Trang

19 tháng 3, 2014

Nhật muốn VN cải thiện pháp luật


Việt Nam được giới công ty Nhật xem là điểm đến đầu tư quan trọng tại Đông Nam Á mặc dù họ cũng nói rằng Chính phủ Việt Nam cần cải thiện tính minh bạch trong hệ thống pháp luật.
Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại Thương Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội nói với BBC rằng Việt Nam được giới công ty Nhật xem là điểm đến đầu tư quan trọng của họ tại Đông Nam Á mặc dù Chính phủ Việt Nam cần cải thiện tính minh bạch trong hệ thống pháp luật.

Atsusuke Kawada:
 Các công ty Nhật xem Việt Nam là một điểm đầu tư quan trọng.Trả lời Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt tại Hà Nội, ông Atsusuke Kawada cũng mô tả về điều ông gọi là “người hai nước có cùng lối suy nghĩ”.
Hiện có hơn 2.000 công ty chi nhánh (bao gồm cả các văn phòng đại diện) hoạt động tại Việt Nam.
Trong năm 2013, tổng lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt 5.7 tỉ USD.
Ngoài ra Nhật là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong hai năm liên tiếp. Mục tiêu của JETRO là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật để đầu tư vào thị trường mới nổi.
Trong khu vực ASEAN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật xem Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng nhất cùng với Thái Lan.
"Theo tôi, người Việt có cùng lối suy nghĩ với người Nhật, do đó bên này có thể dễ dàng biết được bên nghĩ gì và ngược lại."
Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản
BBC: Rủi ro đối với các công ty Nhật kinh doanh tại và đầu tư vào Việt Nam là gì? Và người ta có thể làm gì để giảm bớt các rủi ro đó?
Atsusuke Kawada: Theo một khảo sát của JETRO (được công bố vào tháng 02/2014), có hơn 50% các công ty chi nhánh của Nhật tại Việt Nam chỉ ra một số rủi ro của họ tại đây.
Trước hết là hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện cũng như thực trạng vận hành hệ thống pháp luật thiếu minh bạch.
Thứ hai là các thủ tục hành chính phức tạp, chính sách và các thủ tục thuế phức tạp và thứ ba là thực trạng thiếu minh bạch trong việc thực thi chính sách.
Để giảm bớt các rủi ro này, tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam cần cải thiện tính minh bạch đối với các hệ thống pháp luật chẳng hạn như đối với luật thuế hoặc luật lao động.
BBC: Với các rủi ro như vậy tại sao khảo sát mà ông đề cập tới cho thấy các doanh nghiệp Nhật có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam?
Atsusuke Kawada: Trong phần “kế hoạch kinh doanh tương lai’ trong khảo sát của JETRO, có gần 70% các công ty Nhật tại Việt Nam nói họ muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Tỉ lệ này cao hơn Philippines và Malaysia 10%.
90% các công ty Nhật nói “tăng doanh thu bán hàng” là lý do để mở rộng.
Thêm vào đó, họ cũng cho điểm cao “Tiềm năng lớn đối với mức tăng trưởng kinh tế” với thị trường lớn là 90 triệu dân, “Ổn định chính trị và tình hình xã hội”, “Chi phí tương đối thấp và dễ tuyển dụng người lao động”.
Theo tôi, người Việt có cùng lối suy nghĩ với người Nhật, do đó bên này có thể dễ dàng biết được bên nghĩ gì và ngược lại.
Theo bbc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét