Trang

3 tháng 7, 2014

Thêm cơ hội cho nhà đầu tư và TTCK


Thêm cơ hội cho nhà đầu tư và TTCK

Quỹ ETF nội đang thu hút sự quan tâm của nhiều NĐT và kỳ vọng tạo thêm tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán (TTCK), giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững.

Hàng loạt cuộc hội thảo, giới thiệu về ETF (quỹ hoán đổi danh mục - Exchange Traded Fund) đã được các sở giao dịch chứng khoán (GDCK), công ty chứng khoán (CTCK) liên tục triển khai tới nhà đầu tư (NĐT) trong vài tháng trở lại đây và dự kiến ra đời vào quý III năm nay. 

Quỹ ETF nội đang thu hút sự quan tâm của nhiều NĐT và kỳ vọng tạo thêm tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán (TTCK), giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững.
Cơ hội cho NĐT nhỏ
Theo ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc bộ phận Phân tích - Đầu tư CTCK Bảo Việt (BVSC), ETF (dạng quỹ mở) sẽ quy đổi chứng chỉ quỹ (CCQ) lấy rổ danh mục chứng khoán theo đúng cơ cấu của quỹ. Tùy vào mục đích khi thành lập, các quỹ ETF có thể đầu tư bám theo các chỉ số cụ thể, như các cổ phiếu có vốn hóa lớn, nhỏ; chỉ số ngành; nhóm cổ phiếu tăng trưởng.
Thông thường, các quỹ ETF đầu tư vào các cổ phiếu vốn hóa lớn được niêm yết trên TTCK bởi có tính thanh khoản cao hơn như VN30 hay HNX30. Chẳng hạn trên thị trường sơ cấp, quỹ ETF phát hành CCQ theo lô lớn (tối thiểu 100.000 CCQ), nên thường chỉ các NĐT tổ chức hoặc đại lý phát hành trực tiếp mua, sau đó các CCQ này được phân phối trên thị trường thứ cấp như một mã cổ phiếu riêng lẻ. Do vậy NĐT nhỏ lẻ có thể tham gia trên thị trường thứ cấp, có nghĩa dễ mua cũng dễ bán.
Những ưu điểm khi đầu tư vào quỹ ETF có thể nhận thấy như, do đầu tư theo chỉ số nên việc đa dạng hóa danh mục, phân tán rủi ro tốt hơn so với đầu tư vào quỹ thông thường (dạng quỹ đóng); tính công khai minh bạch cũng cao hơn khi giá trị tài sản ròng (NAV) được công bố hàng ngày, thậm chí giá trị tài sản ròng tham chiếu (iNAV) được cập nhật 15 giây/lần theo giá thị trường của chứng khoán cơ cấu; thanh khoản tốt hơn. Một điểm đáng lưu ý của việc thu hút vốn ngoại với quỹ ETF chính là room.
Nếu như quỹ đóng room cho nước ngoài bị giới hạn, thì với quỹ ETF lại không giới hạn do mục tiêu hướng tới của NĐT ngoại là triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp chứ không phải sở hữu doanh nghiệp (NĐT ngoại nắm tỷ lệ sở hữu vượt room khi bán lại không nhận được cổ phiếu mà bằng tiền với giá tại thời điểm giao dịch).
Theo Thông tư 229 hướng dẫn thành lập quỹ ETF, các thành viên lập quỹ (AP) được phép đặt lệnh mua và bán đồng thời. Câu hỏi đặt ra là như vậy họ sẽ đặt lệnh nhanh tay hơn và liệu có gây thiệt thòi cho NĐT nhỏ? Theo ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc BVSC, việc cho phép các AP được đặt lệnh mua và bán nhằm tránh việc giá CCQ giảm xuống sâu so với NAV. Với việc 15 giây công bố iNAV cũng sẽ giúp NĐT có thông tin cập nhật, tránh bán thấp hơn NAV của CCQ. Đây là ưu điểm nhằm khắc phục nhược điểm so với quỹ đóng, tránh được việc như năm 2011 thị giá CCQ quỹ đóng thấp hơn 50-60% NAV.
Cẩn trọng rủi ro

Thêm cơ hội cho nhà đầu tư và TTCK (1)Với lượng tiền nhỏ, NĐT rất khó phân bổ cổ phiếu của mình theo rổ chỉ số nào đó, nên việc đầu tư mua CCQ ETF là phù hợp. Mặt khác, xét về lý thuyết đầu tư, nếu không thắng được thị trường thì nên theo thị trường, như đầu tư theo chỉ số sẽ bám sát tăng, giảm. Chẳng hạn như ETF xây dựng trên VN30 thì sự biến động của VN30 phản ánh đúng danh mục đầu tư mong muốn và khi VN30 tăng danh mục đầu tư cũng sẽ tăng. 
Thêm cơ hội cho nhà đầu tư và TTCK (2)

Ông Nhữ Đình Hòa
Tổng giám đốc BVSC
Theo ông Bình, khi tham gia đầu tư vào CCQ ETF, NĐT cũng sẽ phải đối mặt với những rủi ro. Đó là rủi ro hệ thống đối với chỉ số mô phỏng, tức khi chỉ số giảm NĐT cũng sẽ gánh chịu thua lỗ; sai số mô phỏng khi chênh lệch giữa tỷ suất lợi nhuận của ETF và chỉ số cơ sở do sự biến động của thị trường hoặc các hoạt động chia, tách, sáp nhập, nhất là khi thị trường thiếu thanh khoản; rủi ro về tỷ giá đối với NĐT nước ngoài.
Bên cạnh đó, NĐT nắm giữ CCQ ETF không có các quyền đối với chứng khoán thành phần, mà chính công ty quản lý quỹ mới đóng vai trò là cổ đông của các cổ phiếu cơ cấu và được các quyền liên quan như tham dự đại hội cổ đông, nhận cổ tức, cổ phiếu thưởng…
Ngoài ra, NĐT còn đối mặt với rủi ro từ thời điểm phát hành CCQ đến khi niêm yết, nếu có độ trễ và trong giai đoạn này sẽ không giám sát được nhà điều hành quỹ có thực hiện đúng điều lệ và thực tế có chênh NAV với chứng khoán cơ sở hay không.
Tuy nhiên, theo một đại diện Sở GDCK Hà Nội (HNX), NĐT sở hữu CCQ vẫn có thể được nhận cổ tức nếu mã chứng khoán trong danh mục trả cổ tức. Tuy nhiên, tỷ lệ trả cổ tức sẽ thấp hơn do phải trừ đi các chi phí, vì nguồn thu chính của quỹ ETF Việt Nam đến từ cổ tức của các cổ phiếu trong danh mục (chứng khoán cơ sở) và khoản chênh lệch mua bán lại cổ phiếu, CCQ. Mặt khác, nếu quỹ không trả cổ tức mà tiếp tục đầu tư vào chứng khoán thì trong bất kỳ trường hợp nào đây cũng là tài sản của NĐT.
Theo dự kiến, trong quý III năm nay, quỹ ETF nội đầu tiên sẽ tiến hành IPO và niêm yết trên sàn GDCK. Để chuẩn bị cho các quỹ ETF giao dịch, hiện HOSE và HNX đã sẵn sàng cho việc này. Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc HNX, hiện HNX đã chuẩn bị đầy đủ hạ tầng để sẵn sàng giao dịch ETF. Từ năm 2013, HNX đã chuẩn bị cho giao dịch thứ cấp các CCQ và đã chạy thử với gần 80 CTCK. Trung tâm lưu ký cũng đã xây dựng hệ thống và chạy thử.
Theo đại diện HNX, các đơn vị đăng ký dự kiến sẽ dùng chỉ số HNX30. Còn về lâu dài, HNX sẽ tạo thêm các chỉ số mới để làm hàng hóa cho các ETF hoạt động.
Theo Hà My
Sài gòn Đầu tư tài chính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét