Nỗi buồn đeo đẳng 4 tộc người
- BTTD: Dân tộc VN đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên "Thiên đường"...
Dân Việt - 4 dân tộc Cống, Mảng, La Hủ, Cờ Lao hiện cư trú tại 86 thôn, bản của 27 xã thuộc 3 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên. Tuy sống xen kẽ với nhiều cộng đồng dân tộc, nhưng họ lạc lõng như ở thế giới khác…
LTS: Ngày 26.9.2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế-xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao (Quyết định 1672) tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Hà Giang, với mục tiêu đến năm 2020 đưa mức sống của họ tương đương mức sống của các dân tộc khác. Thế nhưng, đã gần 3 năm, 4 tộc người này vẫn chưa được thụ hưởng đề án, bởi mọi việc vẫn… y nguyên.
Bốn dân tộc Cống, Mảng, La Hủ, Cờ Lao hiện cư trú tại 86 thôn, bản của 27 xã thuộc 3 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên. Tuy sống xen kẽ với nhiều cộng đồng dân tộc, nhưng họ lạc lõng như ở thế giới khác…
Vừa thiếu đất, vừa không thiết làm ăn
Trong 4 dân tộc ít người, người La Hủ cư trú chủ yếu ở 5 xã vùng cao biên giới gồm: Ka Lăng, Nậm Khao, Bum Tở, Pa Ủ và Pa Vệ Sử của huyện Mường Tè (Lai Châu). Đây là dân tộc có nhân khẩu đông nhất huyện với gần 12.000 người, trong đó tỷ lệ đói nghèo chiếm trên 80%. “Trước đây, người La Hủ quen sống du canh, du cư.
Sau nhiều năm được Nhà nước hỗ trợ định canh định cư, cuộc sống của người La Hủ đã có những chuyển biến tích cực. Họ đã sống thành làng bản, biết trồng lúa, nuôi lợn. Nhưng nhìn chung, người La Hủ vẫn tiến chậm hơn so với các dân tộc khác, hầu hết các gia đình đều là hộ nghèo, mỗi năm thiếu đói đến 3 - 4 tháng, thậm chí có nơi tới 5-6 tháng” - ông Trần Đức Hiển - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè đánh giá.
Để chứng thực lời ông Hiển, chúng tôi về xã Bum Nưa của huyện Mường Tè, nơi có nhiều người Mảng sinh sống là bản Nậm Củm. Nằm cách trung tâm xã chưa đến 5km thuận tiện đi lại, vậy mà bước vào bản Nậm Củm, chúng tôi đã phải lặng đi khá lâu bởi hình ảnh, hàng chục đứa trẻ trần truồng đùa nghịch trên những đống đất, cát; những ngôi nhà toang hoác, xiêu vẹo với những người phụ nữ và cả đàn ông có nước da đen đúa, vật vờ sưởi nắng nơi đầu bản.
Trưởng bản Lò Y Van cho biết: “Nậm Củm có 25 hộ thì 100% thuộc diện đói nghèo và mỗi năm nhiều hộ có 6 – 7 tháng ăn sắn, ăn ngô”. Đã 10 giờ sáng mà vẫn thấy mấy thanh niên trong bản ngồi uống rượu, thấy có khách đi qua họ thò gương mặt đờ đẫn ra mời vào uống rượu. Trưởng bản Van chép miệng:
“Đấy, cái nhà chưa đến 10m2, xiêu vẹo như cái chuồng chim nhưng có đến 7 người ở chen chúc. Vợ chồng chúng nó ngoài nghiện rượu còn nghiện thuốc phiện, chẳng làm ăn gì, mà có kiếm được đồng nào cũng đổi ra rượu hết, uống từ sáng đến tối. 5 đứa con đi học thì được ăn bữa trưa, mấy bữa còn lại cứ phải ra bờ suối, vào rừng kiếm củ mài, củ sắn bỏ miệng cho đỡ đói”.
Đang mùa làm nương nhưng hầu như nhà nào cũng có người ở nhà. Không ai làm gì, họ chỉ ngồi ở cửa nhà đờ đẫn nhìn ra ngoài. Hiện cả bản Nậm Củm chỉ có điểm trường ở trung tâm bản là khang trang nhất, với cấp tiểu học có 20 em, mầm non có 20 em. Theo Trưởng bản Lò Y Van, cả bản có 7 em học THCS ở trường xã, nhưng chưa biết nghỉ học lúc nào, vì bố mẹ chúng rất khó khăn…
3 - 4 tháng đói mỗi năm
Chúng tôi tới xã Bum Tở (huyện Mường Tè)- nơi có nhiều người dân tộc La Hủ sinh sống. Tiếp chúng tôi, ông Vàng Lỳ Sơn - Chủ tịch xã cho biết: “Xã có 9 bản, 666 hộ thì đã có 591 hộ nghèo (chiếm trên 88%). Toàn xã chỉ có 60ha lúa nước, 180ha lúa nương. Với chừng ấy nhân khẩu, chừng ấy diện tích sản xuất, bảo sao năm nào chả đói ít nhất 3 – 4 tháng. Tháng 2.2014, xã vừa nhận 42.000 tấn gạo cứu đói giáp hạt”.
Ngay đầu bản Chà Dí (xã Bum Tở), chúng tôi gặp anh Phùng Phí Chừ - người dân tộc La Hủ đang dỗ đứa con khóc ngặt nghẽo. Gia đình anh, gồm 2 vợ chồng và 2 đứa con sống trong túp lều dựng tạm chưa đầy 5m2, chỉ đủ kê một chiếc giường tạm bằng tre, chỉ có vài bộ quần áo, ngoài ra chẳng có gì đáng giá. Vợ chồng Chừ lấy nhau đã 8 năm nhưng vẫn không có một tấc đất sản xuất. Mỗi năm nếu Nhà nước không cấp gạo cứu đói thì họ sẽ thiếu đói mất 5 – 6 tháng.
Rời Bum Tở, chúng tôi sang xã Nậm Kè của huyện Mường Nhé (Điện Biên). Đây là một trong 3 xã có đồng bào dân tộc Cống sinh sống. Dù chỉ cách trung tâm xã chưa đầy một cây số nhưng đường vào bản Nậm Kè 1 chỉ duy nhất có lối mòn dân sinh lởm chởm đá và bụi đỏ. Trưởng bản Lò Văn Thắng bảo: “Gần trung tâm nên bản đã có điện, được phủ sóng điện thoại. Nhưng dân bản vẫn còn nghèo quá. Thu nhập bình quân đầu người chỉ được hơn 100.000 đồng/tháng. Thiếu đất sản xuất, ruộng nương lại phân tán nhỏ lẻ, mỗi năm chỉ làm được 1 vụ nên dù được mùa thì cũng chỉ đủ ăn 5 tháng, những tháng còn lại phải chờ vào trợ cấp lương thực của Nhà nước hoặc lên rừng mưu sinh qua ngày”.
Bốn dân tộc Cống, Mảng, La Hủ, Cờ Lao hiện cư trú tại 86 thôn, bản của 27 xã thuộc 3 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên. Tuy sống xen kẽ với nhiều cộng đồng dân tộc, nhưng họ lạc lõng như ở thế giới khác…
Vừa thiếu đất, vừa không thiết làm ăn
Trong 4 dân tộc ít người, người La Hủ cư trú chủ yếu ở 5 xã vùng cao biên giới gồm: Ka Lăng, Nậm Khao, Bum Tở, Pa Ủ và Pa Vệ Sử của huyện Mường Tè (Lai Châu). Đây là dân tộc có nhân khẩu đông nhất huyện với gần 12.000 người, trong đó tỷ lệ đói nghèo chiếm trên 80%. “Trước đây, người La Hủ quen sống du canh, du cư.
Sau nhiều năm được Nhà nước hỗ trợ định canh định cư, cuộc sống của người La Hủ đã có những chuyển biến tích cực. Họ đã sống thành làng bản, biết trồng lúa, nuôi lợn. Nhưng nhìn chung, người La Hủ vẫn tiến chậm hơn so với các dân tộc khác, hầu hết các gia đình đều là hộ nghèo, mỗi năm thiếu đói đến 3 - 4 tháng, thậm chí có nơi tới 5-6 tháng” - ông Trần Đức Hiển - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Tè đánh giá.
Chị Lò Thị Hơn - dân tộc Cống, ở bản Nậm Kè 1 (Mường Nhé, Điện Biên) ngồi nhà vì không có đất sản xuất, không có việc làm...
Để chứng thực lời ông Hiển, chúng tôi về xã Bum Nưa của huyện Mường Tè, nơi có nhiều người Mảng sinh sống là bản Nậm Củm. Nằm cách trung tâm xã chưa đến 5km thuận tiện đi lại, vậy mà bước vào bản Nậm Củm, chúng tôi đã phải lặng đi khá lâu bởi hình ảnh, hàng chục đứa trẻ trần truồng đùa nghịch trên những đống đất, cát; những ngôi nhà toang hoác, xiêu vẹo với những người phụ nữ và cả đàn ông có nước da đen đúa, vật vờ sưởi nắng nơi đầu bản.
Trưởng bản Lò Y Van cho biết: “Nậm Củm có 25 hộ thì 100% thuộc diện đói nghèo và mỗi năm nhiều hộ có 6 – 7 tháng ăn sắn, ăn ngô”. Đã 10 giờ sáng mà vẫn thấy mấy thanh niên trong bản ngồi uống rượu, thấy có khách đi qua họ thò gương mặt đờ đẫn ra mời vào uống rượu. Trưởng bản Van chép miệng:
“Đấy, cái nhà chưa đến 10m2, xiêu vẹo như cái chuồng chim nhưng có đến 7 người ở chen chúc. Vợ chồng chúng nó ngoài nghiện rượu còn nghiện thuốc phiện, chẳng làm ăn gì, mà có kiếm được đồng nào cũng đổi ra rượu hết, uống từ sáng đến tối. 5 đứa con đi học thì được ăn bữa trưa, mấy bữa còn lại cứ phải ra bờ suối, vào rừng kiếm củ mài, củ sắn bỏ miệng cho đỡ đói”.
Đang mùa làm nương nhưng hầu như nhà nào cũng có người ở nhà. Không ai làm gì, họ chỉ ngồi ở cửa nhà đờ đẫn nhìn ra ngoài. Hiện cả bản Nậm Củm chỉ có điểm trường ở trung tâm bản là khang trang nhất, với cấp tiểu học có 20 em, mầm non có 20 em. Theo Trưởng bản Lò Y Van, cả bản có 7 em học THCS ở trường xã, nhưng chưa biết nghỉ học lúc nào, vì bố mẹ chúng rất khó khăn…
3 - 4 tháng đói mỗi năm
Chúng tôi tới xã Bum Tở (huyện Mường Tè)- nơi có nhiều người dân tộc La Hủ sinh sống. Tiếp chúng tôi, ông Vàng Lỳ Sơn - Chủ tịch xã cho biết: “Xã có 9 bản, 666 hộ thì đã có 591 hộ nghèo (chiếm trên 88%). Toàn xã chỉ có 60ha lúa nước, 180ha lúa nương. Với chừng ấy nhân khẩu, chừng ấy diện tích sản xuất, bảo sao năm nào chả đói ít nhất 3 – 4 tháng. Tháng 2.2014, xã vừa nhận 42.000 tấn gạo cứu đói giáp hạt”.
Ngay đầu bản Chà Dí (xã Bum Tở), chúng tôi gặp anh Phùng Phí Chừ - người dân tộc La Hủ đang dỗ đứa con khóc ngặt nghẽo. Gia đình anh, gồm 2 vợ chồng và 2 đứa con sống trong túp lều dựng tạm chưa đầy 5m2, chỉ đủ kê một chiếc giường tạm bằng tre, chỉ có vài bộ quần áo, ngoài ra chẳng có gì đáng giá. Vợ chồng Chừ lấy nhau đã 8 năm nhưng vẫn không có một tấc đất sản xuất. Mỗi năm nếu Nhà nước không cấp gạo cứu đói thì họ sẽ thiếu đói mất 5 – 6 tháng.
Rời Bum Tở, chúng tôi sang xã Nậm Kè của huyện Mường Nhé (Điện Biên). Đây là một trong 3 xã có đồng bào dân tộc Cống sinh sống. Dù chỉ cách trung tâm xã chưa đầy một cây số nhưng đường vào bản Nậm Kè 1 chỉ duy nhất có lối mòn dân sinh lởm chởm đá và bụi đỏ. Trưởng bản Lò Văn Thắng bảo: “Gần trung tâm nên bản đã có điện, được phủ sóng điện thoại. Nhưng dân bản vẫn còn nghèo quá. Thu nhập bình quân đầu người chỉ được hơn 100.000 đồng/tháng. Thiếu đất sản xuất, ruộng nương lại phân tán nhỏ lẻ, mỗi năm chỉ làm được 1 vụ nên dù được mùa thì cũng chỉ đủ ăn 5 tháng, những tháng còn lại phải chờ vào trợ cấp lương thực của Nhà nước hoặc lên rừng mưu sinh qua ngày”.
Phải lấy lúa giống để ăn
Nhà tôi có 8 khẩu chỉ có vài sào ruộng lúa nước bậc thang. Vụ mùa 2013 thu được 25 bao lúa (mỗi bao 30kg). Đầu năm 2014, tôi tổ chức cưới vợ cho con nên đến nay phải lấy lúa giống để ăn. Mùa này nếu không có lúa giống gieo cấy thì chắc cả nhà năm nay sẽ bị đói trầm trọng. Chị Lò Thị Hơn (dân tộc Cống) ở bản Nậm Kè 1, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên Chỉ chờ hỗ trợ của Nhà nước Người dân Nậm Củm đã nghèo lại lười lao động, chỉ chờ hỗ trợ của Nhà nước. Nguồn lương thực của cả bản chỉ trông chờ vào 4ha lúa nước, vậy mà chúng tôi đến vận động gieo mạ, cấy lúa cả tháng nay chưa xong. Mà có gieo cấy xong họ cũng để đấy không thèm ngó ngàng gì tới. Họ bảo là có trồng gì thì mấy con trâu con bò cũng vào giẫm phá hết. Làm không được ăn nên không ai muốn làm cả. Bà Bùi Thị Lập - Phó Chủ tịch UBND xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu |
Lê Sa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét