Một trái tim lớn đã ngừng đập!
Công dân mạng tỏ lòng thương tiếc nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng
Quê Choa tổng hợp
Anh ra đi vào lúc 22g 07 phút tối 22.1.2014 để lại bao tiếc thương cho nhiều người. Từ tối qua đến sáng nay đã có hàng ngàn status viết về anh trên trang xã hội Facebook và hàng chục bài viết về anh trên các trang tin khác cả trong và ngoài nước. Xin trích đăng một số bài viết về anh và một số hình ảnh của anh được đưa lên mạng.
Thụy My: Luật gia Lê Hiếu Đằng, khuôn mặt đấu tranh cho dân chủ và Biển Đông, đã từ trần
Luật gia Lê Hiếu Đằng, cựu lãnh tụ sinh viên từng bị kết án tử hình thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là khuôn mặt đấu tranh hàng đầu cho dân chủ và nhân quyền, chống bành trướng Trung Quốc ở Biển Đông ; vừa qua đời vào khoảng 19 giờ hôm nay 22/01/2014 tại Saigon ở tuổi 70.
Ông Lê Hiếu Đằng quê ở Quảng Nam, học trung học ở Đà Nẵng và theo học trường đại học Luật khoa và Văn khoa ở Saigon, thành viên ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Saigon. Ông là một trong những khuôn mặt nổi bật trong phong trào đấu tranh đô thị trước 1975, và từng bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa kết án tử.
Là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nguyên là Phó chủ tịch của Ủy ban này tại Thành phố Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng trong những năm gần đây được xem như ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh đòi dân chủ, đòi các quyền công dân và đặc biệt là trong phong trào biểu tình chống các hành động xâm lược của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Luật gia Lê Hiếu Đằng là một trong những người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72 ngày 19/01/2013 của nhóm 72 nhân sĩ trí thức góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992, gồm bảy đề nghị cụ thể nhằm phát huy dân chủ và hòa hợp dân tộc.
Ông cũng là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại Việt Nam, khi những hành động gây hấn trắng trợn của Trung Quốc tại Biển Đông làm sôi sục lòng dân. Luật gia thẳng thắn phê phán việc trấn áp những cuộc biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh là vi phạm nhân quyền.
Đặc biệt luật gia Lê Hiếu Đằng đã gây chấn động với bài viết « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh » đề ngày 12/08/2013. Trong đó ông nhận định « chủ nghĩa Mác-Lê đã lạc điệu, bị sụp đổ tan tành ngay trên quê hương Xô Viết », « đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành kiêu binh ». Luật gia mạnh dạn đề nghị thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam, « vì không có một văn bản luật pháp nào cấm đoán điều này ». Ông cho rằng « một khi xã hội dân sự mạnh lên sẽ kìm hãm được khuynh hướng độc tài của một Nhà nước toàn trị ».
Cách đây một tháng, vào ngày 04/12/2013 ông Lê Hiếu Đằng một lần nữa lại gây rúng động dư luận khi ra tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Người đảng viên 45 tuổi đảng, từng là giảng viên Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ (1975-1983) nhận định, đảng Cộng sản « đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc ».
Luật gia mất đi mang theo những hoài bão chưa thành, một tấm lòng trăn trở vì dân vì nước. Ông luôn đau đáu ngóng về Biển Đông, lãnh thổ cha ông để lại cho con cháu đất Việt đang bị đe dọa từng ngày từng giờ.
Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh cho chúng tôi biết một ngày trước khi bệnh trở nặng khiến ông hôn mê hôm 14/12/2013, ông Lê Hiếu Đằng đã cố gắng viết một lá thư dài ba trang gởi cho các bạn thanh niên, sinh viên học sinh. Đây có thể là bản di chúc của ông gởi lại cho các thế hệ đi sau. Ông cũng biết các tin tức về các hoạt động kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa vừa qua.
Các bạn bè thân hữu của ông hầu hết là những khuôn mặt trong phong trào sinh viên trước đây như ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu…đều có mặt tại bệnh viện 115 hôm 14/12, lúc biết tin bệnh tình ông trở nặng, và tất cả đều bị theo dõi chặt chẽ, có lẽ do trùng hợp với dịp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Saigon. Hôm nay các bằng hữu cũng đang đổ về bệnh viện để bàn bạc hậu sự cho ông.
Theo ước nguyện của người quá cố, ông sẽ được hỏa táng. Linh cữu của luật gia Lê Hiếu Đằng dự kiến được quàn tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Sài Gòn, hoặc tại Dòng Chúa Cứu Thế.
RFI Việt ngữ đã hỏi chuyện nhanh các thân hữu của luật gia Lê Hiếu Đằng đang trên đường đến viếng ông.
Ông Huỳnh Kim Báu (nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh) :
Anh Đằng mất chỉ có hai người nuôi bệnh bên cạnh chứ gia đình không có ai, mà giờ đó bạn bè cũng không còn ở đấy. Nghe nói ảnh mất đâu hồi 7 giờ rưỡi tới 8 giờ tối. Thật ra cái gì đến sẽ đến, nhưng nghe anh chết tất cả anh em đều bàng hoàng, và đang trên đường tới bệnh viện. Không ai nghĩ rằng anh Đằng đã đi. Dù linh tính của đời người đã báo trước sau khi anh viết lá thư gởi cho tuổi trẻ Việt Nam, sinh viên học sinh, thì đó là lá thư cuối cùng của anh, như là một di chúc gởi lại cho tuổi trẻ.
Tuy biết rồi nhưng tất cả đều bàng hoàng, rất tiếc là anh không vượt qua được. Thực tế thế hệ bây giờ mà đi ở tuổi 70 thì vẫn còn trẻ. Kỳ hôn mê lần đầu, khi cứu tỉnh lại, anh gặp tôi thì điều đầu tiên là anh giơ tay lên để chứng tỏ là mình còn khỏe và nói : « Anh em đừng có lo, đừng nghĩ rằng tôi chết. Tôi phải sống vì dân này, đất nước này vẫn còn cần đến tôi. Tôi sẽ sống vì tôi chưa thể đi được ». Dịp bốn mươi năm Hoàng Sa anh có nghe và cũng quan tâm. Hôm Hoàng Sa thì anh còn tỉnh.Từ lễ kỷ niệm chúng tôi đã điện thoại báo cho anh biết, anh vui lắm. Anh biết rằng anh em vẫn tiếp tục con đường anh đã đeo đuổi.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm (nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Saigon)
Rất đau buồn, thương tiếc anh Đằng. Anh đã mất hôm nay, 22/02/2014. Một cái tin như thế rất là đột ngột, bởi vì trước đây anh cũng nhiều lần bệnh nặng rồi hồi sức lại. Nhiều anh em phong trào trong nước và kể cả từ nước ngoài đã đến thăm anh, lúc tình trạng sức khỏe của anh còn tương đối. Đến hôm nay bệnh quá nặng, di căn có lẽ đã lên tới não chăng nên sau đó anh ngất và ra đi.
Tất cả anh em đã có mặt ở đây. Anh em bằng hữu đến thăm rất đông, chuẩn bị quàn ở chùa Xá Lợi, giờ giấc viếng và động quan chưa rõ. Khuya rồi nhưng các anh Lê Công Giàu, Bùi Văn Nam Sơn, Trần Quang Long …khoảng trên hai chục anh em đang ngồi đây Có cả Mặt trận Tổ quốc thành phố, các cấp ủy quận 5 và nhiều đơn vị.
Về phía anh em được thông tin từ nhiều nơi lắm nên biết hết. Những người thân thiết nhất đã có mặt tại đây, có một số vừa nghe tin chưa đến kịp, nhưng rất đông. Tất cả những anh em phong trào, thân quen cũng như những người đã cùng hoạt động chung với anh Đằng trước và sau giải phóng nói chung là rất thương ảnh. Anh là một người rất dũng cảm, không sợ bị bắt, bị giam, mà mạnh dạn đấu tranh cho dân chủ.
Những điều này rõ ràng là khí tiết của anh. Anh đã hoàn thành nhiệm vụ của một người công dân trước hiện tình đất nước đang có nhiều bất công. Thái độ anh rất rõ ràng dứt khoát : không chấp nhận một tổ chức đảng sa sút về phẩm chất đạo đức, chính trị, do đó anh xin ra khỏi đảng.
Mặt trận dân chủ này quả thật rất khó, không ai tưởng tượng nổi những khó khăn trong hiện tại. Anh đấu tranh rất hợp tình hợp lý, dũng cảm. Là luật gia, anh nói rất chặt chẽ. Anh là người sống thanh đạm, trung thực -quan trọng nhất là thẳng thắn, dám nghĩ dám nói, với tình cảm và tấm lòng yêu nước cao độ. Người khác không dám nói lên tiếng nói trực diện như vậy đâu, nên người ta coi anh là một người "ngoài chiến tuyến", đối xử với anh không được tốt lắm.
Hà Sĩ Phu
Là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nguyên là Phó chủ tịch của Ủy ban này tại Thành phố Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng trong những năm gần đây được xem như ngọn cờ đầu của cuộc đấu tranh đòi dân chủ, đòi các quyền công dân và đặc biệt là trong phong trào biểu tình chống các hành động xâm lược của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Luật gia Lê Hiếu Đằng là một trong những người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72 ngày 19/01/2013 của nhóm 72 nhân sĩ trí thức góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992, gồm bảy đề nghị cụ thể nhằm phát huy dân chủ và hòa hợp dân tộc.
Ông cũng là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại Việt Nam, khi những hành động gây hấn trắng trợn của Trung Quốc tại Biển Đông làm sôi sục lòng dân. Luật gia thẳng thắn phê phán việc trấn áp những cuộc biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh là vi phạm nhân quyền.
Đặc biệt luật gia Lê Hiếu Đằng đã gây chấn động với bài viết « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh » đề ngày 12/08/2013. Trong đó ông nhận định « chủ nghĩa Mác-Lê đã lạc điệu, bị sụp đổ tan tành ngay trên quê hương Xô Viết », « đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành kiêu binh ». Luật gia mạnh dạn đề nghị thành lập một đảng mới, chẳng hạn như đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam, « vì không có một văn bản luật pháp nào cấm đoán điều này ». Ông cho rằng « một khi xã hội dân sự mạnh lên sẽ kìm hãm được khuynh hướng độc tài của một Nhà nước toàn trị ».
Cách đây một tháng, vào ngày 04/12/2013 ông Lê Hiếu Đằng một lần nữa lại gây rúng động dư luận khi ra tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Người đảng viên 45 tuổi đảng, từng là giảng viên Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ (1975-1983) nhận định, đảng Cộng sản « đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc ».
Luật gia mất đi mang theo những hoài bão chưa thành, một tấm lòng trăn trở vì dân vì nước. Ông luôn đau đáu ngóng về Biển Đông, lãnh thổ cha ông để lại cho con cháu đất Việt đang bị đe dọa từng ngày từng giờ.
Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh cho chúng tôi biết một ngày trước khi bệnh trở nặng khiến ông hôn mê hôm 14/12/2013, ông Lê Hiếu Đằng đã cố gắng viết một lá thư dài ba trang gởi cho các bạn thanh niên, sinh viên học sinh. Đây có thể là bản di chúc của ông gởi lại cho các thế hệ đi sau. Ông cũng biết các tin tức về các hoạt động kỷ niệm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa vừa qua.
Các bạn bè thân hữu của ông hầu hết là những khuôn mặt trong phong trào sinh viên trước đây như ông Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu…đều có mặt tại bệnh viện 115 hôm 14/12, lúc biết tin bệnh tình ông trở nặng, và tất cả đều bị theo dõi chặt chẽ, có lẽ do trùng hợp với dịp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Saigon. Hôm nay các bằng hữu cũng đang đổ về bệnh viện để bàn bạc hậu sự cho ông.
Theo ước nguyện của người quá cố, ông sẽ được hỏa táng. Linh cữu của luật gia Lê Hiếu Đằng dự kiến được quàn tại chùa Xá Lợi ở quận 3 Sài Gòn, hoặc tại Dòng Chúa Cứu Thế.
RFI Việt ngữ đã hỏi chuyện nhanh các thân hữu của luật gia Lê Hiếu Đằng đang trên đường đến viếng ông.
Ông Huỳnh Kim Báu (nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh) :
Anh Đằng mất chỉ có hai người nuôi bệnh bên cạnh chứ gia đình không có ai, mà giờ đó bạn bè cũng không còn ở đấy. Nghe nói ảnh mất đâu hồi 7 giờ rưỡi tới 8 giờ tối. Thật ra cái gì đến sẽ đến, nhưng nghe anh chết tất cả anh em đều bàng hoàng, và đang trên đường tới bệnh viện. Không ai nghĩ rằng anh Đằng đã đi. Dù linh tính của đời người đã báo trước sau khi anh viết lá thư gởi cho tuổi trẻ Việt Nam, sinh viên học sinh, thì đó là lá thư cuối cùng của anh, như là một di chúc gởi lại cho tuổi trẻ.
Tuy biết rồi nhưng tất cả đều bàng hoàng, rất tiếc là anh không vượt qua được. Thực tế thế hệ bây giờ mà đi ở tuổi 70 thì vẫn còn trẻ. Kỳ hôn mê lần đầu, khi cứu tỉnh lại, anh gặp tôi thì điều đầu tiên là anh giơ tay lên để chứng tỏ là mình còn khỏe và nói : « Anh em đừng có lo, đừng nghĩ rằng tôi chết. Tôi phải sống vì dân này, đất nước này vẫn còn cần đến tôi. Tôi sẽ sống vì tôi chưa thể đi được ». Dịp bốn mươi năm Hoàng Sa anh có nghe và cũng quan tâm. Hôm Hoàng Sa thì anh còn tỉnh.Từ lễ kỷ niệm chúng tôi đã điện thoại báo cho anh biết, anh vui lắm. Anh biết rằng anh em vẫn tiếp tục con đường anh đã đeo đuổi.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm (nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Saigon)
Rất đau buồn, thương tiếc anh Đằng. Anh đã mất hôm nay, 22/02/2014. Một cái tin như thế rất là đột ngột, bởi vì trước đây anh cũng nhiều lần bệnh nặng rồi hồi sức lại. Nhiều anh em phong trào trong nước và kể cả từ nước ngoài đã đến thăm anh, lúc tình trạng sức khỏe của anh còn tương đối. Đến hôm nay bệnh quá nặng, di căn có lẽ đã lên tới não chăng nên sau đó anh ngất và ra đi.
Tất cả anh em đã có mặt ở đây. Anh em bằng hữu đến thăm rất đông, chuẩn bị quàn ở chùa Xá Lợi, giờ giấc viếng và động quan chưa rõ. Khuya rồi nhưng các anh Lê Công Giàu, Bùi Văn Nam Sơn, Trần Quang Long …khoảng trên hai chục anh em đang ngồi đây Có cả Mặt trận Tổ quốc thành phố, các cấp ủy quận 5 và nhiều đơn vị.
Về phía anh em được thông tin từ nhiều nơi lắm nên biết hết. Những người thân thiết nhất đã có mặt tại đây, có một số vừa nghe tin chưa đến kịp, nhưng rất đông. Tất cả những anh em phong trào, thân quen cũng như những người đã cùng hoạt động chung với anh Đằng trước và sau giải phóng nói chung là rất thương ảnh. Anh là một người rất dũng cảm, không sợ bị bắt, bị giam, mà mạnh dạn đấu tranh cho dân chủ.
Những điều này rõ ràng là khí tiết của anh. Anh đã hoàn thành nhiệm vụ của một người công dân trước hiện tình đất nước đang có nhiều bất công. Thái độ anh rất rõ ràng dứt khoát : không chấp nhận một tổ chức đảng sa sút về phẩm chất đạo đức, chính trị, do đó anh xin ra khỏi đảng.
Mặt trận dân chủ này quả thật rất khó, không ai tưởng tượng nổi những khó khăn trong hiện tại. Anh đấu tranh rất hợp tình hợp lý, dũng cảm. Là luật gia, anh nói rất chặt chẽ. Anh là người sống thanh đạm, trung thực -quan trọng nhất là thẳng thắn, dám nghĩ dám nói, với tình cảm và tấm lòng yêu nước cao độ. Người khác không dám nói lên tiếng nói trực diện như vậy đâu, nên người ta coi anh là một người "ngoài chiến tuyến", đối xử với anh không được tốt lắm.
Hà Sĩ Phu
Nằm bịnh vẫn suy tư, việc đảng vào ra, thương mẹ Việt Nam, son sắt không phai lòng HIẾU tử!
Biểu tình cùng kháng nghị, lòng dân sau trước, ghét quân Đại Hán, oai hùng cho xứng trận ĐẰNG giang!
Hà Sĩ Phu
cùng các thân hữu Đà Lạt
Đoàn Nhật Hồng – Diệp Đình Huyên – Bùi Minh Quốc
Trần Minh Thảo – Tiêu Dao Bảo Cự – Mai Thái Lĩnh
Huỳnh Nhật Hải – Huỳnh Nhật Tấn – Nguyễn Quang Nhàn …
đồng kính viếng
KTS Võ Thành Lân:
Nhà báo Lê Phú Khải
Bạo bệnh chẳng sờn lòng, ghét cay đắng độc tài, vì trọn HIẾU tự do hướng về dân chủ
Án tử hình không sợ, yêu nồng nàn tổ quốc, nên
đi ĐẰNG nào cũng gặp lại nhân dân.
JB Nguyễn Hữu Vinh
Lê Hiếu Đằng, một con người đã chiến đấu tỏ rõ khí tiết của mình đến khi chết. Ông đã dành gần trọn đời mình đi với Cộng Sản và khi nhận ra chân tướng nó, ông đã kịp thời gột bỏ như gột sạch những vết nhơtrong cuộc đời trước khi ra đi.
Ông là một tấm gương cao cả về nhân cách và chí khí, một tấm gương cho những kẻ bị ngộ độc thông tin và lừa bịp trên đời.
Xin vĩnh biệt MỘT CON NGƯỜI.
R.I.P
Cat Le Van Trong mọi chế độ, trong mọi hoàn cảnh, anh luôn là người yêu nước, luôn quan tâm đến vận mạng và bước đi của tổ quốc, nên anh đã có những sự dấn thân, những quyết định và hành động như vậy. Cầu chúc anh đã ra đi bình an và thanh thản! Hy vọng và biết đâu, từ thế giới "bên kia", anh vẫn tiếp tục có những đóng góp "ngoạn mục" vào thúc đẩy phát triển tất yếu của đất nước!
33 phút trước · Thích
Bagiai Tuxuat
Những năm tháng trai trẻ ông đã sai lầm đi theo 1 chủ nghĩa không tưởng và lừa dối . Ông là một trong các “lãnh tụ” sinh viên trước đây đã có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, thành viên Ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn . 45 năm ông đã đi theo cái đảng hại dân bán nước ….nhưng :
Đến cuối cuộc đời ông đã làm được những việc có ý nghĩa khi đã nhận ra chân tướng thực sự của cái đảng mà ông đã tin theo…..
Nghĩa tử là nghĩa tận ! Dù sao cũng còn 1 chút gì để nhớ ……
Xin thành kính cầu mong ông yên nghĩ bình an trong cõi vĩnh hằng .
R.I.P
Hồ Hải
Tối qua lúc 22h37'10'' một người bạn thân gọi thông báo với mình, anh Lê Hiếu Đằng đã tạ thế. Vĩnh biệt anh, một con người lầm đường lạc lối đã bị quỷ lôi đi, nhưng cũng biết nẻo để quay về dù rất muôn màng. Cầu chúc anh thanh thản ra đi, và đừng ray rứt.
Bang Tran
Vô cùng thương tiếc Ông Lê Hiếu Đằng, một một người con ưu tú của đất Việt Nam, một người yêu nước Việt Nam nhiệt thành nhất..., người mà đến ngày tháng cuối đời, giây phút cuối đời còn lo nền Dân Chủ của Việt Nam, lo cho tương lai dân tộc Việt Nam.
Nhất Nam với Nguyễn Văn Thạnh và 13 người khác
XIN CÚI ĐẦU VĨNH BIỆT MỘT NGƯỜI CHIẾN SĨ - MỘT NHÂN CÁCH LỚN ĐỂ TIN CẬY VÀ NGƯỠNG MỘ!
Ông Lê Hiếu Đằng đã từ trần lúc 22h20 tối 22/01/2014.
Vô cùng thương tiếc bác Lê Hiếu Đằng... bác sẽ mãi nằm trong vòng tay của những người yêu nước, khao khát tự do dân chủ !
Hoàng Nghĩa Thắng
Ông Lê Hiếu Đằng qua đời.
Ông Lê Hiếu Đằng sinh ngày 6 tháng 1 năm 1944,trút hơi thở cuối cùng vào 10g tối ngày 22 tháng 1 năm 2014, tại bệnh viện 115 (Sài Gòn). Lễ nhập quan sẽ được tiến hành vào lúc 9 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 2014 tại Trung tâm Pháp y TP HCM, 336 Trần Phú, quận 5. Linh cữu được quàn tại chùa Xá Lợi, 89b Bà Huyện Thanh Quan, quận 3. Lễ di quan sẽ bắt đầu lúc 6 giờ sáng ngày 25 tháng 1 năm 2014 và sẽ hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Tro cốt của ông sẽ được gia đình và bằng hữu rải trên sông Sài Gòn.
Xin đốt nén tâm nhang viếng ông, một người yêu nước, căm ghét mọi bất công, bất kể đó là chế độ nào.
Thacht Trant
Thật buồn khi được tin bác Lê Hiếu Đằng đã từ giã cuộc đời ra đi vĩnh viễn. Bác như tiếng chuông cảnh tỉnh ngân vang suốt thời gian qua. Mừng cho bác đã đồng hành cùng dân tộc vào những năm cuối đời và có những đóng góp cụ thể. Ước mong của bác với đất nước dân tộc nhất định sẽ được thực hiện. Mong bác yên giấc ngàn thu.
Xin ngả mũ nghiêng mình vĩnh biệt Bác Lê Hiếu Đằng kĩnh mến !
Hoàng Đại Minh: Bác Lê Hiếu Đằng thực sự là một con người có tâm huyết với dân tộc, chúng ta kính cẩn nghiêng mình tôn trọng và thương tiếc - Một con người mà trước khi từ giã cõi đời cũng làm được một việc ý nghĩa cho dân tộc và đất nước - ấy là thức tỉnh mọi người về sự nguy hại của chế độ Cộng Sản, và mong muốn cho đất nước Việt Nam có tự do dân chủ.
Bút Thép
Vô cùng thương tiếc bác Lê Hiếu Đằng. Xin thành kính chia buồn cùng gia quyến của bác. Xin có câu đối tiễn biệt bác:
Ngót cả cuộc đời theo cộng sản, không màng danh lợi, ngỡ tìm được đường giải phóng Quê Hương.
Chỉ vài năm sống với lương tri, chẳng sợ hiểm nguy, lại tìm ra cách thức tỉnh đồng liêu.
Bút Thép Kính Viếng.
6 giờ sáng ngày 23/01/2014.
Nguyễn Quốc Vũ
Lê Hiếu Đằng, nhà đấu tranh của 2 chế độ, vừa mất chiều nay.
̣Điều an ủi lớn nhất là ông đã ra đi như một người tự do. Ông tuyên bố ly khai với đảng CS hồi cuối năm rồi, vứt lại sau lưng 40 tuổi đảng.
Tễu Blog: BBC, RFI ĐƯA TIN ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG QUA ĐỜI
Quê Choa: Trái tim yêu nước Lê Hiếu Đằng ngừng đập!
Võ Văn Tạo
Trái tim yêu nước Lê Hiếu Đằng đã ngừng đập vào lúc 22h 07 phút tối 22-1-2014!
Rạng sáng 23-1, từ điện thoại của luật gia Lê Hiếu Đằng, chị Lê Thanh An, con gái duy nhất của ông xác nhận tin đau buồn trên. Hiện thi thể ông được bảo quản tại nhà lạnh ở đường Trần Phú (gần Bệnh viện 115) ở TP HCM. Gia đình dự kiến sáng nay (23-1) sẽ khâm liệm và đưa linh cữu ông về quàn tại Chùa Xá Lợi, sau đó sẽ hỏa táng và đưa di cốt về một ngôi chùa gần nhà, vì gia đình không mua được đất để an táng ông.
Chị An cho biết thêm, từ 2 tuần nay, sức khỏe của ông xuống rõ rệt, không còn nhận biết được. Trước đó, ông lâm bệnh ung thư hiểm nghèo.
Luật gia Lê Hiếu Đằng từng là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Phó tổng thư ký Ủy ban trung ương liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Tổng thư kí Uỷ ban nhân dân cách mạng khu Sài Gòn Gia Định, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM. Tính tới 2013, ông 45 năm là đảng viên Đảng CSVN. Ông là một trong các “lãnh tụ” sinh viên trước đây đã có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, thành viên Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn và Đại học luật khoa Sài Gòn.
Ông Lê Hiếu Đằng quê ở Quảng Nam, từng học Trung học Phan Châu Trinh ở Đà Nẵng, Đại học luật khoa ở Sài Gòn, và một năm học Đại học văn khoa Sài Gòn (1964). Từ 1975 đến 1983 ông là giảng viên triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định.
Ông là một trong 72 người đầu tiên ký vào Kiến nghị 72 trong đợt sửa đổi Hiến pháp 2013.
Ông cũng là là một trong những người đi đầu trong phong trào biểu tình tại Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược Biển Đông. Ông tuyên bố "Việt Nam vi phạm nhân quyền khi trấn dẹp biểu tình chống Trung Quốc".
Theo ông: "mọi người phải xác định rằng đất nước là của chung, nước Việt Nam là một, đã là người Việt Nam thì phải làm sao để Việt Nam lớn mạnh hơn, từ đó chung tay, góp sức làm cho đất nước phát triển" và "sự tồn vong của đất nước là quan trọng".
Về vụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không từ chức, ông Đằng nói: "Việt Nam chưa có «văn hóa từ chức» thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Vấn đề ở chỗ «lỗi hệ thống». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa thì phải thay đổi thể chế. Trong thế chế đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, và xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, và nền kinh tế nhiều thành phần".
Về phiên tòa xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ngày 30/10/2012, ông nói: "Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng"
Ông khẳng định: “Việc đổi tên nước là thời cơ rất lớn để thay đổi một số điều trong hiến pháp, làm đòn bẩy cho sự phát triển của đất nước. Nếu vẫn như cũ thì rất tiếc, thời cơ qua đi”.
Vào tháng 8/2013, trong bài viết "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh", ông đã công khai nói lên những suy nghĩ của mình. Về việc Đảng CSVN đã phản bội lý tưởng cách mạng, phản bội nhân dân, phản bội những người góp phần xây dựng nên chế độ, trong đó có ông, cũng như việc cần thiết phải dân chủ hóa, xây dựng thể chế đa đảng để cứu đất nước thoát khỏi tình thế nguy cấp hiện tại, kêu gọi thành lập chính đảng mang tên Đảng dân chủ xã hội tại Việt Nam. Ngày 4 tháng 12 năm 2013, ông viết tuyên bố từ bỏ Đảng CSVN, vì theo ông: "Đảng CCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân”.
Luật gia Lê Hiếu Đằng ra đi ở tuổi 70, phong trào đấu tranh vì một Việt Nam thật sự độc lập, tự do và tiến bộ, vì hạnh phúc của nhân dân mất đi người chiến sĩ tiên phong, kiên cường đầy nhiệt huyết.
Trong giờ phút đau buồn này, xin gửi tới gia quyến luật gia Lê Hiếu Đằng và những người cùng chí hướng lời chia buồn sâu sắc nhất!
V.V.T.
Ông Lê Hiếu Đằng qua đời ở Sài Gòn
SÀI GÒN (NV).- Luật gia Lê Hiếu Đằng, một đảng viên kỳ cựu của đảng CSVN sau trở thành khuôn mặt hàng đầu những người chống đảng và kêu gọi lập đảng đối lập, vừa qua đời ở Sài Gòn.
Ông Lê Hiếu Đằng qua đời ở bệnh viện 115 Sài Gòn khoảng 10 giờ tối ngày Thứ Tư 22/1/2014, thọ 70 tuổi vì chứng bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Thời gian gần đây, ông là một trong những người hàng đầu đả kích chính sách cai trị độc tài phản dân tộc của đảng CSVN mà hệ quả là tham những, thối nát, kinh tế tụt hậu, dân chúng điêu đứng mọi mặt trong khi những kẻ có chức có quyền trong đảng và nhà nước thì giầu có và sống xa hoa.
Đầu Tháng 12 vừa qua, ông tuyên bố ra khỏi đảng sau hơn 45 năm làm đảng viên của đảng CSVN. Trước đó, giữa Tháng 8-2013, ông đã viết một bài viết dài kêu gọi thành lập một đảng chính trị, đối lập với đảng CSVN. Theo ông trình bày, nếu không có đảng đối lập thì Việt Nam không có dân chủ.
Ông là một trong những người đầu tiên ký vào bản kiến nghị của nhóm trí thức nhân sĩ gồm 72 người kêu gọi quốc hội và đảng CSVN sửa đổi hiến pháp theo hướng dân chủ, từ bỏ dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN. Khi còn sức khỏe, ông cũng là một trong những người hăng hái đi biểu tình ở Sài Gòn chống Trung Quốc bá quyền bành trướng, tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Trước năm 1975, ông Lê Hiếu Đằng là sinh viên ở Sài Gòn, bí mật gia nhập đảng cộng sản, là thành phần cốt cán biểu tình trên đường phố chống chính phủ VNCH, chống chiến tranh, kêu gọi hòa hợp hòa giải. Thời gian này, ông được giao cho làm Phó tổng thư ký Ủy Ban Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân chủ, và Hòa Bình Việt Nam, tổng thư ký Ủy ban nhân dân cách mạng khu Sài Gòn – Gia Định.
Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông được cộng sản sử dụng, cho làm giảng viên Triết học và Chủ nghĩa khoa học xã hội tại trường đảng Nguyễn Văn Cừ ở Sài Gòn. Ông được cử làm phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc tại Sài Gòn và là đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Sài Gòn khóa 4 tới khóa 5.
Tuy nhiên, càng ngày ông càng thấy chủ trương đường lối cai trị của những người cầm đầu đảng CSVN càng xa dần cái lý tưởng chính trị quốc gia dân tộc mà ông theo đuổi, những năm cuối đời, ông đã trờ thành người đả kích chế độ rất mạnh mẽ rồi cuối cùng kêu gọi thành lập đảng đối lập và tuyên bố ra khỏi đảng.
“Chế độ này đã quá tệ, mọi lĩnh vực đều xuống cấp không thể nào cứu vãn được, mà các ông ấy vẫn chỉ đặt lợi ích của các tập đoàn, của gia đình và bản thân chứ không còn đặt lợi ích của đất nước lên trên. Vì thế tôi thấy không còn có thể chịu đựng được nữa,” ông Lê Hiếu Đằng nói với trang mạng Bauxite Việt Nam sau lời tuyên bố ra khỏi đảng CSVN được phổ biến công khai ngày 4/12/2013.
Trong bài viết gây chấn động dư luận có tựa đề “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” ông viết ngày 12/8/2013, cho rằng « chủ nghĩa Mác-Lê đã lạc điệu, bị sụp đổ tan tành ngay trên quê hương Xô Viết ». Ông chỉ trích « đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành kiêu binh ».
Từ đó, ông kêu gọi thành lập một đảng mới, thí dụ như đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam mà theo ông luật lệ hiện hành của chế độ « không có một văn bản luật pháp nào cấm đoán điều này ». Ông cho rằng « một khi xã hội dân sự mạnh lên sẽ kìm hãm được khuynh hướng độc tài của một Nhà nước toàn trị ».
Khi loan báo từ bỏ đảng CSVN ngày 4/12/2013, ông lên án đảng CSVN là “đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc”.
Cái chết của ông, mọi người đều biết không tránh khỏi khi chứng bệnh ung thư đã di căn. Những người tham gia vận động cho một nước Việt Nam dân chủ thật sự, tôn trọng nhân quyền thật sự đều cảm thấy buồn cho một người yêu nước qua đời giữa những ước vọng không được nhìn thấy.
Facebooker Chính Minh viết: “Vĩnh biệt ông Lê Hiếu Đằng! Mong ông ra đi thanh thản, chúng tôi sẽ tiếp tục công cuộc đấu tranh này mà ông hằng mong mỏi!”
Nhà văn Hà Sĩ Phu từ Đà Lạt khi hay tin ông qua đời đã cùng các bạn gửi câu đối vĩnh biệt:
“Nằm bệnh vẫn suy tư, việc đảng vào ra, yêu mẹ Việt Nam, son sắt không phai lòng Hiếu tử!
“Biểu tình cùng kháng nghị, lòng dân sau trước, ghét quân Đại Hán, oai hùng cho xứng trận Đàng giang.”
Và ông Hà Sĩ Phu tâm sự với bạn:
“Bác biết chăng: Xã hội cũng ung thư, xương đã thấu xương, “ác bệnh” tung hoành đau một nước!
“Tôi nghĩ vậy: Giang sơn cần cấp cứu, máu nên truyền máu, “luong y” hội chẩn cứu muôn nhà!”(TN)
Ông Lê Hiếu Đằng qua đời ở bệnh viện 115 Sài Gòn khoảng 10 giờ tối ngày Thứ Tư 22/1/2014, thọ 70 tuổi vì chứng bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Thời gian gần đây, ông là một trong những người hàng đầu đả kích chính sách cai trị độc tài phản dân tộc của đảng CSVN mà hệ quả là tham những, thối nát, kinh tế tụt hậu, dân chúng điêu đứng mọi mặt trong khi những kẻ có chức có quyền trong đảng và nhà nước thì giầu có và sống xa hoa.
Đầu Tháng 12 vừa qua, ông tuyên bố ra khỏi đảng sau hơn 45 năm làm đảng viên của đảng CSVN. Trước đó, giữa Tháng 8-2013, ông đã viết một bài viết dài kêu gọi thành lập một đảng chính trị, đối lập với đảng CSVN. Theo ông trình bày, nếu không có đảng đối lập thì Việt Nam không có dân chủ.
Ông là một trong những người đầu tiên ký vào bản kiến nghị của nhóm trí thức nhân sĩ gồm 72 người kêu gọi quốc hội và đảng CSVN sửa đổi hiến pháp theo hướng dân chủ, từ bỏ dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN. Khi còn sức khỏe, ông cũng là một trong những người hăng hái đi biểu tình ở Sài Gòn chống Trung Quốc bá quyền bành trướng, tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Trước năm 1975, ông Lê Hiếu Đằng là sinh viên ở Sài Gòn, bí mật gia nhập đảng cộng sản, là thành phần cốt cán biểu tình trên đường phố chống chính phủ VNCH, chống chiến tranh, kêu gọi hòa hợp hòa giải. Thời gian này, ông được giao cho làm Phó tổng thư ký Ủy Ban Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc, Dân chủ, và Hòa Bình Việt Nam, tổng thư ký Ủy ban nhân dân cách mạng khu Sài Gòn – Gia Định.
Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông được cộng sản sử dụng, cho làm giảng viên Triết học và Chủ nghĩa khoa học xã hội tại trường đảng Nguyễn Văn Cừ ở Sài Gòn. Ông được cử làm phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc tại Sài Gòn và là đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Sài Gòn khóa 4 tới khóa 5.
Tuy nhiên, càng ngày ông càng thấy chủ trương đường lối cai trị của những người cầm đầu đảng CSVN càng xa dần cái lý tưởng chính trị quốc gia dân tộc mà ông theo đuổi, những năm cuối đời, ông đã trờ thành người đả kích chế độ rất mạnh mẽ rồi cuối cùng kêu gọi thành lập đảng đối lập và tuyên bố ra khỏi đảng.
Ông Lê Hiếu Đằng (thứ hai bên trái) cùng nhiều người khác đi biểu tình chống Trung quốc bá quyền bành trướng ở Sài Gòn. (Hình: DĐXHDS)
|
“Chế độ này đã quá tệ, mọi lĩnh vực đều xuống cấp không thể nào cứu vãn được, mà các ông ấy vẫn chỉ đặt lợi ích của các tập đoàn, của gia đình và bản thân chứ không còn đặt lợi ích của đất nước lên trên. Vì thế tôi thấy không còn có thể chịu đựng được nữa,” ông Lê Hiếu Đằng nói với trang mạng Bauxite Việt Nam sau lời tuyên bố ra khỏi đảng CSVN được phổ biến công khai ngày 4/12/2013.
Trong bài viết gây chấn động dư luận có tựa đề “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” ông viết ngày 12/8/2013, cho rằng « chủ nghĩa Mác-Lê đã lạc điệu, bị sụp đổ tan tành ngay trên quê hương Xô Viết ». Ông chỉ trích « đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành kiêu binh ».
Từ đó, ông kêu gọi thành lập một đảng mới, thí dụ như đảng Dân chủ Xã hội tại Việt Nam mà theo ông luật lệ hiện hành của chế độ « không có một văn bản luật pháp nào cấm đoán điều này ». Ông cho rằng « một khi xã hội dân sự mạnh lên sẽ kìm hãm được khuynh hướng độc tài của một Nhà nước toàn trị ».
Khi loan báo từ bỏ đảng CSVN ngày 4/12/2013, ông lên án đảng CSVN là “đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển của đất nước, dân tộc”.
Cái chết của ông, mọi người đều biết không tránh khỏi khi chứng bệnh ung thư đã di căn. Những người tham gia vận động cho một nước Việt Nam dân chủ thật sự, tôn trọng nhân quyền thật sự đều cảm thấy buồn cho một người yêu nước qua đời giữa những ước vọng không được nhìn thấy.
Facebooker Chính Minh viết: “Vĩnh biệt ông Lê Hiếu Đằng! Mong ông ra đi thanh thản, chúng tôi sẽ tiếp tục công cuộc đấu tranh này mà ông hằng mong mỏi!”
Nhà văn Hà Sĩ Phu từ Đà Lạt khi hay tin ông qua đời đã cùng các bạn gửi câu đối vĩnh biệt:
“Nằm bệnh vẫn suy tư, việc đảng vào ra, yêu mẹ Việt Nam, son sắt không phai lòng Hiếu tử!
“Biểu tình cùng kháng nghị, lòng dân sau trước, ghét quân Đại Hán, oai hùng cho xứng trận Đàng giang.”
Và ông Hà Sĩ Phu tâm sự với bạn:
“Bác biết chăng: Xã hội cũng ung thư, xương đã thấu xương, “ác bệnh” tung hoành đau một nước!
“Tôi nghĩ vậy: Giang sơn cần cấp cứu, máu nên truyền máu, “luong y” hội chẩn cứu muôn nhà!”(TN)
Nhà văn Nguyễn Quang Lập:
NQL: Tin chính thức: Anh Lê Hiếu Đằng ra đi lúc 22g10, ngày 22-1-2014, tại Bệnh viện 115 – TP NCM. BBC và RFI đều đưa tin. Ngày cuối năm anh đã theo ông Táo về trời, khép lại một cuộc đời đầy sóng gió, một năm đầy sóng gió. Trời đất sẽ chứng chỉ cho Lê Hiếu Đằng: anh là của dân, do dân và vì dân. Vì thế anh sống mãi.
Vĩnh biệt anh. Chúc anh mãi bình an nơi Cõi Phật.
Ông Hạ Đình Nguyên: Thế là xong ! Chào anh Đằng.
Anh đã từ biệt !
Anh thực sự đã yên nghĩ, đã khép lại một chu kỳ hoàn hảo : “Trăm năm trong cõi người ta”.
Lúc nầy, chúng ta lại nhớ lời nói đầy ý nghĩa của con người nổi tiếng Mandela, đúng với trường hợp của Anh:
"Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người đã hoàn thành điều người đó coi là trách nhiệm với dân tộc mình, với đất nước mình, người ấy có thể yên nghỉ.”
Chúng ta có thể nhất trí, “biểu quyết” rằng anh Đằng đã hoàn thành trách nhiệm của mình với dân tộc và đất nước, theo cái nghĩa là anh hết mình cho đến giờ phút trước khi hôn mê và chấm dứt hơi thở.Anh không phải là nhân vật quan trọng ghê lắm, hay là ngừời có chức vụ cao. Anh là con người bình thường, chính đó là ý nghĩa quan trọng, nó khơi dậy, nó động viên cho số đông người bình thường trong chúng ta những cảm xúc rộng lớn, về giá trị và trách nhiệm của một công dân, của con người bình thường, nó tạo nên mối liên thông của một làn sóng tích cực về tinh thần yêu nước và yêu dân chủ. Giờ đây, với sự so sánh, chúng ta có thể coi thường cái lớn mà rỗng, cái cao mà bên trong có chất lượng thấp. Chúng ta đều biết là anh rất tỉnh táo, sống thật với lòng mình. Trong những tháng ngày cuối, khi không nói về tình hình xã hội, thì anh hát những giai điệu bolero yêu đời với tình cảm đời thường, bằng tiếng khào khào đứt quảng của một người bịnh. Anh đi từng bước nhỏ, vui vẻ với chiếc gậy mây do anh B tặng.
Chúng ta đều yêu cái bình thường và chân thật ấy. Không ai thích sự giả dối, Đúng vậy ! Chúng ta tôn vinh những giá trị đích thật, và có quyền từ chối những gì không thật. Đó là nét truyền thống của văn hóa nuôi dưỡng dân tộc, dù một nghìn năm bị đô hộ, bởi tinh thần lạc quan và chân thực ấy mà không bị đồng hóa.
Anh đã để lại một tấm lòng, với sự chia sẻ của tất cả những ai yêu cuộc sống nầy, và yêu tận đáy lòng sự công bằng của một xã hội dân chủ. Anh đã đi bước đi tiền phong của một giai đoạn chuyển hóa, vượt lên trên và không để ý tới mọi hình thức o ép của chủ thể vô minh.
Những tiếng hô của sân hận và hẹp hòi từ đâu đó, giờ đây tiếp tục vô nghĩa.!
Tất cả chúng ta đều nghe thấy tiếng sóng gào thét ở Biển Đông, tiếng gió độc rít lên từ phương Bắc. Vì nghĩa cả mà con người phải dấn thân. Lẽ nào, vì sự nhỏ nhen mà thân phận con người hóa thành cỏ rác ? Người Nhật Bản nắm chắc tay nhau sau cơn đại họa, mà chẳng tham của rơi. Lẽ nào trước nguy biến, lại tranh nhau bổng lộc không hơn kẻ dân đen “hôi bia” ngoài lộ ?
Anh để lại sau một điều ray rứt :- một dân tộc, một đất nước, chẳng thể sống cùng nhau trong một góc trời mà lại không có cùng nhau một “khế ước” ? Thực dân, đế quốc còn trả lại cho dân tộc bị trị một Hiến Pháp sau khi cuộc đâm chém chấm dứt. Lẽ nào một đảng chính trị cầm đầu cuộc kháng chiến gian khổ đã thành công, lại lạm dụng thời cơ, áp đặt cho cả dân tộc phải sống đời đời dưới sự cai trị bởi một nhóm người nhân danh đảng ấy, dười hình luật do nhóm người ấy lập ra, sống cho tới già chết, bịnh chết và giao lại cho kẻ được chọn làm truyền nhân kế thừa ? Ở Việt Nam ngày nay lại mọc lên khá nhiều những ngọn núi Paektu để có những gióng máu thần thánh truyền ngôi ở các tỉnh thành.
Thật là buồn cười và đáng xấu hổ trong thời đại hôm nay !
Anh thực sự đã yên nghĩ, đã khép lại một chu kỳ hoàn hảo : “Trăm năm trong cõi người ta”.
Lúc nầy, chúng ta lại nhớ lời nói đầy ý nghĩa của con người nổi tiếng Mandela, đúng với trường hợp của Anh:
"Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người đã hoàn thành điều người đó coi là trách nhiệm với dân tộc mình, với đất nước mình, người ấy có thể yên nghỉ.”
Chúng ta có thể nhất trí, “biểu quyết” rằng anh Đằng đã hoàn thành trách nhiệm của mình với dân tộc và đất nước, theo cái nghĩa là anh hết mình cho đến giờ phút trước khi hôn mê và chấm dứt hơi thở.Anh không phải là nhân vật quan trọng ghê lắm, hay là ngừời có chức vụ cao. Anh là con người bình thường, chính đó là ý nghĩa quan trọng, nó khơi dậy, nó động viên cho số đông người bình thường trong chúng ta những cảm xúc rộng lớn, về giá trị và trách nhiệm của một công dân, của con người bình thường, nó tạo nên mối liên thông của một làn sóng tích cực về tinh thần yêu nước và yêu dân chủ. Giờ đây, với sự so sánh, chúng ta có thể coi thường cái lớn mà rỗng, cái cao mà bên trong có chất lượng thấp. Chúng ta đều biết là anh rất tỉnh táo, sống thật với lòng mình. Trong những tháng ngày cuối, khi không nói về tình hình xã hội, thì anh hát những giai điệu bolero yêu đời với tình cảm đời thường, bằng tiếng khào khào đứt quảng của một người bịnh. Anh đi từng bước nhỏ, vui vẻ với chiếc gậy mây do anh B tặng.
Chúng ta đều yêu cái bình thường và chân thật ấy. Không ai thích sự giả dối, Đúng vậy ! Chúng ta tôn vinh những giá trị đích thật, và có quyền từ chối những gì không thật. Đó là nét truyền thống của văn hóa nuôi dưỡng dân tộc, dù một nghìn năm bị đô hộ, bởi tinh thần lạc quan và chân thực ấy mà không bị đồng hóa.
Anh đã để lại một tấm lòng, với sự chia sẻ của tất cả những ai yêu cuộc sống nầy, và yêu tận đáy lòng sự công bằng của một xã hội dân chủ. Anh đã đi bước đi tiền phong của một giai đoạn chuyển hóa, vượt lên trên và không để ý tới mọi hình thức o ép của chủ thể vô minh.
Những tiếng hô của sân hận và hẹp hòi từ đâu đó, giờ đây tiếp tục vô nghĩa.!
Tất cả chúng ta đều nghe thấy tiếng sóng gào thét ở Biển Đông, tiếng gió độc rít lên từ phương Bắc. Vì nghĩa cả mà con người phải dấn thân. Lẽ nào, vì sự nhỏ nhen mà thân phận con người hóa thành cỏ rác ? Người Nhật Bản nắm chắc tay nhau sau cơn đại họa, mà chẳng tham của rơi. Lẽ nào trước nguy biến, lại tranh nhau bổng lộc không hơn kẻ dân đen “hôi bia” ngoài lộ ?
Anh để lại sau một điều ray rứt :- một dân tộc, một đất nước, chẳng thể sống cùng nhau trong một góc trời mà lại không có cùng nhau một “khế ước” ? Thực dân, đế quốc còn trả lại cho dân tộc bị trị một Hiến Pháp sau khi cuộc đâm chém chấm dứt. Lẽ nào một đảng chính trị cầm đầu cuộc kháng chiến gian khổ đã thành công, lại lạm dụng thời cơ, áp đặt cho cả dân tộc phải sống đời đời dưới sự cai trị bởi một nhóm người nhân danh đảng ấy, dười hình luật do nhóm người ấy lập ra, sống cho tới già chết, bịnh chết và giao lại cho kẻ được chọn làm truyền nhân kế thừa ? Ở Việt Nam ngày nay lại mọc lên khá nhiều những ngọn núi Paektu để có những gióng máu thần thánh truyền ngôi ở các tỉnh thành.
Thật là buồn cười và đáng xấu hổ trong thời đại hôm nay !
Anh cũng thường nhắc đến ông Mandela - một người dân Nam Phi bình dị mà cao cả, được thế giới kính cẩn tôn vinh - bởi những lời nói ra từ một trái tim chân thật, một tinh thần rắn rỏi, cương nghị, yêu công bằng, cũng là lúc thế giới ngoái đầu nhìn về Bắc Triều Tiên với nổi kinh hoàng, về những chuyện giết người ở đây. Người bình thường không thể tránh nổi xót xa và ray rứt tự hỏi về một mô hình “độc tài toàn trị” của một đảng xưng là “Cách Mạng”. Nhân dân thế giới đang nghĩ ngợi trong lương tâm mình, về thân phận của người dân Bắc Triều Tiên. Nó bộc lộ một cách quá hiển nhiên sự tàn bạo mang tính quy luật của độc tài.
Nhân Dân Việt Nam chưa rơi vào tình cảnh ấy, nhưng biết rõ mình đang ở đâu trên lộ trình đi từ nô lệ đến tư do, và từ độc lập đến dân chủ ? Nơi thiếu dân chủ sẽ không bao giờ là điểm đến. Chắc chắn một điều, tâm thức Việt Nam luôn hướng về phương Bắc để cảnh giác, canh phòng cao độ, chứ không bao giờ nhầm lẫn là điểm đến tin cậy.
Anh Đằng,
Anh đã mong muốn và tích cực đấu tranh cho một xã hội dân sự được chuyển hóa theo cách hòa bình, như kiến nghị 72 mà anh ký tên trong đó. Anh mong muốn một xã hội dân sự vì đó là nền tảng vững chắc cho độc lập dân tộc, đó cũng là nền tảng để một quốc gia phát triển. Anh đã gởi lại tâm tình của mình trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời ngắn ngủi nầy, với tinh thần đấu tranh không ngừng, như rất nhiều người con dân yêu nước khác. Anh ra đi như họ đã ra đi, vì hai chữ độc lập – dân chủ. Thái độ chọn lựa cuối cùng của anh về một sự chia ly đã củng cố và làm sáng rõ lý tưởng mà anh đã trọn đời theo đuổi.
Anh đã sống trọn vẹn với suy nghĩ của mình.
Anh không cô đơn. Anh nằm xuống có bạn bè chung quanh, có nhiều bạn trẻ tiếc thương anh và những giọt nước mắt.
Trong khi anh nằm xuống, dân tộc vẫn bước tiếp cuộc hành trình về hướng dân chù!
Tất cả vẫy chào anh trong niềm thân thiết.
Anh có quyền an nghỉ, ./.
Hạ đình Nguyên.
Lúc 2 giờ, ngày 23-1-2014Nhân Dân Việt Nam chưa rơi vào tình cảnh ấy, nhưng biết rõ mình đang ở đâu trên lộ trình đi từ nô lệ đến tư do, và từ độc lập đến dân chủ ? Nơi thiếu dân chủ sẽ không bao giờ là điểm đến. Chắc chắn một điều, tâm thức Việt Nam luôn hướng về phương Bắc để cảnh giác, canh phòng cao độ, chứ không bao giờ nhầm lẫn là điểm đến tin cậy.
Anh Đằng,
Anh đã mong muốn và tích cực đấu tranh cho một xã hội dân sự được chuyển hóa theo cách hòa bình, như kiến nghị 72 mà anh ký tên trong đó. Anh mong muốn một xã hội dân sự vì đó là nền tảng vững chắc cho độc lập dân tộc, đó cũng là nền tảng để một quốc gia phát triển. Anh đã gởi lại tâm tình của mình trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời ngắn ngủi nầy, với tinh thần đấu tranh không ngừng, như rất nhiều người con dân yêu nước khác. Anh ra đi như họ đã ra đi, vì hai chữ độc lập – dân chủ. Thái độ chọn lựa cuối cùng của anh về một sự chia ly đã củng cố và làm sáng rõ lý tưởng mà anh đã trọn đời theo đuổi.
Anh đã sống trọn vẹn với suy nghĩ của mình.
Anh không cô đơn. Anh nằm xuống có bạn bè chung quanh, có nhiều bạn trẻ tiếc thương anh và những giọt nước mắt.
Trong khi anh nằm xuống, dân tộc vẫn bước tiếp cuộc hành trình về hướng dân chù!
Tất cả vẫy chào anh trong niềm thân thiết.
Anh có quyền an nghỉ, ./.
Hạ đình Nguyên.
Hà Hiển:Một trái tim lớn đã ngừng đập!
Ông Lê Hiếu Đằng từng là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, là một trong các lãnh tụ phong trào đấu tranh của một số tầng lớp sinh viên Sài Gòn chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Sau năm 1975, Ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ như Phó chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Tổng Thư Ký Ủy ban Trung Ương Liên Minh các lực lượng Dân tộc, dân chủ và Hòa bình Việt Nam; Tổng thư kí Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam ở TP HCM.
Lời phân ưu của Bauxite Việt Nam
Ông đã ra tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 12 năm 2013.
Trong những năm gần đây, Luật gia Lê Hiếu Đằng luôn đi đầu trong phong trào biểu tình phản đối những hành động gây hấn của nhà cầm quyền Bắc Kinh và đưa ra những đề xướng cải cách nhằm dân chủ hóa xã hội.
Xin gửi đến gia đình và những người thân của Luật gia – Nhà yêu nước Lê Hiếu Đằng lời chia buồn sâu sắc nhất!
Lời phân ưu của Bauxite Việt Nam
Anh Lê Hiếu Đằng thân yêu!
Thế là anh đã thực sự chia tay gia đình, người thân, bạn bè đồng chí, tất cả bạn đọc của anh, tất cả những người yêu mến kính trọng anh trong cộng đồng người Việt cả trong lẫn ngoài nước.
Anh đã ra đi với lương tâm thanh sạch sau khi kịp tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng mà anh gắn bó, cống hiến gần hết đời mình cho sự nghiệp của nó suốt 45 năm trời, nhưng cuối cùng phải đau đớn chia tay khi thấy nó phản bội lại lý tưởng của chính nó, phản bội niềm tin của những đảng viên trung thực như anh, phản bội công ơn nuôi dưỡng của nhân dân Việt Nam trong gần một thế kỷ.
Anh ra đi sau khi đã sòng phẳng công khai tính sổ đời mình, từ một sinh viên yêu nước đối mặt án tử hình của chế độ Sài Gòn vì tin ở chính nghĩa của cuộc chiến đấu được coi là chống Mỹ giành độc lập thống nhất cho đất nước, cho đến khi bừng tỉnh và đau đớn thấy thành quả cuộc chiến đấu ấy rơi vào tay một tập đoàn độc tài tham nhũng đang đưa đất nước vào tình trạng còn tồi tệ hơn cái chế độ mà anh đã góp phần đánh đổ, cho đến khi nhận rõ sự phá sản của chủ thuyết Mác-Lênin mà mình đã từng tin theo và thuyết giảng, nhận rõ sự không tưởng của cái gọi là chủ nghĩa xã hội rút cuộc chỉ là bánh vẽ để lừa bịp nhân dân, trở thành xiềng xích trói bước dân tộc đi tìm con đường ấm no hạnh phúc.
Anh ra đi sau những năm tháng kiên quyết, dũng cảm đứng về phía những người yêu nước của thời kỳ mới, yêu nước đồng nghĩa với yêu tự do dân chủ, yêu nước là chống độc tài tham nhũng, chống các nhómđặc quyềntàn phá kinh tế quốc gia vì lợi riêng, yêu nước là chống lại sự bành trướng xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc, vạch trần thực chất đen tối của “16 chữ vàng”, “quan hệ 4 tốt”.
Anh Lê Hiếu Đằng thân yêu!
Những bài viết, những lời phát biểu thẳng thắn, trung thực, có tình có lý, đầy nhiệt huyết của anh, một con người cảđời chiến đấu không mệt mỏi, không nản lòng cho độc lập của đất nước, cho tự do của người dân, cho dân chủ của xã hội, đã có tác động mạnh mẽ đến công luận, thức tỉnh không ít khối óc con tim của thanh niên, viên chức, cả những đảng viên Cộng sản.
Những ngày tháng trên giường bệnh của anh cũng là những ngày tháng anh chiến đấu quyết liệt, dứt khoát nhất chống chế độ độc tài toàn trị, những ngày tháng anh cống hiến trọn vẹn nhất cho tương lai nền dân chủ pháp quyền của đất nước. Đó cũng là những ngày tháng anh được chứng kiến tấm chân tình, lòng cảm mến của bao nhiêu bạn bè, đồng chí, của những người cùng tâm nguyện thuộc đủ tầng lớp trong, ngoài nước.
Anh Lê Hiếu Đằng mến yêu!
Bauxite Việt Nam ghi nhớ lời tâm sự sau cùng của anh với trí thức: “Trí thức luôn luôn phải đi đầu, phải giương cao ngọn cờ đấu tranh, phải dũng cảm, phá tan không khí sợ hãi bao trùm xã hội trong bao nhiêu năm”. Xin hương hồn anh yên nghỉ trong niềm tin các bạn bè, đồng chí của anh, các trí thức Việt Nam sẽ không phụ lòng tin yêu chứa trong lời nhắn gửi của anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét