Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” tương truyền bao lâu nay trong dân gian nhằm tôn vinh lý tưởng sống về “đức hiếu sinh”, đặt các bậc sinh thành vào vị thế của kẻ trượng phu nên lấy điều nhân nghĩa hơn lẽ hơn thua ở đời.
Một người già với gánh hàng rong trên đường phố Hà Nội - Ảnh: Đức Hiệp |
Họ đã chọn cứu cánh “Hi sinh đời bố củng cố đời con” khi mọi hướng giải quyết đều lâm vào thế bế tắc, lý lẽ vốn đã cạn nên chỉ vừa đủ gói gọn trong chỉ vài từ mang hàm ý súc tích mà lại hết sức chân thành.
Thế nhưng con cái liệu có phải là điểm tựa vững chắc lúc tuổi già hiu quạnh, là nơi các bậc sinh thành vững tin trao gởi tất cả tình yêu thương, hi vọng. Xã hội kỳ vọng nơi thế hệ trẻ tiếp nối lý tưởng sống và biết sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, sống xứng đáng với sự hi sinh của các bậc tiền nhân đã không tiếc máu xương để giành lấy nền độc lập, giành lại mùa xuân cho dân tộc. Cứ ngẫm mà xem, so với thế hệ đi trước, chúng ta có điều kiện sống tốt hơn. Hòa bình trở lại trên quê hương, đất nước, mọi việc tưởng đã chìm vào quên lãng cho đến khi bắt gặp đâu đó những câu chuyện về những người lính trở về từ cõi chết, bị khai tử và đối xử như một người khác.
Sống trong tình thân gia đình, chúng ta không khỏi chạnh lòng khi nghĩ về nhiều cụ già neo đơn trong suốt cuộc đời không có đủ may mắn tìm được cho mình một nửa yêu thương, không tạo lập được hạnh phúc gia đình và xây dựng được cơ ngơi riêng để an hưởng tuổi già bên con cháu. Rong ruổi khắp nơi trên ngõ xóm, vẫn còn bắt gặp đâu đó những cụ già bán hàng rong, mắt yếu lưng còng nhưng vẫn phải tìm kế mưu sinh chứ không muốn trở thành gánh nặng cho người khác. Một đời cơ cực còn hằn sâu trên những gương mặt khắc khổ, đầy vết nhăn, tấm lưng các cụ còm thêm bởi những năm tháng vất vả làm việc trên cánh đồng. Mắt mờ, tay yếu, chân run khổ hạnh lê tấm thân tàn để mời thiên hạ mua giúp tấm vé số.
Bằng những công việc nhỏ nhặt như thế, bài học về cuộc sống vẫn được các cụ viết tiếp nhằm giáo dục thế hệ trẻ ý thức tự lập và đức hi sinh.
Chúng ta không khỏi nao lòng sao người già ở Việt Nam chịu khổ giỏi đến thế. Phải chăng đó là sự trừng phạt bản thân do chính họ lựa chọn khi không còn đủ khả năng tìm được cho mình một bến đỗ bình yên trong cuộc đời. Họ vẫn còn phải lang thang đến bao giờ để kiếm tìm hạnh phúc cho cuộc đời của mình, câu chuyện hiện vẫn chưa tới hồi kết thì có những kẻ săn tiền với bản năng đặc biệt đã nhìn thấy được tiềm năng từ những cụ già bất hạnh kia.
Và một thực trạng đau lòng đã gióng lên hồi chuông báo động cho toàn xã hội khi những kẻ vì động lòng tham đã nhẫn tâm cướp đi tài sản của của một ai đó, từ vài lon bia của anh tài xế gặp nạn. Ở một nơi nào đó trên muôn nẻo đường đời, các ông bà lão ăn xin sống nhờ vào lòng thương hại, hay những người bán vé số tật nguyền cũng không thoát khỏi lòng tham vô đáy của bọn cướp đường. Của cải tằn tiện, tích góp cả đời của những người chân chất, nghèo khổ, vốn thấp cổ bé miệng, nay đau mai yếu, hàng ngày vất vưởng nơi đầu đường xó chợ, cầu mong kiếm được chút tiền lẻ bố thí cũng không thoát khỏi bọn đầu trộm đuôi cướp.
|
Thử hỏi tại sao ông lão ăn mày cả đời không còn tin tưởng vào một chốn yên bình và một ai đó để gởi gắm số tài sản kể trên và an hưởng thú vui nhàn nhã của những năm tháng cuối đời. Có lẽ, quá lâu trong đời họ đã lạc mất niềm tin vào người tốt rồi, càng xót xa hơn khi lại bị kẻ xấu lợi dụng sở hở để cướp đi tất cả tài sản và uy hiếp tính mạng. May mắn đã mỉm cười khi cụ thoát chết và tố cáo kẻ cướp. Dư luận một lần nữa đập tan thành kiến và khuyên người đời hãy thay đổi cái nhìn sự miệt thị bấy lâu dành cho người ăn xin, chuyên sống bám, góp nhặt của thừa và những thứ xã hội bỏ đi. Bài học chúng ta học được từ ông lão ăn xin nào có mất tiền học phí nhưng cũng đáng quý bội phần.
Cuộc khủng hoảng niềm tin sẽ còn kéo dài khi một thế hệ sinh ra từ nghịch cảnh không đủ sức đương đầu với những cám dỗ vật chất, mãi chạy theo tiền tài danh vọng lắm lúc dẫm đạp lên giá trị sống tốt đẹp của con người. Một dân tộc không thể chấp nhận sống với nỗi nhục mất nước, mất đi độc lập, tự do thì sao lại có thể dung túng cho những cô hoa hậu, người mẫu, hot girl v.v … hành nghề mại dâm và môi giới mại dâm để kiếm sống.
Chúng ta biết tôn vinh nét đẹp văn hóa của dân tộc thì càng kiên quyết bài trừ tệ nạn xã hội, triệt phá tận gốc các tổ chức buôn bán nội tạng người sống, giải thoát phụ nữ, trẻ em khỏi đường dây buôn người qua biên giới. Một bộ phận không nhỏ giới trẻ đang tiếp tay cho kẻ xấu, khi trở thành nô lệ của ma túy và trực tiếp tham gia vận chuyển, buôn bán ma túy để làm giàu. Nạn nhân của ma túy phải chịu sự tàn phá về sức khỏe, suy sụp cả thể xác lẫn tinh thần và nỗi đau dai dẳng từ việc sử dụng ma túy ảnh hưởng rất lớn đến cả thế hệ con, cháu họ nữa. Hệ lụy của nghiện ma túy, sẽ dẫn đến hiểm họa khôn lường, ban đầu là trộm chó, trộm cắp vặt, rồi dẫn sẽ trở thành những tênsát thủ máu lạnh, thú tính, cầm đầu băng nhóm chuyên đi cướp của, hiếp dâm và giết người. Một bộ phận không nhỏ thanh niên suốt ngày rượu chè, nhậu nhẹt, gây gỗ, đánh nhau gây mất trật tự an ninh nơi công cộng. Phải chăng chính họ cũng đang đánh mất niềm tin nơi bản thân mình.
Cá nhân tôi không dám lớn tiếng chỉ trích họ, bởi lẽ tôi là chỉ biết cuối đầu lượm lặt những câu chuyện không vui, không thể bẻ cong ngòi bút, hay tô vẽ cho mọi thứ trở nên tươi đẹp. Tôi phải tôn trọng sự thật rằng cuộc khủng hoảng niềm tin sẽ còn dai dẳng mà tất cả chúng ta sẽ buộc phải đối mặt dù muốn hay không.
Phụ nữ, người già và trẻ em trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào luôn là đối tượng dễ bị kẻ xấu uy hiếp và lợi dụng để thực hiện hành vi côn đồ. Những người lớn tuổi, họ có cái nhìn cuộc đời khắc khe hơn, họ đã trải nghiệm nhiều nên rất cẩn trọng khi tin cậy vào một ai đó, họ chọn cách bầu bạn với thú cưng và hạn chế giao tiếp. Nhưng điều đáng quý tôi nhận ra ở các cụ là họ vẫn còn sáng suốt lắm và luôn có những lời dạy để đời cho con cho cháu. Nếu đã không thể là nơi nương tựa tuổi già thì chúng ta cũng đừng nên tước đoạt của các cụ luôn cả niềm tin vào cuộc sống và con người các bạn nhé!
Dã Ban Mai (*) Thanh Niên
* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, là sinh viên, nhà văn, nội trợ sống tại TP.HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét