TS NGUYỄN BÁCH PHÚC
(GDVN) - TS Nguyễn Bách Phúc thẳng thắn chỉ ra con số 9,1 tỷ USD để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất như Bộ Giao thông Vận tải đưa ra công luận là không thỏa đáng.
Nếu QH bỏ phiếu sân bay Long Thành: Chính phủ phải chi 142,5 triệu USD3 tháng, 3 lần Cục trưởng Hàng không bị Bộ trưởng Thăng "bóc mẽ"Sân bay quốc tế Long Thành chỉ có thể trung chuyển cho... 1 nước?
Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang trở thành tâm điểm quan tâm của dư luận. Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), việc đầu tư dự án sân bay Long Thành nhằm đáp ứng hàng chục triệu lượt hành khách trong tương lai đồng thời nhằm giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Trước khi đưa ra Dự án xây dựng sân bay Long Thành, Bộ GTVT cũng tính toán đến việc mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên theo tính toán của Bộ, việc mở rộng này là khó khả thi khi mức đầu tư lên đến 9,1 tỉ USD và ảnh hưởng đến 140.000 hộ dân (khoảng 500.000 nhân khẩu)…
Đề xuất xây dựng sân bay Long Thành làm dấy lên nỗi lo ngại của công luận về nợ công của quốc gia, sự cần thiết và hiệu quả thực sự của dự án? |
(GDVN) - Theo TS Nguyễn Bách Phúc, trên thực tế dự án sân bay quốc tế Long Thành chỉ có thể làm “trung chuyển” cho duy nhất nước Úc.
Tuy nhiên, đưa ra quan điểm về vấn đề mở rộng cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất, TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI cho rằng: Có thể nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ đến 56 triệu hành khách/năm mà vốn đầu tư chỉ chưa đến 2 tỉ USD.
Không cần 9,1 tỉ USD
TS Nguyễn Bách Phúc phân tích một lý do “nặng ký” mà Bộ GTVT đưa ra cho Dự án xây dựng sân bay Long Thành là “lỗi” của sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. Bộ GTVT cho rằng: “Việc mở rộng nâng công suất cảng hàng không này để đáp ứng nhu cầu 40-50 triệu hành khách/năm trong giai đoạn 2025-2030 là không khả thi”.
Minh chứng điều này, Bộ GTVT đã đưa ra 4 cái lỗi, trong đó lỗi thứ 3 cho rằng: “Chi phí để mở rộng nâng công suất khai thác của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất quá lớn so với việc phát triển một cảng hàng không mới: Theo tính toán, chi phí để nâng được công suất khai thác thêm 20 triệu hành khách cần tới khoảng 9,1 tỷ USD, phải giải phóng 140.000 hộ dân (khoảng 500.000 nhân khẩu); chưa kể chi phí và số lượng dân cư phải giải tỏa để làm thêm các tuyến đường giao thông tiếp cận, cơ sở hạ tầng đồng bộ với Cảng hàng không".
Có 3 tiêu chí chủ yếu để đánh giá năng lực của một sân bay: Một là khả năng đón và tiễn máy bay của đường băng, hai là khả năng đón và tiễn hành khách của nhà ga, ba là sân đậu cho máy bay lưu lại tạm thời giữa 2 thời điểm hạ cánh và cất cánh.
Đầu tiên vấn đề đường băng, Tân Sơn Nhất đang có 2 đường băng đạt tiêu chuẩn Quốc tế, đường phía Bắc dài 3.200 mét, rộng 45 mét, đường phía Nam dài 3.800 mét, rộng 45 mét, có khả năng đón tiễn những máy bay lớn nhất thế giới hiện nay như Abus 380 với 850 hành khách, Boing 747-400 với 660 hành khách. Lưu ý rằng, sân bay HongKong cũng chỉ có 2 đường băng rộng 45 mét, dài 3.800 mét, có năng lực 87 triệu hành khách/năm.
Để đường băng phát huy đầy đủ năng lực, việc điều hành sân bay vô cùng quan trọng. Tuy nhiên sân bay Tân Sơn Nhất đã điều hành như thế nào?
TS Nguyễn Bách Phúc khẳng định không cần 9,1 tỉ đồng cũng có thể cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất đủ sức phục vụ 56 triệu hành khách/năm. |
Ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ngày 16/10/2014 có phát biểu với báo giới: “Sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có thể tiếp nhận 29 chuyến bay đi đến/giờ, trong khi thực tế hiện nay đã có lúc phải tiếp nhận gần 34 chuyến”. Như vậy sân bay Tân Sơn Nhất đã điều hành rất tốt, xấp xỉ 2 phút có 1 chiếc cất hoặc hạ cánh.
(GDVN) - Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết lần họp Quốc hội này là xin chủ trương đầu tư sân bay Long Thành chứ không phải để phê duyệt dự án triển khai ngay.
Dựa trên con số của Cục Hàng không đưa ra thì năng lực sân bay Tân Sơn Nhất mỗi năm với 2 đường băng có thể đạt được 365x24x29 = 254.040 chuyến cất cánh và hạ cánh.
Nếu giả thiết rằng sân bay Tân Sơn Nhất chỉ tiếp đón các máy bay cỡ trung bình, như Abus 330 với 335 hành khách, Abus 340 với 380 hành khách, Boeing 777 với 365 hành khách, Boeing 767 với 375 hành khách… Xin tính khiêm tốn bình quân mỗi chiếc máy bay chỉ chở 300 hành khách, thì số lượng hành khách trong 1 năm sẽ là: 254.040 chuyến x 300 người/chuyến = 76,2 triệu người.
Đó là năng lực của đường băng. Do đó Bộ GTVT cho rằng 2 đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất không đáp ứng được việc vận chuyển 40 – 50 triệu hành khách là hoàn toàn sai, quan trọng là cách điều hành sân bay. Như vậy, đường băng Tân Sơn Nhất không có lỗi, không cần mở thêm đường băng mới, không cần di dời 500.000 người, không cần bồi thường hơn 9 tỷ USD như Bộ nói.
Thay vì sân golf nên mở rộng sân bay
Yếu tố tiếp theo để đánh giá năng lực sân bay là nhà ga hành khách. Hiện tại Nhà ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất đón 8 triệu hành khách, nhà ga quốc tế đón 12 triệu hành khách/năm. Để tăng lượng hành khách, đương nhiên phải xây thêm nhà ga. Vấn đề là xây ở đâu, cần bao nhiêu diện tích đất.
Nhà ga quốc tế hiện nay có diện tích nền là 3,1 ha, cao 3 tầng, xung quanh phải có thêm diện tích rất lớn để để làm lối đi cho khách đi ra ống lồng, có 8 ống lồng và phải có bãi đậu rất lớn cho máy bay đậu nhận khách hoặc trả khách. Theo tính toán của chúng tôi và kiểm tra so sánh với ảnh vệ tinh, thì tổng diện tích đất cần thiết cho 1 nhà ga khoảng 16 ha.
Trong sân bay Tân Sơn Nhất, ở đầu phía Đông về mạn Bắc đường băng, có 1 bãi trống rộng 36 ha. Gần đó là vùng đất trống 159 ha của quân đội, đang chuẩn bị làm sân Golf, tổng cộng 195 ha.
Vấn đề đặt ra ở đây có cần thiết phải xây dựng một sân Golf hay thay vào đó diện tích đất lớn đó có thể dùng để mở rộng xây dựng thêm nhà ga, nâng công suất đón tiếp hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất? Nếu đặt lên bàn cân kinh tế, sân Golf mang lại lợi nhuận hàng năm bao nhiêu? Sân Golf liệu có đưa Việt Nam hội nhập nhanh hơn?
Trong khi đó như Bộ GTVT và các chuyên gia của Bộ phân tích nhu cầu vận tải bằng đường hàng không của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ ngày một lớn do vậy nâng cao năng lực vận tải hàng không là bức thiết. Như vậy thay vì sân Golf, nên chăng các Bộ, ngành Trung ương cần xem xét thiệt hơn của hai dự án.
Với diện tích 195 ha theo tính toán của chúng tôi, nếu làm thêm 3 nhà ga, chỉ sử dụng hết 3x16ha = 48 ha, còn lại 195 – 48 = 147 ha. Nếu thêm 3 nhà ga, lượng khách sẽ tăng lên 3x12 triệu = 36 triệu và công suất của Tân Sơn Nhất sẽ là 20 triệu hành khách (hiện nay) + 36 triệu = 56 triệu hành khách/năm.
Cùng với việc mở rộng nhà ga, vấn đề bãi đỗ sân bay rất quan trọng. Không thể một máy bay vừa hạ cánh lại cất cánh ngay. Hiện nay sân bay Tân Sơn Nhất có 47 vị trí đỗ, rải rác ở phía Nam đường băng. Và hiện Tân Sơn Nhất đang đón tiếp 20 triệu hành khách/năm với 47 điểm đỗ này. Vậy 56 triệu hành khách/năm cần 47/20x56 = 132 điểm đỗ, trừ 47 điểm đỗ có sẵn, sân bay Tân Sơn Nhất cần xây thêm 85 điểm đỗ.
Mặt khác để có thể tiếp nhận những máy bay lớn nhất hiện nay như Abus380 với sải cánh 79,8 mét, chiều dài 73 mét, thì diện tích một điểm đỗ phải khoảng 1,3 ha (gồm cả lối đi lại). Như vậy tổng diện tích cần thiết xây thêm 85 điểm đỗ sẽ là: 85 x 1,3 = 110 ha.
Như vậy, đất trống của sân bay Tân Sơn Nhất vẫn còn lại 147 – 110 ha = 37 ha. 37 ha này đủ để làm thêm đường nội bộ và các công trình phụ trợ khác. Như vậy bằng việc chuyển đổi dự án sân Golf kết hợp với diện tích đất còn trống trong sân bay Tân Sơn Nhất có thể mở rộng nhà ga, bãi đỗ với đủ năng lực phục vụ 56 triệu hành khách/năm.
Riêng với vấn đề tổng kinh phí cho việc nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, theo tính toán của người Nhật sẽ vào khoảng 265 triệu USD, tuy nhiên ở đây tạm tính 300 triệu USD/nhà ga, xây 3 nhà ga sẽ hết 300x3 = 900 triệu USD. Chi phí làm sân đỗ và làm thêm đường sá, tính gần đúng 500 USD/m2. Tổng chi phí này là: 500 USD/m2 x 147 ha x 10.000 m2/ha = 735 triệu USD. Tổng cộng: 900 +735 =1.635 triệu USD = 1,7 tỷ USD. Cho rằng sẽ bị đội giá, xin được tạm tính là 2 tỷ USD.
Như vậy rõ ràng so sánh việc cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất với việc xây dựng sân bay Long Thành phương án nào có lợi về mặt kinh tế, địa chính trị hơn có lẽ Bộ GTVT, Chính phủ và Đại biểu Quốc hội hiểu rõ hơn ai hết để đưa ra quyết định đúng đắn.
Theo đề xuất, dự án Sân bay Long Thành sẽ được triển khai xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với diện tích đất thu hồi lên đến 5.000ha. Dự kiến sau khi hoàn thành giai đoạn I vào năm 2025, với số tiền 7,8 tỷ USD sân bay này sẽ đạt công suất mỗi năm 25 triệu khách. Giai đoạn 2 theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào 10 năm sau đó, nâng công suất lên gấp đôi. Trong khi theo thiết kế, công suất tối đa sau khi hoàn tất của sân bay này đạt 80-100 triệu khách mỗi năm vào sau năm 2050. Khi đó, tổng kinh phí dự kiến khoảng 18 tỷ USD.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét