Trang

20 tháng 8, 2014

Đối mặt với Tổng thống Nga Putin, ông Poroshenko khó xử

BTTD: Sự thật thì Nga đang chỉ huy quân ly khai Miền Đông Ukraina.

Hai ông Poroshenko-Putin tránh nhìn nhau ở lần gặp đầu hồi tháng 6
Hai ông Poroshenko-Putin tránh nhìn nhau ở lần gặp đầu hồi tháng 6
Ngày 26.8 tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Ukraine Petro Poroshenko sẽ gặp nhau lần đầu tiên để thương lượng khả năng ngưng bắn ở miền đông Ukraine. Nhưng Kiev đứng trước ngã ba đường: nên tiếp tục chiến dịch quân sự “chống khủng bố” là quân đòi ly khai, hay là phải nhượng bộ Moscow để chấm dứt cuộc “tắm máu”...
Các quan chức phương Tây và Ukraine nói cuộc gặp thượng đỉnh Putin-Poroshenko ở Minsk (Belarus) ngày 26.8 tới  có thể dẫn đến một kế hoạch hòa bình, nhằm kết thúc cuộc nội chiến từ 4 tháng qua ở đông Ukraine. 
Cuộc gặp có sự tham dự của một số quan chức EU này sẽ là lần đầu tiên hai ông Putin-Poroshenko gặp nhau, sau lần gặp thoáng qua hồi tháng 6, trước khi ông Poroshenko làm lễ nhậm chức.
Đòi hỏi của các bên
Điện Kremlin nỗ lực hướng sự chú ý vào tình trạng dân cư Donetsk đang bị đói lạnh và sốt ruột chờ hàng viện trợ nhân đạo (thức ăn, nước uống, túi ngủ, máy phát điện) để kêu gọi ngưng bắn nhằm tạo điều kiện cho đoàn xe viện trợ Nga qua biên giới Ukraine và chuyển hàng cứu đói.
Nhưng Kiev muốn Nga ngưng tăng viện cho phe đòi ly khai, nói phe này phải buông vũ khí trước khi có bất kỳ cuộc nói chuyện nào.
Phe đòi ly khai nói họ sẵn sàng đàm phán nhưng không chịu buông vũ khí, và họ muốn Kiev công nhận miền đông độc lập và tách khỏi Ukraine.
Phe đòi ly khai cũng thể hiện vài dấu hiệu sẵn sàng thương lượng, do họ bị quân đội Ukraine tái chiếm nhiều vùng từng do họ kiểm soát, với việc hai thủ lĩnh chính đều là công dân Nga (theo Wall Street Journal) rút lui để hai người kế nhiệm người Ukraine nhằm tạo thế hợp pháp cho phe đòi ly khai. 
Điện Kremlin chỉ ra tuyên bố cho biết ông Putin sẽ dự cuộc gặp này, không nói ông hy vọng đạt được điều gì ở Minks.
Các quan chức Nga nói Kiev nên chấm dứt cuộc tấn công quân sự và thương lượng với phe đòi ly khai.
Moscow cũng khẳng định Nga ít có ảnh hưởng với phe đòi ly khai, và Nga không hề cung cấp quân và vũ khí cho phe đòi ly khai, không như cáo buộc của phương Tây.
Ưu thế quân sự của Ukraine chỉ tạm thời
Nga và châu Âu đều mạnh mẽ kêu gọi ngưng bắn khi cuộc khủng hoảng nhân đạo ở đông Ukraine đang càng nghiêm trọng hơn.
Nhưng các quan chức Ukraine và cử tri tỏ ra nghi ngờ về khả năng đồng ý ngưng bắn. Họ quan niệm làm thế sẽ cho phe đòi ly khai cơ hội củng cố quyền kiểm soát vài khu vực ở miền đông, và khiến Nga có tầm ảnh hưởng dài hạn lên nước họ.
Các nhà phân tích và  ngoại giao nhận định: nếu cho phép phe đòi ly khai giữ vài khu vực để đổi lấy cuộc ngưng bắn, thì có thể tạo ra “xung đột lạnh” ở miền đông, và cho phép ông Putin chặn được nỗ lực nghiêng về phương Tây của Ukraine.
Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, viết trong một bài xã luận: “Nếu Nga không trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến, thì chiến lược của Nga là sẽ tập trung giúp phe đòi ly khai chiến đấu chống lại quân chính phủ đến cùng, và thương lượng về một cuộc ngưng bắn thì sẽ khiến phe ly khai trở thành một cánh chính thức của một thỏa thuận”.
Tổng thống Poroshenko đang chịu sức ép không được thỏa thuận gì cả. Vì ông đối diện cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 10 tới, trong khi người dân muốn thấy phe đòi ly khai thua trận. Nhưng cuộc chiến kéo dài có thể khiến cảm xúc của họ thay đổi.
Sự mệt mỏi vì chiến tranh có thể tăng khi số người chết trong cuộc nội chiến này đã là 2.086 người. Đấu đá chính trị sẽ chỉ làm tình hình căng hơn khi kỳ bầu cử quốc hội đến gần. 
Và khi đã sắp mùa đông, vai trò cung ứng khí đốt cho Ukraine của Nga sẽ càng là yếu tố thúc đẩy Kiev phải làm tan băng mối quan hệ lạnh lẽo hiện nay giữa Ukraine  với Nga.
Không được làm ông Putin mất mặt
Các quan chức phương Tây hy vọng tình hình nhân đạo càng xấu đi, thì Ukraine và Nga sẽ cùng tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng này. Họ cùng các quan chức Ukraine đều hy vọng vào vòng ngoại giao này, dù cần phải hàn gắn nhiều bất đồng lớn giữa hai bên.
Các quan chức châu Âu nói riêng với nhau, rằng họ sẽ tiếp tục yêu cầu ông Putin không ủng hộ phe ly khai, nhưng cũng phải thuyết phục Ukraine đừng lợi dụng ưu thế quân sự đang có.
Vì hành xử đó của Kiev có thể làm Điện Kremlin cảm thấy bị mất mặt và sẽ có phản ứng không thể lường trước.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết: trước cuộc gặp Putin-Poroshenko,  nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ thăm Kiev vào thứ Bảy tới, một ngày trước Lễ độc lập của Ukraine, để bày tỏ sự ủng hộ chính phủ tổng thống Poroshenko.
Nhưng cũng để bà đánh giá Kiev có sẵn sàng đạt đến một thỏa thuận với Moscow hay không. Đang giữ vai trò trung gian hòa giải, ông nói: “Tôi có cảm giác cả hai bên vào lúc này ráng tìm ra một hướng để ngưng bắn. Các hướng đi đến cuộc thương lượng đôi khi khó mà giải thích được”.
Stefan Meister thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại (Đức) nói: “Nhằm có được một sự thỏa thuận với Nga, bạn cần những hành động thiết thực của Ukraine. Họ có sẵn sàng không khi đang ở thế tấn công ở miền đông?. Tôi có cảm giác ông Putin sẵn sàng nói chuyện nhưng ông ấy không thể bị mất mặt”.
Valeriy Chaliy  là trợ lý của tổng thống Ukraine, nói: “Tôi có thể cẩn trọng nói có cơ hội khởi đầu một tiến trình đàm phán thật sự, vốn sẽ không thể kết thúc trong một ngày, mà sẽ cần nhiều bước nữa”.
Người phát ngôn Marie Harf của Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “Cuộc gặp này là điều tốt, vì cần có một giải pháp hòa bình kết thúc chiến tranh”, đồng thời tiếp tục cáo buộc Nga cung cấp quân và vũ khí cho phe đòi ly khai, và kêu gọi Moscow kéo giảm căng thẳng. 
Trần Trí (theo Wall Street Journal, Reuters)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét