho rằng Việt Nam không nên quan tâm nhiều đến những lợi ích theo kiểu lợi ích của ngành dệt may, da giày… đem lại vài chục tỷ mỗi năm, mà cái cốt lõi để chúng ta nương theo TPP là cải cách thể chế, cách thức kinh doanh, cách doanh nghiệp nhà nước vận hành, môi trường kinh doanh, cách ứng xử về lao động.
"Tôi nghĩ là may mặc của chúng ta đang mất đi về lợi thế so với Banglades và Campuchia, mất rồi thì chúng ta không nên níu kéo mà nên chuyển sang các thang giá trị cao hơn. Nếu chúng ta chỉ lấy đó để đàm phán thì chỉ là đang cố gắng giữ cái lợi thế so sánh tĩnh mà không chuyển lên theo lợi thế so sánh động."
Tiến sỹ Thành cho rằng nếu cải cách theo hướng tăng giá trị cốt lõi như trên thì chẳng cần TPP, chúng ta cũng có thể đạt được con số vài chục tỷ mỗi năm này. Còn nếu không, TPP sẽ là cuộc chơi của người Mỹ.
Đầu tư nước ngoài - vốn vào hay vốn ra?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói, nhìn vào đằng sau những con số về xuất khẩu, bà không thấy vui. Xuất khẩu là thành tích của doanh nghiệp nước ngoài chứ không phải Việt Nam.
Bà vẫn đánh giá FDI là một điểm tích cực của năm 2014. Mặc dù 2 tháng đầu năm FDI giảm, cộng thêm chuyện Tập đoàn Tata rút khỏi Hà Tĩnh có thể làm FDI giảm hơn nhưng có thể có nhân tố mới vào mạnh mẽ. Điều này được dựa trên cái nhìn vào sự chuẩn bị của người Nhật, trong đó mục tiêu các lĩnh vực công nghiệp đã rơi vào tầm ngắm của họ. Các động thái của TPP, FTA… đều khiến Việt Nam thành nơi đầu tư tốt cho nước ngoài, không chỉ bởi thị trường Việt Nam mà còn là bước đệm để các nhà đầu tư này hướng tới khu vực.
Tuy nhiên nói về FDI thì cũng phải nói về mặt trái. Hiện tượng chuyển giá chưa có công cụ để chặn một cách hữu hiệu về lâu về dài. FDI lấn sân doanh nghiệp Việt về xuất khẩu rất rõ, ngay cả trong các lĩnh vực như công nghiệp dịch vụ thì cũng thấy sự lấn chiếm này khiến cho câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta có thể cứ dựa vào FDI được không?
"Nới room cho nước ngoài, tôi lo nhiều hơn là mừng."
Chuyên gia Phạm Chi Lan đánh giá, đó là cách gỡ khó trước mắt để có thêm màu hồng cho bức tranh kinh tế nhưng không biết rằng đó lại là đẩy nền kinh tế của mình vào tay nước ngoài. Bất động sản cũng mong cho người nước ngoài mua.
"Có lẽ 5 năm, 10 năm nữa, đất nước này sẽ là của ông Kim, ông Park từ Hàn Quốc hay họ tộc nào từ Trung Quốc. Còn chúng ta sẽ luôn luôn là người làm thuê. Thay vì mua nhà thì chúng ta đi thuê nhà của những ông nước ngoài này."
Vì vậy, bà cho rằng chính sách kinh tế phải nhìn ở tầm dài hạn, chứ nếu chỉ lo cho 2014, 2015 để phục vụ cho Đại hội thì cái giá phải trả sau đó lớn hơn rất nhiều.
"Rốt cục chúng ta muốn có cơ hội cho những người trẻ của Việt Nam hay là chỉ muốn cơ hội cho người nước ngoài, chỉ mong chờ vào nguồn lực từ nước ngoài?" - bà Lan đặt câu hỏi.
Có một câu nói nổi tiếng trong thời kỳ hội nhập, đó là "Hãy hòa nhập nhưng không hòa tan". Tất nhiên trong thời kỳ này, không thể không thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhưng theo bà Lan, hội nhập tốt nhập tốt nhất là tự mình phải mạnh lên chứ không phải mở toang cửa cho người ta mang của cải về đây 1 rồi mang đi 10.
Bởi vậy, nền kinh tế thế giới 2014 có thể có triển vọng phục hồi tốt. Nhưng liệu Việt Nam có nắm bắt được cơ hội hay không? Hoặc nắm được, nhưng có bằng các nước khác không?
Hải Minh
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét