(Tin tức thời sự) - Việc dầu diesel đổ khi vừa thi công thảm bê tông nhựa mặt đường chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ dẫn đến đường bị lún nứt, bong tróc.
Nhà đầu tư: Do tai nạn giao thông
Trước việc, ông Phạm Duy Khánh – Phó Tổng giám đốc Ban QLDA 85, đại diện chủ đầu tư dự án xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) lên tiếng giải thích cho việc đường cao tốc vừa đưa vào sử dụng 2 tháng đã xuống cấp, là do một vụ tai nạn giao thông, khiến dầu loang đổ tại vị trí này, nên khi ngấm vào bê tông nhựa mới thảm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng liên kết các vật liệu trong thành phần của bê tông nhựa, làm giảm tuổi thọ của bê tông nhựa".
Trong khi đó, ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho biết, hiện tượng bong tróc mặt đường tại đây không phải do chất lượng thi công của nhà thầu mà do trước đó, vị trí này xảy ra một vụ TNGT, làm loang dầu ra mặt đường.
Vết dầu gây phân huỷ lớp bê tông nhựa, làm bong tróc mặt đường. Hiện nay, chủ đầu tư là Ban QLDA 85 đã yêu cầu nhà thầu khắc phục bóc bỏ toàn bộ lớp bê tông nhựa tại vị trí trên để thay bằng lớp mới.
"Việc này xử lý xong sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường, cũng như khai thác tuyến đường sau này", ông Sanh khẳng định.
Dầu máy chảy tràn trên mặt đường |
Liên quan đến việc kiểm soát chất lượng các dự án mở rộng QL1, QL14, ông Sanh cho biết, Bộ GTVT đang kiểm soát rất chặt chẽ, đồng bộ. Máy móc, thiết bị, vật liệu đầu vào thi công đều được kiểm tra kỹ lưỡng. Nguồn vật liệu phải qua thí nghiệm mới đưa vào thi công. Chủ đầu tư, nhà thầu nào để xảy ra hiện tượng chất lượng kém đều phải chịu trách nhiệm và bị thay thế ngay.
Trước đây, thời hạn bảo hành công trình chỉ 2 năm, nay được nâng lên 4 năm.
Chuyên gia bác lý lẽ nhà đầu tư
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 24/3, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: "Việc dầu đổ xuống đường cũng chỉ là một nguyên nhân rất nhỏ dẫn đến việc lún nứt và bong tróc mặt đường".
Phân tích rõ hơn, ông Hùng cho biết: "Một là, do nền đường bên dưới không tốt, đầm không chặt nên dễ xảy ra lún nứt, hiện tượng lún phải được tính là lún của nền đường và lún bề mặt, nếu phần trên bề mặt chắc sẽ đủ độ cứng phân tải ra diện tích lớn hơn, nhưng nếu không đủ chắc dễ dẫn đến bị lún.
Hai là, do độ nén chặt phần trên chưa tốt, nền đường và bê tông đều yếu. Cũng giống như cường độ khả năng kết dính, chuyện bong tróc là do tính liên kết lớp nhựa bên trên mặt đường".
Đặc biệt, theo ông Hùng, khi có hiện tượng dầu đổ, thì với khả năng nóng chảy của nhựa đường, còn có thể cháy cả dầu, hiện tượng đốt cháy sẽ xảy ra, vậy thì lượng dầu tồn tại ngấm xuống nền bên dưới liệu có nhiều hay không?
Mặt khác, trước việc, ông Khánh giải thích, sau khi phát hiện lớp bê tông bề mặt tại trí đó có dấu hiệu bong tróc, Ban QLDA 85 đã yêu cầu nhà thầu tiến hành sửa chữa khắc phục ngay. Phía nhà thầu cũng đã khẩn trương, tuy nhiên, do phải di chuyển máy cào bóc và dây truyền thảm từ xa về nên cho đến sau gần 1 tuần, nhà thầu mới bắt đầu sửa chữa được.
Ông Hùng phản bác: "Đừng lý giải muốn giải quyết ngay nhưng mà không có máy cào, có dụng cụ xử lý, vì ngay lúc đó, có thể dùng nước nóng rửa mặt đường, dùng lửa đổ xăng vào đốt, để thấy có rất nhiều cách để xử lý.
Muốn sửa thì phải làm tốt từ dưới nền đường
Nhìn nhận ở góc độ khác, theo ông Hùng, khi phát hiện thấy hiện tượng này xảy ra thì phải bóc lớp đường dính dầu đó ra ngay lập tức, thay lớp dưới, phần đã ngấm dầu.
Xét cho cùng, trong sự việc lần này, đó là lỗi của người thi công, không tính đến hậu quả, chủ quan.
Với phương án xử lý nhà thầu thi công đưa ra là cắt bỏ hết phần mặt bê tông nhựa (cả hai lớp trên và dưới dày 13cm) toàn bộ khu vực mặt bê tông nhựa đã bị bong tróc, tổ chức đảm bảo giao thông, lu lèn xử lý lại lớp móng cấp phối đá dăm, đảm bảo chất lượng đúng với ban đầu.
Tiến hành thi công lại lớp mặt bê tông nhựa theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của dự án.
Ông Hùng cho rằng: "Nếu đã lún nứt, thì chắc chắn nguyên nhân là do cả nền đất dưới yếu, lún từ dưới lên, nên muốn sửa thì phải làm tốt phía dưới nền đường, vấn đề quan trọng khi đầm phải đầm chặt thì các yếu tố mới có thể kết dính".
Đã có công nhân sửa chữa đoạn đường bị bong tróc, lún nứt |
Cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Đình Thám - Trưởng Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng - Khoa Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp, Trường Đại học Xây Dựng cho biết: "Cứ cho lý do nhà thi công đưa ra là do dầu đổ là có lý, nhưng về nguyên tắc thi công thì nếu gặp sự cố như vậy là phải xử lý ngay rồi mới được thi công tiếp. Nhưng họ biết mà để đó thì là vô trách nhiệm".
- Thanh Huyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét