Tôi kể câu chuyện của mình với mong muốn Nhà nước cần phải làm điều gì đó để hạn chế thói quen uống rượu bia của đàn ông Việt đang tràn lan khắp nơi. Và nếu để rượu bia tràn lan trên đất nước này với đà không kiểm soát như hiện nay sẽ là có tội với thế hệ mai sau và với đất nước.
Ngoài chứng kiến những xung đột trong nhà, trẻ em còn có thể trở thành nạn nhân đòn roi của bậc sinh thành chỉ vì thói nghiện bia, rượu - Ảnh: X.Minh
Mấy ngày qua, tôi theo dõi diễn đàn bàn về Dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia do Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) soạn thảo, trong đó có quy định cấm bán rượu bia sau 22 giờ. Có người ủng hộ, có người nghi ngờ sự khả thi, có người chế giễu rằng cấm bán chứ đâu cấm uống, rồi tại sao không dùng cách này, cách khác mà lại… cấm?
Nói chung, có rất nhiều ý kiến, và đa số đều không tin rằng quy định này sẽ thành công nếu đi vào thực tế, chưa kể sẽ đẻ ra nhiều hệ lụy khác, trong đó có nạn nhũng nhiễu của cơ quan quản lý đối với những điểm vi phạm và thị trường sẽ phát sinh cảnh bán “chui” rượu bia vào giờ cấm...
Tôi không bàn về tính khả thi của quy định này, vì đó là chuyện của Nhà nước. Tôi xin kể câu chuyện của gia đình mình với mong muốn Nhà nước cần phải làm điều gì đó để hạn chế thói quen uống rượu bia của đàn ông Việt đang tràn lan khắp nơi, nó tác động xấu đến rất nhiều gia đình Việt Nam hiện nay. Và nếu để rượu bia tràn lan trên đất nước này với đà không kiểm soát như hiện nay sẽ là tội lớn với thế hệ mai sau và với đất nước.
Và đây là câu chuyện của tôi. Chồng tôi là một người rất tốt, anh không biết uống rượu, bia và thậm chí cực kỳ ghét những ai uống rượu, bia. May mắn là anh làm việc ở một công ty nước ngoài và ở đó không có những chầu cá độ giữa những đồng nghiệp hay cần phải lấy lòng đối tác qua các chầu nhậu nhẹt ngoài giờ làm việc. Đó cũng là may mắn của tôi. Nhưng hỡi ơi, anh lại là nạn nhân của thói uống rượu, bia và dù đã thoát khỏi nó, gần như cả đời anh vẫn sống với những ám ảnh quá khứ không thể nào nguôi.
Ba chồng tôi là một “con sâu rượu”. Kể từ khi mẹ chồng tôi mất vì lâm trọng bệnh, ông càng sa đà vào rượu chè và không thể làm gì để có tiền nuôi nấng đàn con 4 đứa còn nhỏ. Vì thế, ông chỉ giữ lại đứa con nhỏ nhất là chồng tôi ở nhà, còn ba người con lớn gửi cho họ hàng nuôi hộ.
Một mình sống với ba từ khi mới 6-7 tuổi, chồng tôi đã nếm trải đủ mùi khốn khổ khi cha say xỉn. Hầu như ông đi nhậu suốt ngày, mặc cho đứa con nhỏ bị đói khát ở nhà một mình. Có những ngày ông trở về với một con khô hay một trái chuối còn sót lại trên bàn nhậu, nhưng cũng có khi chả có gì. Chồng tôi thường phải đi ngủ với cái bụng trống rỗng, nếu không tìm được thứ gì để ăn (chẳng hạn như mít non, đu đủ xanh hay rau lá mọc dại chung quanh nhà). Điều đáng nói là khi say xỉn, ông trở nên hung hãn khác thường và chỉ cần “ngứa mắt”, ông lại lôi chồng tôi ra đánh đập.
Thời gian đầu khi về sống với nhau, tôi không hiểu sao chồng tôi luôn thích nằm co người, mặt quay vào góc tường, nửa đêm thường bật dậy la hét… Hóa ra, những trận đòn của người cha nát rượu ngày ấy vẫn còn trở đi trở lại trong giấc mơ và anh ấy luôn thủ thế trong sự sợ hãi.
Hơn thế, những năm tháng tuổi thơ của anh còn bị ám ảnh nhiều chuyện đau lòng khác nữa từ người cha. Khi nào không ra ngoài thì ông lại đưa các “chiến hữu” về nhà để chè chén. Mỗi lần như vậy, ông lại lôi thằng con ra khoe “của quý” rồi cùng nhau cười ha hả. Họ cũng không kiêng dè đứa bé khi thản nhiên đưa phụ nữ về căn nhà tuyềnh toàng trống trước hở sau để “vui vẻ” sau mỗi chầu nhậu. Những câu chuyện tục tĩu về đàn bà của các bợm nhậu cùng với những hình ảnh tệ hại đó đập vào mắt anh khi còn rất nhỏ đã gieo vào đầu chồng tôi nỗi kinh tởm đối với những mối quan hệ nam nữ. Mãi rất lâu sau khi đã trưởng thành, chồng tôi vẫn còn nghi ngờ sự trung thực trong tình yêu nam nữ và hầu như có tâm lý đề phòng với tất cả mọi người.
Trước khi gặp tôi, chồng tôi đã trải qua hai năm trị liệu tâm lý để chữa những ám ảnh quá khứ do thường xuyên bị mất ngủ. Cho đến nay, thỉnh thoảng anh vẫn phải đi gặp bác sĩ tâm lý. May mắn là trong các anh chị em của chồng tôi không có ai nghiện rượu bia. Tấm gương của cha đã làm họ sợ hãi và tránh xa thứ nước uống đó…
Không chỉ riêng tôi, tôi tin rằng vẫn còn nhiều câu chuyện đau lòng ở đâu đó về tác hại và ảnh hưởng của rượu bia đối với con người. Vậy nên, hãy làm điều gì đó đi trước khi quá muộn, đó chính là trách nhiệm của những người đang điều hành đất nước này!
An Nhiên (*) Thanhnien
Ngoài chứng kiến những xung đột trong nhà, trẻ em còn có thể trở thành nạn nhân đòn roi của bậc sinh thành chỉ vì thói nghiện bia, rượu - Ảnh: X.Minh |
Mấy ngày qua, tôi theo dõi diễn đàn bàn về Dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia do Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) soạn thảo, trong đó có quy định cấm bán rượu bia sau 22 giờ. Có người ủng hộ, có người nghi ngờ sự khả thi, có người chế giễu rằng cấm bán chứ đâu cấm uống, rồi tại sao không dùng cách này, cách khác mà lại… cấm?
Nói chung, có rất nhiều ý kiến, và đa số đều không tin rằng quy định này sẽ thành công nếu đi vào thực tế, chưa kể sẽ đẻ ra nhiều hệ lụy khác, trong đó có nạn nhũng nhiễu của cơ quan quản lý đối với những điểm vi phạm và thị trường sẽ phát sinh cảnh bán “chui” rượu bia vào giờ cấm...
Tôi không bàn về tính khả thi của quy định này, vì đó là chuyện của Nhà nước. Tôi xin kể câu chuyện của gia đình mình với mong muốn Nhà nước cần phải làm điều gì đó để hạn chế thói quen uống rượu bia của đàn ông Việt đang tràn lan khắp nơi, nó tác động xấu đến rất nhiều gia đình Việt Nam hiện nay. Và nếu để rượu bia tràn lan trên đất nước này với đà không kiểm soát như hiện nay sẽ là tội lớn với thế hệ mai sau và với đất nước.
Và đây là câu chuyện của tôi. Chồng tôi là một người rất tốt, anh không biết uống rượu, bia và thậm chí cực kỳ ghét những ai uống rượu, bia. May mắn là anh làm việc ở một công ty nước ngoài và ở đó không có những chầu cá độ giữa những đồng nghiệp hay cần phải lấy lòng đối tác qua các chầu nhậu nhẹt ngoài giờ làm việc. Đó cũng là may mắn của tôi. Nhưng hỡi ơi, anh lại là nạn nhân của thói uống rượu, bia và dù đã thoát khỏi nó, gần như cả đời anh vẫn sống với những ám ảnh quá khứ không thể nào nguôi.
Ba chồng tôi là một “con sâu rượu”. Kể từ khi mẹ chồng tôi mất vì lâm trọng bệnh, ông càng sa đà vào rượu chè và không thể làm gì để có tiền nuôi nấng đàn con 4 đứa còn nhỏ. Vì thế, ông chỉ giữ lại đứa con nhỏ nhất là chồng tôi ở nhà, còn ba người con lớn gửi cho họ hàng nuôi hộ.
Một mình sống với ba từ khi mới 6-7 tuổi, chồng tôi đã nếm trải đủ mùi khốn khổ khi cha say xỉn. Hầu như ông đi nhậu suốt ngày, mặc cho đứa con nhỏ bị đói khát ở nhà một mình. Có những ngày ông trở về với một con khô hay một trái chuối còn sót lại trên bàn nhậu, nhưng cũng có khi chả có gì. Chồng tôi thường phải đi ngủ với cái bụng trống rỗng, nếu không tìm được thứ gì để ăn (chẳng hạn như mít non, đu đủ xanh hay rau lá mọc dại chung quanh nhà). Điều đáng nói là khi say xỉn, ông trở nên hung hãn khác thường và chỉ cần “ngứa mắt”, ông lại lôi chồng tôi ra đánh đập.
Thời gian đầu khi về sống với nhau, tôi không hiểu sao chồng tôi luôn thích nằm co người, mặt quay vào góc tường, nửa đêm thường bật dậy la hét… Hóa ra, những trận đòn của người cha nát rượu ngày ấy vẫn còn trở đi trở lại trong giấc mơ và anh ấy luôn thủ thế trong sự sợ hãi.
Hơn thế, những năm tháng tuổi thơ của anh còn bị ám ảnh nhiều chuyện đau lòng khác nữa từ người cha. Khi nào không ra ngoài thì ông lại đưa các “chiến hữu” về nhà để chè chén. Mỗi lần như vậy, ông lại lôi thằng con ra khoe “của quý” rồi cùng nhau cười ha hả. Họ cũng không kiêng dè đứa bé khi thản nhiên đưa phụ nữ về căn nhà tuyềnh toàng trống trước hở sau để “vui vẻ” sau mỗi chầu nhậu. Những câu chuyện tục tĩu về đàn bà của các bợm nhậu cùng với những hình ảnh tệ hại đó đập vào mắt anh khi còn rất nhỏ đã gieo vào đầu chồng tôi nỗi kinh tởm đối với những mối quan hệ nam nữ. Mãi rất lâu sau khi đã trưởng thành, chồng tôi vẫn còn nghi ngờ sự trung thực trong tình yêu nam nữ và hầu như có tâm lý đề phòng với tất cả mọi người.
Trước khi gặp tôi, chồng tôi đã trải qua hai năm trị liệu tâm lý để chữa những ám ảnh quá khứ do thường xuyên bị mất ngủ. Cho đến nay, thỉnh thoảng anh vẫn phải đi gặp bác sĩ tâm lý. May mắn là trong các anh chị em của chồng tôi không có ai nghiện rượu bia. Tấm gương của cha đã làm họ sợ hãi và tránh xa thứ nước uống đó…
Không chỉ riêng tôi, tôi tin rằng vẫn còn nhiều câu chuyện đau lòng ở đâu đó về tác hại và ảnh hưởng của rượu bia đối với con người. Vậy nên, hãy làm điều gì đó đi trước khi quá muộn, đó chính là trách nhiệm của những người đang điều hành đất nước này!
An Nhiên (*) Thanhnien