Hiện tượng hai doanh nghiệp xin vay vốn ưu đãi gói hỗ trợ ngư dân theo Nghị định 67/2014 của Chính phủ để nhập tàu cũ đang bộc lộ một sự diễn dịch và khả năng làm sai lệch hoàn toàn mục tiêu.
Ngư dân sẽ được vay vốn ưu đãi từ 'gói tín dụng' hỗ trợ ngư dân của chính phủ để đóng tàu lớn vươn khơi bám biển - Ảnh Trương Quang Nam |
Dễ bị vận dụng sai cả về đối tượng lẫn mục tiêu
"Gói hỗ trợ" ngư dân bám biển là một chính sách đúng đắn đáp ứng được đòi hỏi thiết thực của tình hình an ninh quốc gia và kinh tế xã hội hiện tại. Tuy nhiên, trong hệ thống hành pháp vẫn còn một số kẻ hở như hiện nay, chương trình thiện chí này có khả năng bị vận dụng một cách sai lạc về đối tượng lẫn mục tiêu. Cũng giống như những chính sách hỗ trợ kinh tế trước đây, nguồn lực quốc gia lại có khả năng rơi vào túi của những nhóm lợi ích mà không tạo ra được kết quả như mục tiêu đã đề ra.
Hai công ty xin được hưởng ưu đãi từ "gói hỗ trợ", theo thông tin từ báo chí, là những công ty tư nhân chuyên kinh doanh bất động sản, thủy hải sản và xuất nhập khẩu, đang gặp khó khăn. Về chuyên môn, những công ty này chưa hề có kinh nghiệm, cũng như không hề có cơ sở vật chất cho ngành đóng tàu đi biển. Nhưng vừa qua, hai công ty này lại đề xuất chính phủ xin được vay gói hỗ trợ nói trên để nhập khẩu và đóng tàu đi biển bán cho ngư dân với lãi suất từ 1-3% trong 10 năm, tức là chỉ bằng 1/10 lãi suất thương mại hiện tại.
Câu hỏi thứ nhất: Những công ty này có phải là đối tượng của “gói hỗ trợ” của chính phủ hay không? Câu trả lời là không! Đối tượng của chính sách này là ngư dân, và mục tiêu là để bám biển.
Từ đây xuất hiện câu hỏi thứ hai: Cá thể ngư dân không có khả năng đóng tàu hay nhập khẩu tàu đi biển, vậy phải chăng chỉ còn cách để cho doanh nghiệp thực hiện chính sách này?
Thật ra, đây thuộc về vấn đề kỹ thuật, tức là kế hoạch tổ chức thực hiện chứ không phải là nội dung quy định của chính sách này. Trong một hệ thống điều hành xã hội minh bạch, việc tổ chức thực hiện chính sách này không có gì khó khăn.
Diễn dịch đúng chính sách của "gói hỗ trợ" này là, chỉ có ngư dân hoặc tập thể, tổ chức đại diện cho ngư dân mới là đối tượng được vay theo chương trình này để mua hoặc đóng tàu đánh cá phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, kinh nghiệm và khả năng của ngư dân. Các doanh nghiệp đơn thuần chỉ là các đơn vị kinh doanh. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp, miễn có đủ điều kiện về tài chính và chuyên môn đều có quyền tổ chức sản xuất và nhập khẩu tàu đi biển phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh tế được pháp luật qui định để bán lại cho ngư dân kiếm lợi theo qui luật thị trường. Doanh nghiệp phải tự xuất vốn, hay có một kế hoạch huy động vốn để phục vụ cho qui trình kinh doanh của mình.
Diễn dịch đúng chính sách của "gói hỗ trợ" này là, chỉ có ngư dân hoặc tập thể, tổ chức đại diện cho ngư dân mới là đối tượng được vay theo chương trình này để mua hoặc đóng tàu đánh cá phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, kinh nghiệm và khả năng của ngư dân. Các doanh nghiệp đơn thuần chỉ là các đơn vị kinh doanh. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp, miễn có đủ điều kiện về tài chính và chuyên môn đều có quyền tổ chức sản xuất và nhập khẩu tàu đi biển phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh tế được pháp luật qui định để bán lại cho ngư dân kiếm lợi theo qui luật thị trường. Doanh nghiệp phải tự xuất vốn, hay có một kế hoạch huy động vốn để phục vụ cho qui trình kinh doanh của mình.
Doanh nghiệp không phải là đối tượng của "gói hỗ trợ"
Thực ra, bản thân các doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ chính sách này, vì bằng chương trình tài chính hỗ trợ ngư dân, Chính phủ đã cung cấp cho thị trường một lực lượng sức mua lớn, một đầu ra cho sản phẩm. Vấn đề còn lại là ở khả năng và tài năng kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào càng biết bắt mạch đúng nhu cầu và yêu cầu của đầu ra, thì có khả năng hưởng lợi và hưởng lợi nhiều. Nhưng phải khẳng định doanh nghiệp không phải là đối tượng của chương trình hỗ trợ tài chính nói trên.
Có nhiều phương án để kết hợp và dung hòa mối quan hệ tay ba: chính sách (ngân hàng đại diện Chính phủ), ngư dân và doanh nghiệp để thực hiện thành công và đúng đắn mục tiêu của chương trình này. Chẳng hạn, các doanh nghiệp công khai trình bày đề án tổ chức sản xuất - kinh doanh, và giới thiệu các chi tiết kỹ thuật - giá thành của sản phẩm. Ngư dân và đại diện ngư dân (Hội nghề cá, HTX, hoặc từng nhóm ngư dân) sẽ nghiên cứu, tham khảo đề án của doanh nghiệp để quyết định ký hợp đồng mua hàng, đặt hàng trước với doanh nghiệp. Tiếp theo, dựa trên hợp đồng mua bán này, ngân hàng nhà nước sẽ chuyển tiền từng giai đoạn cho doanh nghiệp theo các điều khoản hợp đồng. Trong lúc đó, tên người vay và chịu trách nhiệm trả sẽ là từng cá thể, hoặc các tổ chức của ngư dân. Doanh nghiệp, do đó bán hàng theo giá thị trường và không phải là đối tượng vay tiền.
Việc lựa chọn doanh nghiệp, đơn vị kinh tế nào để đặt hàng, mua hàng hoàn toàn thuộc về quyền của ngư dân. Ngư dân là người mua, người trả tiền cho sản phẩm của họ. Ngư dân là người hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ vốn, và chỉ chịu trách nhiệm về tài chính với nhà nước. Ngư dân không hề có ràng buộc về nghĩa vụ vay mượn đối với doanh nghiệp.
Bản thân các doanh nghiệp trong nước đều bình đẳng, ai cũng có quyền tham gia hay không tham gia chương trình này. Cái chính là doanh nghiệp phải có một đề án tổ chức sản xuất kinh doanh đúng loại sản phẩm theo quy định của luật pháp và giá cả phải chăng, đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của ngư dân - người mua.
Tóm lại, một chính sách của chính phủ trong những thời điểm đặc biệt nhằm mục tiêu an ninh kinh tế của quốc gia như chương trình hỗ trợ ngư dân bám biển là hành động cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, làm thế nào để những chính sách đó thực sự mang lại lợi ích cho quốc gia là yếu tố then chốt hoàn toàn phụ thuộc vào kế hoạch triển khai thực hiện.
Vấn để cốt lõi là nguồn tài chính của chương trình phải được rót đúng đối tượng là ngư dân, không phải là các doanh nghiệp. Là người Việt Nam, đứng trước tình hình biển Đông, một phần quan trọng của đất nước đang có nguy cơ bị xâm lược trong lúc hàng trăm ngàn ngư dân không có phương tiện cần thiết để bám biển, chúng ta hy vọng những người cầm cân nảy mực, những người có trách nhiệm sẽ không một lần nữa cam tâm để những nguồn lực cuối cùng của quốc gia rơi vào túi của những kẻ cơ hội.
Xin lấy ví dụ về chương trình cứu trợ thị trường bất động sản “Mortgage bailout” của chính phủ Mỹ năm 2008-2010 để hiểu thêm về phương thức thực hiện các chính sách dân sinh ở cấp quốc gia.
Trước tình hình khủng hoảng về kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản, Quốc hội Mỹ đã thông qua nghị quyết Phục hồi Kinh tế và Thị trường Nhà ở (The Housing and Economic Recovery Act of 2008). Trong đó, Chính phủ đã rót 200 tỉ USD vào các chủ thể liên quan tới thị trường bất động sản về nhà ở. Tuy nhiên, không có đồng nào trong số tiền này được cấp cho các công ty kinh doanh bất động sản.
Hầu hết số tiền này được chuyển cho hai công ty Fannie Mae và Freddie Mac, hai công ty thuộc sở hữu Nhà nước Mỹ, không phải kinh doanh bất động sản, mà là để bảo lãnh các khoản vay bất động sản của nhân dân.
Khác với Việt Nam, đa số người Mỹ mua nhà bằng tiền vay ngân hàng. Nhưng các ngân hàng thương mại Mỹ chỉ cho vay tối đã bằng 80% giá trị căn nhà. Trong lúc đó, rất nhiều người Mỹ, đặc biệt là người thu nhập thấp hoặc những người mới ra trường, chưa có tiền tích lũy đủ để trả trước 20% đó (gọi là down-payment). Vì vậy, Chính phủ Mỹ đã thành lập hai công ty này để bảo lãnh cho người dân mua nhà để ở về khoản 20% đó. Tức là, trong trường hợp người vay bị phá sản thì nhà nước có trách nhiệm bồi hoàn cho các ngân hàng thương mại cái khoản 20% này.
Trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - bất động sản của năm 2008, hàng chục triệu căn nhà của dân chúng bị tịch thu, nên hai công ty này phải trả một khoản bồi hoàn quá lớn, có thể khiến cho chính những công ty này phá sản.
Nếu những công ty này phá sản thì không chỉ ảnh hưởng tới hệ thống các ngân hàng thương mại, mà dân chúng cũng sẽ không còn được hưởng khoản bảo lãnh này, và sẽ không còn cơ hội mua được nhà để ở. Vì vậy, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ để hai công ty này tiếp tục bảo lãnh cho người dân mua nhà. Năm 2008-2009, không chỉ giữ vững sự tồn tại của hai công ty này, Chính phủ liên bang Mỹ còn hỗ trợ (cho không) những ai mua nhà lần đầu thêm 8.000 USD. Do đó, trong cơn khủng hoảng, rất nhiều người Mỹ đã mua được nhà để ở mà không phải bỏ ra một đồng bạc nào. Khoản “bailout” - hỗ trợ này đi thẳng vào túi của dân chúng, không hề có chuyện “hỗ trợ” cho bất cứ doanh nghiệp nào.
|
Nguyễn Khánh Hưng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét