Trang

23 tháng 3, 2015

Indonesia nói không với tham vọng Biển Đông của TQ


Đăng Bởi  - 
Tong thong Indonesia dap tat tham vong doc chiem Bien Dong cua TQ

Sắp thăm Trung Quốc (TQ) nhưng Tổng thống Indonesia dập tắt tham vọng độc chiếm Biển Đông của TQ, bằng cách tuyên bố "đường 9 đoạn" do TQ"vẽ" để đánh dấu lãnh hải của họ là "không có cơ sở pháp lý quốc tế". 

Đây là lần đầu tiên ông Joko Widodo lên tiếng về vấn đề này, từ khi ông nắm quyền ở Indonesia vào tháng 10. 2014. 
Tổng thống Indonesia dập tắt tham vọng độc chiếm Biển Đông của TQ  khi đến thăm Nhật Bản và có cuộc gặp Thủ tướng Shinzo Abe hôm 23.3. 
Tổng thống  Widodo phát biểu với tờ Yomiuri, một báo lớn của Nhật: "Chúng ta cần hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đó là điều quan trọng để có sự ổn định chính trị và an ninh để và tăng trưởng cho nền kinh tế của chúng ta",
"Vì vậy, chúng tôi ủng hộ Quy tắc ứng xử (trên Biển Đông) và cũng có cuộc đối thoại giữa TQ  và Nhật Bản, và ASEAN”.
Nhưng trong phiên bản tiếng Nhật của cuộc phỏng vấn công bố hôm 22.3. ông Joko bác một trong những tuyên bố chính của TQ về Biển Đông: một trong những yêu sách vô lý của TQ là tuyên bố độc chiếm Biển Đông, là không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế, 
Nhưng Jakarta muốn tiếp tục là một "trung gian công bằng" ở nơi được xem là khu vực đang có nhiều tranh chấp nhất của châu Á.
TQ tuyên bố chủ quyền 90% trên 3,5 triệu km2 Biển Đông, nơi mà được cho là giàu dầu mỏ và khí đốt, từ đó có sự tranh chấp với các nước ASEAN trên vùng biển có nguồn thu 5.000 tỷ USD/năm từ ngành hàng hải.
Vụ tranh chấp lãnh thổ này được coi là một trong những điểm nóng của châu Á, mang theo những rủi ro mà nó có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và dẫn đến cuộc xung đột khi các nước mạnh mặc sức đưa ra yêu cầu của mình.
Cố vấn chính sách đối ngoại Rizal Sukma của ông Joko nói với hãng tin Reuters hôm 23.3: 
Tổng thống Indonesia không phát biểu về những tuyên bố chung của TQ trên Biển Đông, nhưng chỉ đề cập "đường chín đoạn" của TQ lấn sâu vào trung tâm hàng hải của khu vực Đông Nam Á.
"Trong năm 2009, Indonesia gửi quan điểm chính thức của mình về vấn đề này cho Ủy ban Liên Hiệp Quốc về phân định thềm lục địa, trong đó nêu rằng đường chín đoạn không có cơ sở trong luật pháp quốc tế”, Sukma nói.
Luật sư hàng hải lưu ý Bắc Kinh thường vạch ra phạm vi các yêu sách của mình với tham chiếu đến "đường chín đoạn". Ranh giới mơ hồ này lần đầu tiên được công bố chính thức trên một bản đồ do chính phủ Quốc Dân Đảng của Trung Quốc vào năm 1947, và đã được đưa vào các bản đồ được phát hành sau này.
Bộ Ngoại giao TQ giảm nhẹ những nhận xét, lặp đi lặp lại về ranh giới chủ quyền của TQ Và sự tranh chấp cần được giải quyết giữa các biên liên quan.
"Cốt lõi của tranh chấp Biển Đông là vì sự chiếm đóng trái phép của một số hòn đảo và vùng biển lân cận đã gây ra khiếu nại hàng hải chồng chéo của một số nước", phát ngôn viên Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo.
Indonesia, quốc gia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, đã tự xem như một trung gian trong các tranh chấp trên Biển Đông giữa những nước láng giềng trong khu vực và TQ.  Indonesia luôn muốn là một nhà thương thuyết trung thực như đã từng," Sukma nói.
Trong chuyến đi đầu tiên tới Nhật với vai trò tổng thống, ông Widodo sẽ gặp gỡ với Thủ tướng Shinzo Abe sau ngày thứ Hai và hai bộ trưởng quốc phòng của họ dự kiến sẽ ký một hiệp ước quốc phòng.
Thỏa thuận này là nỗ lực mới nhất của Tokyo để thiết lập mối quan hệ an ninh gần gũi hơn với các quốc gia Đông Nam Á và xây dựng một đối trọng với TQ.
Theo Reuters, Nhật đã ủng hộ quan hệ đối tác với Philippines và Việt Nam, hai nước có nhiều mâu thuẫn nhất với TQtrên Biển Đông.
Chính Nhật cũng có tranh chấp với Trung Quốc đối với các đảo không có người ở trên biển Hoa Đông. 
Ông Widodo sẽ thăm TQ sau Nhật Bản. Giữa Indonesia và TQ đã một mối quan hệ quân sự phát triển, và Jakarta đã mua các tên lửa và thiết bị quân sự khác của TQ sản xuất.
Thảo Hương (Theo Reuters)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét