Trang

14 tháng 6, 2014

Cho Trung Quốc thuê đất: Khó mà yên tâm kiểm soát!

BTTD: Những nơi cho TQ thuê đất rừng rất có thể TQ đã xây căn cứ quân sự.
(Chính trị - Xã hội) - Việc cho nước ngoài thuê đất ở những vị trí nhạy cảm là rất đáng ngại. Chúng ta cứ nói là giám sát nhưng nói thật là khó mà yên tâm được.  
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, đoàn Quảng Trị đã chia sẻ như vậy với Đất Việt trong khi quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) đối với đất quốc phòng và đất an ninh đang được hoàn thiện. Ông cũng đặt vấn đề các cơ quan của Quốc hội cần tăng cường giám sát đối với những vị trí được cho là trọng yếu, nhạy cảm đã cho thuê. 
Trong số các công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng tại Việt Nam đã được phép đầu tư, chỉ riêng InnovGreen (Hồng Kông, Trung Quốc) đã thuê tới 274.848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê
Trong số các công ty nước ngoài thuê đất trồng rừng tại Việt Nam đã được phép đầu tư, chỉ riêng InnovGreen (Hồng Kông, Trung Quốc) đã thuê tới 274.848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê
PV: Thưa ông, Tướng Đồng Sỹ Nguyên từng đưa ra những nghi ngại bởi tại những vị trí Trung Quốc thuê đất trồng rừng (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tây Nguyên…) là những vị trí địa chiến lược mang tính cốt tử. Trung Quốc được thuê đất ở những vị trí đó giờ tình hình ra sao?Vấn đề an ninh an toàn được đánh giá như thế nào? 
ĐB Lê Như Tiến: - Vấn đề này từ các kỳ họp trước tôi đã phát biểu và chất vấn các trưởng ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư. Cụ thể đã đưa ra những cảnh báo việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng và cần phải ngăn chặn tình trạng diện tích đất cho thuê nằm trong vùng nhạy cảm. 
Các vị trưởng ngành đã nói rằng hiện nay đã dừng lại không cho thuê nữa. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn khẳng định hiện số diện tích đang cho nước ngoài thuê chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc. Riêng một số dự án nhạy cảm liên quan đến vấn đề biên giới ở Nghệ An, Kon Tum... thì Chính phủ đã thu hồi (khoảng 53 nghìn ha). Đó là đối với một số dự án cấp phép rồi nhưng sau đó Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đề nghị nên cho trong nước thuê Bộ nói cũng đã có điều chỉnh. 
Tuy nhiên với những diện tích đã cho thuê rồi hiện nay có thu hồi giấy phép đầu tư hay không, tôi đang kiểm tra lại. 
Vấn đề này rất đáng lo ngại là vì đây là những vùng nhạy cảm về quốc phòng an ninh vì đây toàn là những vùng núi, biên giới thuộc 10 tỉnh với trên 300.000 ha. Những hệ lụy rất đáng ngại đã đành nhưng mà có một điều vô lý là người dân trong nước đang thiếu đất trồng rừng mà lại đi cho nước ngoài thuê. Như vậy là lợi bất cập hại. 
PV: - Đại biểu Trịnh Đình Thạch có nói việt nam kiểm soát chặt vậy kiểm soát những gì, cụ thể ra sao? Đứng ở góc độ chuyên gia, nhận định việc Trung Quốc lựa chọn vị trí thuê đất như thế nào?  
ĐB Lê Như Tiến: - Như tôi đã nói ở trên việc cho nước ngoài thuê đất ở những vị trí nhạy cảm là rất đáng ngại. Chúng ta cứ nói là giám sát nhưng nói thật là khó mà yên tâm được.  
PV: - Ông nghĩ sao về việc Trung Quốc đồng loạt nhận được những hợp đồng ở những nơi họ mong muốn như vậy có dấu hiệu các quan chức địa phương chưa làm hết trách nhiệm hay không? 
ĐB Lê Như Tiến: - Tôi nghĩ rằng trách nhiệm trước hết đã phân cấp cho địa phương thì địa phương phải chịu trách nhiệm.
Nhưng vai trò quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Dân tộc miền núi và cao hơn nữa là vai trò của Chính phủ phải kiểm tra, rà soát lại. Phải có hội nghị tổng kết đánh giá lại việc này và có những điều chỉnh nhất định. 
PV: - Hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) đối với đất quốc phòng và đất an ninh đang được hoàn thiện. Vậy trong quy hoạch lần này sẽ điều chỉnh những khiếm khuyết đó như thế nào? 
ĐB Lê Như Tiến: - Nhiệm kỳ trước cả Ủy ban Quốc phòng an ninh đã phát biểu vấn đề này. Tôi nghĩ rằng hơn lúc nào hết các cơ quan của Quốc hội, nhất là Ủy ban Quốc phòng an ninh, Ủy ban kinh tế, Hội đồng dân tộc phải vào cuộc giám sát việc này.
 Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (thực hiện)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét