(Quan hệ quốc tế) - Sau khi ký “Hiệp ước an ninh song phương” (BSA) với Afghanistan, máy bay Mỹ tại các căn cứ ở đây chỉ cần 20 phút là áp sát Tân Cương-Trung Quốc.
Mỹ-Afghanistan ký BSA có lợi gì cho Trung Quốc?
Một ngày sau khi tân Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani nhậm chức, ông đã ký kết “Hiệp ước an ninh song phương” với Mỹ và “Hiệp định về quy chế lực lượng NATO” vào ngày 30-09-2014, nhằm xóa đi các trở ngại về pháp lý để đảm bảo cho lực lượng quân Mỹ và NATO có thể tiếp tục đồn trú trên lãnh thổ nước này, đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý cho hợp tác quân sự Mỹ-Afghanistan trong tương lai.
Trung Quốc là quốc gia láng giềng lớn nhất của Afghanistan, việc Hiệp định BSA được ký kết giữa Mỹ-Afghanistan đối với Trung Quốc mà nói sẽ có lợi về trước mắt nhưng nguy hại về lâu dài. Nguyên nhân là bởi Hiệp ước này có ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dân tộc phía Tây của Trung Quốc.
Trong bối cảnh tình hình an ninh ở Afghanistan không ổn định, hoạt động của các nhóm phản động như Taliban không có dấu hiệu giảm, chúng còn tăng cường xây dựng các căn cứ ở Nam Á, Hiệp định BSA được ký kết đối với Trung Quốc mà nói có 3 cái lợi trước mắt. Đó là:
Thứ nhất: Hiệp định quy định Mỹ có nghĩa vụ tiếp tục huấn luyện, đào tạo cho quân đội và lực lượng cảnh sát Afghanistan nhằm tăng cường khả năng độc lập chống khủng bố, duy trì ổn định cho quốc gia này, đồng thời lực lượng quân Mỹ đồn trú tại đây sẽ là “Bức tường phòng ngự cuối cùng” để bảo vệ an ninh cho chính phủ Afghanistan.
Những điều trên sẽ làm giảm đáng kể sự quay trở lại của những tổ chức cực đoan, mưu đồ tiếp tục khả năng tái diễn cuộc chiến tranh với Iraq, về khách quan có thể giảm đáng kể những tác động trực tiếp của bạo động Afghanistan, lan tỏa đến khu vực dân tộc miền tây Trung Quốc.
Máy bay Mỹ ở Afghanistan chỉ mất 20 phút là có thể áp sát Tân Cương
|
Thứ hai: Có lợi trong việc duy trì cân bằng lực lượng giữa các phe phái ở Afghanistan, giảm bớt tình trạng bạo loạn thậm chí là nguy cơ nội chiến tiềm ẩn. Cuộc xung đột dân tộc kéo dài hơn 40 năm ở Afghanistan đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đã trở thành mối quan ngại lớn của cộng đồng quốc tế.
Có thể thấy vai trò trung gian to lớn của Mỹ trong việc thúc đẩy hòa bình ở Afghanistan, thúc đẩy việc chia sẻ quyền lực giữa hai ứng viên là ông Ghani dân tộc Pashtun và ứng cử viên đối thủ Abdullah Abdullah của dân tộc Tajik khi cả hai ông đều tuyên bố giành chiến thắng.
Trước khi có các biện pháp hòa giải, hai bên đã không thể thành lập được một chính phủ thống nhất trong suốt 3 tháng liền. vai trò trung gian điều tiết của Mỹ không ai có thể thay thế được cho đến khi một giải pháp dung hòa được đưa ra là ông Ghani sẽ đảm nhiệm cương vị Tổng thống còn ông Abdullah làm nhà điều hành cấp cao, tương đương vị trí thủ tướng
Thứ ba: Có lợi cho duy trì ổn định tương đối ở Pakistan. Lợi ích của Trung Quốc ở khu vực Nam Á được xác định bằng sự ổn định của 3 yếu tố: một là không được để xảy ra chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan; hai là giữ ổn định tình hình ở Pakistan; ba là không được để các thế lực khủng bố hoành hành.
Ứng viên tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và đối thủ Abdullah Abdullah
|
Mọi người đều biết, Pakistan và Afghanistan có sự liên quan mật thiết về các yếu tố vị trí địa lý, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, nên các cuộc chiến tranh kéo dài ở Afganistan đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, ổn định xã hội và đời sống người dân Pakistan.
Pakistan hiện là đối tác đáng tin cậy nhất, là điểm tựa chiến lược của Trung Quốc trong tình hình mới. Chính vì vậy, việc Washington bảo đảm an ninh cho Kabul chính là đã giúp Islamabad ổn định tình hình, chỉ khi tình hình ở Afghanistan không xuất hiện những biến động quy mô lớn, trên cơ sở ổn định đó Pakistan mới có thể hồi phục nhanh chóng.
“Lợi ích trước mắt” - “lo lắng tương lai”
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là “Hiệp ước an ninh song phương” Mỹ-Afghanistan sẽ cho phép lực lượng quân sự Mỹ đồn trú hợp pháp ở Afghanistan. Điều này sẽ gây ra 3 mối lo lớn cho Trung Quốc trong tương lai.
Một là: Các căn cứ Mỹ đặt ở đây nắm giữ vị trí chiến lược: “Phía Bắc có thể ngăn chặn Nga, phía Đông uy hiếp Trung Quốc, phía Nam kiểm soát được Pakistan, phía Tây uy hiếp được Iran, tiếp tục can thiệp vào Trung Á”.
Điều này tăng thêm nhiều nhân tố phức tạp ảnh hưởng tới sự hài hòa về chính trị, trao đổi kinh tế và giao lưu của nhân dân ở khu vực phía Tây Trung Quốc. Ví dụ Mỹ sẽ không bỏ qua chiến lược “Con đường tơ lụa” mới mà Bắc Kinh đề ra, điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của “vành đai kinh tế dọc con đường tơ lụa” và các quốc gia liên quan.
Afghanistan có vị trí địa lý rất gần Tân Cương
|
Hai là: Sự hiện diện lâu dài của Mỹ ở Afghanistan là mối nguy hại uy hiếp tiềm tàng đối với an ninh quân sự khu vực phía Tây Trung Quốc.
Sau 13 năm xây dựng căn cứ quân sự ở Afghanistan, các máy bay chiến đấu hiện đại như máy bay chiến đấu F-22, máy bay ném bom B-2, máy bay trinh sát không người lái chiến lược “Global Hawk”... tại các căn cứ quân sự chủ chốt của Mỹ chỉ cần vẻn vẹn thời gian 20 phút là có thể tới khu vực Tân Cương/Trung Quốc.
Mặc dù chính phủ Afghanistan đã nhiều lần tỏ rõ quan điểm là sẽ không biến đất nước mình trở thành căn cứ để quốc gia thứ 3 làm bàn đạp tấn công, uy hiếp an ninh quốc gia khác, nhưng Mỹ vì bảo vệ lợi ích của riêng mình, thường tự ý hành động nên Trung Quốc không thể không phòng bị.
Thứ ba: Ảnh hưởng tới chính sách trung lập của Afghanistan. Nhìn lại lịch sử, bất cứ quốc gia nào có quân đồn trú của Mỹ thì hoạt động đối nội và đối ngoại của quốc gia đó đều chịu ảnh hưởng, bị chế ước, thậm chí là phải “thuần phục” Mỹ, có điều mức độ ảnh hưởng là khác nhau.
Có thể dự đoán được rằng hòa giải và tái thiết ở Afghanistan sẽ là quá trình rất phức tạp. Còn một ngày chính phủ Afghanistan không đạt được hòa giải với tổ chức Taliban thì tình hình an ninh Afghanistan còn phụ thuộc nghiêm trọng vào Mỹ, mối quan hệ láng giềng hợp tác hữu hảo giữa Trung Quốc và Afghanistan còn bị Mỹ gây khó dễ.
Thanh Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét