- "Nguyện vọng của người dân muốn thành lập các hội của họ cũng là một nguyện vọng chính đáng. Vấn đề chính là nhà nước phải đưa ra những cơ chế để hình thành được, nhất là điều này đã được đưa vào Hiến pháp rồi"
- "Tôi nghĩ rằng việc này là một việc phải giải quyết ở trong một xã hội thực sự dân chủ, mình không thể quan niệm một cách rất là máy móc như trước đây được nữa. Mình phải nhìn nhận đây là một thực tế, và có một sự hướng dẫn cho người dân".
-
Nhu cầu thành lập các hội, đoàn là một thực tế ở Việt Nam mà chính quyền cần có sự đổi mới về nhận thức để đi tới đáp ứng, hướng dẫn người dân thực hiện quyền của họ, theo cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết.
Bà Phạm Chi Lan
-
GS Nguyễn Minh Thuyết
Trao đổi với BBC hôm 16/3/2014, Giáo sư Thuyết cho rằng nhu cầu lập hội đoàn là một nhu cầu chính đáng đã được Hiến pháp Việt Nam thừa nhận, do đó mặc dù Việt Nam chưa có luật được ban hành về lập hội, các cơ quan hành pháp, trong lúc đợi luật được xây dựng, công bố, vẫn có thể căn cứ vào những văn bản pháp quy đã có để hướng dẫn người dân thực hiện quyền của họ.
Cựu đại biểu cho hay hiện vẫn chưa biết khi nào một đạo luật về quyền lập hội sẽ được trình lên Quốc hội Việt Nam, tuy theo kế hoạch được dự kiến mà ông biết, tới năm 2015-2016, Việt Nam có thể sẽ có luật biểu tình được trình ra Quốc hội.
Giáo sư Thuyết nói với BBC:
"Dù là chưa có luật, nhưng cũng đã có nghị định của Chính phủ về tổ chức hội rồi, và chính phủ cũng đã giao cho những cơ quan cụ thể phụ trách về vấn đề này.
"Theo tôi, trong trường hợp này, các cơ quan phụ trách cần phải căn cứ vào nghị định của Chính phủ và có hướng dẫn đối với ý kiế
n đề xuất thành lập hội của người dân.
"Để làm sao mình vừa bảo đảm được việc thực thi pháp luật, nhưn
g cũng vừa đảm bảo được nguyện vọng của người dân."
Theo Giáo sư Thuyết, với hội nào mà chính quyền cảm thấy chưa thích hợp lắm, chính quyền cũng có thể trao đổi với người dân để người dân nghiên cứu có 'tôn chỉ, mục đích' thích hợp hơn.
'Không thể máy móc'
Giáo sư Thuyết cho rằng nhà nước phải có sự thay đổi trong cách nhìn về xã hội dân sự và ứng xử với nhu cầu hội đoàn của người dân.
Ông nói:
"Tôi nghĩ rằng việc này là một việc phải giải quyết ở trong một xã hội thực sự dân chủ, mình không thể quan niệm một cách rất là máy móc như trước đây được nữa.
"
"Mình phải nhìn nhận đây là một thực tế
, và có một sự hướng dẫn cho người dân.
"Để làm sao người dân thực hiện được quyền của người ta về việc thành lập hội đoàn theo quy đ
ịnh của Hiến pháp, phù hợp với pháp luật của Việt Nam."
Giáo sư Thuyết cho rằng trong việc soạn thảo luật liên quan tới lập hội, nhà nước cần phải có bước đi cải cách.
Ông nói:
"Tôi nghĩ phải có một tư tưởng cải cách thật là mạnh, ví dụ, đã gọi là các hội đoàn, đã gọi là các tổ chức xã hội dân sự thì phải do người dân tự nguyện lập nên và kinh phí ấy là kinh phí đóng góp của các thành viên,
"Chứ không thể nào mà mình sử dụng kinh phí nhà nước để làm những việc như vậy, bởi vì nếu thế thì bộ máy hành chính quá cồng kềnh, không có một ngân sách nào chịu nổi cả."
"Chứ không thể nào mà mình sử dụng kinh phí nhà nước để làm những việc như vậy, bởi vì nếu thế thì bộ máy hành chính quá cồng kềnh, không có một ngân sách nào chịu nổi cả."
Đến nay nhiều hội, đoàn của Việt Nam, trong đó các tổ chức như Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), Hội Liên hiệp Văn học & Nghệ thuật, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, cho tới một số thiết chế khác như Tổng Liên đoàn Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng nhiều Đoàn, Đội, hội khác đều ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp nhận kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước để hoạt động và nhân sự do chính quyền xét duyệt, cơ cấu, bổ nhiệm hoặc thông qua v.v...
'Phải có luật sớm'
"
Cũng liên quan tới quyền thành lập hội của người dân và việc xã hội dân sự cần được chính quyền nhìn nhận ra sao, hôm thứ Sáu, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng chính phủ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, nêu quan điểm:
"Nguyện vọng của người dân muốn thành lập các hội của họ cũng là một nguyện vọng chính đáng. Vấn đề chính là nhà nước phải đưa ra những cơ chế để hình thành được, nhất là điều này đã được đưa vào Hiến pháp rồi.
"Về quyền lập hội của người dân, cần sớm có những quy định bằng luật để cho có thể thực hiện được điều đó."
Gần đây, một loạt các tổ chức trong xã hội dân sự Việt Nam đã được người dân 'tự phát' thành lập.
Trong lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp, mới nhất là đầu tháng Ba này, đã xuất hiện một tuyên bố vận động một tổ chức được gọi là "Văn đoàn Việt Nam Độc lập" do một nhóm các văn nghệ sỹ và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật v.v... đứng ra đồng chủ xướng vận độngMột trong những thành viên của nhóm vận động hội đoàn này, ông Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Thành phố Hà Nội, giải thích với BBC, tổ chức này không hề có ý định đối lập với Hội nhà văn Việt Nam được chính quyền thừa nhận và cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên có thể sẽ có một cấp độ mà ông gọi là 'cạnh tranh chuyên môn' với Hội nhà văn hiện hữu, như ông Nguyên nói với BBC hôm 03/3/2014:
"Sự cạnh tranh đó sẽ trên hoạt động, rồi thì sẽ thấy cái chuyện cạnh tranh hay không.
"Chứ không phải mục đích là lập ra hội này để đối lập với hội kia, để cạnh tranh, thì điều đó, bản thân sự thành lập cũng đã có cái khác rồi.
Trước đó, trong một số lĩnh vực chính trị, xã hội và cộng đồng, một số hội dân sự đã ra đời, trong đó có các nhóm mang tên gọi như Diễn đàn Xã hội Dân sự, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Tổ chức Cựu tù nhân Lương tâm, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Hội Dân oan Việt Nam v.v...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét