►
Thủ tướng và lãnh đạo các bộ ngành nói về những khó khăn trong việc xây dựng pháp luật và quyết tâm của năm 2014...Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: "Áp lực công việc của các bộ, ngành Trung ương là quá lớn".
NGÔ TRANG
In
“Nói thật, công việc điều hành của các bộ, ngành, Chính phủ rất nặng nề, do đó các đồng chí xem phân cấp phân quyền như thế nào để cấp Trung ương có thời gian hơn cho xây dựng pháp luật”.Kiến nghị trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đưa ra tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật của Chính phủ, hôm 25/12. Cũng chính vì áp lực công việc quá lớn nên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, có nhiều nghị định, thông tư do cấp dưới xây dựng, lãnh đạo các bộ, ngành cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng không thể kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng được.
“Nhiều khi anh em viết thế nào thì mình cứ ký thế đấy thôi, không thể đọc hết được”, ông Vinh cho biết.
Ông cũng nhấn mạnh vai trò tư pháp, pháp chế ở địa phương hiện nay quá yếu, công tác kiểm soát luật không được coi trọng, không ít người điều hành ở địa phương không nắm được luật một cách vững chắc. Ông Vinh kiến nghị các sở nên có phòng pháp chế, làm tham mưu cho lãnh đạo.
Riêng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh “hứa” trong năm sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, không để nợ bất kỳ nghị định, thông tư nào.
Đồng tình với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, cho rằng cần tăng cường bộ phận pháp chế cho các bộ, ngành bởi khối lượng văn bản của môt bộ là quá lớn.
“Nhiều khi lãnh đạo cũng chỉ có thời gian đọc lướt, không được kỹ lắm trước khi trình Thủ tướng vì không có thời gian”, Bộ trưởng Chuyền cho hay.
Liên quan đến chất lượng và tiến độ ban hành các luật, nghị định, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, nhiều khi là do ý thức, tinh thần trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan.
“Có nhiều nghị định đến hạn trình Chính phủ rồi nhưng một số bộ vẫn không có ý kiến góp ý thì bộ chủ quản vẫn phải trình. Do đó có nhiều nghị định trình thì đúng hạn, khi Thủ tướng ký ban hành bị chậm là do chưa có đủ ý kiến của các bộ”, ông Quân nói.
Cũng vì tắc trách ở một số khâu, nên theo Bộ trưởng Quân, nguyên nhân khiến một số bộ, ngành ban hành thông tư có một vài sơ suất khiến dư luận kêu ca cũng vì thiếu ý kiến góp ý của các bộ, ngành khác, đặc biệt là bộ ngành chuyên môn.
Bên cạnh đó, kinh phí làm văn bản cũng rất khó khăn, làm mất thời gian nhưng chi phí không đáp ứng được. Ông Quân kiến nghị cần có định mức cao hơn, bởi thực tế có văn bản ban hành nhưng trước đó không có điều kiện để tổ chức hội nghị, hội thảo nhiều để tổng hợp được ý kiến chuyên gia, nên chất lượng không cao.
Tiếp thu những phản ánh của các bộ, ngành Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, trong năm 2014 tới, lãnh đạo các bộ, ngành phải làm thế nào để có chuyển biến thực sự.
“Nếu thấy chưa được thì đừng có đề nghị xây dựng, mở rộng luật bởi làm mà không được, bị phê bình lên xuống thì khổ sở quá”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành và Bộ Tài chính tăng chi cho làm thêm ngoài giờ, chi cho chuyên gia vì lãnh đạo rất cần ý kiến tham vấn của đội ngũ có chuyên môn.
Cùng với đó là cần xem xét để điều chỉnh kinh phí xây dựng pháp luật vì giờ giá cả đã khác rồi, tất nhiên vẫn phải tiết kiệm.
“Nếu nói chậm vì thiếu kinh phí là không thể chấp nhận được. Thiếu 2014 thì ứng 2015 để làm”, Thủ tướng khẳng định.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng tán thành việc phải sửa đổi các luật, nghị định, song cần đánh giá rất kỹ, nếu không thì chỉ sửa một điều nào đó để làm sao sát với thực tiễn cuộc sống.
Riêng về kinh phí cho xây dựng pháp luật, Thủ tướng khẳng định khoản này không lớn, có thể lo được. Do đó, Bộ Tài chính cần cấp kinh phí cho từng chuyên đề cụ thể, dứt điểm từng nội dung.
“Năm tới các đồng chí phải tỏ rõ quyết tâm để có chuyển biến mạnh mẽ vấn đề này, không để có nợ đọng văn bản, nghị định, thông tư. Phải đề cao trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo, từ Thủ tướng trở xuống trong việc xây dựng văn bản”, Thủ tướng chỉ đạo.
Trong phần kết luận của mình, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần chuẩn bị kỹ Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí sửa đổi.
“Xã hội này càng minh bạch càng tốt. Chỉ trừ những vấn đề bí mật quốc gia, còn lại người dân có quyền được biết và tiếp cận mọi thông tin mà nhanh nhất là qua kênh báo chí”, Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng và lãnh đạo các bộ ngành nói về những khó khăn trong việc xây dựng pháp luật và quyết tâm của năm 2014...Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: "Áp lực công việc của các bộ, ngành Trung ương là quá lớn".
NGÔ TRANG
In
“Nói thật, công việc điều hành của các bộ, ngành, Chính phủ rất nặng nề, do đó các đồng chí xem phân cấp phân quyền như thế nào để cấp Trung ương có thời gian hơn cho xây dựng pháp luật”.Kiến nghị trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đưa ra tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật của Chính phủ, hôm 25/12. Cũng chính vì áp lực công việc quá lớn nên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, có nhiều nghị định, thông tư do cấp dưới xây dựng, lãnh đạo các bộ, ngành cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng không thể kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng được.
“Nhiều khi anh em viết thế nào thì mình cứ ký thế đấy thôi, không thể đọc hết được”, ông Vinh cho biết.
Ông cũng nhấn mạnh vai trò tư pháp, pháp chế ở địa phương hiện nay quá yếu, công tác kiểm soát luật không được coi trọng, không ít người điều hành ở địa phương không nắm được luật một cách vững chắc. Ông Vinh kiến nghị các sở nên có phòng pháp chế, làm tham mưu cho lãnh đạo.
Riêng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh “hứa” trong năm sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, không để nợ bất kỳ nghị định, thông tư nào.
Đồng tình với Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, cho rằng cần tăng cường bộ phận pháp chế cho các bộ, ngành bởi khối lượng văn bản của môt bộ là quá lớn.
“Nhiều khi lãnh đạo cũng chỉ có thời gian đọc lướt, không được kỹ lắm trước khi trình Thủ tướng vì không có thời gian”, Bộ trưởng Chuyền cho hay.
Liên quan đến chất lượng và tiến độ ban hành các luật, nghị định, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, nhiều khi là do ý thức, tinh thần trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan.
“Có nhiều nghị định đến hạn trình Chính phủ rồi nhưng một số bộ vẫn không có ý kiến góp ý thì bộ chủ quản vẫn phải trình. Do đó có nhiều nghị định trình thì đúng hạn, khi Thủ tướng ký ban hành bị chậm là do chưa có đủ ý kiến của các bộ”, ông Quân nói.
Cũng vì tắc trách ở một số khâu, nên theo Bộ trưởng Quân, nguyên nhân khiến một số bộ, ngành ban hành thông tư có một vài sơ suất khiến dư luận kêu ca cũng vì thiếu ý kiến góp ý của các bộ, ngành khác, đặc biệt là bộ ngành chuyên môn.
Bên cạnh đó, kinh phí làm văn bản cũng rất khó khăn, làm mất thời gian nhưng chi phí không đáp ứng được. Ông Quân kiến nghị cần có định mức cao hơn, bởi thực tế có văn bản ban hành nhưng trước đó không có điều kiện để tổ chức hội nghị, hội thảo nhiều để tổng hợp được ý kiến chuyên gia, nên chất lượng không cao.
Tiếp thu những phản ánh của các bộ, ngành Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, trong năm 2014 tới, lãnh đạo các bộ, ngành phải làm thế nào để có chuyển biến thực sự.
“Nếu thấy chưa được thì đừng có đề nghị xây dựng, mở rộng luật bởi làm mà không được, bị phê bình lên xuống thì khổ sở quá”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành và Bộ Tài chính tăng chi cho làm thêm ngoài giờ, chi cho chuyên gia vì lãnh đạo rất cần ý kiến tham vấn của đội ngũ có chuyên môn.
Cùng với đó là cần xem xét để điều chỉnh kinh phí xây dựng pháp luật vì giờ giá cả đã khác rồi, tất nhiên vẫn phải tiết kiệm.
“Nếu nói chậm vì thiếu kinh phí là không thể chấp nhận được. Thiếu 2014 thì ứng 2015 để làm”, Thủ tướng khẳng định.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng tán thành việc phải sửa đổi các luật, nghị định, song cần đánh giá rất kỹ, nếu không thì chỉ sửa một điều nào đó để làm sao sát với thực tiễn cuộc sống.
Riêng về kinh phí cho xây dựng pháp luật, Thủ tướng khẳng định khoản này không lớn, có thể lo được. Do đó, Bộ Tài chính cần cấp kinh phí cho từng chuyên đề cụ thể, dứt điểm từng nội dung.
“Năm tới các đồng chí phải tỏ rõ quyết tâm để có chuyển biến mạnh mẽ vấn đề này, không để có nợ đọng văn bản, nghị định, thông tư. Phải đề cao trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo, từ Thủ tướng trở xuống trong việc xây dựng văn bản”, Thủ tướng chỉ đạo.
Trong phần kết luận của mình, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần chuẩn bị kỹ Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí sửa đổi.
“Xã hội này càng minh bạch càng tốt. Chỉ trừ những vấn đề bí mật quốc gia, còn lại người dân có quyền được biết và tiếp cận mọi thông tin mà nhanh nhất là qua kênh báo chí”, Thủ tướng chỉ đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét